intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc Container tại cảng biển Việt Nam

Chia sẻ: Bluesky_12 Bluesky_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

184
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Container là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong nghành vận tải, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra container trong những năm 1930 ở New Jersey. Ngày nay, khoảng 90% hàng hóa được đóng trong các container và được xếp lên các tàu chuyên chở. Hơn 200 triệu container được chuyên chở hàng năm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc Container tại cảng biển Việt Nam

  1. Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2019 Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc Container tại cảng biển Việt Nam
  2. MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................................ 3 Chương 1: Khái quát về container ............................................................................................ 6 1.1/ Lịch sử phát triển của container .................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về container........................................................................................... 6 1.1.2. Phân loại container ................................................................................................. 7 1.1.2.1. Phân loại theo kích thước: ................................................................................. 7 1.1.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng container:............................................................. 7 1.1.2.3. Phân loại theo cấu trúc container ..................................................................... 7 1.1.2.4. Phân loại theo công dụng của container ........................................................... 8 1.1.3. Quá trình ra đời và phát triển của container ....................................................... 9 1.1.3.1. Quá trình ra đời và phát triển của container quốc tế ........................................ 9 1.1.3.2. Quá trình ra đời và phát triển của container ở Việt Nam ............................... 14 1.2/ Lợi ích của phương thức vận tải bằng container ...................................................... 15 1.2.1. Đối với chủ hàng ................................................................................................... 15 1.2.2.Đối với người chuyên chở ...................................................................................... 17 1.2.3. Đối với xã hội ......................................................................................................... 18 Chương 2: Tình trạng ùn tắc container tại các cảng biển của.............................................. 22 2.1. Tổng quan về cảng biển Việt Nam ............................................................................. 22 2.1.1 Thực trạng cảng biển Việt Nam ........................................................................... 22 2.1.2. Cảng Sài Gòn ......................................................................................................... 27 2.1.2.1 Vị trí địa lý. ....................................................................................................... 27 2.1.2.2 Luồng vào cảng ................................................................................................. 28 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 29 2.1.2.4. Hàng hoá thông qua: ....................................................................................... 31 2.1.2.5. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn của cảng Sài Gòn..................................... 32 2.1.3. Cảng Hải Phòng .................................................................................................... 37 2.1.3.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 37 2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. ............................................................................ 39 2.1.3.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của Cảng Hải Phòng ..................................... 41 2.2. Tình trạng và nguyên nhân ùn tắc container tại các cảng biển của Việt Nam. ..... 44 2.2.1. Tình trạng ùn tắc container tại các cảng biển của Việt Nam ........................... 44 2.2.2. Nguyên nhân.......................................................................................................... 46 2.2.2.1 .Hệ thống giao thông ........................................................................................ 46 2. 2.2.2. Năng suất xếp dỡ không cao ........................................................................... 47 2.2.2.3. Thủ tục hành chính rườm rà ............................................................................ 47 2.2.2.4. Yếu tố liên quan đến doanh nghiệp và thị trường ............................................ 47 2.2.2.5. Nguyên nhân do mặt hàng ............................................................................... 48 2.2.2.6. Hạn chế về mặt bằng. ...................................................................................... 48 2.2.2.7. Do hệ thống pháp luật ..................................................................................... 49 2.2.3. Những thiệt hại do ùn tắc container gây ra ........................................................ 50 2.2.3.1. Đối với doanh nghiệp....................................................................................... 50 2.2.3.2. Đối với xã hội................................................................................................... 51 http://svnckh.com.vn 1
  3. 2.2.3.3. Đối với cảng. .................................................................................................... 51 Chương 3: Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc container tại cảng biển Việt Nam .......................................................................................................................................... 53 3.1. Dự báo xu thế vận chuyển hàng hoá bằng container. ............................................... 53 3.1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 53 3.1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 54 3.2. Định hướng phát triển vận tải container ở Việt Nam ................................................. 56 3.2.1 Định hướng phát triển cảng biển.......................................................................... 57 3.2.1.1 Giai đoạn đến năm 2010. .................................................................................. 57 3.2.1.2. Giai đoạn 2010 – 2020. ................................................................................... 58 3.2.2 Định hướng phát triển các dịch vụ vận tải. ......................................................... 60 3.2.3. Công nghệ xếp dỡ .................................................................................................. 60 3.3.Một số giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc container .......................................... 61 3.3.1. Đối với nhà nước ................................................................................................... 61 3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ........................................................... 61 3.3.1.2. Giảm bớt những thủ tục không cần thiết ......................................................... 63 3.3.1.3.Quy hoạch đầu tư, phát triển cảng chuyên dụng một cách hợp lý, đặc biệt là cảng trung chuyển container ........................................................................................ 64 3.3.1.4. Áp dụng chính sách cạnh tranh giành thị trường cho các doanh nghiệp ........ 67 3.3.2. Đối với các Hiệp hội .............................................................................................. 68 3.3.2.1. Thể hiện tốt chức năng tham mưu cho Nhà nước ............................................ 69 3.3.2.2. Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các hiệp hội........................................................ 69 3.3.2.3. Phát triển quan hệ hợp tác đối ngoại, nhất là trong khu vực ASEAN ............. 70 3.3.3. Đối với doanh nghiệp quản lý cảng biển ............................................................. 70 3.3.3.1. Yêu cầu đối với trang thiết bị của cảng biển ................................................... 70 3.3.3.2. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông............................................ 71 3.3.3.3. Phân luồng container....................................................................................... 72 3.3.3.4. Áp dụng công nghệ thông tin ........................................................................... 72 Kết luận .................................................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 75 http://svnckh.com.vn 2
  4. Lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Container được cho là đã làm nên cuộc cách mạng lần thứ ba trong ngành hàng hải. Thật vậy, bằng việc vận chuyển bằng container, số lượng hàng hoá giao dịch trên thế giới ngày càng tăng vọt. Giờ đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vận chuyển container trên những chiếc tàu siêu trọng không còn là quá xa vời. Và quá trình lưu thông hàng hoá đang dần trở thành một chuỗi phân phối khép kín, với những dịch vụ vận chuyển mang lại lợi nhuận khổng lồ . Việt Nam là một quốc gia khá được thiên nhiên ưu đãi với lợi thế có h ơn 3200km đường biển. Vì vậy việc phát triển vận tải biển đã, đang và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, đặc biệt là trong việc lưu thông container. Hàng năm, khoảng 72% lưu lượng container thông qua cảng Việt Nam đi qua các cảng khu phực phía Nam, đặc biệt là nhóm cảng số 5 (TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) và 26% là thông qua các cảng miền Bắc. Với địa thế thuận lợi như vậy, cộng với tốc độ phát triển nhanh chóng của các cảng biển đáng lẽ Việt Nam đã có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể và sánh ngang với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, HongKong hay Busan…Thực tế thì, hàng năm nước ta đã để mất một khoản thu ngoại tệ đáng kể và thay vào đó là phải chi một khoản ngoại tệ bởi việc thu gom hàng hóa từ nước ngoài; không những vậy, khi hàng hóa về tới cảng thì các nhà chức trách lại điên đầu với nạn ùn tắc container, khi mà lợi nhuận kiếm được không đủ để bù chi phí lưu kho, bãi của hàng hóa. Và mặc dù Việt Nam cũng đã xây dựng được nhiều cảng container lớn nhưng khối lượng hàng nhập về là rất nhiều trong khi hàng xuất khẩu lại ít, vì thế một khối lượng container tồn đọng tại cảng là rất lớn, việc bảo quản các container này không những gây mất một khoản chi phí, mà còn làm mất một khoản lời khi không thể http://svnckh.com.vn 3
  5. cho thuê các container này. Vấn đề này cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi hàng đọng, các doanh nghiệp vừa phải mất phí lưu kho lưu bãi, lại vừa không thể chuyển hàng đến kịp làm tổn thất đến doanh nghiệp hàng ngàn đô la Mỹ. Vậy nguyên nhân của vấn đề ùn tắc container tại cảng biển là gì và làm thế nào để giải quyết được tình trạng đó? Chúng tôi chọn đề tài này nhằm mục tiêu tìm ra được những nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, cũng như để phát triển cảng biển của Việt Nam. Nhóm tác giả hi vọng bài nghiên cứu của mình sẽ đóng góp một số giải pháp tích cực nhằm giải quyết thực trạng trước mắt, góp phần làm cho cảng biển Việt Nam ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho nhà nước, doanh nghiệp mà cả xã hội. Rất mong được các thầy cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn! 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Các cảng container ở Việt Nam, đặc biệt là cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn - Các container * Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra tầm quan trọng của phương thức vận tải bằng container và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của nền kinh tế Nêu lên thực trạng của các cảng, bãi container và những giải pháp giúp lưu chuyển tối đa container. 3. Phương pháp nghiên cứu * Tổng hợp và phân tích tài liệu * Phỏng vấn http://svnckh.com.vn 4
  6. * Nghiên cứu tại bàn * Điều tra, khảo sát 4.Phạm vi nghiên cứu Cảng container Hải Phòng và Sài Gòn 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến Góp phần giúp các doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan giải quyết vấn đề ùn tắc container tại cảng biển. Mặt khác giúp các doanh nghiệp sử dụng được tối đa hiệu suất luân chuyển container. Và cuối cùng là giúp cơ quan quản lý cảng biển có thể tận dụng hết công suất cũng như diện tích của cảng biển, góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của cảng biển Việt Nam. http://svnckh.com.vn 5
  7. Chương 1: Khái quát về container Trong thế kỷ 21, khi các quốc gia ngày càng có xu hướng hội nhập toàn cầu hóa thì việc giao dịch thương mại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước ngày càng lớn vì thế việc vận chuyển hàng hóa bằng hình thức container hiện nay được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Người ta coi hình thức vận tải container là cuộc cách mạng thứ ba trong ngành hằng hải. Hệ thống vận tải biển, nhất là vận tải container đã phủ mạng toàn cầu, cho phép hàng hóa gửi từ một cảng có thể tới bất kỳ một cảng biển khác trên thế giới trong một chuyến đi. 1.1/ Lịch sử phát triển của container 1.1.1. Khái niệm về container Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm: + Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần. + Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. + Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác. + Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra. + Có dung tích không ít hơn 1m3. (Theo Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing Organization)) Từ định nghĩa này, ta thấy container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường, mặc dù nó có thể thực hiện chức năng của một bao bì vận tải. Container không phải là công cụ vận tải ,cũng như không phải là một bộ phận của công cụ vận tải vì nó không gắn liền với các công cụ vận tải. http://svnckh.com.vn 6
  8. 1.1.2. Phân loại container Trên thực tế, container được chia làm nhiều loại tùy theo các tiêu chuẩn khác nhau. 1.1.2.1. Phân loại theo kích thước: Container loại nhỏ: trọng tải dưới 5 tấn và dung tích dưới 3 m3 . Container loại trung bình: trọng tải 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10 m3 . Container loại lớn: trọng tải hơn 10 tấn và dung tích hơn 10 m3 . 1.1.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng container: Container được đóng bằng vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đó cho container, ví dụ container gỗ dán, container thép, container nhôm… Chiều cao Chiều rộng Chiều dài Trọng Trọng Dung Ký hiệu tải tối tải tích đa tịnh trong m3 tấn tấn foot mm foot mm foot mm 1.A 8,0 2.435 8,0 2.435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.A.A 8,0 2.435 8,0 2.435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.B 8,0 2.435 8,0 2.435 29,1 9.125 25 23,0 45,5 1.C 8,0 2.435 8,0 2.435 19,1 6.055 20 18,0 30,5 1.D 8,0 2.435 8,0 2.435 9,9 2.990 10 8,7 14,3 1.E 8,0 2.435 8,0 2.435 6,5 1.965 7 6,1 9,1 1.F 8,0 2.435 8,0 2.435 4,5 1.460 5 4,0 7,0 Bảng 1: Tham số kỹ thuật của 7 loại container thuộc xêri 1 theo tiêu chuẩn của ISO 1.1.2.3. Phân loại theo cấu trúc container http://svnckh.com.vn 7
  9. Container kín Container hở Container khung Container gấp Container phẳng Container có bánh lăn 1.1.2.4. Phân loại theo công dụng của container -Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa. Nhóm này bao gồm các loại : container kín có cưa ở một đầu; container kín có cưa ở một đầu và các bên; có cưa ở trên nóc, mở cạnh; mở trên nóc, mở bên cạnh; container có thành thấp; container có lỗ thông hơi… -Nhóm 2: Container chở hàng rời: là loại container dùng để chở hàng rời (ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ…).Đôi khi loại container này có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container ở bên cạnh để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điển bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho hàng hóa trong container, vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có thứ tự. -Nhóm 3: Container bảo ôn /nóng/lạnh. Loại container này có sườn, sàn, mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container. Nhiều container loại này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh dựa vào những chiếc máy được gắn phía trước container hoặc bằng hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn hợp (khống chế nhiệt độ). Đây là loại container dùng để chứa các hàng mau http://svnckh.com.vn 8
  10. hỏng( hàng rau quả…) và các hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên vì có lớp cách điện và máy làm lạnh nên làm giảm dung tích chứa hàng của container, sự bảo quản máy móc cũng đòi hỏi cao hơn, nếu các thiết bị máy móc được đặt ở trong container. -Nhóm 4: Container thùng chứa dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng dạng lỏng ( như dầu ăn, hóa chất lỏng…). Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích là 20cb.ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon( 15.410 lít), tùy theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng. Đây là loại container được chế tạo để chở những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là làm giảm sức lao động dùng để xếp dỡ hàng hóa và có thể được sử dụng như một kho chứa tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như : giá thành ban đầu cao, chi phí bảo dưỡng nhiều. Trước khi cho hàng hóa vào đòi hỏi phải tốn công làm sạch thùng chứa (mỗi lần cho hàng vào là một lần phải làm vệ sinh sạch sẽ thùng chứa). Khó khăn cho vận chuyển, vì hàng dễ bị bay hơi, rò rỉ dọc đường, trọng lượng vỏ lớn. -Nhóm 5: Các container đặc biệt như: Container chở súc vật sống. Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên chở hàng bách hóa. Loại container này dùng để chuyên chở súc vật sống, do vậy nhược điểm chính của nó là vấn đề làm vệ sinh sạch sẽ khi xếp các lô hàng hóa tiếp theo. Trong nhiều quốc gia thủ tục kiểm dịch các container dùng để chở súc vật rất khắt khe, do vậy container rỗng khi quay trở lại cần chú ý khâu vệ sinh. 1.1.3. Quá trình ra đời và phát triển của container 1.1.3.1. Quá trình ra đời và phát triển của container quốc tế http://svnckh.com.vn 9
  11. Container hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra container trong những năm 1930 ở New Jersey. McLean đã nhận ra rằng thay vì xếp hay dỡ toa chở hàng thì các toa chở hàng này tự chúng (với một vài thay đổi nhỏ) sẽ là container được vận chuyển. Sự phát triển của container nhìn chung được chia làm bốn giai đoạn:  Giai đoạn 1: tính đến năm 1955: Có đặc trưng là ở một số nước bắt đầu thí nghiệm sử dụng container loại nhỏ vào chuyên chở hàng hóa trong vận tải đường sắt. Trước đại chiến thế giới lần thứ nhất, một số công ty vận tải, đặc biệt là công ty vận tải đường sắt bắt đầu thí nghiệm phương pháp chuyên chở hàng hóa trong container cỡ nhỏ. Container lúc bấy giờ có kết cấu và công dụng không giống như container dùng hiện nay. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, các nước như : Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Liên Xô tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng container trong chuyên chở hàng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của phương thức vận tải này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải, giữa các cơ quan vận tải với nhau. Đó cũng là nguyên nhân ra đời của tổ chức “ Văn phòng Container quốc tế”( Bureau International Container- BIC) năm 1933, trụ sở tại Paris. Tổ chức này có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình áp dụng container trong chuyên chở hàng hóa và đóng vai trò phối hợp việc chuyên chở container trong một số nước ở Châu Âu. “ Văn phòng Container quốc tế” là tổ chức đầu tiên nhận thấy ý nghĩa cách mạng của phương pháp chuyên chở hàng hóa bằng container. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã sử dụng khá rộng rãi container để chuyên chở vũ khí và vật liệu chiến tranh. Những kinh nghiệm của Mỹ đã có tác dụng nhất định thúc đẩy sự phát triển chuyên chở container vào thời gian sau chiến tranh. http://svnckh.com.vn 10
  12. Những năm 50( 1948-1955), chuyên chở container được phát triển với tốc độ nhanh hơn. Phạm vi sử dụng container được mở rộng sang các phương thức vận tải khác ( đường biển, đường ô tô). Tuy nhiên, phương pháp chuyên chở container cũng mới chỉ áp dụng trong chuyên chở nội địa và sử dụng conatiner loại nhỏ và trung bình.  Giai đoạn 2: Trong khoảng thời gian 1956- 1966 Là thời kỳ bắt đầu áp dụng container trong chuyên chở quốc tế, sử dụng ngày càng nhiều container loại lớn và tốc độ phát triển chuyên chở container rất cao. Có thể nói rằng giai đoạn hai là thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng container trong chuyên chở hàng hóa. Trong giai đoạn này, phương pháp chuyên chở hàng hóa bằng các loại container được áp dụng trong vận tải đường sắt, đường biển, đường ô tô. Các hãng tàu biển của Mỹ như: SeaLand Service, Mailson Navigation Company bắt đầu sử dụng tàu container chuyên dụng vào việc chuyên chở hàng hóa giữa các cảng của Mỹ và một số nước Nam Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Chuyên chở container ở Châu Âu trong giai đoạn này cũng phát triển với tốc độ nhanh. Năm 1955, các nước Châu Âu khai thác trên 152.000 chi ếc container các loại. Đến năm 1960 số lượng này tăng lên 282.000 chiếc, nhưng cũng cần phải nhấn mạnh rằng các nước châu Âu chủ yếu dùng loại nhỏ và trung bình. Đến những năm 60, các nước này mới phát triển dùng các container loại lớn. Vì vậy, trong chuyên chở quốc tế xuất hiện nhiều loại container có kích thước, hình dáng khác nhau. Từ đó gây ra nhiều khó khăn trong quá trình chuyên chở và giảm hiệu quả kinh tế của phương pháp chuyên chở container.  Giai đoạn 3: Từ năm 1967 đến 1980 Lấy năm 1967 làm mốc vì trong năm này có hai sự kiện rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của chuyên chở container trên phạm vi toàn thế giới. Tháng 6 năm 1967, tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua tiêu chuẩn http://svnckh.com.vn 11
  13. container quốc tế loại lớn (xêri 1)áp dụng trong chuyên chở container quốc tế. Sự kiện thứ hai là tháng 12 năm 1967 thành lập công ty quốc tế về chuyển chở container với tên gọi Intercontainer, có trụ sở tại Brucxen. Tổ chức Intercontainer kinh doanh vận chuyển container bằng vận tải đường sắt giữa các nước châu Âu. Đặc điểm chính của giai đoạn 3 này là - Áp dụng phổ biến các loại container lớn theo tiêu chuẩn của ISO - Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống vận tải container bao gồm vận tải đường sắt, đường ô tô, mặc dù trình độ kỹ thuật, tổ chức quản l ý và kinh doanh ở mức độ khác nhau - Tăng nhanh số lượng container loại lớn, số lượng công cụ vận tải chuyên dụng chở container và thiết bị xếp dỡ container - Xây dựng, cải tạo các cảng biển, ga đường sắt biên giới thích hợp với chuyên chở container và phục vụ chuyên chở container quốc tế - Hình thành các tuyến đường sắt, đường biển chuyên chở container ở châu Âu và trên thế giới. Qua đó, có thể nhận xét rằng: giai đoạn thứ 3 là giai đoạn phát triển nhanh và rộng rãi của phương pháp chuyên chở container trong buôn bán quốc tế. Đến giữa những năm 70, chuyên chở container chuyển sang một thời kì mới mà đặc điểm là ngày càng hoàn thiện hơn về kỹ thuật, tổ chức quản lý và đạt kết quả kinh tế cao.  Giai đoạn 4: Từ năm 1981 đến nay. Đây là giai đoạn hoàn thiện và phát triển theo chiều sâu của hệ thống vận tải container với sử dụng container loại lớn ở hầu hết các cảng biển trên thế giới. Tàu chuyên dụng chở container thế hệ thứ tư với sức chở 6000 TEU đã được đưa vào khai thác. Trong hầm tàu, container được xếp thành 10-12 hàng,cao 8-9 lớp, http://svnckh.com.vn 12
  14. trên boong tàu xếp tới 4 lớp với 13-16 hàng. Các cần cẩu hiện đại phục vụ xếp dỡ container cỡ lớn với tầm với dài hơn 40m kể từ mép cầu tàu và sức nâng lớn tới 70 tấn đã ra đời. Giai đoạn này cũng là thời kỳ container được sử dụng ngày càng rộng rãi trong vận tải đa phương thức. Một xu hướng khác trong giai đoạn này là từ những năm đầu của thập kỉ 90, các công ty container lớn trên thế giới liên minh với nhau, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài hay sát nhập dể tăng khả năng cạnh tranh. Các sự kiện chính gồm có: Năm 1981: Cảng Rotterdam thay thế vị trí cảng New-York và trở thành cảng container lớn nhất trên thế giới. Năm 1984: Công ty Evergreen bắt đầu kinh doanh tuyến chuyên chở container vòng quanh thế giới. Cũng trong những năm này, quốc hội Mỹ xây dựng lại Bộ luật vận tải biển. Năm 1987: Công ty DSR-Senator bắt đầu kinh doanh tuyến chuyên chở container vòng quanh thế giới. Năm 1988: Một công ty đóng tàu của Đức đã đóng thành công chiếc tàu container cỡ Paramax đầu tiên cho APL của Mỹ. Năm 1989: Cảng HongKong thay thế vị trí của cảng Rotterdam và trở thành cảng container lớn nhất trên thế giới. Năm 1990: Công ty cho thuê container ( Leasing Container company) lớn nhất trên thế giới là Genstar mua lại một số công ty cho thuê container khác. Năm 1991: Công ty SeaLand và công ty Maersk hợp nhất chuyên chở trên Thái Bình Dương của họ để thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài. Cũng trong năm này, 30 công ty châu Á sáng lập ra “ Hiệp định hiệp thương” trong khu vực châu Á. Năm 1992: 18 công ty vận tải biển trong công hội và ngoài công hộ đã xác lập “ Hiệp định tuyến Âu-Á”. http://svnckh.com.vn 13
  15. Năm 1993: Niên giám container quốc tế công bố số lượng container thông qua các cảng của toàn thế giới lần đầu vượt qua cửa ải 100 triệu TEU. Năm 1994: Số lượng container thông qua của cảng Hong Kong và Singapore đã vượt quá con số 10 triệu TEU. Năm 1995: Công ty APL, công ty Mitsui Osaka Lines, công ty Nedlloyd, công ty OOCL cùng nhau thành lập “Liên minh toàn cầu” đầu tiên của thế giới. Năm 2006: Singapore lần đầu vượt qua Hon Kong và trở thành cảng container nhộn nhịp nhất thế giới Năm 2007: Thượng Hải thay thế vị trí của Singapore và trở thành cảng container lớn nhất trên thế giới. Qua bốn giai đoạn phát triển của container trên, có thể nhận th ấy rằng trong những năm đầu thế kỷ XX, container phát triển ở Châu Mỹ nhưng đến những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Châu Âu dần vượt qua Châu Mỹ về số lượng container luân chuyển qua các cảng biển, và đến những năm đầu của thế kỷ XXI, thì lại có xu hướng chuyển dịch sang châu Á. Giờ đây, hai phần ba trong tổng số 20 cảng container lớn nhất thế giới nằm ở Châu Á. Các cảng Singapore, HongKong, Thượng Hải trở thành các cảng có container ra vào lớn nhất trên giới. Điều này chứng tỏ rằng, châu Á đã, đang và sẽ trở thành châu lục phát triển kinh tế rất mạnh mẽ, đặc biệt là trong việc phát triển vận tải biển mà tâm điểm là việc vận chuyển container. 1.1.3.2. Quá trình ra đời và phát triển của container ở Việt Nam Hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng bằng container ở Việt Nam bắt đầu được chú trọng đầu tư vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX. Đi tiên phong trong hình thức vận chuyển này là Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VINALINES). http://svnckh.com.vn 14
  16. Trên thị trường hiện nay, đã có thêm nhiều doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đầu tư phát triển dịch vụ vận chuyển container: Công ty Vận tải Biển Đông (BISCO - một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam), Đại lý liên hiệp vận chuyển (GEMADEPT), Công ty cổ phần Hàng hải Đông Đô, Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội (MARINA HANOI). Trong đó, GEMADEPT và BISCO đã là những tên tuổi được ghi nhận trong lĩnh vực vận chuyển container Việt Nam. Nét chung trong kinh doanh vận chuyển container của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam là đều kinh doanh khai thác các tàu container trọng tải nhỏ (dưới 2.000 TEU), và vì thế hình thức kinh doanh chủ yếu là cho thuê định hạn làm các tàu chạy feeder (gom hàng từ các cảng nhỏ trong khu vực về cảng tr ung chuyển quốc tế) và khai thác tuyến nội địa. Cũng vì vậy, việc kết hợp kinh doanh vận chuyển container với cung cấp dịch vụ logistics tại các đầu bến là hết sức hạn chế. Sau hơn 10 năm, kể từ khi hoạt động vận chuyển container xuất hiện tại Việt Nam, đến nay hình thức kinh doanh này vẫn nhỏ lẻ, manh mún. 1.2/ Lợi ích của phương thức vận tải bằng container Rõ ràng vận chuyển hàng hoá bằng container đang trở thành một cuộc cách mạng trong ngành hàng hải, với khối lượng vận chuyển đang ngày càng tăng lên chóng mặt. Ngay từ khi mới ra đời, người ta đã nhận thấy những điểm tối ưu của phương thức vận chuyển này.Việc vận chuyển bằng những “khối hộp” container đã mang lại lợi ích cho rất nhiều thành phần như chủ hàng, người chuyên chở, cũng như cả xã hội. 1.2.1. Đối với chủ hàng -Bảo vệ hàng hoá, giảm tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn: như đã biết, container được thiết kế như những hộp kín, có vỏ vững chắc chịu http://svnckh.com.vn 15
  17. được tác động cơ học, chịu được nước- kho hàng di động. Nó như một lớp bao bì ngoài cùng của hàng hoá có tác dụng bảo vệ hàng hoá dưới tác động của môi trường, tránh được các mất mát hay tổn thất trong quá trình vận chuyển hay giao nhận. Thông thường, trong quá trình xếp hàng hoá vào container, cơ quan hải quan sẽ có mặt để kiểm đếm hàng và sau khi hoàn tất việc xếp hàng thì các giám sát viên này sẽ có nhiệm vụ niêm phong và kẹp chì container. Vì vậy, chuyên chở hàng hoá bằng container có độ an toàn cao hơn so với các phương thức vận chuyển hàng hóa thông thuờng khác. Xét một cách tổng thể thì hàng hoá vận chuyển có thể không cần đóng gói kĩ lưỡng vì thế chủ hàng có thể giảm được một số chi phí bao bì cần thiết. Ngoài ra với một số mặt hàng thực phẩm tươi sống hoặc hàng cần bảo quản thì việc chuyên chở bằng những container bảo ôn là rất lí tưởng. Hệ thống làm lạnh hoặc nóng của loại hình container này vừa giúp bảo quản hàng hoá, lại có tác dụng bảo vệ những mặt hàng này tránh bị hư hỏng. -Giảm thời gian kiểm đếm hàng, tăng tốc độ chuyển tải hàng: Với những loại hàng hoá mà tính theo khối lượng, việc đóng hàng vào container giúp cho việc kiểm đếm hàng thuận tiện hơn: chỉ cần tính dung tích của container là ra khối lượng. Hơn nữa, như đã nói ở trên, trong quá trình bốc hàng vào container, luôn có sự hiện diện của cơ quan hải quan, và khi kết thúc việc xếp hàng này thì đích thân các giám sát viên lại kẹp chì niêm phong container, do vậy, khi hàng đến cảng dỡ, nếu container vẫn còn nguyên niêm phong kẹp chì và hàng vẫn đầy đủ thì nguời nhận cũng không phải mất nhiều công sức để kiểm đếm lại hàng hoá. Việc chuyển tải hàng hoá lên tàu chiếm một chi phí không nhỏ và cũng tốn kém cả về mặt thời gian. Và nhiều khi việc bốc xếp hàng rời tại các cảng gây nên tình trạng ùn tắc. Trong khi việc đưa các container lên tàu thì rất đơn giản và http://svnckh.com.vn 16
  18. nhanh bởi hệ thống cẩu nâng tại các cảng. Phương thức vận tải bằng container ra đời giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian bằng cách đưa rơmoóc của các cam nhông lên thẳng các con tàu để vận chuyển chúng từ cảng này sang cảng khác thay vì cứ phải chất lên, bốc xuống mỗi lần. Để làm chuyện này, có thể xây dựng cạnh biển các trạm chuyển rơmoóc từ tàu này sang tàu khác. -Tiết kiệm chi phí vận chuyển và phí BH: Việc vận chuyển hàng hoá bằng container thưòng do các tàu chuyên dụng có trọng tải lớn đảm trách vì thế giá cuớc thông thưòng sẽ rẻ hơn và người chủ hàng có thể tiết kiệm được phí vận chuyển. Hơn nữa, do thời gian xếp dỡ bằng container nhanh hơn, nên các chủ hàng có thể sẽ đuợc thưởng cho phần thời gian làm hàng tiết kiệm được. Một lợi điểm của vận chuyển bằng container đó chính là tối thiểu hoá các hư hỏng hay mất mát hàng. Chính điều này giúp các chủ hàng giảm được phí bảo hiểm. Họ không cần mua bảo hiểm với giá trị lớn và nhiều điều khoản bảo hiểm. 1.2.2.Đối với người chuyên chở -Giảm thời gian xếp dỡ, tăng vòng quay khai thác tàu: việc thuận tiện trong việc bốc dỡ không chỉ có ý nghĩa với chủ hàng hay người giao nhận mà nó còn mang lại tác dụng to lớn cho các chủ tàu. Vận chuyển bằng container giúp nâng sức chở một tàu từ 1.000 tấn đến 15.000 tấn một ngày, tính bình quân là tăng gấp 15 lần so với tàu hàng bình thường và làm giảm thời gian từ 50% đến 20% cho mỗi chuyến hải trình. Khi so sánh với tàu chở hàng rời thì mức xếp dỡ tàu container tăng ít nhất 5 lần. Họ sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi xếp hàng tại cảng, dẫn đến thời gian quay vòng khai thác tàu cũng nhanh hơn, tàu chạy được nhiều chuyến hơn. Như vậy, ngoài việc có thể khai thác được tối đa công suất của tàu, chủ tàu hay nguời chuyên chở cũng sẽ đỡ được một khoản chi phí không nhỏ- đó là chi phí lưu tàu tại cảng chờ làm hàng. http://svnckh.com.vn 17
  19. -Tận dụng tối đa trọng tải và dung tích tàu: Vì các container được thiết kế dạng hình hộp và có thể xếp chồng lên nhau nên có thể tiết kiệm diện tích của tàu. Chủ tàu hoặc người chuyên chở có thể tận dụng tối đa trọng tải của tàu để chở được nhiều hàng hơn. -Giảm khiếu nại của chủ hàng về tổn thất của hàng hoá: hàng hoá ít bị tổn thất dẫn đến người chuyên chở ít bị người bán hay người mua khiếu nại hơn. Điều này cũng có nghĩa là các chủ tàu hoặc người chuyên chở sẽ vừa tránh được tình trạng tranh chấp, phải bồi thường do làm hư hỏng hàng lại vừa tránh được việc bị bắt giữ tàu do không đảm bảo vệ sinh, kiểm dịch trên tàu. -Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải và vận chuyển đa phương thức: việc đưa các cam nhông và rơmoc lên tàu khiến cho việc chuyền tải giữa các tàu thuận lợi hơn. Hiện nay xu thế phát triển vận tải đa phương thức đang ngày càng phổ biến. Và việc đưa các container vào vận tải khiến cho việc vận chuyển hàng hoá từ phương tiện này sang các phương tiện khác dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí bao bì hơn. Container chính là điều kiện cần của vận tải đa phương thức. 1.2.3. Đối với xã hội -Giảm chi phí vận tải, hạ giá thành sản phẩm: Vận tải bằng container khiến cho chi phí vận tải giảm và hàng hoá được lưu thông trên toàn thế giới dễ dàng. Vì chi phí là một phần tất yếu được tính vào giá thành sản phẩm, do vậy, khi cước phí giảm thì giá thành sản phẩm cũng giảm và l àm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Xã hội đựơc tiêu dùng nhiều hàng hoá hơn, thoả mãn nhiều hơn nữa nhu cầu của con người -Tạo điều kiện hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật ngành giao thông vận tải: vận tải bằng container cũng góp phần phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Ngày càng có nhiều những siêu tàu chở container với trọng tải lớn. Bên cạnh đó http://svnckh.com.vn 18
  20. các tuyến giao thông đường bộ và đường sắt, những cảng container quốc tế hay những cảng trung chuyển container quốc tế cũng được hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu vận tải bằng container. -Tạo nhiều việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, tạo đà phát triển kinh tế: khi nhu cầu sử dụng và t hay mới các container ngày càng lớn thì cũng đồng nghĩa với việc các công ty sản xuất container ra đời ngày càng nhiều. Năm Nhu cầu Tăng Nhu cầu Tăng Tổng nhu Tổng số bổ sung trưởng thay thế trưởng cầu đóng container mới (%) (%) 2001 1.085.000 7,3 565.000 3,8 1.650.000 15.950.000 2002 1.105.000 6,9 650.000 4,1 1.755.000 17.055.000 2003 1.190.000 7,0 725.000 4,3 1.915.000 18.245.000 2004 1.140.000 6,2 820.000 4,5 1.960.000 19.385.000 2005 1.20.000 6,2 900.000 4,6 2.100.000 20.585.000 2006 1.370.000 6,7 985.000 4,8 2.355.000 21.955.000 2007 1.210.000 5,5 1.100.000 5,0 2.310.000 23.165.000 2008 1.350.000 5,8 1.240.000 5,4 2.590.000 24.515.000 2009 1.240.000 5,1 1.250.000 5,1 2.490.000 25.755.000 2010 1.500.000 5,8 1.330.000 5,2 2.830.000 27.255.000 Bảng 2: Dự báo nhu cầu sản lượng container trên thế giới (2001-2010) (Nguồn: Containerisation International Market Analysis) Theo số liệu thống kê được, trong giai đọan 1978-1986 ngành công nghiệp sản xuất container trên thế giới gần như giẫm chân tại chỗ. Sản lượng 1982 chỉ đạt http://svnckh.com.vn 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2