intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Diện mạo kinh tế - xã hội đàng trong

Chia sẻ: Trần Hải Nam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:66

123
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giữ vững quyền hành của mình Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phê cánh của Nguyễn Kim mà trước hết là con trai của ông. Người con đầu là Nguyễn Uông bị ám hại, người con thứ là Nguyễn Hoàng lo lắng tìm cách thoát khỏi mối đe dọa đó. Được sự gợi ý của trạng nguyên Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguyễn Hoàng nhờ chị (vợ của Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ ở xứ Thuận Hóa mới dẹp yên, tuy nhà Lê đã đặt tam ti (Đô ti, Thừa ti, Hiến ti) và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Diện mạo kinh tế - xã hội đàng trong

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA LỊCH SỬ  Bài tập thực hành học phần: Một số vấn đề về chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn Tên đề tài: DIỆN MẠO KINH TẾ-XÃ HỘI ĐÀNG TRONG GVHD: TS. Trần Thị Thanh Thanh SVTH: Nhóm 3-Sử 3A Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20/10/2012
  2. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Mụ c l ụ c Sự thiết lập chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong : Ngay từ khi chiến tranh Nam Bắc Triều còn đang tiếp diễn thì nội b ộ Nam triều đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ. Năm 1545, sau khi Nguy ễn Kim b ị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên thay thế chỉ huy mọi việc. Để giữ vững quyền hành của mình Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phê cánh của Nguyễn Kim mà trước hết là con trai của ông. Người con đầu là Nguy ễn Uông b ị ám hại, người con thứ là Nguyễn Hoàng lo lắng tìm cách thoát khỏi mối đe dọa đó. Được sự gợi ý của trạng nguyên Nguyễn Bĩnh Khiêm, Nguy ễn Hoàng nh ờ ch ị (v ợ của Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn đất Thuận Hóa. B ấy giờ ở xứ Thuận Hóa mới dẹp yên, tuy nhà Lê đã đặt tam ti (Đô ti, Th ừa ti, Hi ến ti) và ph ủ huy ện đ ể cai tr ị nhưng nhân dân vẫn chưa một lòng. Mặt khác, Kiểm thấy vùng đ ất ở đó hi ểm nghèo, xa xôi cho ngay cho Nguyễn Hoàng. Anh Tông lên ngôi Trịnh Kiểm dâng biểu nói: “Thuận Hóa là nơi quan trọng, quân và của do đó mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn. Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, s ợ có k ẻ d ẫn gi ặc v ề c ướp, vì không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong. Đo ạn quân công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược có thể sai đi trấn ở đấy đ ể cùng với t ướng tr ấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới đỡ lo đến miền Nam”. Vua Lê nghe theo và trao Nguyễn Hoàng trấn tiết, phàm mọi việc đều ủy thác c ả, ch ỉ m ỗi năm nộp thuế mà thôi. . . Nguyễn Hoàng đã thành công với nước cờ thí này (lúc ấy là năm 1558). Theo Li Tana nhận định rằng: “Trịnh Kiểm chỉ có ý tống kh ứ một đ ịch th ủ, nhưng Trịnh Kiểm đã đi sai nước cờ. Và thay vì tống khứ ông đã cho không Nguyễn Hoàng một vương quốc” Nhóm 3 Trang 2
  3. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Thuận Hóa (vùng đất từ phía Nam đèo Ngang đến đèo Hải Vân) vốn là đ ất cũ của Champa, tuy đã được sáp nhập vào Đại Việt từ lâu nhưng đ ến lúc này dân c ư vẫn thưa thớt, kinh tế thì kém phát triển. Tháng 11 năm 1558, Nguyễn Hoàng đem theo nhiều anh em, bà con người Tống Sơn (Thanh Hóa) và cùng các quan lại cũ của Nguy ễn kim; các “nghĩa dũng” Thanh - Nghệ vào trấn thủ Thuận Hóa. Năm 1570, khi quân Mạc tấn công vào vùng Thanh – Nghệ, chúa Trịnh phải triệu trấn thủ Quảng Nam về bảo vệ Nghệ An và giao cho Nguy ễn Hoàng cai quản đất Quảng Nam (vùng đất từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông). Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố quyền th ống trị đ ể thoát ly dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với h ọ Trịnh. D ần d ần khu vực Thuận – Quảng trở thành vùng đất của tập đoàn phong ki ến h ọ Nguy ễn. Sau khi đã ổn định tình hình ở xứ Thuận – Quảng, năm 1593 Nguy ễn Hoàng đêm quân ra Thăng Long giúp Trịnh Tùng trấn áp các tàn quân của nhà Mạc và sau đó đ ến năm 1600 vượt biển trở về Thuận Hóa. Năm 1613, trước khi chết Nguyễn Hoàng dặn lại con là Nguyễn Phúc Nguyên cố gắng bảo vệ dòng họ của mình: “Đất Thuận – Quảng phía B ắc có Hoành S ơn và Linh Giang, phía Nam có núi Hải Vân và Thạch Bi, địa th ế hiểm c ố, th ật là m ột nơi để cho người anh hùng dụng võ. Nếu biết dạy bảo nhân dân, luy ện t ập binh sĩ kháng cự lại họ Trịnh thì gây dựng được cơ nghiệp muôn đời”. Sau khi lên kế nghiệp, Nguyễn Phúc Nguyên tổ chức lại chính quy ền, tách kh ỏi s ự phụ thuôc họ Trịnh, chỉ nộp phú thuế theo lệ. Năm 1620, họ Trịnh đem quân vào, Phúc Nguyên không chịu nộp thuế nữa. Năm 1627, lấy cớ đó họ Trịnh đem quân vào đánh Thuận Hóa. Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bắt đầu. Trong gần nửa thế kỉ, hai bên đánh nhau 7 lần vào các năm 1627; 1630; 1643; 1648; 1655 – 1660; 1661 và 1672, trong đó có một lần quân Nguyễn vào sông Gianh tiến đánh quân Trịnh chiếm vùng đất ở phía nam sông Lam (Ngh ệ An) mấy năm rồi rút về. Từ nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình (địa ph ận sông Gianh và Nhóm 3 Trang 3
  4. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong sông Nhật Lệ) trở thành chiến trường. Sau 7 lần đánh nhau dữ dội mà không có kết quả, quân sĩ hao tốn, chán nản, nhân dân khổ cực, hai h ọ Trịnh – Nguy ễn đành phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm giới hạn chia cắt Đàng Ngoài, Đàng Trong. Diễn ra đồng thời với cuôc chiến tranh Trịnh – Nguyễn là quá trình m ở rộng lãnh thổ và thiết lập chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. Trong những thập kỉ đầu và giữa thế kỉ XVII, cùng với các nhóm cư dân người Việt thì một số người Trung Quốc cũng đến khai khẩn đất hoang và sinh sống làm ăn ở vùng đất Nam Bộ. Nhân việc nhà Thanh thay th ế nhà Minh ở Trung Quốc, một số quan lại và quân lính trung thành với triều đình nhà Minh không chấp nhận sự thống trị của nhà Thanh đã vượt biển đến Đàng Trong tìm đất sinh sống và thúc đẩy nhanh hơn quá trình khai phá của chúa Nguyễn. Để thu hút nhiều người đến Thuận Hóa làm ăn sinh sống, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách khuyến khích đặc biệt đối việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư nhân. Đồng th ời, chúa Nguy ễn còn thi hành một chế độ khoan hòa, khuyến khích sản xuất, ng ười m ới đ ến không phải trả thuế trong 3 năm đầu định cư. Vì vậy, làn sóng tự phát di cư vào Nam tìm đất sinh sống của đông đ ảo nh ững người nông dân Thuận - Quảng, chúa Nguyễn đã cho lập thành các xã, thôn, phường, ấp của người Việt. Chúa Nguyễn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nh ững địa chủ giàu có ở Thuận - Quảng đem tôi tớ và chiêu mộ nông dân lưu vong vào đây khai hoang lập ấp. Bảo vệ dân chúng khẩn hoang và xác lập chủ quyền là hai quá trình được các chúa Nguyễn tiến hành song song đồng thời. Trong đó xác lập ch ủ quy ền là đ ể bảo vệ tính hợp pháp của công cuộc khẩn hoang và thành qu ả c ủa công vi ệc kh ẩn hoang chính là cơ sở để xác lập chủ quyền một cách thật sự. Từ thế kỉ thứ XVII đến thế kỉ thứ XVIII, toàn bộ khu vực phía Nam đến tận Đồng Bằng Sông Cửu Long đã hoàn toàn thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn và nhanh chóng trở thành vùng phát triển kinh tế - xã hội năng động. Đây là thành qu ả lao đ ộng c ần cù Nhóm 3 Trang 4
  5. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong và sáng tạo của tất cả các cộng đồng dân cư trong guồng máy phát triển chung của đất nước, trong đó vai trò của các cư dân người Việt, người Khmer, người Chăm va người Hoa là rất nổi bật. Năm 1774, chúa Nguyễn đã chia vùng đất từ nam dãy Hoành S ơn đ ến Cà Mau làm 12 đon vị hành chính gọi là dinh. Vùng đất Thuận – Qu ảng cũ g ồm 6 dinh: B ố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu Dinh (hay Chính Dinh cũ), Chính Dinh, Qu ảng Nam. Vùng đất mới chia làm 6 dinh: Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ ( Vĩnh Long). Ngoài ra, còn có một trấn phụ thuộc là Hà Tiên. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã. Riêng dinh Quảng Nam có 3 phủ: Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Thủ phủ ban đầu đóng ở xã Ái Tử thuộc Cựu Dinh, năm 1570 dời vào xã Trà Bát (Triệu Phong – Quảng Trị), năm 1626, dời vào xã Ph ước Yên sau đó d ời sang Kim Long (đều thuộc Thừa Thiên), cuối cùng vào khoảng năm 1687 dời về Phú Xuân (Huế). Năm 1614, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay Nguyễn Hoàng đã quy ết định thải hồi các quan lại do nhà Lê cử, cải tổ lại bộ máy chính quyền. Dưới các dinh đều có những ti. Năm 1646, chúa Phúc Lan bắt đầu mở khoa thi, hai c ấp Chính đ ồ (c ấp cao) và Hoa văn (cấp thấp),về sau nhiều kì thi được mở tiếp. Song sang th ế k ỉ XVIII, ch ế độ mua quan bán tước bắt đầu phát triển. Quan lại không được cấp bổng lộc nhất định mà chỉ được ban một số dân phu hoặc được phép thu thêm một số tiền gạo ngoài thuế của dân. Quân đội thời chúa Nguyễn gồm 3 loại: Quân Túc vệ hay Thân quân, quân chính quy ở các dinh và thổ binh hay tạm binh. Các loại quân đều chia thành c ơ, đội, thuyền. Các chúa Nguyễn đã bố trí lực lượng quân sự thiết lập các đồn th ủ “n ơi xung yếu” để chống giặc, giữ dân, bảo vệ chủ quyền,…Quân đội thời chúa Nguy ễn gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh và pháo binh. Đầu th ế kỉ XVII, ng ười Đàng Nhóm 3 Trang 5
  6. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Trong học được cách đúc súng, các thuyền lớn đều có 5 khẩu đại bác. Chúa Nguyễn cũng thường tổ chức các hội thi bắn súng, huấn luyện thủy quân. Như vậy, từ sau khi Nguyễn Hoàng từ bỏ đất Bắc đi vào vùng đất Thuận - Quảng, họ Nguyễn dần dần phát triển xuống phía Nam, xây dựng vùng đất Đàng Trong thành một lãnh địa riêng có quyền độc lập mặc dầu cho đến trước năm 1744 vẫn giữ tước vị Quốc công, dùng niên hiệu của vua Lê. Nh ưng nhân dân luôn luôn xem vùng đất Thuận – Quảng là Đàng Trong của Đại Việt xưa kia. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐÀNG TRONG Năm 1558 Nguyễn Hoàng xin vào trấn đất Thuận Hóa và lập nên căn cứ của mình tại phương Nam, mở rộng biên giới của mình xuống phía nam, tới tận đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình Vùng đất này bao gồm một dải đất dài và hẹp, nằm giữa núi ở phía tây và biển ở phía đông. Địa hình của vùng đất này có đặc điểm : vùng núi là dãy Tr ường Sơn ph ủ đ ầy rừng rậm, chạy dài, ở phía Bắc thường hẹp và gồ ghề, càng xuống phía nam càng thấp dần, có chiều mở rộng tạo thành cao nguyên, thường được gọi là Tây Nguyên hay Cao Nguyên Trung phần, có diện tích khoảng 20.000 dặm vuông (100 dặm chiều rộng và 200 dặm chiều dài). Vùng cao nguyên này thường được dùng làm nơi trú ẩn. ngoài ra còn có các dãy núi bị nhiều con sông nước chảy mạnh và mũi núi cắt ngang làm thành một khu vực nhỏ và hẹp, ít gắn kết với nhau về mặt địa lý. Địa hình bị chia cắt mạnh, các dãy núi đâm ngang ra biển hình thành nên các vũng vịnh tạo điều kiện xây dựng các hải cảng. Đây cũng là một trong những điều kiện để Đàng Trong phát triển về mặt kimh tế đặc biệt là ngoại thương. Vùng đồng bằng rộng lớn, chỉ tính riêng đồng bằng sông Cửu Long đã gấp hơn hai lần đồng bằng sông Hồng ở Đàng Ngoài, ngược lại , dải đồng bằng ven biển từ Đà Nẵng – Quảng Nam trở vào lại nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các đồi núi, vũng vịnh và đầm phá. Có ba đồng bằng lớn là: Nhóm 3 Trang 6
  7. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong  Quảng Nam : đây là một vùng đồng bằng phì nhiêu, có diện tích khoảng 1.800 cây số vuông. Nước do sông Thu Bồn và nhiều nhánh của con sông này cung cấp.  Bình Định: đây là vùng đồng bằng trù phú, có tổng diện tích là 1.550 cây số vuông, có hai dãy núi khác nhau bao quanh. Hai thung lũng của vùng đất này sử dụng nước của hai con sông Đà Rằng và Lai Giang.  Đồng bằng sông Cửu Long: địa hình bề mặt châu thổ với nhiều bồn trũng rộng lớn trong nội địa và hang loạt các cồn cát duyên hải. Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long còn được phù sa mùa lũ bồi đắp hàng năm. Đồng bằng sông Cửu Long được phủ lên một mạng lưới sông ngòi và kênh đào dày đặc, chằng chịt. gồm hai h ệ thống sông chính là sông Cửu Long , phần hạ lưu sông chảy vào đ ịa phận Nam Bộ dài 250km và hệ thống sông Đồng Nai dài 580km. Khí Hậu Đèo Hải Vân nằm giữa Huế và Đà Nẵng tạo thành một làn ranh khí hậu : phía bắc là vùng khí hậu pha trộn với nhiệt đới và cận nhiệt đới, có mùa đông kéo dài từ 3 đến 4 tháng rất lạnh. Mùa hè rất nóng, tuy nhiên ở vùng núi khí hậu mát mẻ và mưa nhiều hơn. Phía Nam: nền nhiệt độ cao quanh năm, có hai mùa rõ rệt, mùa mưa với l ượng mưa lớn có thể gây nên lũ lụt, mùa khô kéo dài và dễ bị hạn hán đe dọa. Sông Ngòi Hệ thống sông ngòi Đàng Trong dày đặc nên ít hạn hán hơn Đàng Ngoài. Mạng lưới sông ngòi có quan hệ chặt chẽ với địa hình, tại những nơi sườn đông hẹp và dốc các sông ven biển là những cuồng lưu sông nhỏ. Còn các cao nguyên xếp tầng , dòng sông có những đoạn êm đềm và những đoạn chảy xiết với những thác nước rất hùng vĩ. Sông ngòi có hai mùa là : Mùa cạn từ tháng 3 đến tháng 8, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. Thổ Nhưỡng Đất phù sa được bồi đắp bởi các con sông thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước. Các loại đất như: đất cát ven biển có độ màu mỡ thấp, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng đều rất kém do đó không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhóm 3 Trang 7
  8. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong  Đất phù sa sông Cửu Long có độ phì nhiêu khá nhưng phải cải tạo đất phèn, đ ất mặn…  Đất đỏ bazan tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Ngoài ra còn có các loại đất khác như: đất xám. đất phù sa cổ, đất phù xa mới… Tóm lại: điều kiện tự nhiên ở vùng ở vùng đồng bằng và ven biển phía đông thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và ngoại thương do có đường bờ biển dài và nhiều cảng nước sâu, thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán với nước ngoài. Tuy nhiên cũng phải đối phó với thiên tai( lũ, lụt, bão…), mất mùa thường xuyên Vùng núi tuy đi lại khó khăn, địa hình hiểm trở , do khai thác theo kiểu làm rẫy, năng suất không cao nhưng luôn luôn được mùa. Kinh tế-xã hội Kinh tế Nông nghiệp. Là vùng đất ở xa mới khai phá việc quản lí của nước lỏng lẻo, người nông dân có điều kiền phát huy hết sức lao động, nâng cao năng suất sản xuất. Ruộng đất ở Thuận Quảng khá nhỏ hẹp so với Bắc Hà. Ruộng đất công Đàng Trong chia làm “quân điền trang” và “quân đồn điền” thuộc quyền quản lý của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn cấp ruộng này cho người thân thích và công thần. Người thân thích nhà chúa được 10 mẫu, chưởng cơ 5 mẫu, cai cơ 4 mẫu, cai đội 3 mẫu. Ruộng đất ở các xã được phân chia theo lệ làng. Sang thế kỷ 18, mỗi xã dân được chia 5-6 sào ruộng, binh lính thì được khẩu phần gấp 3 lần. Ruộng đất tư được gọi là bản bức tư điền. Các chúa Nguyễn có chính sách kích thích sự phát triển ruộng tư: các đầm, đất thổ nhưỡng chiêm trũng, vùng nhiễm mặn, rừng rú đều được cải tạo thành các làng xã mới. Ruộng đất tư ở vùng Thuận Quảng phân tán, ch ủ y ếu là loại vừa và nhỏ. Chính sách cho phép các nhà giàu mộ dân phiêu tán vào nam khai phá đ ất m ới đã t ạo đi ều kiện hình thành bộ phận tư hữu ruộng đất. Đồng thời, vi ệc kiêm tính ru ộng đ ất cũng x ảy ra ở vùng Nam Bộ mới hình thành, tạo ra các địa chủ lớn, có ruộng đất hàng ngàn mẫu. Nhóm 3 Trang 8
  9. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Thời kỳ đầu, các chúa Nguyễn chưa nắm được số ruộng đất, thuế khóa còn nh ẹ nên đ ời s ống nông dân khá cao. Từ năm 1669, Nguyễn Phúc Tần bắt đầu ban hành phép thu thu ế. Phép thu thuế của Đàng Trong không phải quá nặng, nhưng các quan lại coi vi ệc thu quá nhi ều, hay phi ền nhiễu nhân dân, truy xét rà soát nhiều và tham nhũng khiến nhân dân bị bóc lột nặng n ề. Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là vùng đất hoang vu. Từ khi khai phá vùng này, các chúa Nguyễn có chính sách quan tâm đến nông nghiệp. Hàng loạt con sông và kênh được đào vét ở Thuận Quảng, điển hình như kênh Trung Đan và Mai Xá. Sang thế kỷ 18, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ đã trở thành ruộng phì nhiêu, ruộng tốt bậc nhất Đại Việt. Nghề nông Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ. Ngoài ra, nông dân còn trồng khoai, ngô, hạt bo bo (tức ý dĩ), vừng (gọi là mè) và các cây ăn quả gồm mãng cầu (na), mít, xoài, chuối; các loại rau. Mỗi vùng đều có đặc sản riêng như bí, dưa bở ở Bà Rịa, khoai lang và ngô ở Biên Hòa, lạc ở Gia Định, xoài ở Bình Định, hồ tiêu ở Hà Tiên, mía ở Bình Thuận và Quảng Nam, măng cụt ở Vĩnh Long và Biên Hòa, dâu ở Thuận Hóa, Quảng Nam, bông ở Quảng Ngãi, quế ở Quy Nhơn, Thăng Hoa, Điện Bàn. Chế độ thuế khóa Từ năm 1558, khi mới vào cai quản Thuận-Quảng, Nguyễn Hoàng chưa định ngạch thuế khóa cho ruộng đất nông nghiệp. Khi đến mùa gặt, ông thường sai người chi ếu theo s ố ru ộng đất để thu thuế. Năm 1586, Trịnh Tùng nhân danh Lê Thế Tông sai Nguyễn Tạo vào thu thuế Thuận Quảng, nhưng không đi trực tiếp mà cho các phủ huyện tự làm sổ rồi mang về. Từ năm 1600, Nguyễn Hoàng bắt đầu ly khai họ Trịnh, trực tiếp quản lý việc thu thuế đất này. Năm 1618, ông sai người đo đạc ruộng công của các xã để thu thuế. Năm 1669, Nguyễn Phúc Tần theo đề nghị của Vũ Phỉ Thừa, sai Hồ Quảng Đại đi đo đạc ruộng đất ở các huyện, định ra 3 bậc và chia các hạng ruộng để thu thuế thóc. Ruộng công, ruộng tư đều được chia làm 3 hạng, đánh thuế ngang nhau:  Nhất đẳng nộp 40 thăng thóc 8 hợp gạo  Nhị đẳng nộp 30 thăng thóc 6 hợp gạo  Tam đẳng nộp 20 thăng thóc 4 hộp gạo Ruộng mùa thu và đất khô thì không chia hạng, mỗi mẫu nộp 3 tiền. Nhóm 3 Trang 9
  10. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Ngoài ra, người nông dân cày ruộng công phải nộp các loại: phiến cót, tiền cung đốn, tiền nộp thóc vào kho, tiền bao mây, tiền trình diện. Quan điền trang và quan đồn điền thì có lệ thế riêng (khoảng 205 thăng/mẫu) Ruộng ở vùng cực nam được thu theo thửa hoặc từ 4-10 hộc, hoặc từ 2-4 hộc (mỗi hộc = 70-75 thăng) Ngoài tô chính, người nông dân còn phải nộp gạo đầu mẫu, tiền phụ trình diện, tiền cót tre (cứ 1000 thăng thóc nộp 5 tấm cót hay 2 tiền) Thuế nhân đinh gồm 4 loại : sai dư, cước mễ, thường tân, tiết liệu với mức khá nặng:  Tráng hạng: 3 quan 3 tiền  Dân hạng: 1 quan 9 tiền  Lão hạng: 2 quan 1 tiền  Bất cụ: 1 quang 5 tiền 30 đồng. Các chức sắc, con cháu quan viên đều phải nộp. Ở nhiều nơi, mức thuế còn lên đến 4-5 quan. Nghĩa vụ binh dịch rất nặng nề. Ngoài ra người dân còn bị bắt làm phu canh gác, quét dọn cho các quan. Các quan chức địa phương hàng năm phải nộp cho chúa nhiều loại tiền: lĩnh bằng, nhận ấn, lễ mừng sinh nhật, dỗ tết…để có tiền làm các việc đó, quan lại phải lấy thêm ở người dân. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc biệt của Đàng Trong, nhân dân nghèo đói đi lưu vong có thể tìm đến các vùng đất hoang, khai khẩn, lập nghiệp và sống một cuộc đ ời ít nhiều tự do, mặc dù không phải lúc nào cũng thuận lợi tốt đẹp. Mâu thuẫn xã hội tạm thời được giải quyết và đó là lí do làm cho cuộc khủng hoảng xã hội ở Đàng Trong đến muộn hơn Đàng Ngoài. Sự phát triển của nông nghiệp ở Đàng Trong, do những điều kiện đặc biệt của nó, đã có tác dụng duy trì lâu dài sự tồn tại của những quan hệ sản xuất phong kiến và cũng là cơ sở cho sự yên ổn tương đối của xã hội Đàng Trong, của chính quyền phong ki ến ở Đàng Trong. Những điều kiện đặc biệt về mặt khai thác đất đai cũng tạo ra một cơ sở khá bền Nhóm 3 Trang 10
  11. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong vững về lực lượng địa chủ cho tập đoàn thống trị Nguyễn và đó là một trong những nhân tố giải thích sự chuyển biến của lịch sử nước ta cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Thủ công nghiệp a/ Thủ công nghiệp nhà nước Các chúa Nguyễn lập nhiều xưởng đóng thuyền ở các nơi, đặt Nhà đồ chuyên chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức, đồ gỗ phục vụ chúa, đặt ti Nội pháo tượng lấy dân hai xã Phan Xá và Hoàng Giang lành nghề đúc súng vào làm (vừa đúc đại bác vừa đúc súng tây). Các xưởng thủ công nhà nước đã làm được nhiều sản phẩm có chất l ượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn nhưng sử dụng chế độ công tượng, bắt thợ khéo trong nhân dân làm công tượng suốt đời. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển sáng tạo chung của thợ thủ công. b/ Thủ công nghiệp nhân dân: Hoàn cảnh mới của đất nước đã làm tăng nhu cầu về hàng thủ công. Khắp các làng xã, đâu đâu cũng hình thành những nghề thủ công, những thợ thủ công chuyên các nghề rèn, mộc, dệt vải lụa, kéo tơ, tô tượng, làm đá, làm gốm, làm đồ trang sức… Kéo tơ; dệt lụa: tồn tại hầu hết ở các làng. Giáo sĩ A. đơ Rốt đã nhận xét “Đàng Trong rất nhiều tơ, nhân dùng cả tơ để làm lưới đánh cá”, lái buôn Bori cũng đồng quan điểm khi viết “ở Đàng Trong có rất nhiều tơ lụa, đến nỗi những người lao động và hạ lưu dùng thường xuyên, hằng ngày”. Khối lượng sản xuất lớn, ngay từ đầu thế kỉ XVII, theo Bori “tơ có một số lượng rất lớn…đến nỗi cung cấp cả cho Nhật Bản, gửi sang cả vương quốc Lais…” Mặt hàng vải lụa gồm nhiều loại như: lụa trắng, lụa vàng, the, lĩnh, lượt, lụa hoa, nhiễu, đoạn, vải nhỏ, vải trắng, vải hoa, vải sợi đôi…kĩ thuật dệt, theo như nhận đ ịnh của Lê Quý Đôn là “không thua kém gì Quảng Đông” Về tổ chức sản xuất chủ yếu mang tính chất gia đình. Những hạn chế của nhà nước về khổ vải, độc quyền thu mua tơ và bán tơ cho thương nhân nước ngoài, thuế má, lao dịch…đã làm cho nghề dệt không phát triển mạnh lên để chuyển sang một phương thức sản xuất mới. Nhóm 3 Trang 11
  12. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Nghề làm đường, vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, nghề làm đường đặt biệt phát triển. Hàng năm, nhà chúa đã thu 15.922 cân đường phên, 7960 cân đường cát thuế của châu Xuân Đài (Quảng Nam) 24.438 cân đường phên của xã Đông Phiên (Quảng Nam)… tính chung toàn miền Nam, nhà chúa thu thuế 48.320 cân 9 lạng đường, 5300 chĩnh mật mía. Theo Bori, đường Việt Nam thuộc loại “đẹp nhất Ấn Độ”. Trong nghề làm đường đã có sự phân công: người thì trồng mía, người thì mua mía ép lấy nước, người thì đốt lò đun mía ép và tinh chế đường. Nghề rèn sắt: phổ biến ở khắp các làng xã, chế tạo các công cụ cần cho sản xuất hay trong sử dụng của các gia đình. Sản xuất cũng mang tính chất hộ gia đình. Một số thợ rèn sắt đã phát triển nghề mình lên thành nghề đúc súng và được nhà nước trưng dụng. Các nghề thủ công cổ truyền phổ biến khác như dệt chiếu, làm nón, nhuộm, đúc đồng… cũng tăng cường hoạt động, sản xuất ra hàng loạt mặt hàng khác nhau, phục vụ cuộc sống. Nhìn chung thủ công nghiệp nhân dân ở các thế kỉ XVII-XVIII vừa mở rộng, vừa phát triển, đáp ứng ở một mức độ nhất định nhu cầu của nhân dân trong nước và nhu cầu của thương nhân nước ngoài, đi sâu hơn vào nền kinh tế thị trường có tính quốc tế. Nghề khai mỏ: ở Đàng Trong ít mỏ nhưng công cuộc khai quặng cũng giữ một vị trí quan trọng. Ở Phú Bài (Thừa Thiên) có mỏ sắt, dân khai mỏ hàng năm nộp thuế sắt và được miễn phu dịch. Ở Bố Chính (Quảng Bình) cũng có mỏ sắt, một năm dân nộp thuế 500 khối sắt. Vàng rải ra ở nhiều nơi từ Thừa Thiên cho đến Bình Định, Phú Yên. Tóm lại, ở các thế kỉ XVII-XVIII, khai thác hầm mỏ đã trở thành một bộ phận quan trọng của thủ công nghiệp. Do tính chất của công việc, ở đây đã hình thành một phương thức sản xuất tập trung, thuê mướn có tính tư nhân. Thương nghiệp a/ Nội thương Cùng sự mở mang đất đai vào phía nam, các chợ cũng hình hành ngày càng nhiều vì nhu cầu trao đổi hàng hóa. Các chợ lớn ở phủ gồm có: • Xứ Thuận Hóa có 5 chợ: chợ Dinh, chợ Sãi, chợ Cam Lộ, chợ Phả Lại, chợ Phú Xuân Nhóm 3 Trang 12
  13. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong • Phủ Thăng Hoa có 6 chợ: chợ Hội An, chợ Khánh Thọ, chợ Chiên Đàn,, chợ Phú Trạm, chợ Tân An, chợ Khẩu Đáy • Phủ Quy Nhơn có 5 chợ: chợ Yên Khang, chợ Tiên Yên, chợ Phúc Sơn, chợ Càn Dương, chợ Phúc An • Phủ Bình Khang có 4 chợ: chợ Dinh Bình Khang, chợ Tân An, chợ An Dương, chợ Man Giả • Phủ Diên Khánh có 3 chợ: chợ Dinh Nha Trang, chợ Vĩnh An, chợ Phú Vinh • Phủ Gia Định có 5 chợ: chợ Lạch Cát, chợ Sài Gòn, chợ Phú Lâm, chợ Lò Rèn, chợ Bình An Đến thế kỷ 18, ở Gia Định còn có thêm chợ Bến Nghé, chợ Cây Đa, chợ Bến Sỏi, chợ Điều Khiển, chợ Thị Nghè, chợ Tân Kiểng, chợ Bình An, chợ Sài Gòn, chợ Nguyên Thực. Chúa Nguyễn áp dụng mức thuế khá cao, lập ra 140 tuần ty, có ở hầu hết các phủ, huyện, miền thượng du và miền biên. Luồng buôn bán trao đổi Sự phát triển của kinh tế hàng hóa đã dẫn đến sự hình thành các luồng buôn bán lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong nước. Gia Định trở thành đầu mối thị trường gạo. Gạo từ đây chuyển ra vùng Thuận Quảng và các nhu yếu phẩm từ Thuận Quảng được mang vào tiêu thụ ở Nam Bộ. Dù bị các chúa Trịnh và chúa Nguyễn ngăn cấm, giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài vẫn có luồng buôn bán trao đổi không chính thức. Gạo từ Gia Định được bán ra Bắc Hà để đổi lấy lụa, đĩnh, đoạn, quần áo. Ngoài việc buôn bán bằng xe ngựa, xe bò, gòng gánh, các thương nhân thường sử dụng thuyền để chở hàng đi các vùng xa. Người miền xuôi thường chở gạo, muối, hải sản, bát đĩa, ấm chén, vải vóc, tơ lụa…lên bán cho dân miền núi và mua các thứ lâm s ản chở về xuôi. Dân buôn thường chở gạo thóc từ Gia Định ra bán cho dân Thuận Quảng và mua các hàng phương bắc trở vào. b/ Ngoại thương Nhóm 3 Trang 13
  14. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Vùng đất Thuận – Quảng, một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Trung, có tài nguyên và nguồn lâm thổ sản phong phú, có những cảng biển nổi tiếng đã từng thu hút thương khách nước ngoài trong nhiều thế kỷ trước đó. Đối với Nguyễn Hoàng, việc tận dụng và phát huy những tiềm năng của xứ Thuận – Quảng để nó có khả năng đ ảm bảo cho một tương lai chính trị mà thuở ra đi ông đã bắt đầu toan tính là những việc làm tiên quyết. Nhận thấy những hạn chế của điều kiện tự nhiên đối với cư dân nông nghiệp vùng khô, Nguyễn Hoàng và sau đó là Nguyễn Phúc Nguyên đã xác lập một chiến lược phát triển mới với những bước đi và hình thức khác biệt nhằm hòa nhập mạnh mẽ hơn v ới những bước chuyển biến chung của khu vực. Cách thức lựa chọn con đường phát triển đó đã đưa Đàng Trong hội nhập với mô hình phát triển chung của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ là hướng ra biển. Phát triển ngoại thương đã trở thành một chiến lược kinh tế liên quan đến sự sống còn của thể chế mà các chúa Nguyễn ra công tạo dựng. Với chủ trương trọng thương, các chính sách khuyến khích kinh tế đối ngoại của các chúa Nguyễn đã có tác dụng cổ vũ ngoại thương Đàng Trong. Vào thế kỷ XVII – XVIII, Đàng Trong đã có quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa phát triển thuộc loại bậc nhất của thế giới. Hầu hết các cường quốc kinh tế lúc bấy giờ, cả ở châu Á lẫn châu Âu đều đến và thiết lập quan hệ giao thương với chính quyền Đàng Trong. Về tình hình thế giới: Trong hơn 40 năm:1592-1635, là thời kỳ Nhật Bản thực hiện chính sách mở cửa, hàng trăm thương thuyền được Mạc phủ cấp “ châu ấn” (Shuin sen) để xuất bến buôn bán với nước ngoài góp phần tạo nên một hiện tượng thương mại sôi động ở các nước Đông Nam Á trong đó có Hội An của Đàng Trong. Về phía Trung Quốc, sau hơn hai thế kỷ thực hiện chính sách “ hải cấm” để độc quyền ngoại thương thông qua con đường “thương mại - triều cống” nhằm nâng cao vị thế chính trị đối với các nước trong khu vực không những đã không mang lại nguồn l ợi kinh tế đáng kể mà nhà nước không kiểm soát được thị trường vì nạn buôn lậu quốc tế và nạn cướp biển hoành hành khắp nơi. Do vậy, nên đến năm 1567, nhà Minh buộc phải tháo gỡ bằng cách cấp giấy phép cho các thương thuyền đến các vùng biển Đông Nam Á đ ể Nhóm 3 Trang 14
  15. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong buôn bán. Đến năm 1592 có 110 thuyền được cấp Wenyin, mở ra một triển vọng trong việc buôn bán với Đàng Trong. Từ sau năm 1644, khi nhà Mãn Thanh đã thắng nhà Minh thực hiện một chính sách thống trị và kỳ thị người Hán trên lãnh thổ Trung Quốc nên rất nhiều di thần nhà Minh và doanh nhân Trung Quốc đã xin nhập cư ở các nước Đông Nam Á trong đó Đàng Trong. Thế kỷ XV - XVII, các nước phương Tây bước vào thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản, những cuộc phát kiến địa lý đã mở ra một cuộc “cách mạng thương mại” th ực s ự ở châu Âu và đưa đến việc thiết lập mạng lưới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đ ại dương nối liền châu Âu với phương Đông. Mạng lưới giao thông mậu dịch hàng hải xuyên đại dương được hình thành đã thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kiếm lời của thương nhân nhiều quốc gia Tây Âu có nền kinh tế công thương nghiệp phát triển như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... tìm đ ến nhiều vùng đất ở phương Đông để thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sự tham gia đồng thời của nhiều nước phương Tây vào thị trường khu vực đã làm cho hoạt động thương mại của các nước trong khu vực đổi sắc. Ở Đông Nam Á, nhiều nước đã tiến hành mở cửa giao thương với các nước phương Tây như Siam, Indonesia và bán đảo Malacca là cơ hội để cho Đàng Trong tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Trong thời gian đầu, khi Đàng Ngoài thực thi chính sách đóng cửa trong quan hệ với các nước phương Tây thì Đàng Trong lại thực thi chính sách ngoại thương cởi mở. Trong lĩnh vực đối nội, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong tạo điều kiện cho thương nghiệp phát triển và có chính sách bảo hộ đối với một số mặt hàng do chính người Đàng Trong sản xuất. Trong lĩnh vực đối ngoại, các chúa Nguyễn không những khuyến khích thương nhân nước ngoài đến buôn bán mà còn ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với các thương nhân phương Tây. Chính nhờ chính sách ngoại thương thông thoáng của các chúa Nguyễn mà việc buôn bán Đàng Trong ngày càng phát triển và hình thành nên những thương cảng nổi tiếng, trong đó tiêu biểu là thương cảng Hội An. Các đối tác phương Đông 1. Trung Quốc Nhóm 3 Trang 15
  16. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Khi nhà Thanh diệt nhà Minh (1661), nhiều người Hoa không chịu quy phục người Mãn đã vượt biển chạy vào Đàng Trong làm nghề buôn bán. Các lái buôn Trung Quốc đi đường biển thường xuất phát từ Triều Châu, Quảng Châu, Thiều Châu, Phúc Kiến. Các thuyền buôn vào cửa Eo hay cửa Đại Chiêm để lên phố Thanh Hà hoặc Hội An. Các thương nhân người Hoa có sự hỗ trợ của những người Hoa sinh sống tại Đại Việt, hơn nữa lại được sự ưu đãi hơn của các chúa Nguy ễn so với người phương Tây. Do đó họ là những người lũng đoạn thị trường các đô thị như Phiên Trấn, Hội An, Hà Tiên, Gia Định. Ngoài ra, họ còn đóng vai trò làm môi giới, phiên dịch giữa người Việt và người phương Tây. Cùng với thương nhân Nhật Bản, thương nhân Trung Quốc cũng có mặt khá s ớm ở đất Đàng Trong. Từ rất lâu, Trung Quốc đã là một bạn hàng gần gũi của Đ ại Việt. Tuy nhiên, so v ới các triều đại trước đó, việc người Hoa đến buôn bán trên đất Đại Vi ệt vào th ế k ỷ XVII – XVIII phát triển cao hơn nhiều với số lượng tàu thuyền và khối lượng hàng hóa l ớn mà hàng năm h ọ mang tới Phố Hiến ở Đàng Ngoài cũng như Hội An ở Đàng Trong. S ự xu ất hi ện ph ố ng ười Hoa bên cạnh phố người Nhật tại Hội An nói lên sự phát tri ển quan h ệ giao th ương gi ữa hai n ước. Khác với người Nhật, người Hoa từ Trung Quốc được phép đến buôn bán với Đàng Trong không chỉ trong buổi đầu nền thống trị của chúa Nguyễn mà còn kéo dài suốt thời kỳ sau đó. Hoạt động ngoại thương giữa Đàng Trong với Trung Quốc có ý nghĩa lớn trong vi ệc thúc đẩy s ự phát tri ển nền thương mại ở vùng đất mới mẻ này, nhất là n ửa sau th ế k ỷ XVII và c ả th ế k ỷ XVIII, khi chính phủ Nhật đã thực hiện lệnh tỏa qu ốc (1636) làm cho ho ạt đ ộng c ủa Châu ấn thuy ền gi ảm dần vai trò của nó tại Hội An. Li Tana cho biết, từ năm 1647 đến năm 1720, số ghe thuyền Trung Hoa từ các nước Đông Nam á tới Nhật Bản như sau: Đàng Ngoài: 63 chiếc, Đàng Trong: 203 chi ếc, Campuchia: 109 chiếc, Xiêm: 138 chiếc, Patani: 49 chiếc, Malacca: 8 chiếc, Jakacta: 90 chiếc, Bantam: 3chiếc. (Dẫn theo Xứ Đàng Trong – Lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 (Nguyễn Nghị dịch). Nxb Trẻ, tr101. 2. Nhật Bản Các thương nhân Nhật không vào được thị trường Trung Quốc vì chính sách cấm thông thương của nhà Minh đã chuyển từ thị trường Trung Quốc sang thị trường Đại Việt. Nhóm 3 Trang 16
  17. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Một thời gian sau, ngay cả khi Nhật Hoàng có lệnh cấm thuyền Nhật ra buôn bán ở nước ngoài, vẫn có tàu Nhật đến giao dịch ở Hội An Hàng hóa người Nhật mang đến là đồng, lưu huỳnh, vũ khí, vải bông, giấy, yên ngựa; họ mua về tơ, vải thô, lụa, long não, lô hội, trầm hương, da cá mập, hồ tiêu, song, mây. Trong lịch sử th ương mại Đại Việt, chưa bao giờ quan hệ buôn bán với Nh ật B ản phát triển thịnh đạt như bốn thập kỷ đầu của thế kỷ XVII. Mặc dù thời đại Châu ấn thuyền ở Đàng Trong không kéo dài, song việc buôn bán của người Nhật tại vùng đất này đ ể lại nhi ều d ấu ấn đậm nét. Số lượng Châu ấn thuyền hàng năm đến Đàng Trong luôn đ ứng đầu danh sách các nước có quan hệ mua bán với Nhật Bản. Phố Nhật ở Hội An ra đ ời là do nhu c ầu c ủa th ương mại, nhưng đồng thời nó cũng là kết quả phát triển c ủa quan hệ thương mại hai n ước. Ch ưa có nơi nào trên đất châu á mà thương điếm của người Nhật có qui mô và năng l ực ho ạt đ ộng có hiệu quả như thương điếm của họ đặt tại Hội An. Buôn bán với người Nhật đóng vai trò quan trọng trong nền thương mại Đàng Trong. Thành Thế Vỹ, Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, Nxb Sử học, 1961, tr..9 đã dẫn theo Peri trong cuốn Sơ thảo về sự giao thiệp giữa Nhật Bản và Đông Dương vào những thế kỷ XVI và XVII, cho biết, trong 13 năm (từ 1604 đến 1616), có 186 thuyền buôn Nhật đã được cấp châu ấn đến buôn bán với các nước châu á. Trong đó, đến Đàng Ngoài là 11 chiếc, Đàng Trong là 42 chiếc, Champa là 5 chiếc, Campuchia là 25 chiếc, Xiêm là 37 chiếc, Philippin là 34 chiếc, Nam Trung Quốc là 18 chiếc,các n ước khác là 18 chiếc. Chen Ching Ho (Trần Kinh Hòa) cũng cho biết, từ năm 1604 đến 1634, có 162 Châu ấn thuyền đến Đại Việt và Cao Miên. Trong đó, có 35 chiếc đến Đàng Ngoài, 86 chiếc đến Đàng Trong, Các đối tác phương Tây 1. Bồ Đào Nha Trong số các nước phương Tây, Bồ Đào Nha là nước đầu tiên có mặt ở Đàng Trong. Theo Booc-Vút (Birdwood), người Bồ Đào Nha tiến hành các hoạt động giao lưu buôn bán với Đàng Trong vào khoảng năm 1540, thương nhân Bồ Đào Nha từ Macao hoặc Nam Dương (Indonesia) đến Hội An vào tháng chạp hoặc tháng giêng bán, mua hàng như tơ, lụa, hồ tiêu, gỗ quý, thông qua các đại lý người Hoa hay người Nhật ở Hội An rồi quay thuyền về các căn cứ trên (Macao, Nam Dương). Điều cần nhận thấy ở đây là để thiết lập Nhóm 3 Trang 17
  18. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong quan hệ buôn bán với các nước châu Á, Bồ Đào Nha đã xây dựng nên hệ thống th ương điếm trên toàn cõi châu Á nhằm tạo ra một mạng lưới thương mại hùng mạnh vào thế kỷ XVI. Tuy nhiên đối với Việt Nam, Bồ Đào Nha không thiết lập hệ thống thương điếm cho nên mọi quan hệ giao lưu buôn bán đều thông qua môi giới trung gian đ ể gom hàng hoá hoặc giao dịch. Điều đáng lưu ý là các thương nhân Bồ Đào Nha không đ ể l ại người thường trực ở Hội An nhưng lại muốn độc quyền buôn bán với Đàng Trong. Để làm việc đó, các thương nhân Bồ Đào Nha tìm mọi cách để lấy lòng chúa Nguyễn, gửi tặng các đồ vật, và thường xuyên cạnh tranh với Hà Lan, thậm chí họ còn đề nghị chúa Nguyễn không nên buôn bán với người Hà Lan, tuy nhiên chúa Nguyễn không đồng ý mà v ẫn thi ết l ập buôn bán với người Hà Lan. Trước tình hình như vậy, Bồ Đào Nha càng hướng sự quan tâm đến các hoạt động giao lưu buôn bán với Đàng Trong. Từ năm 1640 trở đi, quan hệ buôn bán giữa Bồ Đào Nha với Nhật Bản ngày càng giảm, trong khi đó quan hệ buôn bán với Đàng Trong lại được tăng cường. Những sản vật mà các thương nhân mua c ủa Đàng Trong là tơ vàng, một số trầm hương, kỳ nam và một ít benzoin. Đổi lại, các thương nhân Bồ Đào Nha mang súng ống, diêm tiêu, kẽm, đồng... có thợ kỹ thuật đi cùng để bán lại cho Đàng Trong. Người Bồ Đào Nha đã dạy cho chúa Nguyễn kỹ thuật đúc súng nên được các chúa Nguyễn sủng ái và nể trọng. Sở dĩ như vậy là vì, thời kỳ này xảy ra cuộc chiến tranh giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài nên chúa Nguyễn rất cần mua súng đạn từ xưởng đúc súng của Bồ Đào Nha ở Macao. Điều cần nhận thấy là trong số các thương cảng c ủa Đàng Trong thì Hội An được coi là một trong những thương cảng sầm uất nhất. Hội An là trung tâm tập trung và phân phối hàng hoá, là nơi xuất khẩu một số sản phẩm địa phương như kỳ nam và vàng, trong đó kỳ nam là một thứ dầu quý được các thương nhân Bồ Đào Nha ưa chuộng “Kỳ nam hương màu đen, có dầu và giá 50 cruzadosmột catty nơi người Bồ Đào Nha, trong khi tại chính nơi sản xuất, nó trị giá ngang với bạc, bao nhiêu kỳ nam hương là bấy nhiêu bạc”. Có thể khẳng định rằng Đàng Trong đã tạo mọi điều kiện thuận l ợi cho các th ương nhân Bồ Đào Nha đến giao lưu buôn bán trong đó có cả việc cho phép các thương nhân Bồ Đào Nha xây dựng những cơ sở kinh doanh ở Hội An, cho phép lập phố, xây kho như các thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc. Song do phương thức buôn bán của Bồ Đào Nha chủ yếu thông qua môi giới trung gian hoặc giao dịch nên Bồ Đào Nha không có cơ sở Nhóm 3 Trang 18
  19. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong vững chắc tại Đàng Trong. Với tư cách là những người phương Tây đầu tiên đ ến Vi ệt Nam, “người Bồ Đào Nha đã cậy có một nền hàng hải khỏe vào bậc nhất và hung hăng đến chiếm đất đai để buôn bán”. Mặc dù các thương nhân Bồ Đào Nha mua đuợc nhiều hàng hoá rẻ của Đàng Trong nhưng họ đến Đàng Trong không đại diện cho bất kỳ công ty nào và không cư ngụ tại đó nên vị thế của Bồ Đào Nha ở Đàng Trong về sau bị suy giảm. 2. Hà lan So với Bồ Đào Nha, thì các thương nhân Hà Lan đến Đàng Trong vào thời điểm muộn hơn rất nhiều. Năm 1601, người Hà Lan đã đến Đàng Trong, đặt chân đ ến Hội An để buôn bán. Nguyên nhân để các thương nhân Hà Lan đặt chân đến Đàng Trong là do phải duy trì nền thương mại nội Á, trong đó việc thu mua bạc Nhật là yếu tố quyết định để các thương điếm phương Đông duy trì hoạt động. Dù có nhiều cố gắng nhưng Công ty Đông Ấn Hà Lan có trụ sở chính đóng tại Batavia ở Indonesia vẫn không cung cấp đủ vốn cho thương mại châu Á nên đến đầu thế kỷ XVII, hoạt động trao đổi bạc lấy tơ l ụa là trọng tâm trong hoạt động thương mại của các Công ty Đông Ấn châu Âu ở khu vực Viễn Đông. Trước khi người Hà Lan thâm nhập, buôn bán với Đàng Trong thì người Bồ Đào Nha đã triển khai lấy lụa Trung Quốc đổi bạc Nhật. Vì vậy, để có được bạc Nhật cho mạng lưới buôn bán nội Á, Công ty Đông Ấn Hà Lan cần tơ lụa Trung Quốc. Do không thâm nh ập được vào thị trường Trung Quốc, Công ty Đông Ấn Hà Lan buộc phải mua tơ l ụa Trung Quốc tại các cảng thị trung chuyển như Hội An. Bảng 1. Loại tiền đúc VOC đem đến Đàng Trong (1633-1637) Nhóm 3 Trang 19
  20. Diện mạo kinh tế-xã hội Đàng Trong Những mặt hàng mà người Hà Lan thường mang đến buôn bán là những mặt hàng Đàng Trong cần như đại bác, diêm tiêu, lưu huỳnh; dạ châu Âu loại mịn, màu đỏ và màu sẫm; đồng bạc rénaux như tiền đồng, bạc nén và bạc đúc; hạt tiêu đ ể xuất khẩu sang Trung Quốc; vải bông Ấn Độ, gỗ đàn hương… Đổi lại, người Hà Lan mua tơ lụa và các mặt hàng thổ sản như kỳ nam hương, gỗ quý, tơ lụa, xạ hương, vàng... mang về châu Âu. Trong thời gian đầu các thương nhân Hà Lan cũng được các chúa Nguyễn đón tiếp nồng hậu, thậm chí còn được triều đình ban tặng một số đặc quyền để buôn bán. Năm 1633, theo thư mời của chúa Sãi, Công ty Đông Ấn Hà Lan đã có ý đ ịnh đ ến buôn bán ở Quảng Nam và đến năm 1636, thương điếm của Hà Lan đã được thiết lập ở Hội An phố. Tuy nhiên, quá trình buôn bán giữa Đàng Trong với Hà Lan chỉ diễn ra trong 4 th ập niên đ ầu của thế kỷ XVII, về sau do mâu thuẫn với dân bản địa các thương nhân Hà Lan buộc phải rời khỏi Hội An. Sau nhiều cố gắng của Batavia, nhưng Công ty Đông Ấn Hà Lan vẫn không duy trì được mối quan hệ thương mại với Đàng Trong. Những chuyển biến chính trị và thương mại khu vực Đông Nam Á đầu thập niên 30 của thế kỷ XVII buộc Chính phủ Batavia chuyển hướng trọng tâm quan hệ thương mại từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Nhóm 3 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2