intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam" nghiên cứu với mục đích đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian tới, góp phần sự phát triển ngành quản lý quỹ của Việt Nam nói riêng cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ****** NGUYỄN NGỌC LINH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 9340201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022
  2. 1 Công trình được hoàn thành tại:……………………………………………………… .………………………………………………………………………………………… Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Thanh Phương 2. PGS.TS Trần Thị Xuân Anh Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thuỳ Dương Phản biện 2: PGS.TS Trần Đăng Khâm Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án:………………………………... tại……………………………..vào hồi……. giờ….… ngày…….tháng..…năm……… Có thể tìm luận án tại thư viện…………………………………………………………
  3. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thị trường chứng khoán tạo ra những cơ hội cho các nhà đầu tư (NĐT) tìm kiếm lợi nhuận. Với sự đa dạng và phong phú của thị trường chứng khoán (TTCK), NĐT có thể lựa chọn cho mình những phương thức đầu tư có hiệu quả nhất. Thế nhưng, song hành với lợi nhuận luôn tiềm ẩn những rủi ro. Để hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ rủi ro có thể gặp phải trong quá trình đầu tư, các NĐT có thể lựa chọn sử dụng các công cụ phòng hộ rủi ro hoặc thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ phòng hộ rủi ro đòi hỏi NĐT phải có trình độ hiểu biết nhất định về các kỹ thuật và công cụ tài chính phức tạp này, trong khi đó đa dạng hoá danh mục đầu tư đòi hỏi NĐT không chỉ cần có kiến thức, mà còn phải chuẩn bị một quy mô vốn đầu tư nhất định, điều mà có thể nhiều NĐT cá nhân trên thị trường có thể không đáp ứng được. Trên cơ sở đó, thay vì tự tiến hành đầu tư, NĐT có thể cân nhắc lựa chọn uỷ thác vốn đầu tư và uỷ thác đầu tư vào một Quỹ đầu tư chứng khoán cụ thể để vốn đầu tư của NĐT cùng với các NĐT khác được quản lý và phân bổ chuyên nghiệp bởi để các chuyên gia quản lý quỹ. Văn hoá và thói quen đầu tư của người Việt Nam là tự đầu tư thay vì uỷ thác qua các quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp bởi các chuyên gia tài chính. Đồng thời, hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán trong những năm mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể cả về quy mô, hiệu quả sinh lời, quản lý chi phí hoạt động và quản trị rủi ro nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ….. Chiến lược tài chính đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ đặt ra Tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, hướng tới cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy TTCK phát triển theo hướng bền vững. Để phát triển hơn nữa ngành quản lý quỹ và mô hình QĐT tại Việt Nam, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các QĐT sẽ đóng góp một phần quan trọng. Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán giúp cung cấp thông tin, đưa ra đánh giá, giải pháp, khuyến nghị cho nhà đầu tư, các quỹ đầu tư chứng khoán và các công ty quản lý quỹ những quỹ nào hoạt động có hiệu quả, hiệu quả đến đâu so với một mức so sánh chung, từ đó đánh giá nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện những mặt chưa được, phát huy mặt được qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ đồng thời giúp nhà đầu tư lựa được chọn được quỹ để đầu tư cũng như giúp phát triển ngành quản lý quỹ ở Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam” làm đề tài cho luận án tiến sĩ. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu về Quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau trong đó đánh giá hiệu quả đầu tư được chú trọng hơn cả. Các nhà nghiên
  4. 2 cứu phân tích định tính và định lượng để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh lời vượt trội của các QĐTCK. Thuật ngữ "lợi nhuận bất thường" trong một hoàn cảnh cụ thể đề cập đến việc đạt được kết quả bất thường, là tốt hơn so với mức lợi nhuận được xác định trên điểm chuẩn, ví dụ chỉ số chứng khoán. Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong đó nghiên cứu của Jensen (1968), Sharpe (1966), Kim (1978) đã đưa ra cách xây dựng, đánh giá hiệu quả của các quỹ đầu tư tương hỗ. Cả hai tác giả cho rằng các QĐT là không thể đạt được lợi nhuận bất thường. Trái lại, nghiên cứu của Kon và Jen (1979) đã chứng minh sự tồn tại của hiệu quả lợi nhuận bất thường từ hiệu quả hoạt động của QĐT. Tương tự, Grinblatt và Titman năm (1989) đã chỉ ra rằng các quỹ có thể đạt được lợi nhuận điều chỉnh rủi ro đạt mức tốt hơn so với tỷ suất sinh lời tham chiếu. Thêm vào đó, nghiên cứu của Arnaud (1985) đã xem xét tỷ suất sinh lời của quỹ đầu tư chỉ số và tỷ suất sinh lời chỉ số thị trường chứng khoán, kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả đầu tư của quỹ đầu tư chỉ số cao hơn so với danh mục đầu tư tham chiếu là chỉ số chứng khoán. Như vậy, các nghiên cứu ở trên, thông qua so sánh hiệu quả hoạt động của các QĐT với tỷ suất sinh lời danh mục đầu tư tham chiếu hoặc danh mục đầu tư chuẩn cho thấy các nhà quản lý quỹ có thể tạo ra hiệu quả tốt hơn cho danh mục đầu tư được quản lý so với thị trường hoặc so với danh mục chuẩn tham chiếu, chỉ số chuẩn tham chiếu. Ngoài việc so sánh với danh mục chuẩn và chỉ số chuẩn tham chiếu, Haslem (1988) đã đánh giá hiệu quả của quỹ bằng cách so sánh tác động của các rủi ro hệ thống của quỹ. “Beta” là thước đo rủi ro hệ thống, đo lường biến động tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư thực tế với danh mục đầu tư chỉ số chứng khoán. Trong khi đó, Elton, Gruber và Blake (1996) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư. Kết quả cho thấy thời gian hoạt động của quỹ và hiệu quả đầu tư trong quá khứ là những nhân tố có mức ảnh hưởng đáng kể. Malkiel (1995), đã thống kê tất cả các quỹ đang hoạt động và không còn hoạt động tại Mỹ, qua thống kê phân tích cũng cho thấy thời gian hoạt động của quỹ và hiệu quả đầu tư trong quá khứ có tác động đến hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư. Ông đặc biệt chú ý đến các QĐT vào cổ phiếu và tìm thấy một bằng chứng về hiệu quả tốt hơn của các quỹ tương hỗ. Hơn nữa, Malkiel bác bỏ giả thuyết về sự tồn tại các nhà quản lý có thể liên tục đạt được kết quả tốt hơn ở một mức độ rủi ro cụ thể. Chan, Karceski và Lakonishok (2000) cung cấp bằng chứng về hiệu quả hoạt động của các loại tài sản vốn chủ sở hữu có tác động tới quy mô của quỹ. Kosowski và cộng sự (2006) nghiên cứu về các quỹ hoạt động kém của Hoa Kỳ cho thấy rằng hầu hết các hoạt động kém hiệu quả trong giai đoạn nghiên cứu chủ yếu là do kỹ năng kém của các nhà quản lý quỹ. Các nghiên cứu về hiệu quả của quỹ tương hỗ sử dụng các phương pháp thống kê thông thường ít bằng chứng cho thấy hiệu quả tốt hơn trong thời gian dài của các quỹ như các nghiên cứu của Quigley và Sinquefield (2000), Fletcher và Forbes (2002), Cuthbertson và cộng sự (2008). Nghiên cứu về hiệu quả của các quỹ ở thị trường mới nổi như Trung Quốc của Chen và Chen (2017) nhận thấy rằng tác động đến hiệu quả hoạt động của quỹ phần lớn do khả năng của các nhà quản lý quỹ trong lựa chọn cổ phiếu và xây dựng danh
  5. 3 mục đầu tư. Quỹ có hiệu quả hoạt động tốt thường là quỹ có nhà quản lý giỏi, kỹ năng chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm và ngược lại quỹ có hiệu quả hoạt động kém chủ yếu nhà quản lý quỹ có kỹ năng chưa tốt. Gao và cộng sự (2020) đã đánh giá hiệu quả của quỹ dựa trên đánh giá khả năng sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro trong ba loại và phát hiện ra rằng các QĐT mở không kiếm được lợi nhuận tốt hơn so với trung bình trong khi khả năng lựa chọn cổ phiếu lại do số ít các nhà quản lý (khoảng 2% cao nhất) của quỹ trong giai đoạn 2003-2020. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam trong những năm vừa qua có không ít đề tài nghiên cứu về thị trường chứng khoán nói chung và về quỹ đầu tư chứng khoán nói riêng. Các đề tài đã được các tác giả nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nguyễn Văn Nông (2010) trong nghiên cứu về “Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam” có đề cập đến các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán và đề ra định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Tại nghiên cứu “Phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thu Thủy (2011), tác giả đã đánh giá, phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2010. Dương Hùng Sơn (2012) nghiên cứu các giải pháp hình thành và phát triển quỹ đầu tư chỉ số tại Việt Nam dựa trên nghiên cứu mẫu 31 quy mô vốn của các quỹ đầu tư chỉ số của 31 quốc gia và 24 quỹ đóng đang hoạt động tại Việt Nam năm 2012. Phạm Tiến Mạnh (2019) trong nghiên cứu “Xây dựng và phát triển quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam” đã hệ thống hoá cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng qua xây dựng các giải pháp, các đề xuất khuyến nghị cho việc hình thành, hỗ trợ sự phát triển của các quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam trong tương lai. 3. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu trong nước và quốc tế đã cho thấy mối quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu đến phân tích tăng trưởng, phân tích rủi ro và đánh giá hiệu quả của các quỹ. Trong đó nghiên cứu về hiệu quả hoạt động là quan trọng nhất vì hiệu quả hoạt động của các quỹ cho biết những yếu tố có đóng góp đáng kể vào hiệu quả của QĐT và các rủi ro liên quan. Một số nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra được một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, giúp QĐT tạo ra được sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động, cụ thể là khả năng sinh lợi lớn hơn so với mức trung bình của thị trường hoặc danh mục chuẩn so sánh là do: Quy mô vốn của quỹ, hiệu quả hoạt động trong quá khứ của QĐT. Bên cạnh đó các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò và ảnh hưởng về trình độ và năng lực của nhà quản lý quỹ đến hiệu quả hoạt động của quỹ. Trong khi đó, tại Việt Nam, mặc dù chủ đề nghiên cứu về các QĐT nhìn chung đã thu hút được sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, song quy mô nghiên cứu về chủ đề QĐT và hiệu quả hoạt động của QĐT còn tương đối hạn chế. Phần lớn trong số ít các nghiên cứu về QĐT tại Việt Nam mới chỉ dừng lại đánh giá, phân tích thực trạng hoạt động của một số loại hình QĐT nhất định, mà chưa có sự
  6. 4 đánh giá chung đối với các QĐT nói chung trên thị trường. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các QĐT chủ yếu chỉ chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ nghiên cứu. Do đó, luận án này với nghiên cứu đánh giá chi tiết về hiệu quả hoạt động của các QĐT tại Việt Nam hiện nay, sẽ đóng góp đáng kể vào việc hệ thống khung lý luận về QĐT, cũng như cung cấp những phân tích, đánh giá khách quan, chi tiết về thực trạng hiệu quả hoạt động của các QĐT chứng khoán tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các QĐT chứng khoán Việt Nam nói chung trong thời gian tới. 4. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Nhiệm vụ chung: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian tới góp phần sự phát triển ngành quản lý quỹ của Việt Nam nói riêng cũng như sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung. Nhiệm vụ cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam, từ đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán thời gian qua ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu của luận án này nhằm trả lời ba câu hỏi sau đây: Thứ nhất: Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay là gì? Thứ hai: Thực trạng hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Thứ ba: Những giải pháp và kiến nghị nào để nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam hiện nay? 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán. - Phạm vi nghiên cứu: Xem xét hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ đại chúng được thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2021 trên khía cạnh sinh lời. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng, vận dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp về các Quỹ đầu tư chứng khoán và ngành quản lý quỹ thu thập từ các chuyên trang về tài chính (FiinPro) cũng như trang web của các QĐTCK, phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích dữ liệu, phương pháp so sánh được sử dụng trong việc luận giải các vấn đề liên quan tới thực trạng hiệu quả hoạt động của QĐTCK.
  7. 5 Nghiên cứu sử dụng thước đo Sharpe, Treynor để đánh giá hiệu quả sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của hoạt động quản lý QĐTCK. Các thước đo đánh giá này là cơ sở cho các nhận định về hiệu quả hoạt động của từng QĐT đơn lẻ theo thời gian, hay khi so sánh hiệu quả hoạt động QĐTCK với thị trường và với các QĐTCK khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phần mềm R để đo lường Giá trị rủi ro (Value at Risk) nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro (nguy cơ thua lỗ/TSSL âm) trong hoạt động của QĐTCK nhằm giúp QĐTCK định hướng nhìn nhận đa chiều về hiệu quả hoạt động QĐTCK và qua đó có giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động tốt hơn. 7. Những đóng góp mới của luận án - Thiết lập bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động các quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ đại chúng được thành lập và đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2021 trên khía cạnh sinh lời. - Sử dụng thước đo Sharpe, Treynor để đánh giá hiệu quả sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của hoạt động quản lý QĐTCK. - Sử dụng phần mềm R để đo lường Giá trị rủi ro (Value at Risk) nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro (nguy cơ thua lỗ/TSSL âm) trong hoạt động của QĐTCK nhằm giúp QĐTCK định hướng nhìn nhận đa chiều về hiệu quả hoạt động QĐTCK và qua đó có giải pháp cải thiện hiệu quả hoạt động tốt hơn - Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trong giai đoạn 2017-2021 ở Việt Nam. - Đưa ra giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới. 8. Nội dung và kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận án được chia thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1. HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1.1 Công ty Quản lý quỹ 1.1.2 Quỹ đầu tư chứng khoán 1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Quan niệm về hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán Hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán được hiểu là khả năng sinh lời của quỹ dựa trên hoạt động quản lý vốn tài sản của quỹ, quản lý chí phí hoạt động với mức độ rủi ro hoạt động mà nhà đầu tư chấp nhận được. 1.2.2 Nguyên tắc trong đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư - Phải luôn xem xét quỹ đầu tư trong tổng thể. - Việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động của quỹ đầu tư cần xem xét ở cả hai mặt thu nhập và rủi ro.
  8. 6 - Xác định hoặc dự kiến kế hoạch hoạt động, hay các biện pháp xử lý sẽ áp dụng căn cứ vào các mức độ hiệu quả của danh mục đầu tư đã dự kiến trước. 1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán 1.2.3.1 Biến động quy mô tài sản quản lý của quỹ đầu tư Mỗi NĐT vào quỹ đều có mục tiêu đầu tư khác nhau, nhưng lý tưởng nhất là họ có thể nhận được lợi nhuận càng cao càng tốt bằng việc nhận cổ tức, hay giá trị tài sản đầu tư gia tăng hay cả hai. Các khoản lợi nhuận này được tính toán dựa trên việc đánh giá kết quả hoạt động của các khoản đầu tư hay cụ thể hơn là xác định giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ. Giá trị tài sản ròng (NAV) = Tổng tài sản có – Tổng nợ phải trả 1.2.3.2 Chi phí hoạt động của quỹ Các quỹ đầu tư khi hoạt động đều có thu nhiều loại phí điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quỹ. Để bảo đảm tính chính xác Tỷ lệ chi phí hoạt động được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ chi phí hoạt động (%)= Tổng chi phí hoạt động của quỹ trong kỳ/Giá trị tài sản trung bình trong kỳ (%). Trường hợp quỹ thành lập và hoạt động dưới một năm, tỷ lệ chi phí hoạt động được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ chi phí hoạt động (%)= Tổng chi phí hoạt động × 365 ngày × 100% / Giá trị tài sản ròng trung bình trong kỳ báo cáo × Thời gian quỹ đã hoạt động (tính theo ngày từ thời điểm cấp phép) Trong đó, giá trị tài sản ròng trung bình trong một kỳ của quỹ là tổng giá trị tài sản ròng của quỹ tính tại các ngày định giá trong kỳ đó chia cho số ngày định giá chứng chỉ quỹ trong cùng kỳ. 1.2.3.3 Khả năng sinh lời của quỹ đầu tư Mỗi NĐT vào quỹ đều có mục tiêu đầu tư khác nhau, nhưng lý tưởng nhất là họ có thể nhận được lợi nhuận càng cao càng tốt bằng việc nhận cổ tức, hay giá trị tài sản đầu tư gia tăng hay cả hai. Các khoản lợi nhuận này được tính toán dựa trên việc đánh giá kết quả hoạt động của các khoản đầu tư hay cụ thể hơn là xác định giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ.  Tỷ suất sinh lời đo lường theo chênh lệch NAV/1 đơn vị CCQ. Giá trị tài sản ròng (NAV) = (Tổng tài sản có – Tổng nợ phải trả) Giá trị tài sản ròng (NAV)/Một đơn vị chứng chỉ quỹ = (Tổng tài sản có – Tổng nợ phải trả)/Số lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành. Sự thay đổi Giá trị tài sản ròng (NAV)/Một đơn vị chứng chỉ quỹ chính là thể hiện Tổng tăng trưởng %/1 đv CCQ %. Như vậy chỉ tiêu định lượng đánh giá hiệu suất đầu tư của quỹ chúng ta đi so sánh: - Tỷ suất sinh lời hàng năm của các quỹ so sánh với điểm chuẩn tính vào thời điểm cuối năm 31/12. - So sánh Sự thay đổi Giá trị tài sản ròng (NAV)/Một đơn vị chứng chỉ quỹ chính là thể hiện Tổng tăng trưởng %/1 đv CCQ %.
  9. 7 Sau khi xác định được chỉ tiêu huy động vốn của các quỹ đầu tư chọn mẫu phân tích và đánh giá ta đi so sánh giữa các quỹ với nhau và so với mức trung bình. Với chỉ tiêu đầu tư vốn ta đi so sánh chỉ tiêu NAV và lợi nhuận của các quỹ và chỉ tiêu chung. Về tổng quát đánh giá so sánh tốc độ tăng NAV của quỹ so với tốc độ của chỉ số thị trường chung chọn là chỉ số VN INDEX.  Hệ số đánh giá hiệu quả sinh lời: Sharpe, Treynor Trên cơ sở tính toán tỷ suất sinh lời (TSSL) của QĐTCK, hệ số Sharpe, Treynor được tính toán nhằm cung cấp thước đo hiệu quả sinh lời có điều chỉnh theo rủi ro của hoạt động quản lý QĐTCK. Các thước đánh giá này là cơ sở cho các nhận định về hiệu quả hoạt động của từng QĐT đơn lẻ theo thời gian, hay khi so sánh hiệu quả hoạt động QĐTCK với thị trường và với các QĐTCK khác. Tỉ lệ Sharpe được phát triển bởi William F. Sharpe và được sử dụng để giúp các nhà đầu tư hiểu được lợi tức của khoản đầu tư so với rủi ro của nó. Tỉ lệ này là lợi nhuận trung bình kiếm được vượt quá lợi nhuận phi rủi ro trên mỗi đơn vị rủi ro. Hệ số Sharpe được tính toán theo công thức sau: 𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑄Đ𝑇− 𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑝ℎ𝑖 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 Hệ số Sharpe = Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑄Đ𝑇 Treynor là tỷ số đo lường lợi nhuận thặng dư kiếm được của mỗi danh mục đầu tư so với lãi suất phi rủi ro của cùng một khoản thời gian, do Jack Treynor thiết lập ra. Điều này có nghĩa rằng đây là tỷ số giúp chúng ta xác định được biện pháp điều chỉnh rủi ro. Hệ số Treynor được tính toán theo công thức sau: 𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑄Đ𝑇− 𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑝ℎ𝑖 𝑟ủ𝑖 𝑟𝑜 Hệ số Treynor = 𝐵𝑒𝑡𝑎 𝑄Đ𝑇 Trong đó, beta QĐT được tính toán như sau: 𝐻𝑖ệ 𝑝ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 (𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑄Đ𝑇, 𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔) Beta QĐT= 𝑃ℎươ𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑖 (𝑇𝑆𝑆𝐿 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔) Hệ số beta (β) là hệ số đo lường mức độ rủi ro hệ thống của 1 cổ phiếu (hay 1 danh mục đầu tư), nó thể hiện mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ so với mức độ rủi ro/biến động chung của toàn thị trường. Hệ số này sẽ thay đổi khi điều kiện nền kinh tế thay đổi. 1.2.3.4 Rủi ro hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán Có thể nói quản trị rủi ro là một trong những nhiệm vụ căn bản và có vai trò trung tâm trong quản trị hoạt động quỹ đầu tư - (rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động). 1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư 1.2.4.1 Đội ngũ quản lý quỹ 1.2.4.2 Quy trình ra quyết định đầu tư của các quỹ 1.2.4.3 Đơn vị chủ quản của quỹ 1.2.4.4 Trình độ nhà đầu tư 1.2.4.5 Nền tảng thị trường tài chính và môi trường kinh tế 1.2.4.6 Hệ thống pháp lý
  10. 8 1.3 KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường phát triển 1.3.2. Hoạt động của các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường mới nổi Error! Bookmark not defined. 1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
  11. 9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1.1. Quy định pháp luật Việt Nam liên quan đến quỹ đầu tư chứng khoán 2.1.2. Tổng quan về các Quỹ đầu tư chứng khoán hoạt động tại Việt Nam Với khung pháp lý ngày càng hoàn thiện về hướng dẫn thành lập, quản lý, vận hành các loại hình QĐTCK khác nhau tại Việt Nam, số lượng QĐTCK đã không ngừng gia tăng trong hơn 20 năm vận hành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng về số lượng và quy mô tài sản của các QĐT đặc biệt đáng chú ý trong 10 năm trở lại đây. Nếu như năm 2011 mới chỉ có 23 QĐTCK, thì tính tới cuối năm 2021, hiện có 60 QĐTCK đang hoạt động tại Việt Nam (phụ lục số 03)- (theo thống kê từ Website của Uỷ ban chứng khoán nhà nước Việt Nam tại http://www.ssc.gov.vn/ubck). Các quỹ đầu tư cần phải xem xét, đánh giá lại tính phù hợp và hiệu quả của các chiến lược phân bổ tài sản, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như mục tiêu hoạt động cam kết với nhà đầu tư tham gia quỹ đầu tư, thông qua đó nâng cao tính hấp dẫn của các QĐT nói riêng và ngành QLQ nói chung đối với công chúng NĐT và những NĐT tiềm năng trong tương lai. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Như đã trình bày chi tiết trong phần Lời mở đầu – Mục 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, với mô hình QĐTCK có thời gian hoạt động tương đối dài trên thị trường và thường hướng tới các mục tiêu đầu tư dài hạn, nên để có được cái nhìn toàn cảnh, đồng thời đánh giá chi tiết được hiệu quả hoạt động của quỹ đầu chứng khoán trên nhiều khía cạnh khác nhau, Luận án chủ yếu tập trung vào đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ đại chúng hiện đang còn hoạt động ở Việt Nam và có thời gian hoạt động tối thiểu 3 năm trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 2017- 2021. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ UBCKNN (2022) và Phụ lục số 03, trong số 60 quỹ đầu tư chứng khoán thì có 13 quỹ là quỹ thành viên không phải quỹ đại chúng, 30 quỹ đại chúng thành lập và đi vào hoạt động chưa đủ 3 năm, còn lại 17 QĐTCK đủ điều kiện về loại hình quỹ và số năm hoạt động (Bảng 2.3). Cụ thể, trong mô hình quỹ đại chúng, hiện nay tại Việt Nam có Quỹ mở, Quỹ đóng, Quỹ hoán đổi danh mục (ETF), Quỹ tín thác Bất động sản (REITs) và Quỹ hưu trí tự nguyện. Tuy nhiên ở Việt Nam loại hình quỹ đầu tư ETF mới được đưa vào 3 năm trở lại đây, Quỹ hưu trí tự nguyện đầu tiên cũng được giới thiệu vào khoảng nửa đầu năm 2021, và Quỹ tín thác bất động sản Việt Nam hiện nay mới có duy nhất Quỹ đầu tư bất động sản của Techcombank song đồng thời hoạt động theo mô hình quỹ đóng, còn lại là các Quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào BĐS Việt Nam. Do đó, ngoại trừ quỹ mở và quỹ đóng, các mô hình quỹ khác không có đủ số lượng quỹ tối thiểu (tối
  12. 10 thiểu 2 QĐTCK) để thực hiện so sánh tương quan trong nhóm quỹ, và không đủ thời gian nghiên cứu. Vậy nên trong khung thời gian đánh giá 5 năm, tác giả chỉ lựa chọn những quỹ có thời gian hoạt động ít nhất 3 năm gần đây (tức là quỹ được ra đời và cấp phép hoạt động trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019) được lựa chọn để thu thập dữ liệu cho các nội dung đánh giá, phân tích về hiệu quả hoạt động của các QĐTCK. Bên cạnh đó, do việc thu thập dữ liệu chủ yếu từ nguồn cung cấp thông tin công khai của các quỹ trên website của các quỹ, khi thu thập dữ liệu có nhiều quỹ đầu tư chứng khoán yêu cầu mật khẩu đăng nhập, bảo mật thông tin hoặc chỉ cung cấp dữ liệu ở thời điểm hiện tại mà không cung cấp dữ liệu đủ ít nhất từ 3 năm trong phạm vi nghiên cứu tác giả cũng xin không đưa vào danh sách các quỹ đầu tư được đánh giá hiệu quả hoạt động. Do đó, toàn bộ nội dung phân tích trong các tiểu mục của mục 2.2 này được dựa trên việc phân tích các QĐTCK đạt yêu cầu nghiên cứu của luận án, trình bày chi tiết tại Bảng 2.3. Tác giả thu thập tổng hợp dữ liệu tính toán, phân tích dựa trên thông tin công bố trên website của các quỹ, bản cáo bạch của quỹ, các báo cáo hàng năm của các quỹ như: Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm của quỹ, báo cáo hoạt động của các quỹ hàng năm; Báo cáo tổng kết hàng năm của Bộ tài chính, Uỷ ban chứng khoán nhà nước…v.v và các kết quả nghiên cứu đánh giá về các quỹ đầu tư chứng khoán là các quỹ đại chúng đang hoạt động ở Việt Nam hiện nay làm nguồn thu thập dữ liệu tham khảo để làm căn cứ đánh giá. Bên cạnh đó, việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động của các QĐT CK tại Việt Nam hiện nay được thực hiện thông qua đánh giá: Biến động quy mô tài sản quản lý của các quỹ đầu tư, chi phí hoạt động, khả năng sinh lời của quỹ đầu tư và rủi ro hoạt động của các quỹ. Khung thời gian nghiên cứu đối với các quỹ là từ 2017-2021, tuy nhiên, riêng đối với việc đánh giá nguy cơ rủi ro hoạt động, có sử dụng chỉ tiêu Giá trị rủi ro (VaR – Value at Risk) và Ngưỡng thua lỗ bình quân (Expected Shortfall) được tính toán, ước lượng từ phần mềm R, nên để đảm bảo giá trị ước lượng đáng tin cậy, số liệu sẽ được lấy từ điểm xuất phát của nguồn dữ liệu có thể thu thập được ứng với từng quỹ tới tháng 12/2021 (Bảng 2.4). 2.2.1 Biến động quy mô tài sản của các quỹ đầu tư Về tốc độ tăng trưởng giá trị tài sản ròng, nhìn chung, trong giai đoạn 2017-2021, ngoại trừ các quỹ VCAMBF, VIBF, VESAF, SSISCA, ENFUND, SSIBF, VCFFIF ghi nhận sự gia tăng tài sản ròng quản lý tương đối rõ ràng, hoặc mức độ giảm không đáng kể, còn lại các QĐTCK trong mẫu nghiên cứu cho thấy phần trăm thay đổi trong quy mô tài sản quản lý không đồng đều, có tính biến động tương đối cao. Đặc biệt, giai đoạn 2020-2021, mặc dù đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, gây ra những ảnh hưởng không mong muốn và đáng kể tới toàn bộ nền kinh tế, xong thị trường chứng khoán lại được NĐT chú ý và cùng với đó quy mô tài sản ròng của các QĐTCK cũng tăng trưởng vượt trội. 2.2.2. Chi phí hoạt động của các quỹ đầu tư
  13. 11 Quỹ có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp hơn mức trung bình chung của thị trường chủ yếu là quỹ cân bằng và quỹ đầu tư trái phiếu. Nhóm các quỹ cổ phiếu (quỹ mở) có mức tỷ lệ chi phí hoạt động cao hơn nhóm quỹ đầu tư trái phiếu. 2.2.3 Khả năng sinh lời của quỹ đầu tư 2.2.3.1. Tỷ suất sinh lời Theo tỷ suất sinh lời của các QĐT trong giai đoạn 2017-2021, có thể thấy hiệu quả sinh lời của các QĐT không tương quan chặt chẽ với giá trị quy mô tài sản ròng của QĐT. Cụ thể, QĐT có quy mô tài sản ròng lớn (DCDS, VFMVFB, VWFF, VESAF, SSIBF) như trình bày tại Bảng 2.2, không đồng nghĩa với việc đây là các quỹ duy nhất có thể có khả năng gia tăng giá trị tài sản uỷ thác cho NĐT. Tuy nhiên, rõ ràng có thể thấy được, với quy mô tài sản ròng lớn, các quỹ trên đã thể hiện được kết quả sinh lời tương đối tốt so với các quỹ còn lại, bởi lẽ giá trị tài sản ròng lớn đem lại cho các quỹ cơ hội tiếp cận các cơ hội đầu tư nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư tốt hơn. Qua đây có thể thấy, rõ ràng, kết quả sinh lời quá khứ có tác động nhất định tới quyết định lựa chọn QĐT uỷ thác của các NĐT, hay nói cách khác, thu hút NĐT đầu tư vào quỹ và do đó giúp các QĐTCK này đạt được tốc độ gia tăng giá trị tài sản ròng luôn duy trì ở mức dương trong giai đoạn 2017-2021. Đối với các quỹ cổ phiếu, với đặc tính rủi ro cao hơn so với quỹ cân bằng và quỹ trái phiếu, khả năng sinh lời theo đó cũng thể hiện được mức độ tăng trưởng vượt trội hơn. Các quỹ cân bằng tại Việt Nam, chiến lược phân bổ tài sản hiện nay đang bị lệch nhiều về phía danh mục cổ phiếu, thay vì cân bằng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Điều này cũng có thể làm cho hiệu quả hoạt động của QĐT bị ảnh hưởng lớn từ diễn biến trên thị trường cổ phiếu. Do đó, việc xác định và tuyên bố rõ ràng, chi tiết hơn nữa về mục tiêu và chiến lược đầu tư, chiến lược phân bổ tài sản của các quỹ cân bằng là cần thiết. Đây cũng sẽ là cơ sở giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động của các QĐT cân bằng tốt hơn, nhằm cung cấp định hướng giải pháp tăng cường hiệu quả của các QĐT cân bằng tốt hơn trong thời gian tới. Hiệu quả hoạt động tương đối phù hợp với mô hình hoạt động là các QĐT trái phiếu, có mức độ rủi ro thấp và theo đó sinh lời cũng tương đối khiêm tốn hơn so với các QĐT cổ phiếu và QĐT cân bằng. 2.2.3.2 Hệ số Sharpe, Treynor Luận án sử dụng thước đo hiệu quả hoạt động, hiệu quả sinh lời điều chỉnh theo rủi ro, Sharpe và Treynor, để đánh giá khách quan hơn về hiệu quả hoạt động, hiệu quả sinh lời giữa các QĐTCK với nhau tính trên một đơn vị rủi ro. Khi xác định hiệu quả sinh lời của các QĐTCK trên một đơn vị rủi ro theo hệ số Sharpe, rõ ràng có thể thấy, các QĐTCK có quy mô tài sản lớn có khả năng đạt hiệu quả sinh lời trên 1 đơn vị rủi ro tốt hơn các quỹ khác trong giai đoạn 2017-2021. 2.2.4. Rủi ro hoạt động của các quỹ đầu tư Do khả năng tiếp cận quy trình quản lý rủi ro của các QĐTCK hạn chế, nên luận án hiện nay chỉ thực hiện đánh giá rủi ro hoạt động QĐTCK thông qua thước đo VaR – Giá trị rủi ro và ES – Giá trị rủi ro bình quân kỳ vọng thông qua ước lượng các giá
  14. 12 trị VaR và ES từ bộ dữ liệu tỷ suất sinh lời của các QĐTCK như đã trình bày ở phần đầu của Chương 2 này. Kế thừa phương pháp từ Trần Thị Xuân Anh và cộng sự (2022), luận án đã tính toán được VaR và ES với phần mềm R với quy trình như sau: (i) Phân phối tỷ suất sinh lời của từng QĐT; (ii) giá trị VaR được lấy là giá trị tỷ suất sinh lời tương ứng phân vị 1% và 5% của chuỗi phân phối dữ liệu tỷ suất sinh lời (TSSL); (iii) giá trị ES là giá trị trung bình của tất cả các giá trị (TSSL) thấp hơn giá trị VaR ước lượng được tại phân vị 1% và 5% tương ứng. Kết quả chi tiết của VaR và ES được trình bày như trong Bảng 2.14 dưới đây. Kết quả thống kê trong bảng 2.14 cho thấy, các QĐT cổ phiếu có nguy cơ đối mặt với rủi ro thua lỗ trong tháng tiếp theo tại mức ý nghĩa 5% và 1% nhiều hơn so với các QĐT trái phiếu. Trong số các QĐT cổ phiếu, nhìn chung, rủi ro giảm giá trị tài sản QĐT chủ yếu ở mức dưới 10%, thậm chí dưới 5% như VCBFTBF, VIBF, VCBFBCF, VESAF, VFMVF4. Trong số các QĐT trái phiếu, đặc biệt kể đến các QĐT trái phiếu của Công ty QLQ Vietcombank (VCBFFIF), QĐT trái phiếu của Dragon Capital (VFMVFB), và QĐT trái phiếu của MB (MBBOND) là các quỹ có rủi ro gặp thua lỗ hay giảm giá trị tài sản ròng thấp nhất, xấp xỉ 0% trong tháng tiếp theo. Điều này phản ánh không chỉ hiệu quả quản lý rủi ro tốt mà còn đến từ chiến lược phân bổ tài sản và nguồn sinh lợi đặc thù của các QĐT trái phiếu với hoạt động đầu tư phần lớn tập trung vào trái phiếu – loại chứng khoán đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định. Việc quản lý rủi ro tốt sẽ giúp QĐT có khả năng chống đỡ các cú sốc vĩ mô cũng như cú số trên TTCK nội địa tốt hơn. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 2.3.1 Kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam có nhiều cải thiện trong những thời gian đánh giá từ 2017-2021 được thể hiện như sau: Thứ nhất, các quỹ có quy mô tài sản ròng lớn cho kết quả sinh lời tương đối tốt so với các quỹ còn lại, bởi lẽ giá trị tài sản ròng lớn đem lại cho các quỹ cơ hội tiếp cận các cơ hội đầu tư nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư tốt hơn. Thứ hai, quỹ cân bằng và quỹ đầu tư trái phiếu là những quỹ có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp hơn mức trung bình chung của thị trường. Điển hình là quỹ VFMVFB tỷ lệ 1.21%, VWFF tỷ lệ 1.42% so với mức trung bình chung của thị trường là 2.15%. Thứ ba, các quỹ đầu tư cổ phiếu, quỹ cân bằng và quỹ trái phiếu đều có khả năng sinh lời trong quá khứ vượt trội hơn so với chỉ số chứng khoán thị trường hoặc lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm (tài sản phi rủi ro). Đặc biệt là các quỹ DCDS, VEOF, VESAF, VFMVF4, SSISCA, đánh bại được chỉ số trong phần lớn thời gian thuộc khung nghiên cứu. Thứ tư, Các QĐT trái phiếu có nguy cơ đối mặt với rủi ro thua lỗ thấp hơn so với các QĐT cổ phiếu. Đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
  15. 13 Thứ nhất, Các QĐTCK lớn, lâu đời và có hiệu quả hoạt động lịch sử tốt, nhà quản lý quỹ uy tín có tác động nhất định tới quyết định lựa chọn QĐT uỷ thác của các nđt, hay nói cách khác, thu hút nđt đầu tư vào quỹ. Thứ hai, kỹ năng quản lý của nhà quản lý quỹ, đội ngũ tư vấn cũng như chiến lược phân bổ tài sản đã giúp các QĐT cũng như các nđt chủ động quản lý được hiệu quả hoạt động tốt hơn thị trường. Thứ ba, các QĐT đều tổ chức thực hiện và quản lý QĐT theo một quy trình tương đối rõ ràng, chi tiết, và đảm bảo tính minh bạch, thực hiện nghĩa vụ công khai thông tin với nđt đầu tư vào QĐT cũng như với công chúng đầu tư nói chung. Thứ tư, đơn vị chủ quản của quỹ là các công ty QLQ kể trên phần lớn là những công ty QLQ lớn, nổi tiếng, trên trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Thứ năm, những quỹ có đội ngũ nhà quản lý uy tín hơn thường có hiệu quả hoạt động và khả năng thu hút NĐT vào quỹ tốt hơn. Hơn nữa để quỹ đầu tư hoạt động hiệu quả các quỹ thường tìm kiếm các ứng viên vào vị trí quản lý có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này và có đã có thành tích cao trong quản lý, tư vấn đầu tư trong quá khứ. 2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1 Tồn tại Thứ nhất, quy mô tài sản của các QĐTCK có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định và đồng đều giữa các quỹ. Quy mô tài sản quản lý của các QĐTCK trong mẫu nghiên cứu nói riêng và của toàn bộ ngành quỹ nói chung còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn hoá TTCK. Các công ty quản lý quỹ của Việt Nam hiện mới quản lý lượng tài sản khoảng 20 tỷ USD, cả cổ phiếu và trái phiếu, còn rất nhỏ so với tổng quy mô vốn hóa thị trường và so với tỷ lệ này ở các thị trường chứng khoán phát triển. Cần thu hút sự tham gia của NĐT hơn nữa, và để làm được điều này thì việc cải thiện hiệu quả hoạt động của QĐT cũng là một trong số yếu tố đóng vai trò quan trọng. Thứ hai, các quỹ đầu tư có tỷ lệ chi phí hoạt động cao hơn mức trung bình chiếm tỷ trọng cao là các quỹ đầu tư cổ phiếu. Quỹ có tỷ lệ chi phí hoạt động thấp hơn mức trung bình chung của thị trường chủ yếu là quỹ cân bằng và quỹ đầu tư trái phiếu. Với thị trường ngành quản lý quỹ tại Việt Nam còn tương đối non trẻ, việc tạo cơ chế cạnh tranh về chi phí quản lý và chi phí hoạt động sẽ hấp dẫn NĐT trong lựa chọn uỷ thác vốn đầu tư vào QĐTCK. Do đó các QĐT CKcần xem xét quản lý chi phí, tạo động lực khuyến khích NĐT tham gia đầu tư vào QĐTCK. Thứ ba, khả năng sinh lời của quỹ đầu tư có thể bị ảnh hưởng lớn từ diễn biến trên thị trường cổ phiếu. Điều này là do các quỹ cân bằng tại việt Nam có chiến lược phân bổ tài sản đang bị lệch nhiều về phía danh mục cổ phiếu, thay vì cân bằng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Do đó, việc xác định và tuyên bố rõ ràng, chi tiết hơn nữa về mục tiêu và chiến lược đầu tư, chiến lược phân bổ tài sản của các quỹ cân bằng là cần thiết. Đây cũng sẽ là cơ sở giúp đánh giá được hiệu quả hoạt động của các QĐT cân bằng tốt hơn, nhằm cung cấp định hướng giải pháp tăng cường hiệu quả của các QĐT cân bằng tốt hơn trong thời gian tới. Thứ tư, các quỹ đầu cổ phiếu, nhìn chung, sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro hoạt động (thua lỗ) cao hơn các quỹ đầu tư trái phiếu, xét theo thước đo hiệu quả hoạt động rủi ro (Value at risk) và giá trị rủi ro bình quân ước tính (ES). Điều này đòi hỏi các
  16. 14 QĐT cổ phiếu cần giám sát thường xuyên nguy cơ rủi ro và có phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động QĐT, giúp QĐT có khả năng chống đỡ tốt hơn khi các cú sốc bất lợi trên TTCK và nền kinh tế trong và ngoài nước xuất hiện. 2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, Năng lực hoạt động của các QĐT thời gian qua chưa đáp ứng được yêu cầu thể hiện ở việc năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro còn hạn chế, cụ thể các QĐT có quy mô vốn phát định còn thấp, giá trị tài sản ròng còn thấp và tăng/giảm khá mạnh, NĐT chủ yếu quan tâm đến cac quỹ cũ, các quỹ trong nước sức cạnh tranh, cung cấp dịch vụ và quản trị rủi ro chưa cao so với các quỹ có yếu tố nước ngoài. Cơ chế để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào quỹ còn nhiều hạn chế như chưa có cơ chế để thu hút nguồn từ quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm xã hội hay của lượng vốn là vàng vật chất trong dân. Bên cạnh đó năng lực hoạt động của các QĐT trong thời gian qua so với yêu cầu cũng chưa đáp ứng được mong muốn của NĐT ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các quỹ đầu tư chứng khoán. Thứ hai, các QĐTCK và công ty quản lý quỹ còn tương đối hạn chế trong việc công bố và cập nhật các văn bản liên quan tới quy trình quản trị rủi ro hoạt động và báo cáo rủi ro hoạt động của các QĐTCK. Cải thiện điều này sẽ giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của QĐTCK, đồng thời gia tăng độ tin cậy của NĐT khi uy thác vốn vào QĐTCK và cung cấp thêm cơ sở cho NĐT khi đánh giá hiệu quả hoạt động của QĐTCK. Thứ ba, Với thị trường ngành quản lý quỹ tại Việt Nam còn tương đối non trẻ, việc thu hút nhà đầu tư đầu tư qua quỹ và uỷ thác đầu tư còn chưa có nhiều giải pháp và đa dạng để mở rộng kinh doanh. Do đó các QĐTCK cần xem xét tạo động lực khuyến khích NĐT tham gia đầu tư vào QĐT. Thứ tư, năng lực đội ngũ quản lý quỹ và tư vấn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, do thời gian hình thành và phát triển của ngành QLQ còn ít, số lượng cán bộ chuyên môn còn chưa nhiều và chưa có nhiều cán bộ được đào tạo bài bản có nhiều kinh nghiệm trong quản trị rủi ro. * Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, văn hóa và thói quen đầu tư của người Việt Nam là tự đầu tư kinh doanh thay vì ủy thác qua các quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp bởi các chuyên gia tài chính; đồng thời trong thời gian đầu phát triển ngành Quỹ, hiệu quả đầu tư của các quỹ chưa cao, chưa thu hút được nhà đầu tư. Thứ hai, số lượng và loại hình hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán. Số lượng các quỹ đầu tư chứng khoán cũng như sự đa dạng của các loại hình quỹ chưa tương xứng với quy mô và xu hướng phát triển của thị trường. Thứ ba, chính sách thuế của Việt Nam hiện nay chưa có ưu đãi đối với các quỹ ĐTCK. Kinh nghiệm phát triển ngành quản lý quỹ của các nước trên thế giới cho thấy, ưu đãi thuế là điểm ưu việt nổi trội để phát triển các quỹ ĐTCK, phát triển nhà đầu tư tổ chức trên thị trường. Ở các thị trường như Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Australia, Luxembourg, các quỹ đầu tư được miễn thuế thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn và các nhà đầu tư tham gia vào quỹ được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản lợi tức từ quỹ.
  17. 15 Việc xây dựng khung pháp lý ưu đãi thuế cho các QĐTCK sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động QĐTCK qua đó tăng cường uy tín và hấp dẫn NĐT tham gia vào QĐT. Thứ tư, chưa có quy định pháp lý chặt chẽ về việc công bố thông tin về công tác quản trị rủi ro và báo cáo quản trị rui ro đối với các QĐTCK tại Việt Nam. Thứ năm, ở Việt Nam, ngành Quản lý quỹ còn tương đối non trẻ, chỉ mới bắt đầu trong hơn 10 năm trở lại đây so với Quỹ đầu tư chứng khoán (quỹ ĐTCK) đã ra đời và hình thành ở châu Âu từ những năm đầu của thế kỷ 19 và ở Mỹ vào năm 1924. Thứ sáu, với nỗ lực xây dựng ngành Quản lý quỹ lớn mạnh, góp phần cho sự phát triển của TTCK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính đã xây dựng khung pháp lý cho ngành Quỹ đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế. Các loại hình quỹ ra đời theo từng bước phát triển của hệ thống khung pháp lý và hoàn toàn trùng khớp với các bước phát triển của ngành Quỹ trên thế giới. Mặc dù hành lang pháp lý đã được xây dựng đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng việc phát triển ngành Quản lý quỹ ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn thị trường trầm lắng. Khuôn khổ pháp lý của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và ngành quản lý quỹ nói riêng hiện còn những khoảng cách so với các thị trường phát triển nên vẫn đang hạn chế sự phát triển của ngành. Thứ bẩy, pháp luật hiện hành chưa cho phép thành lập quỹ phòng hộ với tính chủ động cao trong chiến lược đầu tư, hay thiếu những ưu đãi về thuế để khuyến khích nhà đầu tư phân bổ tiền nhàn rỗi vào các quỹ, thay vì tự đầu tư hoặc ủy thác đầu tư cá nhân như hiện nay; quỹ mở hiện vẫn không được tính phí thưởng theo hiệu quả đầu tư thực Thứ tám, rủi ro do các tác động bên ngoài. Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp và/hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài ngân hàng (hành động phá hoại, đánh bom...); Thứ chín, rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn/thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính; Thứ mười, rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi hoặc có những quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức tài chính.
  18. 16 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cung cấp dịch vụ, năng lực cạnh tranh và quản trị rủi ro đảm bảo đủ năng lực và an toàn tài chính. Thứ hai, tiếp cận và thực hiện việc quản trị quỹ, quản trị rủi ro cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất theo thông lệ quốc tế. Thứ ba, cần thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động (hiệu quả sinh lời, hiệu quả quản lý chi phí hoạt động) nhằm có biện pháp điều chỉnh, can thiệp kịp thời. Thứ tư, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các QĐT có hiệu quả hoạt động quá khứ tốt cũng như xếp hạng thước đo Sharpe, Treynor (thường được sử dụng, tính toán bởi các QĐT và các công ty tài chính cung cấp thông tin tài chính cho khách hàng và nhà đầu tư) có mối liên hệ nhất định tới sự gia tăng quy mô tài sản ròng QĐT quản lý. Điều này cho thấy, hiệu quả uỷ thác vốn sẽ được NĐT quan tâm khi NĐT quyết định đầu tư vào QĐT. Thứ năm, kết quả nghiên cứu cũng gợi ý rằng một số QĐT cần đảm bảo tính hợp lý và nhất quán giữa đặc điểm QĐT (tuỳ theo loại QĐT là quỹ cổ phiếu, trái phiếu, hay quỹ cân bằng) với mục tiêu đầu tư của Quỹ và chiến lược phân bổ tài sản, nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hoạt động cho QĐT. 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý rủi ro hoạt động và công bố công khai Thứ nhất, các quỹ cần nghiên cứu hoàn thiện xây dựng quy trình quản lý rủi ro hoạt động cho hợp lý hơn và công bố công khai nhằm tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, thông qua đó tạo dựng được sự tin tưởng của NĐT trước các quyết định uỷ thác vốn cho QĐT, góp phần phát triển nhu cầu uỷ thác vốn đầu tư trong cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán, tạo động lực cho sự ra đời và phát triển của các QĐT mới. Thứ hai, liên tục cập nhật các văn bản liên quan tới quy trình quản trị rủi ro hoạt động và báo cáo rủi ro hoạt động của các QĐT theo các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ ba, hoàn thiện quy trình quản lý giám sát hoạt động phân quyền, uỷ quyền, phê duyệt đầu tư và có chính sách hỗ trợ kịp thời hiệu quả đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ cho bộ phận nghiệp vụ, hoạt động đầu tư giúp nâng cao hiệu quả hơn nữa. Thứ tư, nâng cấp hệ thống hỗ trợ, hệ thống bảo mật thông tin an toàn hơn, đảm bảo thiết kế hệ thống phù hợp với quy trình, hoạt động không bị gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông, thông tin) và/hoặc do các phần mềm/các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống cập nhật thường xuyên, có hệ thống dự phòng tốt. Thứ năm, tăng cường công tác truyền thông của quỹ về hệ thống quản trị rủi ro hoạt động công khai, cụ thể và kịp thời. 3.2.3 Giải pháp mở rộng kinh doanh
  19. 17 Thứ nhất, tích cực tìm kiếm khách hàng, gia tăng tổng giá trị tài sản uỷ thác, thực hiện quản lý chuyên nghiệp. Thứ hai, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, năng lực cung cấp thông tin nhanh, chính xác và minh bạch tới nhà đầu tư và thị trường. Thứ ba, các quỹ đầu tư cần xác định rõ mục tiêu đầu tư của quỹ qua đó nhắm tới khách hàng mục tiêu phù hợp với quỹ, từ đó có chiến lược thu hút, quảng bá phù hợp. Để làm được việc này, các quỹ đầu tư cần thực hiện các nghiên cứu, phân tích chi tiết về tiềm năng thị trường. Thứ tư, các quỹ cần thường xuyên đánh giá năng lực nội đồng thời tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường, đưa vào các sản phẩm dịch vụ mới tiện ích phù hợp với từng khu vực mà quỹ mở chi nhánh. Thứ năm, liên kết với các quỹ đầu tư uy tín nước ngoài nhằm từng bước thâm nhập và hiểu rõ kinh nghiệm quản lý quỹ hay cách thức vận hành các quỹ, giới thiệu các cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam và giúp hỗ trợ công tác quản lý quỹ và phát triển các nghiệp vụ của quỹ. 3.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và tư vấn Thứ nhất: Đội ngũ quản lý, nhân viên tư vấn cần thành thạo kỹ năng và được huấn luyện, đào tào bài bản, nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư mà tư vấn hợp lý, tạo niềm tin cho NĐT. Thứ hai: Tổ chức đào tạo, bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ đang làm việc trong các quỹ đầu tư chứng khoán, mở các lớp bồi dưỡng trong và ngoài nước một cách hiệu quả và đạt chất lượng cao hay tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý và nhân viên đạt được những trình độ đào tạo quốc tế như có được chứng chỉ CFA,... nhằm tư vấn tốt nhất cho các NĐT, đảm bảo các NĐT có kiến thức đầy đủ về hoạt động của quỹ cũng như ý thức được vai trò quan trọng của mình trong quỹ. Thứ ba, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ quản lý và tư vấn, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng tư vấn đồng thời phát triển lành mạnh ngành quản lý quỹ. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ - Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường chứng khoán phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; mở rộng và kết nối với thị trường khu vực và quốc tế. - Phát triển đa dạng các sản phẩm chứng khoán, tăng cung hàng hóa và cải thiện chất lượng nguồn cung cho thị trường. Điều này sẽ giúp đa dạng hoá loại chứng khoán và chất lượng chứng khoán, giúp các QĐT đa dạng hoá được danh mục đầu tư và có thêm cơ hội đầu tư trên thị trường, thông qua đó thu hút sự thành lập mới cũng như sự tham gia tích cực của các QĐT trong nước và quốc tế. - Mở rộng cơ sở nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và triển khai các loại hình quỹ đầu tư, nhà đầu tư có tổ chức dài hạn trên thị trường. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên
  20. 18 nghiệp. Sự gia tăng của NĐTcó tổ chức sẽ giúp tăng cường tính ổn định của thị trường, và theo đó, TTCK sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các QĐT. - Đẩy mạnh phát triển quỹ ETF và quỹ mở có tỷ trọng đầu tư thụ động cao, đồng thời xây dựng nhiều bộ chỉ số mô phỏng với danh mục chứng khoán trong bộ chỉ số đa dạng và chất lượng tốt hơn. - Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc phân phối và phát triển các quỹ thông qua hệ thống ngân hàng, các công ty tài chính. Kinh nghiệm phát triển ngành quỹ ở một số nước cũng trong khu vực cho thấy mạng lưới phân phối chứng chỉ quỹ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành quỹ. Vì vậy, trong thời gian tới, cơ quan quản lý cũng hướng tới sự đa dạng kênh phân phối chứng chỉ quỹ. Mục đích của việc đa dạng hóa các kênh phân phối là mở rộng cơ sở nhà đầu tư tham gia mua chứng chỉ quỹ, gián tiếp thúc đẩy công tác tuyên truyền, đào tạo nhà đầu tư. - Tạo cơ chế thu hút, dẫn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nhất là từ các quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh liên doanh, liên kết tạo dựng các quỹ đầu tư chứng khoán, từng bước tạo ra một kênh dẫn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài an toàn vào các doanh nghiệp Việt Nam, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp Việt Nam gọi vốn qua thị trường chứng khoán. - Duy trì các chính sách khuyến khích sự phát triển TTCK, mở rộng quy mô, tăng tính thanh khoản cho thị trường; các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để thu hút sự tham gia đông đảo của các tổ chức đầu tư và công chúng đầu tư; các chính sách nhằm quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp một cách có hiệu quả... - Có thể cho phép sử dụng một phần nguồn vốn của các quỹ hưu trí để đầu tư vào các quỹ đầu tư chứng khoán nhằm sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn của quỹ bảo hiểm xã hội. - Chính phủ cũng cần quan tâm hơn đến việc đào tạo đội ngũ các nhà quản lý quỹ có chuyên môn cao và có đạo đức nghề nghiệp, xây dựng cơ chế giám sát chéo chặt trẽ và có cơ chế thu hút các nhà quản lý quỹ nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam để thông qua đó các nhà quản lý quỹ Việt Nam có thể học tập được kinh nghiệm trong nghiệp vụ quản lý quỹ. - Mở cửa dần thị trường dịch vụ quản lý tài sản theo lộ trình hội nhập đã cam kết, kết hợp với việc nâng cao sức cạnh tranh của quản lý quỹ tại Việt Nam, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ quản lý tài sản, năng lực quản trị rủi ro, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị doanh nghiệp. - Đẩy mạnh truyền thông cho nhà đầu tư chứng khoán đầu tư vào các quỹ đầu tư, tạo dựng nền tảng như là kênh dẫn vốn an toàn và bền vững cho nền kinh tế và hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân thiếu kỹ năng đầu tư, kinh nghiệm và tránh tâm lý bầy đàn. - Nghiên cứu xây dựng và áp dụng một chính sách thuế hợp lý để thu hút được nhiều NĐT đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán góp phần thúc đẩy ngành này phát triển mạnh mẽ. - Đẩy nhanh hoạt động IPO của các công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp cổ phần hóa nhà nước tạo cung cho thị trường thu hút mạnh mẽ hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2