intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò của phát triển tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:317

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là phân tích ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau để từ đó phân tích sâu sắc hơn những bằng chứng khoa học về mặt thực nghiệm, nhằm đề xuất các hàm ý chính sách khi xây dựng và điều hành chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế vĩ mô tại các quốc gia trên thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - vai trò của phát triển tài chính

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 06 NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ THÔNG TIẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BẤT ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH SÁNG PGS. TS. PHẠM THỊ TUYẾT TRINH TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 06 NĂM 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Lê Thông Tiến, nghiên cứu sinh khóa 24 của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, hiện đang công tác tại Khoa Tài chính – Kế toán, trường Đại học Sài Gòn. Tôi xin cam đoan, luận án này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được nguồn đầy đủ trong luận án. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. TP. HCM, ngày … tháng … năm 2024 Lê Thông Tiến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Minh Sáng và TS. Phạm Thị Tuyết Trinh đã tận tình hướng dẫn chi tiết, bồi đắp ý tưởng và định hướng khoa học để tôi có thể hoàn thiện luận án. Ngoài ra, tôi cũng rất cảm ơn tất cả những giảng viên Trường Đại học Ngân hàng đã vô cùng tâm huyết và chuyên nghiệp, đã tạo điều kiện để tôi có thể mở rộng chiều sâu học thuật từ những bài giảng, tài liệu, và hội thảo khoa học. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là một trong những cơ sở đào tạo mà tôi cảm thấy rất tự hào nếu được theo đuổi chương trình đào tạo nghiên cứu sinh tại đây. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của Khoa Sau Đại học, các quy trình thủ tục đã trở nên thân thiện và dễ tiếp cận để tôi có thể tập trung nhiều hơn vào những nội dung chuyên môn. Cuối cùng, gia đình là động lực không thể thiếu trong bước đường trưởng thành từng ngày cùng với con đường học thuật mà tôi đã chọn sẽ gắn bó và theo đuổi trong suốt hành trình sự nghiệp. Tôi xin đặc biệt cám ơn người bạn, cũng là người vợ, và con trai nhỏ đã động viên và san sẻ, giúp tôi có thể hoàn thành chương trình đào tạo nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh Lê Thông Tiến
  5. iii TÓM TẮT LUẬN ÁN Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái, cũng như sự tương tác của nó với phát triển tài chính, đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở những chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau. Bất định tỷ giá hối đoái được đo lường dựa trên hai phương pháp khác nhau để đảm bảo tính vững cho các kết quả ước lượng, bao gồm thước đo độ lệch chuẩn và chỉ số Z-score (được viết tắt trong luận án là Zscore để thuận tiện với cách đặt tên trong phần mềm Stata). Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên mô hình các yếu tố đẩy và kéo của Fernandez-Arias (1996), lý thuyết lo ngại rủi ro, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất, lý thuyết quyền chọn thực, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và lý thuyết trung gian tài chính. Lý thuyết quyền chọn thực đã đưa ra các điều kiện để hai lý thuyết lo ngại rủi ro và lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất có thể diễn ra, bao gồm những lập luận nổi tiếng của Darby và cộng sự (1999) và Jeanneret (2007). Đồng thời, vai trò tương tác của phát triển tài chính với bất định tỷ giá hối đoái cũng được thêm vào mô hình nghiên cứu dựa trên việc luận giải từ lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết về thông tin bất cân xứng và những công trình nghiên cứu trước đây. Bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm 114 quốc gia từ năm 2000 đến năm 2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm và nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi. Phương pháp Bayes được sử dụng để ước lượng mô hình thực nghiệm và thực hiện các suy diễn thống kê xuyên suốt nội dung luận án. Ước lượng Bayes thừa nhận đồng thời cả hai ảnh hưởng với xác suất về tất cả khả năng có thể xảy ra. Kết quả nghiên cứu được thực hiện khi không xem xét và có xem xét ảnh hưởng của biến tương tác bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính. Khi không xem xét ảnh hưởng của biến tương tác, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là cùng chiều với xác suất cao (94%- 95%) ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Đối với các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn là cùng chiều nhưng yếu hơn so với nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm. Xác
  6. iv suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái dao động từ 88% đến 90%. Như vậy, lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất vẫn được ủng hộ mạnh mẽ hơn lý thuyết lo ngại rủi ro. Sự khác biệt giữa hai chế độ tỷ giá hối đoái chỉ thể hiện ở mức độ phổ biến của xác suất ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái. Kết quả nghiên cứu khi có xem xét ảnh hưởng tương tác đã cho thấy sự khác biệt có bổ sung so với mô hình thực nghiệm không xem xét ảnh hưởng tương tác. Ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnh hưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng này đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thì càng gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định tỷ giá hối đoái. Ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng tương tác sẽ giảm thiểu ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phát triển tài chính của một quốc gia càng cao thì tác động biên cùng chiều càng giảm. Các nền kinh tế có phát triển tài chính càng thấp thì càng có xu hướng làm cho ảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng chiều. Như vậy, phát triển tài chính ở nhóm quốc gia thả nổi không mang lại kết quả tích cực. Xét theo các giá trị trung bình hậu nghiệm, ảnh hưởng biên của bất định tỷ giá hối đoái ở cả hai nhóm quốc gia khả năng cao sẽ có sự phổ biến hơn của ảnh hưởng cùng chiều so với ảnh hưởng ngược chiều. Lý thuyết trung gian tài chính và lý thuyết về thông tin bất cân xứng đã giải thích tốt cho vai trò của phát triển tài chính. Đối với chế độ tỷ giá neo mềm, các quốc gia cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ bất định tỷ giá hối đoái và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính. Đối với chế độ tỷ giá thả nổi, các quốc gia nên tiếp tục nới lỏng tỷ giá hối đoái và tập trung duy trì sự ổn định hệ thống tài chính. Các quốc gia có thể cân nhắc việc chuyển đổi chế độ tỷ giá trong một số điều kiện nhất định. Bên cạnh đó, các quốc gia cần tiếp tục thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; duy trì lạm phát mục tiêu; phát huy hơn nữa hiệu quả trong việc sử dụng chính sách tiền tệ; tiếp tục duy trì trạng thái kinh tế mở; và cuối cùng là tăng cường sự kiểm soát giá trị đồng nội tệ. Từ khóa: Bất định tỷ giá hối đoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài, lý thuyết quyền chọn thực, phát triển tài chính, phương pháp Bayes.
  7. v ABSTRACT The thesis was aiming studying the impact of exchange rate volatility, as well as its interaction with financial development, on foreign direct investment in different exchange rate regimes. The thesis measured exchange rate volatility by two different methods to ensure the robustness of the estimation, including the standard deviation measure and the Z-score index (abbreviated in the thesis as Zscore for convenience in Stata 18). The theoretical model was based on the push and pull factors of Fernandez-Arias (1996), risk aversion theory, production flexibility theory and real options theory. Real options theory has proposed the conditions under which the risk aversion and the theory of production flexibility can take place as the famous arguments of Darby et al. (1999) and Jeanneret (2007). At the same time, the interactive role of financial development with exchange rate volatility is also added to the research model based on the theory of financial intermediation and the theory of asymmetric information and various previous research work. The research dataset covered 114 countries from 2000 to 2021 and was classified into countries with soft pegged exchange rate regime and countries with floating exchange rate regime. The thesis utilized the Bayesian method to estimate the empirical models and make statistical inferences. The research results were without and with interaction term between exchange rate volatility and financial development. When not considering interaction term, the effect of exchange rate volatility on foreign direct investment was mainly positive with high probability (94%-95%) in the group of countries with soft pegged exchange rate regime. For countries with floating exchange rate regime, the effect of exchange rate volatility on foreign direct investment was still positive but weaker than in the group of countries with soft pegged exchange rate regime. The probability of a positive effect of exchange rate volatility ranged from 88% to 90%. Thus, the theory of production flexibility was more strongly supported
  8. vi than risk aversion. The difference between the two exchange rate regimes illustrated in the probability of the effect of exchange rate volatility. The research results when considering interaction term showed additional differences compared to the experimental models without interaction term. In the group of countries with soft pegged exchange rate regime, the interaction term could minimize the negative effect of exchange rate volatility, even reversing this effect on foreign direct investment, depending financial development. The higher the financial development of a country, the greater the positive probability of the marginal impact of exchange rate volatility. In the group of countries with floating exchange rate regime, the interaction term reduced the positive effect of exchange rate volatility on foreign direct investment. The higher a country's financial development, the lower its positive marginal effect. Economies with lower financial development had the positive marginal effect of exchange rate volatility on foreign direct investment. Thus, financial development in the group of countries with floating exchange rate regime did not bring positive results. According to the posterior mean, the marginal effects of exchange rate volatility in both groups of countries were likely positive than negative. The theory of financial intermediation and the theory of asymmetric information have explained well the role of financial development. For the group of countries with soft pegged exchange rate regime, countries need to strengthen strict control of exchange rate volatility and promote the development of financial markets and financial institutions. For the group of countries with floating exchange rate regime, countries should loosen exchange rate policy and focus on stabilize financial system. Countries could consider switching exchange rate regimes under certain conditions. Besides, countries need to continue to promote economic growth; maintain target inflation; further promote efficiency of monetary policy; continue an open economic state; and finally strengthen control over the domestic currency. Keywords: Bayesian method, exchange rate volatility, financial development, foreign direct investment, real options theory.
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Từ Tiếng Anh Nghĩa đầy đủ Mô hình trễ phân phối tự 1 ARDL Autoregressive Distributed Lag Model hồi quy Annual Report on Exchange Báo cáo thường niên về 2 AREAER Arrangements and Exchange Restrictions quy định quản lý ngoại hối 3 CI Confidence Interval Khoảng tin cậy 4 CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 5 CRI Credible Interval Khoảng tin được Mô hình bình phương nhỏ 6 DOLS Dynamic Ordinary Least Square nhất động 7 ECM Error Correction model Mô hình hiệu chỉnh sai số 8 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Mô hình tự hồi quy phương Generalized AutoRegressive Conditional 9 GARCH sai sai số thay đổi có điều Heteroskedasticity kiện dạng tổng quát 10 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội Vùng mật độ hậu nghiệm 11 HPD Highest Posterior Density cao nhất 12 IMF International Monetary Funds Qũy Tiền tệ Quốc tế Thuật toán lấy mẫu Xích 13 MCMC Markov Chain Monte Carlo Markov Monte Carlo 14 MLE Maximum Likelihood Estimation Tối đa hóa Hàm hợp lý 15 MNEs Multinational Enterprises Doanh nghiệp đa quốc gia
  10. viii Tỷ giá hối đoái danh nghĩa 16 NBER National Bureau of Economic Research song phương Tỷ giá hối đoái danh nghĩa 17 NEER Nominal Efective Exchange Rate đa phương Organisation for Economic Co-operation Tổ chức Hợp tác và Phát 18 OECD and Development triển Kinh tế 19 PIPs Posterior Inclusion Probabilities Xác suất hậu nghiệm Ước tính hàm hợp lý cực 20 PPML Pseudo Poisson Maximum Likelihood đại Poisson-pseudo 21 REER Real Effective Exchange Rate Tỷ giá thực đa phương Phương pháp ước lượng 22 S-GMM System Generalized Method of Moments mô men tổng quát hệ thống 23 VAR Vector Autoregression Vectơ Tự hồi quy 24 VECM Vector Error Correction Model Vectơ Hiệu chỉnh Sai số 25 WDIs World Development Indicators Chỉ số Phát triển Thế giới
  11. ix MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN --------------------------------------------------------------------------------- i LỜI CẢM ƠN ------------------------------------------------------------------------------------ ii TÓM TẮT LUẬN ÁN-------------------------------------------------------------------------- iii ABSTRACT -------------------------------------------------------------------------------------- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---------------------------------------------------------------- vii DANH MỤC BẢNG BIỂU ----------------------------------------------------------------- xvii DANH MỤC HÌNH -------------------------------------------------------------------------- xix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ------------- 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ---------------------------------------------------- 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ------------------------------------------------------------------- 8 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ---------------------------------------------------- 8 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể -------------------------------------------------------- 8 1.3. Câu hỏi nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 8 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu --------------------------------------------------- 9 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 9 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ----------------------------------------------------------------- 9 1.5. Phương pháp nghiên cứu ----------------------------------------------------------- 10 1.6. Đóng góp chính của luận án -------------------------------------------------------- 10 1.7. Thiết kế nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 12 1.8. Kết cấu của luận án ------------------------------------------------------------------ 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ---------------------------------------------------------------------------------- 17
  12. x 2.1. Một số khái niệm ---------------------------------------------------------------------- 17 2.1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ------------------------------------------------------ 17 2.1.2. Tỷ giá hối đoái và chế độ tỷ giá hối đoái --------------------------------------- 17 2.1.2.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ---------------------------------------------------- 17 2.1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái -------------------------------------------------------- 19 2.1.3. Bất định tỷ giá hối đoái ----------------------------------------------------------- 20 2.1.4. Phát triển tài chính----------------------------------------------------------------- 22 2.2. Cơ sở lý thuyết ------------------------------------------------------------------------ 24 2.2.1. Lý thuyết các yếu tố đẩy và kéo ------------------------------------------------- 24 2.2.1.1. Tăng trưởng thu nhập bình quân -------------------------------------------- 27 2.2.1.2. Cung tiền ----------------------------------------------------------------------- 27 2.2.1.3. Lạm phát ----------------------------------------------------------------------- 28 2.2.1.4. Độ mở thương mại ------------------------------------------------------------ 28 2.2.1.5. Tỷ giá hối đoái ---------------------------------------------------------------- 29 2.2.1.6. Phát triển tài chính ------------------------------------------------------------ 30 2.2.1.7. Bất định tỷ giá hối đoái ------------------------------------------------------ 31 2.2.2. Lý thuyết lo ngại rủi ro ----------------------------------------------------------- 32 2.2.3. Lý thuyết về tính linh hoạt của sản xuất ---------------------------------------- 34 2.2.4. Lý thuyết quyền chọn thực ------------------------------------------------------- 38 2.2.4.1. Mô hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận vùng không hoạt động -- 41 2.2.4.2. Mô hình quyền chọn thực theo cách tiếp cận xác suất đầu tư----------- 45 2.2.5. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng -------------------------------------------- 50 2.2.6. Lý thuyết trung gian tài chính --------------------------------------------------- 54
  13. xi 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây ------------------------------- 60 2.3.1. Tác động ngược chiều của bất định của tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài --------------------------------------------------------------------------------- 60 2.3.2. Tác động cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ---------------------------------------------------------------------------------------- 63 2.3.3. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI dưới các chế độ tỷ giá hối đoái khác nhau ----------------------------------------------------------------------------- 65 2.3.4. Ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài --------------------------------------------------------- 69 2.4. Thảo luận về khoảng trống nghiên cứu ------------------------------------------ 71 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ---------------------------------------- 79 3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ------------------------------------------------- 79 3.2. Dữ liệu nghiên cứu-------------------------------------------------------------------- 82 3.3. Phương pháp ước lượng Bayes ---------------------------------------------------- 85 3.3.1. Lý thuyết về phương pháp ước lượng Bayes ---------------------------------- 85 3.3.2. Phương pháp ước lượng Bayes cho mô hình thực nghiệm ------------------ 87 3.3.3. Các kiểm định sau ước lượng ---------------------------------------------------- 89 3.4. Giả thuyết nghiên cứu --------------------------------------------------------------- 90 3.4.1. Tác động riêng lẻ của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI ---------------------- 90 3.4.2. Tác động tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến FDI ------------------------------------------------------------------------------------------ 93 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU --------- 98 4.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi ------ 98 4.1.1. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài ------------------------------------ 98
  14. xii 4.1.2. Thực trạng về đầu tư trực tiếp nước ngoài và bất định tỷ giá hối đoái ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi ----------------------- 99 4.1.3. Thực trạng về phát triển tài chính ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi -------------------------------------------------------------------------- 101 4.1.4. Thực trạng về FDI và một số yếu tố vĩ mô ở chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi ------------------------------------------------------- 104 4.2. Thống kê mô tả ----------------------------------------------------------------------- 107 4.3. Phân tích kết quả ước lượng ------------------------------------------------------ 108 4.3.1. Kiểm định tính vững trước khi thực hiện suy diễn thống kê --------------- 108 4.3.2. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài - 117 4.3.2.1. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ---------------------------------------- 117 4.3.2.2. Ảnh hưởng bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi --------------------------------------------- 120 4.3.2.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng bất định tỷ giá hối đoái và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở chế độ tỷ giá neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi 123 4.3.3. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái và sự tương tác với phát triển tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ------------------------------------------------- 126 4.3.3.1. Ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm --- 126 4.3.3.2. Ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ------ 132 4.3.3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến FDI ở chế độ tỷ giá neo mềm và chế độ tỷ giá thả nổi ---------------------------------------------------------------------------- 139 4.3.4. Ảnh hưởng của các yếu tố khác đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ---------- 142 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH -------------------------------- 147
  15. xiii 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ----------------------------------------------------- 147 5.2. Hàm ý chính sách đối với nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ------ 151 5.3. Hàm ý chính sách đối với nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi --------- 152 5.4. Hàm ý chính sách từ các mối quan hệ của các biến số khác ---------------- 153 5.5. Hạn chế của luận án ----------------------------------------------------------------- 154 5.6. Hướng nghiên cứu tiếp theo ------------------------------------------------------- 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------------------- i PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------- xvii Phụ lục 1: Mô tả đặc điểm của các chế độ quản lý tỷ giá theo phân loại của IMF (2022) xvii Phụ lục 2: Đo lường chỉ số thành phần của phát triển tài chính ------------------- xix Phụ lục 3: Tổng hợp các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ---------------------- xx Phụ lục 4: Tổng hợp các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ------------------------- xxi Phụ lục 5: Tổng hợp các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển tài chính đến FDI ---------------------------------------------------------------------------- xxii Phụ lục 6: Tổng hợp các công trình nghiên cứu ảnh hưởng ngược chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI ----------------------------------------------------------- xxvi Phụ lục 7: Tổng hợp các công trình nghiên cứu ảnh hưởng cùng chiều của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI ------------------------------------------------------------ xxx Phụ lục 8: Tổng hợp các công trình nghiên cứu không tìm ra ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến FDI --------------------------------------------------------- xxxiii Phụ lục 9: Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, không xem xét ảnh hưởng tương tác ----------------------------------------- xxxv Phụ lục 10: Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, không xét ảnh hưởng tương tác ------------------------------------------------------ xxxvi
  16. xiv Phụ lục 11: Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, có xem xét ảnh hưởng tương tác -------------------------------------------- xxxvii Phụ lục 12: Kết quả ước lượng Frequentist ở các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, có xem xét ảnh hưởng tương tác --------------------------------------------------- xxxviii Phụ lục 13: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm mặc định, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ------------------------------------------------------------------------------ xxxix Phụ lục 14: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ---------------------------------------------------------------------------------- xl Phụ lục 15: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặc định, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá hối đoái neo mềm ------------------------------------------------------------------------------ xli Phụ lục 16: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm -------------------------------------------------------------------------------- xlii Phụ lục 17: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm mặc định, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -------------------------------------------------------------------------------- xliii Phụ lục 18: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -------------------------------------------------------------------------------- xliv Phụ lục 19: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặc định, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi --------------------------------------------------------------------------------- xlv
  17. xv Phụ lục 20: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi -------------------------------------------------------------------------------- xlvi Phụ lục 21: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm mặc định, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ------------------------------------------------------------------------------- xlvii Phụ lục 22: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ------------------------------------------------------------------------------ xlviii Phụ lục 23: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặc định, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm -------------------------------------------------------------------------------- xlix Phụ lục 24: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ------------------------------------------------------------------------------------ l Phụ lục 25: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm mặc định, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ----------------------------------------------------------------------------------- li Phụ lục 26: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (VolREER) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ---------------------------------------------------------------------------------- lii Phụ lục 27: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm mặc định, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi liii Phụ lục 28: Chẩn đoán đồ thị cho mô hình (Zscore) với giả định tiền nghiệm hiệu chỉnh, có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi - --------------------------------------------------------------------------------- liv
  18. xvi Phụ lục 29: Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, không xem xét ảnh hưởng tương tác ---------------------------- lv Phụ lục 30: Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm, có xem xét ảnh hưởng tương tác ------------------------------- lxxi Phụ lục 31: Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, không xem xét ảnh hưởng tương tác ------------------------------ xci Phụ lục 32: Cú pháp và kết quả ước lượng mô hình Bayes ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, có xem xét ảnh hưởng tương tác ---------------------------------- cvii Phụ lục 33: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm ----------------------- cxxvii Phụ lục 34: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm ---------------------- cxxviii Phụ lục 35: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi --------------------------- cxxix Phụ lục 36: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) không xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi ---------------------------- cxxx Phụ lục 37: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm ------------------------ cxxxi Phụ lục 38: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia neo mềm ----------------------------- cxxxii Phụ lục 39: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (VolREER) có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi ------------------------- cxxxiii Phụ lục 40: Kết quả kiểm định tính vững mô hình thực nghiệm (Zscore) có xem xét ảnh hưởng tương tác ở nhóm quốc gia thả nổi------------------------------- cxxxiv DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ----------------- cxxxv
  19. xvii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Các quyết định của một doanh nghiệp theo mô hình quyền chọn thực ...... 41 Bảng 3.1. Mô tả dữ liệu trong mô hình nghiên cứu..................................................... 83 Bảng 3.2. Kỳ vọng dấu ảnh hưởng và một số nghiên cứu ủng hộ............................... 95 Bảng 4.1. Thống kê mô tả.......................................................................................... 107 Bảng 4.2. Chỉ số lấy mẫu hiệu quả sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình không xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái........... 109 Bảng 4.3. Chỉ số lấy mẫu hiệu quả sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình có xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái ................ 109 Bảng 4.4. Hiệu chỉnh các giả định tiền nghiệm trong các mô hình không xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái ....................... 110 Bảng 4.5. Hiệu chỉnh các giả định tiền nghiệm trong các mô hình không xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái ....................... 111 Bảng 4.6. Kiểm định hội tụ Gelman–Rubin sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình không xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái .................................................................................................................................... 112 Bảng 4.7. Kiểm định hội tụ Gelman–Rubin sau ước lượng hậu nghiệm của mô hình có xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái ... 113 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ........................................................... 118 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ........................................................... 119 Bảng 4.10. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ............................................................... 121 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ............................................................... 122
  20. xviii Bảng 4.12. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ........................................................... 127 Bảng 4.13. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm ........................................................... 128 Bảng 4.14. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ............................................................... 135 Bảng 4.15. Ảnh hưởng của bất định tỷ giá hối đoái đến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở nhóm các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ............................................................... 136 Bảng 4.16. Tổng hợp kết quả ước lượng, không xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái ................................................................... 142 Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả ước lượng, có xem xét ảnh hưởng tương tác giữa phát triển tài chính và bất định tỷ giá hối đoái ................................................................... 143 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả ước lượng ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến FDI ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá neo mềm .... 147 Bảng 5.2. Tổng hợp kết quả ước lượng ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến FDI ở nhóm quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi ........ 149
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2