Đề tài:Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
lượt xem 51
download
Nông dân trồng lúa còn được hưởng những chính sách hỗ trợ khác như: được mua phân bón với giá thấp và miễn cước vận chuyển phân bón ; được cung cấp giống mới có năng suất cao; được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp… Ngoài ra, Thái Lan cũng hỗ trợ về giá cả cho nông dân trồng trái cây và xác định 5 loại trái cây chủ lực để hỗ trợ là: sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Chính phủ cũng chỉ định 5 chuyên viên cao cấp phụ trách từng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -------------O0O------------- C«ng tr×nh dù thi Cuéc thi Sinh viªn nghiªn cøu khoa häc Tr-êng ®¹i häc ngo¹i th-¬ng n¨m 2009 §Ò tµi: ®iÒu chØnh chÝnh s¸ch trî cÊp n«ng nghiÖp cña trung quèc vµ th¸I lan Bµi häc kinh nghiÖm cho viÖt nam Nhãm ngµnh: XH2b Hµ NéI - TH¸NG 7 N¡M 2009
- MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………………….….. 1 CHƢƠNG 1: TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP…………………………………………………………………………... 3 I. TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO……………….…… 3 1. Vấn đề nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp trƣớc khi Hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời …………………………………………………………... 3 2. Hiệp định Nông nghiệp của WTO và những quy định về trợ cấp nông nghiệp…. 7 2.1. Vòng đàm phán Urugoay và sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp……………... 7 2.2. Trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO………….……. 8 2.2.1. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc……………………….... 9 2.2.2. Các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản……………………………... 12 3. Những phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp............................................................................................ 13 3.1. Những phát sinh trong việc cắt giảm hỗ trợ trong nƣớc..................................... 13 3.2. Những phát sinh trong việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu..................................... 15 II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP KHI GIA NHẬP WTO..................................................................................... 16 1. Tính thiết yếu chung của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với các nƣớc trên thế giới..................................................................................................... 16 1.1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp, trƣớc hết, nhằm thực hiện cam kết khi gia nhập WTO................................................................................................. 16 1.2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm tận dụng những tác động tích cực đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa nông nghiệp................................................................................................................. 17 1.3. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp nhằm phát huy vai trò của nhà nƣớc trong việc giảm thiểu những thất bại của thị trƣờng nông nghiệp................... 18 2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đối với Việt Nam.... 20 2.1. Nhìn trên góc độ chủ quan................................................................................... 20 2.2. Nhìn trên góc độ khách quan............................................................................... 22 CHƢƠNG 2: THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM…………………………………………………………………………………..……. 23 I. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC http://svnckh.com.vn i
- SAU KHI GIA NHẬP WTO……………………………………………………….... 23 1. Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc khi gia nhập WTO…………………………………………………………… 23 1.1. Tổng quan về nông nghiệp Trung Quốc………………………………...…… 23 1.2. Một số cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO... 24 2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quố ………….. 26 ……..... 2. 26 . 30 3. Đánh giá tác động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp Trung Quốc hậu WTO………………………………………………………...................... 34 3.1. Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp…….... 34 3.2. Những vấn đề tồn tại của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp….. 35 II. ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA THÁI LAN SAU KHI GIA NHẬP WTO……………………………………………………….... 36 1. Nông nghiệp Trung Quốc và những cam kết về trợ cấp nông nghiệp của Thái Lan sau khi gia nhập WTO……………………………………………………....... 36 1.1. Tổng quan về nông nghiệp Thái Lan……………………………………....... 36 1.2. Một số cam kết của Thái Lan về trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO.….. 37 2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp củ ………….... 38 t giảm…..…. 38 ……………………………………………………………………………… 40 3. Đánh giá điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp hậu WTO của Thái Lan….. 44 3.1. Tác động tích cực của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp……… 44 3.2. Những tồn tại trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp ............... 44 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN SAU KHI GIA NHẬP WTO…………………………………………………………......... 45 1. Bài học kinh nghiệm chung của Trung Quốc và Thái Lan…………………...….. 45 2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc……………………………………..……… 46 3. Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan………………………………………….……. 47 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP SAU KHI GIA NHẬP WTO…………………….. 49 I. DỰ BÁO XU HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO……………………….…. 49 1. Chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO……….. 49 http://svnckh.com.vn ii
- 2. Đánh giá tác động của các chính sách trợ cấp nông nghiệp tới nền kinh tế Việt Nam……………………………………………………………………………....... 59 3. Dự báo xu hƣớng điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới………………………………………………………............................ 60 II. PHƢƠNG HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO………………………………….…. 62 1. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hƣớng đảm bảo an ninh lƣơng thực cho Việt Nam…………………………………………………………………. 63 2. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hƣớng nâng cao năng lực cạnh tranh, hƣớng mạnh vào xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam……………………….. 64 3. Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp theo hƣớng đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam…………………. 66 III. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG NHỮNG KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC VÀ THÁI LAN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP…………………...................................... 67 1. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển dịch vụ chung…………………………...……. 67 1.1. Đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn…………………………............. 67 1.2. Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp, công tác đào tạo và khuyến nông………………………………………………………………..… 69 1.3. Hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng nông thôn……………………………… 70 2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp………………………... 72 2.1. Đầu tƣ phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng………………………………. 72 2.2. Hỗ trợ phát triển quy trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm………………………………………………………………... 73 2.3. Hỗ trợ sau thu hoạch, hỗ trợ tiếp thị và vận tải………………………………. 74 3. Nhóm giải pháp hỗ trợ ngƣời nông dân………………………………….……… 75 3.1. Nhà nƣớc tham gia đóng góp kinh phí cho các chƣơng trình bảo hiểm và bảo đảm thu nhập………………………………………………………....................... 75 3.2. Hỗ trợ nông dân có đất nông nghiệp bị giải tỏa, thu hồi để sử dụng cho mục đích khác………………………………………………………………….……… 76 4. Đề xuất mô hình liên kết trong nông nghiệp ở Việt Nam………………...……… 77 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….…. 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC http://svnckh.com.vn iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Kí hiệu Bảng Tên Bảng Trang Bảng 1.1 Tổng trợ cấp nông nghiệp tại các nƣớc OECD 4 Bảng 1.2 Tác động của các biện pháp trợ cấp cho nông nghiệp tại 18 nƣớc 5 đang phát triển trong thời kỳ 1960 – 1984 Bảng 1.3 Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc theo Hiệp định 9 Nông nghiệp của WTO Bảng 1.4 Những cam kết quan trọng nhất về trợ cấp nông nghiệp trong 13 vòng đàm phán Urugoay của WTO Bảng 1.5 Trợ cấp xuất khẩu của các nƣớc thành viên WTO giai đoạn 15 1995-2000 Bảng 2.1 Nông nghiệp Trung Quốc trong cơ cấu kinh tế và xã hội thời 24 kỳ 1970-2006 Bảng 2.2 – 2005) de minimis 28 Kí hiệu Hộp Tên Hộp Trang Hộp 1.1 Các biện pháp hỗ trợ cụ thể trong từng hộp trợ cấp theo Hiệp 11 định Nông nghiệp của WTO Hộp 1.2 Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định Nông nghiệp 12 của WTO Tóm tắt cam kết của Trung Quốc về trợ cấp nông nghiệp khi gia Hôp 2.1 26 nhập WTO Hộp 2.2 Định hƣớng điều chỉnh chính sách phát triển xuất khẩu nông sản 27 Trung Quốc giai đoạn 2006 - 2010 Hộp 2.3 Tóm tắt cam kết của Thái Lan về trợ cấp nông nghiệp khi gia 37 nhập WTO Hộp 2.4 Hoạt động hỗ trợ tín dụng xuất khẩu của Thái Lan 38 Kí hiệu Hình Tên Hình Trang Giá trị Hỗ trợ Hộp Xanh lá cây của Trung Quốc giai đoạn 1997 Hình 2.1 30 - 2013 Mô hình Xí nghiệp Đầu rồng của nông nghiệp Trung Quốc Hình 2.2 33 Giá trị chính sách trợ cấp mặt hàng gạo của Thái Lan Hình 2.3 40 Mô hình sản xuất Hợp đồng của Thái Lan Hình 2.4 43 Giá trị hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc của Việt Nam giai đoạn Hình 3.1 50 1999 - 2001 Mức hỗ trợ bình quân/năm của các biện pháp thuộc Hộp hổ Hình 3.2 phách so với ngƣỡng hỗ trợ cho phép (de minimis) giai đoạn 56 1999 - 2001 Giá trị sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản Việt Nam Hình 3.3 60 giai đoạn 1995 - 2007 Mô hình liên kết trong nông nghiệp Việt Nam Hình 3.4 77 http://svnckh.com.vn iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI CHỮ VIẾT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT TẮT Lƣợng hỗ trợ tính gộp Aggregate Measure Support AMS Hiệp định Nông nghiệp Agreement on Agriculture AoA Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp Bank for Agriculture and BAAC tác Nông nghiệp Thái Lan Agricultural Cooperatives Bộ Nông nghiệp và Phát triển Bộ NN & nông thôn Việt Nam PTNT Hình thức hợp đồng trong sản Contract Farming CF xuất nông nghiệp Ngƣỡng hỗ trợ cho phép de minimis Vụ hỗ trợ mở rộng nông nghiệp Department of Agricultural DOAE Extension Thái Lan Euroupean Union Liên minh Châu Âu EU Đồng tiền chung Châu Âu EUR Hiệp hội Nông dân chuyên nghiệp Farmers Professional Associations FPA Hiệp định chung về Thuế quan và General Agreement on Tariffs and GATT Thƣơng mại Trade Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Products GDP Hợp tác xã HTX Viện nghiên cứu Chính sách International Food Policy IFPRI lƣơng thực quốc tế Research Institute Quĩ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund IMF Nhân dân tệ NDT Tổ chức Hợp tác và Phát triển Organization of Economic OECD Kinh tế Cooperation and Development Chƣơng trình Nghiên cứu và Phát Research and Development R&D triển Tổ chức tín dụng nông thôn Rural Credit Cooperatives RCC Đối xử Đặc biệt và Khác biệt Special and Different S&D Tổng lƣợng hỗ trợ tính gộp Total Aggregate Measure Support Total AMS Đô la Mỹ US dollar USD United States Department of Bộ Nông nghiệp Hoa Kì USDA Agriculture Thuế giá trị gia tăng Value-added tax VAT Việt Nam đồng VND Xã hội chủ nghĩa XHCN Tổ chức Thƣơng mại Thế giới World Trade Organization WTO http://svnckh.com.vn v
- LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình hoạt động của GATT trƣớc đây và WTO sau này, vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề trợ cấp nông nghiệp, luôn là lĩnh vực nhạy cảm và gây ra những tranh cãi lâu dài trong các vòng đàm phán. Sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp của WTO trong vòng đàm phán Urugoay (1986-1994) có thể coi là bƣớc đột phá ban đầu bƣớc vào tự do hóa thƣơng mại hàng nông sản. Tuy nhiên, chính những quy định rất chi tiết trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp (bao gồm hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu) lại là những chính sách làm ảnh hƣởng rất lớn theo hƣớng bất lợi cho các nƣớc đang phát triển có nguồn thu ngoại tệ chính từ xuất khẩu nông sản. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc trở thành thành viên chính thức của WTO vừa mang đến nhiều thời cơ nhƣng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức và đặt ra không ít khó khăn cho Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của thƣơng mại quốc tế, trong đó có việc cam kết xóa bỏ các biện pháp trợ cấp nông nghiệp bị cấm và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp theo quy định của WTO. Là một quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông thôn, trình độ phát triển kinh tế thấp, việc điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách về trợ cấp nông nghiệp, sao cho phù hợp với các quy định của WTO đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế đất nƣớc là một việc làm cần thiết đối với Việt Nam. Điều này cũng đã đƣợc khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X:“Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.”1 Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn vấn đề “Điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cho công trình tham dự cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại Thương năm 2009”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan sau khi hai nƣớc này gia nhập WTO; sau khi nêu bật những tác động của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp đến nền kinh tế của hai 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2006. Trang 191. 1
- nƣớc này, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam thời hậu WTO. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp, là chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài còn bao gồm chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO và kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp cho phù hợp với những cam kết khi gia nhập WTO. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích sự điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của hai nƣớc là Trung Quốc và Thái Lan. Cả hai nƣớc này đều đã gia nhập WTO trƣớc Việt Nam và đã có sự điều chỉnh chính sách nông nghiệp phù hợp với cam kết của họ trong WTO. Khi phân tích chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan, đề tài giới hạn ở chính sách hỗ trợ trong nƣớc và chính sách trợ cấp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, các phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp đã đƣợc áp dụng nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp luận giải, hệ thống hóa. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, bảng biểu, nội dung của đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Trợ cấp nông nghiệp theo quy định của Tổ chức Thƣơng mại thế giới và sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp. Chƣơng 2: Thực tế điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp để Việt Nam vận dụng những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và Thái Lan trong việc điều chỉnh chính sách trợ cấp nông nghiệp sau khi đã gia nhập WTO. 2
- CHƢƠNG 1: TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP I. TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO 1. Vấn đề nông nghiệp và trợ cấp nông nghiệp trƣớc khi Hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời Nông nghiệp là ngành sản xuất kinh tế ra đời sớm nhất trong lịch sử loài ngƣời đồng thời cũng là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia bởi nó gắn liền với vấn đề an ninh lƣơng thực. Trong thƣơng mại quốc tế, hàng nông sản có tính nhạy cảm cao vì nó liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại bộ phận dân cƣ. Ƣớc tính, có khoảng 2,5 tỷ ngƣời trực tiếp và gián tiếp tạo thu nhập và tạo nguồn lƣơng thực cho mình từ lĩnh vực nông nghiệp. Ở các nƣớc đang phát triển tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 60% và tỷ lệ này chiếm trên 70% ở các nƣớc kém phát triển nhất.2 Do vị trí quan trọng của hàng nông sản nên hầu hết các nƣớc đều có k huynh hƣớng bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp của mình bằng cách dựng các hàng rào thuế quan cao, đề ra những tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời tăng cƣờng trợ cấp cho ngành nông nghiệp trong nƣớc. Chính vì vậy, nông sản là loại hàng hóa gặp nhiều trở ngại nhất trong thƣơng mại quốc tế và là chủ đề của những cuộc tranh cãi quyết liệt trong các vòng đàm phán thƣơng mại. Trƣớc đây, khi hầu hết các nƣớc trên thế giới đều còn là các nền kinh tế nông nghiệp, hầu hết các nƣớc đều đánh thuế lĩnh vực nông nghiệp khá cao. Nhƣng đối với các nƣớc phát triển, sau khi hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, lĩnh vực nông nghiệp mất dần lợi thế cạnh tranh, các nƣớc này quay sang hỗ trợ nông dân và bảo vệ ngành nông nghiệp của mình. Việc trợ giá, bao cấp cho nông nghiệp khiến sản xuất tăng và đã đƣa EU trở thành một khu vực xuất khẩu nông sản lớn từ thập kỷ 1970. Tình hình tƣơng tự cũng diễn ra tại Mỹ khi nƣớc này áp dụng các biện pháp hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và trợ giá xuất khẩu. Bảng 1.1 cho thấy mức trợ cấp dành cho nông nghiệp ở các nƣớc OECD trong giai đoạn 1986 – 1994 chiếm một tỷ 2 Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Ủy ban thƣơng mại quốc gia Thụy Điển. Tác động của hiệp định WTO đối với các nước đang phát triển. Hà Nội, 2005. Trang 77. 3
- lệ lớn trong GDP. Các khoản trợ cấp này hầu hết đƣợc lấy từ ngƣời tiêu dùng và từ khoản thuế mà ngƣời dân đã nộp cho Chính phủ. Tuy nhiên, khi sản xuất nông nghiệp tăng mạnh nhờ nhận đƣợc sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ, tại các nƣớc phát triển đã xuất hiện tình trạng dƣ thừa sản lƣợng. Sự dƣ thừa sản lƣợng đã gây ra áp lực lớn đối với giá thị trƣờng nông sản. Thông qua trợ giá xuất khẩu, ngƣời ta đã giữ giá của sản lƣợng dƣ thừa ở mức thấp và làm ph á giá nông sản trên thị trƣờng thế giới. Chính điều này đã làm cho giá nông sản trên thế giới giảm mạnh, xuống thấp nhất vào năm 1987, khiến các nƣớc khác cũng phải trợ giá cho hàng hóa nông sản của nƣớc mình để chống lại cơn lũ hàng nông sản dƣ thừa giá rẻ từ Mỹ và EU. Hậu quả là, ngƣời dân từ các nƣớc phải chịu thiệt vì Chính phủ đã dùng ngân sách từ khoản thuế của dân chi cho trợ cấp nông sản, đồng thời nông dân các nƣớc cũng phải gánh tổn thất nặng nề vì không bán đƣợc hàng và thu nhập thấp. Bảng 1.1. Tổng trợ cấp nông nghiệp tại các nƣớc OECD Đơn vị: tỷ USD 1986 - 1990 – 1993 1994 1988 1992 Trợ cấp chuyển nhƣợng từ ngƣời đóng thuế 123 148 170 162 Trợ cấp chuyển nhƣợng từ ngƣời tiêu dùng 170 195 196 192 Trừ đi thuế -14 -16 -29 -19 Tổng 279 327 337 335 Tỷ lệ so với GDP (%) 2,5 2,1 1,9 1,8 Trợ cấp theo đầu ngƣời (USD) 341 382 385 379 Trợ cấp trên một héc-ta (USD) 236 277 288 286 Nguồn: OECD (1996b) Khác với các nƣớc phát triển, tại nhiều quốc gia đang và kém phát triển, trong thời kỳ này, thuế đánh vào nông nghiệp rất cao, trong khi những khoản trợ cấp cho nông nghiệp và nông thôn lại liên tục bị cắt giảm. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới tại 18 nƣớc đang phát triển trong thời kỳ 1960 – 1984, trợ cấp cho ngƣời sản xuất nông nghiệp tại các nƣớc này có hiệu ứng âm 3, bởi vì ngƣời nông dân phải chịu mức thuế trung bình lên tới 30% giá trị gia tăng của nông nghiệp. 3 Hiệu ứng trợ cấp âm có nghĩa là giá trị thuế mà ngƣời nông dân phải nộp cho nhà nƣớc lớn hơn giá trị các khoản trợ cấp họ nhận đƣợc từ nhà nƣớc. 4
- Trong đó chia làm 4 nhóm nƣớc: Nhóm 1: Các nƣớc có mức thuế rất cao, bao gồm ba nƣớc châu Phi là Ivory Coast, Ghana và Zambia; thuế suất đánh vào nông nghiệp trên 50% giá trị gia tăng. Nhóm 2: Các nƣớc có mức thuế vừa phải, bao gồm Achentina, Côlômbia, Ai Cập, Marốc, Pakixtan, Thái Lan…; thuế suất trung bình từ 30 đến 45%. Nhóm 3: Các nƣớc có mức thuế thấp, bao gồm Braxin, Chilê và Malaysia; thuế suất trung bình từ 8 đến 22%. Nhóm 4: Các nƣớc bảo hộ, bao gồm Bồ Đào Nha và Hàn Quốc; các nƣớc này bảo vệ khu vực nông nghiệp của mình bằng mức trợ cấp khoảng 10%. Bảng 1.2. Tác động của các biện pháp trợ cấp cho nông nghiệp tại 18 nƣớc đang phát triển trong thời kỳ 1960 – 1984 Đơn vị: tỷ lệ % trong chi tiêu của Chính phủ Trợ cấp cho: Hiệu Cơ Thuế Các nhóm nƣớc ứng Sản Đầu Tiêu Tín quan ròng xuất dụng dùng vào Nhà nƣớc Các nƣớc có thuế suất cao ( hơn 50%) -9,4 0,0 0,0 0,0 0,0 3,4 -6,0 Các nƣớc có thuế suất trung bình -11,5 0,0 2,4 0,7 0,7 0,0 -7,9 (30 – 40%) Các nƣớc có thuế suất thấp (8 - 22%) -9,5 0,0 2,0 7,1 0,0 0,0 -0,5 Các nƣớc bảo hộ -0,8 0,9 0,9 1,4 0,9 0,0 3,3 Trung bình -10,1 0,1 2,0 1,8 0,5 0,3 -5,6 Nguồn: Schiff, M., A. Valdés (1992), The Political Economy of Agricultural Pricing Policy, Johns Hopkins University Press (for the World Bank). Qua những phân tích về vấn đề trợ cấp nông nghiệp ở hai nhóm nƣớc - phát triển và đang phát triển - trong giai đoạn từ những năm 1960 đến những năm đầu 1990 ở trên, có thể rút ra nhận định rằng: trợ cấp nông nghiệp là một chính sách cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia, nhƣng nó cần phải đƣợc điều chỉnh một cách hợp lý vì một nền thƣơng mại nông sản quốc tế công bằng. Việc áp dụng chính sách trợ cấp nông nghiệp, đặc biệt đối với các nƣớc đang và kém phát triển, có tác dụng hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong nƣớc phát triển đồng thời tăng tính cạnh tranh của những mặt hàng nông sản nội địa trên thị trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, việc áp dụng mức độ trợ cấp rất cao cho ngành nông nghiệp nhƣ của các nƣớc phát triển có thể coi là một nguyên nhân mang tính cơ cấu, làm giảm 5
- thiểu tính năng động của nông nghiệp, nhất là ở các nƣớc đang và kém phát triển, gây ra tình trạng thiếu hụt hiện tại và méo mó trong thị trƣờng nông nghiệp thế giới. Sự méo mó của thị trƣờng nông nghiệp thế giới có tác động rất mạnh đến tình trạng nghèo đói ở các nƣớc đang phát triển, vì đa số ngƣời nghèo ở các nƣớc đang phát triển sống tại nông thôn và phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Nhƣng tại sao trong suốt một thời gian dài các nƣớc phát triển vẫn luôn duy trì chính sách trợ cấp nông nghiệp nhƣ vậy, cho dù nó gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn tới các nƣớc đang và kém phát triển? Ở đa số các quốc gia OECD, ngƣời nông dân và các ngành công nghiệp hữu quan (ngƣời sản xuất giống, phân bón, thuốc trừ sâu) là một phe cánh hành lang mạnh, đòi đƣợc bảo vệ quyền lợi riêng và chống lại quyền lợi của ngƣời tiêu dùng muốn có thực phẩm giá rẻ.4 Phe cánh hành lang này đòi chính phủ thông qua các biện pháp can thiệp vào thị trƣờng để tác động ngƣợc lại với xu thế “tự nhiên”, nhằm mục đích giảm giá tƣơng đối của hàng nông sản đối với giá sản phẩm công nghiệp và giảm tƣơng đối thu nhập trong nông nghiệp đối với khu vực công nghiệp và dịch vụ.5 Ngoài ra, còn có thêm một lý do nữa đối với các nƣớc EU: do từng trải qua nạn đói tràn lan sau Chiến tranh thế giới thứ II nên EU cố gắng giảm phụ thuộc vào nhập khẩu hàng nông sản bằng cách tăng cƣờng nền sản xuất nông nghiệp trong nƣớc. Đó chính là những nguyên nhân tại sao trong suốt 47 năm tồn tại của GATT, kể từ năm 1947, dù đã thực hiện 8 vòng đàm phán thành công nhƣng tự do hóa thƣơng mại hàng nông sản luôn là vấn đề khó khăn nhất và đƣợc đối xử nhƣ một trƣờng hợp ngoại lệ. Bởi chính các nƣớc phát triển, những nƣớc theo khuynh hƣớng sử dụng trợ cấp cho hàng hóa nông sản, lại là động lực chính cho các vòng đàm phán và cho sự phát triển của GATT trong thời gian này. Phải từ vòng đàm phán thứ năm (vòng đàm phán Dillon 1960 – 1962), nông nghiệp mới đƣợc đƣa vào chƣơng trình nghị sự đàm phán và cho đến tận vòng đàm phán cuối cùng của GATT, tức là vòng đàm phán Urugoay (1986 – 1994), WTO ra đời hoạt động thay thế cho GATT 4 Lực lƣợng hành lang này cũng đƣợc hỗ trợ bởi các đối thủ của phong trào toàn cầu hóa cũng nhƣ những ngƣời ủng hộ sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trƣờng và đề cao quan hệ thu nhỏ giữa nông dân và ngƣời tiêu dùng, không đếm xỉa đến các lợi thế từ phân chia lao động quốc tế. 5 Ở các quốc gia giàu, thu nhập tăng lên thì nhu cầu của ngƣời dân về lƣơng thực tăng chậm hơn nhiều so với nhu cầu về sản phẩm công nghiệp và dịch vụ. Nếu năng suất sản xuất của nông nghiệp cao bằng của công nghiệp và không bị mất mùa làm giảm sản lƣợng thì thực ra về lâu dài mức giá nông sản và qua đó thu nhập của nông dân phải giảm đi. Điều đó càng đúng hơn, khi hàng lƣơng thực rẻ từ các nƣớc đang phát triển đƣợc nhập về. Lúc đó các cơ sở nông nghiệp có năng suất kém sẽ phải bỏ cuộc, quá trình biến đổi cơ cấu “tự nhiên” sẽ khiến tỉ trọng của nông nghiệp trong tổng sản lƣợng kinh tế giảm đi so với khu vực công nghiệp và dịch vụ. 6
- kéo theo việc hình thành Hiệp định Nông nghiệp của WTO, đánh dấu bƣớc đột phá ban đầu bƣớc vào tự do hóa thƣơng mại hàng nông sản quốc tế. 2. Hiệp định Nông nghiệp của WTO và những quy định về trợ cấp nông nghiệp 2.1. Vòng đàm phán Urugoay (1986 - 1994) và sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp Vòng đàm phán Urugoay ra đời trên một ý tƣởng đƣợc nhen nhóm vào tháng 11/1982 tại Hội nghị cấp Bộ trƣởng của các nƣớc thành viên GATT tại Geneva. Khi đó, các vị Bộ trƣởng đã dự định tiến hành một vòng đàm phán lớn nhƣng hội nghị lúc đó đã không vƣợt qua đƣợc rào cản quá lớn là vấn đề nông nghiệp và bị coi nhƣ thất bại. Song trên thực tế, một chƣơng trình làm việc mới đã đƣợc lên kế hoạch và đây chính là tiền đề cho chƣơng trình của vòng đàm phán Urugoay. Vòng đàm phán Urugoay là một loạt các cuộc đàm phán thƣơng mại nối tiếp nhau từ tháng 9/1986 đến tháng 4/1994 với sự tham gia của 125 nƣớc. Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới, trong đó có sự ra đời Hiệp định Nông nghiệp. Tại vòng đàm phán Urugoay, đã có nhiều quan điểm đƣa ra nhằm tiến hành cải cách trong lĩnh vực nông nghiệp, trƣớc hết là từ các nƣớc xuất khẩu nông sản chính lúc đó là Mỹ và EU. Các nƣớc này nhất trí rằng cần thay đổi chính sách thƣơng mại và nông nghiệp, bởi lẽ vì chính phủ các nƣớc này cạnh tranh nhau trong việc trợ giá xuất khẩu nông sản nên dẫn đến việc các nƣớc nhập khẩu chỉ phải trả chƣa đến một nửa giá gốc. Thêm nữa, ngoài việc phụ thuộc vào xuất khẩu, chính sách nông nghiệp của hai khu vực này còn có bốn đặc điểm chung: (i) nó làm cho các khoản trợ cấp của nhà nƣớc rơi vào tay những chủ nông lớn nhất; (ii) về lâu dài, nó không chặn đứng đƣợc tình trạng suy giảm việc làm và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp; (iii) nó gây tác hại nghiêm trọng đối với môi trƣờng; (iv) và nó làm tăng mức độ độc quyền vốn đã tồn tại trong ngành nông nghiệp thông qua việc từng bƣớc sáp nhập nông nghiệp vào một tổ hợp nông – công rộng lớn hơn. Tháng 11/1992, Mỹ và EU đã vƣợt qua phần lớn những bất đồng về nông nghiệp giữa hai bên để cùng đi đến một thỏa thuận chung mang tên “Thỏa thuận Nhà Blair” (Blair House Accord). Đây chính là nền tảng cho sự ra đời của Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp của WTO (AoA) có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995. Đây là lần đầu tiên một hiệp định đa phƣơng đƣợc ký kết trong lĩnh vực nông nghiệp 7
- trong khuôn khổ của GATT/WTO. Mục đích của Hiệp định này chủ yếu nhằm cải cách các điều kiện đối với thƣơng mại hàng nông sản và làm cho lĩnh vực này định hƣớng thị trƣờng hơn, với mong muốn cải thiện sự ổn định và an toàn trong lĩnh vực nông nghiệp đối với tất cả các nƣớc thành viên WTO. Theo đó, AoA tập trung đề cập cơ bản vào ba nội dung: mở cửa thị trƣờng, hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu. Về kết cấu, AoA bao gồm 13 phần, 21 điều và 5 phụ lục. Nhƣ vậy, một trong những thành công lớn của vòng đàm phán Urugoay là việc thông qua Hiệp định Nông nghiệp để qua đó lần đầu tiên đƣa nông nghiệp vào trong khuôn khổ của tiến trình tự do thƣơng mại toàn cầu. Hiệp định Nông nghiệp đạt đƣợc năm 1994 là tƣợng trƣng cho sự chấm dứt một thời kỳ mà các chính sách nông nghiệp đƣợc xây dựng độc lập với GATT. Nó đánh dấu sự cam kết của 154 thành viên WTO (tính đến thời điểm tháng 4/2009) đối với thƣơng mại nông sản tự do, ngăn ngừa sự gia tăng bảo hộ trong tƣơng lai và dọn đƣờng cho những đợt tự do hóa đa phƣơng tiếp theo của thƣơng mại nông sản. Tác động lớn của AoA là qui định thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và giảm mức thuế quan để tăng cƣờng khả năng tiếp cận thị trƣờng. Hiệp định cũng yêu cầu các nƣớc thành viên phải giảm dần mức hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung vào vấn đề trợ cấp nông nghiệp (bao gồm chính sách hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản) theo những quy định của WTO trong AoA. 2.2. Trợ cấp nông nghiệp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO Trợ cấp nông nghiệp là các hình thức hỗ trợ của Chính phủ cho việc sản xuất, tiêu thụ nông sản (cho sản xuất nông nghiệp nói chung, cho một vùng nông nghiệp hoặc cho một sản phẩm cụ thể). Sự hỗ trợ này có thể đƣợc thể hiện dƣới các hình thức sau: Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp bằng tiền từ ngân sách Nhà nƣớc (cấp vốn, góp vốn, bảo lãnh vay, …); hoặc Thứ hai, miễn hoặc bỏ qua một khoản thu lẽ ra phải nộp cho Nhà nƣớc (nhƣ miễn, giảm thuế, phí…); hoặc Thứ ba, Nhà nƣớc mua hàng hoặc cung cấp các dịch vụ, hàng hóa (trừ cơ sở hạ tầng chung) với giá có lợi cho doanh nghiệp hơn bình thƣờng; hoặc 8
- Thứ tư, Nhà nƣớc thanh toán tiền cho một đơn vị tài trợ hoặc yêu cầu các đơn vị ngoài Nhà nƣớc thực hiện một trong các hoạt động nói trên theo nhƣ cách Nhà nƣớc làm (mà bình thƣờng không đơn vị tƣ nhân nào, với các tính toán về lợi ích thƣơng mại thông thƣờng, lại làm nhƣ vậy). Trợ cấp nông nghiệp đƣợc chia làm hai nhóm, đó là: (i) nhóm các chính sách hỗ trợ trong nƣớc; và (ii) nhóm các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản. 2.2.1. Các chính sách hỗ trợ nông nghiệp trong nước Theo AoA, hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc là những khoản trợ cấp sản xuất chi cho nhà sản xuất, không cần chú ý đến điểm đến đích cuối của sản phẩm. Các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc có thể đƣợc xếp vào một trong ba hộp, căn cứ vào mức độ ảnh hƣởng của các biện pháp này đối với thƣơng mại trong nông nghiệp, gọi là Hộp xanh lá cây (Green box), Hộp xanh da trời (Blue box) và Hộp hổ phách (Amber box). Tƣơng ứng với mỗi hộp là các quy định điều chỉnh cam kết cắt giảm hỗ trợ hoàn toàn khác biệt. Ngoài ra, đối với các thành viên WTO là các nƣớc đang phát triển , AoA cũng quy định quyền đƣợc hƣởng những đối xử Đặc biệt và Khác biệt (S&D). Bảng 1.3. Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO Loại trợ cấp Tính chất – Nội dung Cơ chế áp dụng Phải là các trợ cấp: Đƣợc phép áp dụng Trợ cấp Hộp - Không gây bóp méo thƣơng mại hoặc không bị hạn chế, xanh lá cây ít gây bóp méo thƣơng mại; và nghĩa là hoàn toàn - Không phải là hình thức trợ giá cho đƣợc miễn trừ không ngƣời sản xuất; và phải cam kết cắt - Kinh phí hỗ trợ phải do ngân sách giảm mức hỗ trợ. Chính phủ chi trả thông qua các chƣơng trình tài trợ công, không đƣợc liên quan đến các khoản thu từ ngƣời tiêu dùng. - Các khoản chi trả trực tiếp từ ngân Đƣợc miễn trừ không Trợ cấp Hộp sách Nhà nƣớc theo các chƣơng trình phải cam kết cắt xanh da trời thu hẹp sản xuất giảm mức hỗ trợ, 9
- - Đây là hình thức trợ cấp mà hầu nhƣ không bị giới hạn về chỉ các nƣớc phát triển đã áp dụng mức hỗ trợ tài chính. - Là các biện pháp hỗ trợ trong nƣớc Phải cam kết cắt Trợ cấp Hộp gây bóp méo thƣơng mại giảm nếu Lƣợng hỗ hổ phách trợ tính gộp (AMS)6 - Các dạng hỗ trợ thuộc Hộp hổ phách: + hỗ trợ giá thị trƣờng; vƣợt quá một mức + các khoản chi trả trực tiếp từ ngân nhất định gọi là mức sách không đƣợc miễn trừ cắt giảm; hỗ trợ cho phép (de + các biện pháp hỗ trợ cho sản phẩm minimis). cụ thể hoặc không cho sản phẩm cụ thể khác mà không thuộc cả Hộp xanh lá cây và Hộp xanh da trời. Đây là những đối xử đặc biệt và khác Đƣợc miễn trừ không Trợ cấp biệt dành cho các nƣớc đang phát triển phải cam kết cắt thuộc chƣơng giảm mức hỗ trợ. trình phát triển Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ Hiệp định Nông nghiệp của WTO 6 Tổng lƣợng hỗ trợ tính gộp (AMS) là cách tính mức tổng chi phí hàng năm mà Chính phủ dành cho các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc gây bóp méo thƣơng mại thuộc Hộp hổ phách. Tổng AMS đƣợc chia thành hai loại là hỗ trợ cho sản phẩm cụ thể (product – specific AMS) và hỗ trợ không cho sản phẩm cụ thể (non – product – specific AMS). 10
- Hộp 1.1. Các biện pháp hỗ trợ cụ thể trong từng hộp trợ cấp theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO 1. Nhóm biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp xanh lá cây (Theo Phụ lục 2 AoA) Nhóm 1: Trợ cấp cho các dịch vụ chung Bao gồm: trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tƣ vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khỏe con ngƣời; xúc tiến và tiếp thị; thông tin thị trƣờng; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đƣờng, thủy lợi…). Nhóm 2: Dự trữ quốc gia vì mục đích an ninh lương thực Khối lƣợng lƣơng thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trƣớc, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trƣờng. Nhóm 3: Trợ cấp lương thực trong nước Tiêu chí để hƣởng trợ cấp lƣơng thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dƣỡng. Nhóm 4: Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ thu nhập tách rời sản xuất; Đóng góp tài chính của chính phủ trong các chƣơng trình bảo hiểm thu nhập và bảo đảm thu nhập; Các khoản chi trả bù đắp thiệt hại do thiên tai; Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chƣơng trình hỗ trợ ngƣời làm nông chuyển nghề; Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chƣơng trình giải phóng nguồn lực sản xuất nông nghiệp (chuyển đổi nguồn lực sản xuất nông nghiệp sang phục vụ ngành sản xuất khác); Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chƣơng trình hỗ trợ đầu tƣ; Trợ cấp trong khuôn khổ các chƣơng trình môi trƣờng; Trợ cấp trong khuôn khổ các chƣơng trình hỗ trợ vùng. 2. Nhóm biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp xanh da trời (Theo Điều 6.5 AoA) Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho ngƣời sản xuất trong chƣơng trình hạn chế sản xuất nông nghiệp cũng đƣợc miễn trừ cam kết cắt giảm với điều kiện: Những trợ cấp dựa trên cơ sở diện tích và sản lƣợng cố định; hoặc Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc dƣới 85% mức sản lƣợng cơ sơ; hoặc Trợ cấp cho chăn nuôi gia súc dựa trên số đầu gia súc cố định. 3. Nhóm biện pháp hỗ trợ nằm trong tổng thể các chƣơng trình phát triển của các nƣớc đang phát triển (đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nƣớc đang phát triển) (Theo Điều 6.2 AoA) Trợ cấp đầu tƣ của Nhà nƣớc dành cho ngành nông nghiệp; Trợ cấp đầu vào dành cho ngƣời sản xuất có thu nhập thấp hoặc bị hạn chế về nguồn lực; Hỗ trợ trong nƣớc dành cho ngƣời sản xuất để chấm dứt trồng cây thuốc phiện bất hợp pháp. 4. Nhóm biện pháp hỗ trợ thuộc Hộp hổ phách (Theo Điều 6.4 AoA và Phụ lục 3 AoA) Đây là những trợ cấp trực tiếp và mang lại nhiều lợi ích cho ngƣời nông dân và doanh nghiệp liên quan. Theo AoA, các thành viên WTO vẫn có thể thực hiện các trợ cấp thuộc Hộp hổ phách nhƣng mức trợ cấp phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện sau: Trong mức hỗ trợ cho phép (de minimis): là mức tối thiểu đƣợc tính bằng 5% trị giá sản phẩm hoặc 5% tổng trị giá sản lƣợng ngành nông nghiệp đối với các nƣớc phát triển và 10% đối với các nƣớc đang phát triển. Không vƣợt mức trần cam kết (mức cam kết cắt giảm tổng lƣợng hỗ trợ tính gộp AMS) Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ Hiệp định Nông nghiệp của WTO 11
- 2.2.2. Các chính sách trợ cấp xuất khẩu nông sản Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, gắn với tiêu chí xuất khẩu. So với các hình thức trợ cấp khác, trợ cấp xuất khẩu gây ra hệ quả bóp méo thƣơng mại quốc tế nhiều nhất, vì vậy quy định đối với hình thức trợ cấp này là nghiêm ngặt nhất. Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm. Đối với các biện pháp trợ cấp xuất khẩu đang áp dụng, các nƣớc phải cam kết cắt giảm cả về giá trị trợ cấp (tính bằng tiền) và số lƣợng nông sản đƣợc trợ cấp. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ đƣợc áp dụng cho các nƣớc thành viên gia nhập WTO kể từ năm 1995 kể về trƣớc. Theo quy định của WTO, các nƣớc phát triển phải giảm 21% trợ cấp (tính theo lƣợng trợ cấp) và 36% (tính theo giá trị) trong vòng 6 năm (1995 – 2000), các nƣớc đang phát triển là 14% (theo lƣợng) và 24% (theo giá trị) trong vòng 10 năm (1995 – 2004). Đối với tất cả các nƣớc gia nhập WTO sau ngày 1/1/1995, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm hoàn toàn. Tuy vậy, WTO vẫn dành sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho phép các nƣớc thành viên đang phát triển duy trì trợ cấp xuất khẩu dƣới hai hình thức. Hộp 1.2. Các biện pháp trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định Nông nghiệp của WTO Trợ cấp xuất khẩu nông sản là các biện pháp trợ cấp gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu. Theo Điều 9 AoA, các biện pháp trợ cấp xuất khẩu bao gồm: Các khoản trợ cấp trực tiếp, kể cả trợ cấp bằng hiện vật, gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu mà chính phủ hoặc cơ quan chính phủ dành cho các doanh nghiệp, ngành và/hoặc ngƣời sản xuất nông sản, hoặc cho các hợp tác xã, hiệp hội của ngƣời sản xuất nông sản hoặc cho các hiệp hội tiếp thị nông sản; Việc bán hoặc thanh lý bằng cách xuất khẩu lƣợng dự trữ nông sản phi thƣơng mại của chính phủ hoặc cơ quan chính phủ với mức giá thấp hơn giá so sánh của nông sản cùng loại bán cho ngƣời tiêu dùng trong nƣớc trên thị trƣờng nội địa; Các khoản chi trả hoàn toàn từ ngân sách nhà nƣớc cho việc xuất khẩu một nông sản nhất định; Các khoản trợ cấp dành cho nông sản căn cứ vào mức độ đóng góp của nông sản đó trong sản phẩm xuất khẩu với vai trò là thành phần nguyên liệu của sản phẩm xuất khẩu. Đối với các nước đang phát triển, AoA cho phép duy trì trợ cấp xuất khẩu dưới hai hình thức: Trợ cấp nhằm làm giảm chi phí tiếp thị nông sản xuất khẩu, chi phí vận tải quốc tế và cƣớc phí; Phí vận tải nội địa và cƣớc phí mà chính phủ hoặc cơ quan đƣợc chính phủ ủy quyền thực hiện chuyên chở các lô hàng xuất khẩu đƣợc ấn định ở mức thấp hơn so với chi phí áp dụng cho các lô hàng tiêu dùng nội địa. Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp từ Hiệp định Nông nghiệp của WTO 12
- Bảng 1.4. Những cam kết quan trọng nhất về trợ cấp nông nghiệp trong vòng đàm phán Urugoay của WTO Các nƣớc phát triển Các nƣớc đang phát triển 6 năm (1995 – 2000) 10 năm (1995 – 2004) Hỗ trợ trong nƣớc - Giảm mức trợ cấp so với 20% 13,3% Tổng lƣợng hỗ trợ tính gộp - Hỗ trợ đƣợc miễn cắt Mức hỗ trợ dƣới 5% giá trị Mức hỗ trợ dƣới 10% giá giảm (de minimis) sản xuất trị sản xuất Trợ cấp xuất khẩu - Giảm số lƣợng 21% 14% - Giảm giá trị 36% 24% Nguồn: http://www.wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/agrm3_e.htm 3. Những phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp của WTO về vấn đề trợ cấp nông nghiệp Trong quá trình thực thi Hiệp định Nông nghiệp đã phát sinh nhiều vấn đề mà nó bắt nguồn chính từ nguồn gốc của sự hình thành hiệp định này trong vòng đàm phán Urugoay. Thực tế, AoA chủ yếu phản ánh kết quả đàm phán tay đôi giữa Mỹ và các nƣớc EU. Do vậy, thƣơng mại hàng nông sản vẫn chịu ảnh hƣởng rất mạnh của những chính sách trợ cấp và bảo hộ nặng nề. 3.1. Những phát sinh trong việc cắt giảm hỗ trợ trong nước 3.1.1. Đối với các biện pháp hỗ trợ Hộp xanh lá cây Theo AoA, các biện pháp này không hoặc rất ít làm bóp méo thƣơng mại hàng nông sản. Do vậy, đây là những biện pháp đƣợc các nƣớc sử dụng nhiều nhất vì hỗ trợ theo dạng này đƣợc miễn cắt giảm (xem phụ lục 1). Thực tế quá trìn h thực thi AoA cho thấy, các nƣớc phát triển là những nƣớc sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ Hộp xanh lá cây nhất (xem phụ lục 2). Đối với nhiều nƣớc phát triển, đặc biệt là Mỹ và EU, hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu nhƣ mức hỗ trợ hộp xanh lá cây của Mỹ trong giai đoạn 1986 - 1988 là 26,151 tỷ USD thì năm 2000 đã lên tới 50,057 tỷ USD 7 và năm 2007 là 76,162 tỷ USD. 8 Đối 7 WTO. G/AG/N/USA/51/Rev.1. Committee on Agriculture. January 28th 2009. 8 WTO. G/AG/N/USA/66. Committee on Agriculture. January 19th 2009. 13
- với EU, từ giai đoạn 2004 - 2005 đến 2005 - 2006, mức hỗ trợ thuộc hộp xanh lá cây đã tăng lên gần gấp đôi, từ 24,39 tỷ EUR lên đến 40,28 tỷ EUR.9 Theo báo cáo về hỗ trợ nông nghiệp trong nƣớc của các nƣớc này gửi lên WTO có thể thấy rằng, các nƣớc đã cơ cấu lại chƣơng trình hỗ trợ, chuyển các biện pháp bóp méo thƣơng mại theo hƣớng “ít bóp méo thƣơng mại hơn” bằng cách rút các chƣơng trình hỗ trợ từ Tổng AMS bị cấm và chuyển vào hộp xanh lá cây, do đó tránh đƣợc việc phải cắt giảm thực sự hỗ trợ trong nƣớc. Chẳng hạn nhƣ đối với Mỹ, những thanh toán cho nông dân để bù đắp sự chênh lệch giữa giá thị trƣờng và giá đƣợc nhận (biện pháp trợ giá – phải cắt giảm) đã đƣợc chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt với sản xuất (production flexibility contract payments) (thuộc hộp xanh lá cây và không bị cắt giảm). 3.1.2. Đối với các biện pháp hỗ trợ Hộp xanh da trời Đây là hình thức trợ cấp mà nhiều nƣớc phát triển đã áp dụng trong chƣơng trình hạn chế sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, tất cả các nƣớc đang phát triển đều không có hình thức hỗ trợ này. Nguyên nhân chính là do ngân sách hạn hẹp của các nƣớc đang phát triển. Vì vậy, mặc nhiên, loại trợ cấp này đƣợc xem là dành cho các nƣớc phát triển. Các biện pháp thuộc hộp xanh da trời không phải cam kết cắt giảm, do đó, một số nƣớc, trong đó có EU, vẫn tiếp tục tăng giá trị các biện pháp này và cho rằng việc thanh toán trực tiếp trong hộp xanh da trời là một công cụ hữu ích đƣợc sử dụng nhằm cải cách các chính sách trong nƣớc theo tiêu chuẩn do WTO đặt ra. Tại các nƣớc EU, các thanh toán trực tiếp đă tăng lên chiếm tới ¼ trong tổng mức hỗ trợ cho nông nghiệp trong giai đoạn 1998-1999. Tại Vòng đàm phán Doha, các nƣớc thành viên WTO cũng đang yêu cầu phải giảm nhiều và tiến tới xóa bỏ hình thức trợ cấp Hộp xanh lá cây. 3.1.3. Đối với các biện pháp hỗ trợ Hộp hổ phách Trong quá trình thực thi cam kết cắt giảm các biện pháp trợ cấp gây bóp méo thƣơng mại, tổng lƣợng hỗ trợ tính gộp (tổng AMS) của các nƣớc đã giảm đi đáng kể, nhƣng hỗ trợ trong nƣớc cho một số sản phẩm cụ thể lại tăng lên. Do việc cam kết đƣa ra là cắt giảm Tổng AMS chứ không phải là cắt giảm lƣợng AMS với từng sản phẩm nông sản cụ thể nên các nƣớc vẫn có thể tăng sự hỗ trợ đối với một số mặt 9 WTO. G/AG/N/EEC/59. Committee on Agriculture. March 2nd 2009. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng vận hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện
94 p | 502 | 246
-
Luận văn tốt nghiệp : Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
23 p | 539 | 214
-
TIểu luận môn tài chính quốc tế: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây
64 p | 658 | 188
-
Luận văn tốt nghiệp “Bước đầu đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng Dẻ xã Hoàng Hoa Thám - Chí Linh - Hải Dương cho việc hoạch định chính sách duy trì rừng Dẻ này”
81 p | 1019 | 174
-
Đề tài: “Tìm hiểu về trợ cấp nông nghiệp Việt Nam thời kỳ hậu WTO”
19 p | 361 | 120
-
Tiểu luận: Tỷ giá hối đoái và vai trò của ngân hàng Trung ương trong việc điều hành chính sách tỷ giá
21 p | 525 | 91
-
LUẬN VĂN: Tính khoa học và trách nhiệm xã hội trong hoạch định chính sách công tại Đà Nẵng
125 p | 181 | 68
-
Đề tài: Lãi suất và vai trò của lãi suất đối với quá trình phát triển kinh tế
30 p | 213 | 63
-
LUẬN VĂN: Thực trạng về điều hành chính sách lãi suất ở Việt Nam từ những năm 90 trở lại đây
22 p | 226 | 56
-
Tiểu luận: Các vấn đề cơ bản về lãi suất ngân hàng và vai trò của nó đối với doanh nghiệp
19 p | 141 | 31
-
Thuyết trình: Thực trạng sử dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát của Việt Nam từ 2007 đến nay
18 p | 185 | 29
-
LUẬN VĂN: Lãi suất tín dụng và sự điều hành lãi suất tận dụng của Ngân hàng Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
24 p | 122 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của tỷ giá hối đoái trong cơ chế dẫn truyền chính sách tiền tệ Việt Nam
243 p | 93 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chính sách tín dụng tài trợ ngành hạt điều xuất khẩu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
117 p | 43 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Một số bất cập trong xử lý nợ xấu tại Việt Nam theo hình thức mua bán nợ và chuyển nợ thành cổ phần
60 p | 33 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiễn sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự thỏa mãn của người dân trong bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
24 p | 43 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò của phát triển tài chính
317 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn