intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối quỹ hưu trí và tử tuất ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:180

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng "Tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối quỹ hưu trí và tử tuất ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT; Cơ sở lý luận về tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT; Phương pháp nghiên cứu; Dự báo tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng: Tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối quỹ hưu trí và tử tuất ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------- TRẦN HẢI NAM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU ĐẾN CÂN ĐỐI QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI, NĂM 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------- TRẦN HẢI NAM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU ĐẾN CÂN ĐỐI QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG (KINH TẾ BẢO HIỂM) Mã ngành: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ CHÍNH 2. TS. NGUYỄN VIỆT CƯỜNG HÀ NỘI, NĂM 2024
  3. i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Nghiên cứu sinh Trần Hải Nam
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU ĐẾN CÂN ĐỐI QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT ................................................................................................................ 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước ........................................... 6 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước ......................................... 13 1.3. Kết luận về tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu ................ 15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU ĐẾN CÂN ĐỐI QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT ..................... 17 2.1. Khái quát chung về Quỹ HT&TT ................................................................... 17 2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 17 2.1.2. Đặc điểm, vai trò của Quỹ HT&TT.............................................................. 20 2.1.3. Nguồn hình thành Quỹ HT&TT ................................................................... 22 2.1.4. Cơ chế tài chính của Quỹ HT&TT ............................................................... 24 2.2. Các yếu tố tác động đến Quỹ HT&TT ............................................................ 28 2.2.1. Các yếu tố về nhân khẩu học ........................................................................ 30 2.2.2. Các yếu tố về kinh tế .................................................................................... 31 2.2.3. Các yếu tố về tham gia BHXH và chính sách BHXH .................................. 33 2.2.4. Thu và chi Quỹ HT&TT ............................................................................... 35 2.2.5. Tác động của tăng tuổi nghỉ hưu đến Quỹ HT&TT ..................................... 37 2.3. Kinh nghiệm chính sách tăng tuổi nghỉ hưu của một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 38 2.4. Khung phân tích mô phỏng tác động của tuổi nghỉ hưu đến Quỹ HT&TT 46 2.4.1. Khung mô phỏng tác động ........................................................................... 46 2.4.2. Các Kịch bản mô phỏng ............................................................................... 47 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 49 3.1. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu nghiên cứu ...................................... 49 3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 49 3.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 73
  5. iii 3.3.1. Phương pháp dự báo tác động của tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT .... 73 3.3.2. Chi tiết phương pháp dự báo Quỹ HT&TT ở Việt Nam .............................. 74 3.3.3. Ảnh hưởng của tăng tuổi nghỉ hưu đến thị trường lao động ........................ 91 3.4. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng ................................................ 92 3.5. Số liệu giả định và dự báo ................................................................................ 93 3.5.1. Số liệu giả định và dự báo về dân số và lực lượng lao động ........................ 93 3.5.2. Số liệu giả định và dự báo về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô .............................. 97 3.5.3. Số liệu giả định và dự báo về các thông số của hệ thống BHXH ................ 98 CHƯƠNG 4: DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU ĐẾN CÂN ĐỐI QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT Ở VIỆT NAM ................. 101 4.1. Thực trạng tuổi nghỉ hưu và cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam ................ 101 4.1.1. Quy định pháp luật về tuổi nghỉ hưu và Quỹ HT&TT ở Việt Nam ........... 101 4.1.2. Thực trạng tuổi nghỉ hưu và cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam ................ 110 4.2. Đo lường tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ................................................................................................................... 119 4.2.1. Kịch bản mô phỏng tăng tuổi nghỉ hưu ...................................................... 119 4.2.2. Tác động đến thị trường lao động .............................................................. 119 4.2.3. Tác động đối với số người đóng, thời gian tham gia đóng và thu Quỹ HT&TT .............................................................................................................................. 124 4.2.4. Tác động đối với số người hưởng hưu, thời gian hưởng hưu và chi Quỹ HT&TT ................................................................................................................. 126 4.2.5. Tác động tới các khoản thu và chi BHXH khác ......................................... 129 4.2.6. Tác động tổng hợp đến cân đối Quỹ HT&TT ............................................ 130 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 133 5.1. Một số kết luận ................................................................................................ 133 5.1.1. Việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh Việt Nam là cần thiết vì .. 133 5.1.2. Kết quả dự báo cho thấy nếu giữ nguyên các quy định về chính sách và không tăng tuổi nghỉ hưu thì Quỹ HT&TT thu sẽ không đủ để bù cho chi tại thời điểm năm 2035. ..................................................................................................................... 135 5.1.3. Sự khác biệt về kết quả dự báo chủ yếu đến từ giả định khác nhau về các tham số đầu vào mô hình tính toán.. .............................................................................. 136 5.1.4. Tăng dần độ tuổi hưởng lương hưu có thể tránh được việc cắt giảm tỷ lệ thay thế. ........................................................................................................................ 136 5.1.5. Không có bằng chứng chắc chắn nào chứng minh quan điểm rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu kéo theo gia tăng việc làm của lao động lớn tuổi gây ảnh hưởng xấu đến cơ hội việc làm của lao động trẻ.. .................................................................. 136
  6. iv 5.1.6. Để nâng cao tính bền vững của hệ thống lương hưu, nhiều quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đưa ra các chính sách nhằm kéo dài tuổi thọ lao động.. .......................................................................... 137 5.1.7. So sánh giữa 2 Kịch bản tuổi ...................................................................... 137 5.2. Khuyến nghị..................................................................................................... 138 5.2.1. Bối cảnh ...................................................................................................... 138 5.2.2. Đảm bảo việc thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo luật định cùng với tăng tuổi nghỉ hưu thực tế của người lao động .................................................................... 141 5.2.3. Thực hiện chế độ tuổi nghỉ hưu linh hoạt với từng nhóm đối tượng ......... 141 5.2.4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đảm bảo tăng cường cân đối tài chính Quỹ HT&TT thông qua việc sớm cụ thể hóa các quan điểm cải cách chính sách BHXH vào trong thực tiễn.................................................................................... 142 5.2.5. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật BHXH ....................... 143 5.2.6. Nghiên cứu phát triển mô hình BHXH ở Việt Nam theo hướng đa tầng, đa trụ cột với các quỹ hưu trí đa dạng ............................................................................ 143 5.2.7. Hoạt động đánh giá dự báo tài chính Quỹ HT&TT cần được duy trì thường xuyên và được hỗ trợ bởi các giá trị giả định được kiểm chứng tính xác thực với mức độ sai số thấp nhất. ....................................................................................... 146 5.2.8. Tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân về chính sách BHXH ............ 146 5.2.9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về BHXH ........................ 146 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu ....................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 149 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 161
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội DB Mức hưởng xác định (Define Benefit) DC Mức đóng xác định (Define Contribution) DN Doanh nghiệp ERA Tuổi nghỉ hưu sớm (Early Retirement Age) GSO Tổng cục Thống kê (General Statistics Office) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) HT&TT Hưu trí và tử tuất ILO Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization) IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) LĐ Lao động LĐCT Lao động cao tuổi LRA Tuổi nghỉ hưu theo luật định (Legal Retirement Age) NCT Người cao tuổi NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development) PAYG Hệ thống hưu trí thực thanh thực chi (Pay as you go) PVS Phỏng vấn sâu TNH Tuổi nghỉ hưu UNFPA Quỹ Dân số Liên hợp quốc (United Nations Population Fund) VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Household Living Standard Survey) VSS Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Vietnam Social Security) WB Ngân hàng Thế giới (World Bank)
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các nước thay đổi tuổi nghỉ hưu giai đoạn 1949 - 2035 ......................................... 39 Bảng 2.2. So sánh tuổi nghỉ hưu ở các nước OECD tại các giai đoạn khác nhau ................. 39 Bảng 2.3. Tuổi nghỉ hưu của một số nước tại năm 1993, 2002, 2010 và 2020 ..................... 40 Bảng 2.4. Kỳ vọng sống trung bình sau tuổi nghỉ hưu của một số nước ................................ 42 Bảng 2.5. Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu tại một số nước ............................................................. 43 Bảng 2.6. Tỷ lệ giảm trừ mức hưởng đối với người về hưu sớm và tăng mức hưởng đối với người về hưu muộn theo quy định tại một số nước............................................... 44 Bảng 2.7. Đánh giá về ưu và nhược điểm của lao động cao tuổi và trẻ tuổi từ thảo luận nhóm .................................................................................................................................... 54 Bảng 2.8. Đánh giá tác động của điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu qua thảo luận nhóm ......... 56 Bảng 3.1. Dự báo số người hưởng BHXH bắt buộc ở Việt Nam giai đoạn 2022 - 2070 ..... 99 Bảng 3.2. Dự báo tỷ suất lợi nhuận đầu tư Quỹ HT&TT ở Việt Nam ................................. 100 Bảng 4.1. Bảng lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường giai đoạn 2021 - 2035................................................................................ 102 Bảng 4.2. Tỷ lệ đóng vào Quỹ HT&TT ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2021 ....................... 103 Bảng 4.3. Số người nghỉ hưu đúng tuổi trong điều kiện làm việc bình thường ................... 110 Bảng 4.4. Số người nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu ............................................... 111 Bảng 4.5. Số người tham gia BHXH phân theo độ tuổi, khu vực và giới tính ở Việt Nam (2019) ....................................................................................................................... 113 Bảng 4.6. Thu Quỹ HT&TT ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 .......................................... 114 Bảng 4.7. Số người hưởng mới HT&TT ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021...................... 114 Bảng 4.8. Tình hình chi trả chế độ HT&TT ở Việt Nam từ nguồn Quỹ BHXH giai đoạn 2016 - 2019 ....................................................................................................................... 116 Bảng 4.9. Kết dư Quỹ HT&TT ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2021 ..................................... 118 Bảng 4.10. Ước lượng tăng tuổi nghỉ hưu đến tỷ lệ thất nghiệp............................................ 119 Bảng 4.11. Lực lượng lao động theo các phương án .............................................................. 120 Bảng 4.12. Bảng xác định thời điểm nghỉ hưu đối với nam và nữ........................................ 120 Bảng 4.13. Số lao động nam hưởng lương chia theo tháng sinh và năm sinh ..................... 122 Bảng 4.14. Số lao động nữ hưởng lương chia theo tháng sinh và năm sinh ........................ 123
  9. vii Bảng 4.15. Số người nghỉ hưu mới trong năm theo các Kịch bản tuổi................................. 124 Bảng 4.16. Số người tham gia BHXH theo các Kịch bản tuổi .............................................. 125 Bảng 4.17. Thu Quỹ HT&TT theo các Kịch bản tuổi phân theo giới tính ........................... 125 Bảng 4.18. Thu Quỹ HT&TT theo các Kịch bản tuổi phân theo khu vực ........................... 126 Bảng 4.19. Tổng số người nghỉ hưu theo giới tính ................................................................. 127 Bảng 4.20. Tổng số người nghỉ hưu theo khu vực kinh tế ..................................................... 127 Bảng 4.21. Chi cho hưu trí theo các Kịch bản tuổi phân theo khu vực ................................ 128 Bảng 4.22. Chi cho hưu trí theo các Kịch bản tuổi phân theo giới tính ................................ 128 Bảng 4.23. Cân đối Quỹ HT&TT ............................................................................................. 131
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Cơ chế hoạt động tài chính của chương trình hưu trí đóng hưởng với mức hưởng xác định ............................................................................................. 26 Hình 2.2. Cơ chế hoạt động tài chính của chương trình hưu trí đóng hưởng với mức đóng xác định ........................................................................................................ 27 Hình 2.3. Cơ chế hoạt động cơ bản của một Quỹ HT&TT ...........................................28 Hình 2.4. Mô phỏng tác động của các yếu tố đến cân bằng quỹ BHXH ......................29 Hình 2.5. Khung phân tích mô phỏng tác động của tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ........................................................................................................ 47 Hình 3.1. Bảng mô phỏng quá trình chuyển dịch ..........................................................90 Hình 3.2. Tháp dân số theo nhóm tuổi, giới tính (2019, 2039 và 2069) ....................... 94 Hình 3.3. Dự báo tỷ lệ dân số 60+, 65+ và tỷ số phụ thuộc chung giai đoạn 2019 - 2069 ... 95 Hình 3.4. Dự báo dân số cao tuổi Việt Nam theo nhóm tuổi (phương án mức sinh trung bình) giai đoạn 2029 - 2069 ......................................................................... 95 Hình 3.5. Dự báo dân số cao tuổi Việt Nam theo độ tuổi và giới tính giai đoạn 2029 - 2069 .............................................................................................................. 96 Hình 3.6. Dự báo tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo giới tính đối với người lao động trong độ tuổi 15 - 69 trong giai đoạn 2019 - 2050 .......................................97 Hình 3.7. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân giai đoạn 2002 - 2021 .................................. 98 Hình 4.1. Số người tham gia BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2021 ...................112 Hình 4.2. Số lượt người hưởng trợ cấp BHXH một lần ..............................................115 Hình 4.3. Số người đóng cho một người hưởng BHXH .............................................115 Hình 4.4. Tỷ lệ thu trên chi BHXH .............................................................................118 Hình 4.5. Tỷ lệ giữa số người đóng cho một người hưởng .........................................129 Hình 4.6. Thực trạng cân đối Quỹ HT&TT theo Kịch bản 1 ......................................130 Hình 4.7. Thực trạng cân đối Quỹ HT&TT theo Kịch bản 2 ......................................131
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những thay đổi về nhân khẩu học đã và đang có tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Sự thay đổi nhân khẩu học dễ quan sát nhất là xu hướng dân số già đi và đồng nghĩa với việc tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số đang tăng lên. Ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển, tình trạng này là kết quả của các xu hướng nhân khẩu học quan trọng như tỷ lệ sinh giảm, tỷ lệ tử vong giảm và tuổi thọ trung bình tăng lên. Già hóa dân số đòi hỏi tăng chi tiêu công cho người cao tuổi về lương hưu và chăm sóc sức khỏe, do đó ảnh hưởng đến tính bền vững tài chính dài hạn của Quỹ HT&TT và áp lực đối với tài chính ngân sách của Chính phủ. Vấn đề dân số già trở nên nghiêm trọng hơn nếu nó gắn liền với hệ thống hưu trí thực thanh thực chi (PAYG). Một số phân tích thực nghiệm chỉ ra rằng hai vấn đề này là những mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự ổn định tài chính của Quỹ HT&TT và ngân sách Chính phủ ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Đối với các nước OECD, các nghiên cứu về già hóa như Hagemann và Nicoletti (1989), Dang et al. (2001) và OECD (2005), nhận thấy rằng hầu hết các quốc gia này sẽ phải đối mặt với các vấn đề suy giảm đầu tư, tiết kiệm, tăng trưởng kinh tế và tăng nhanh chi tiêu công trong điều kiện xã hội già hóa và chế độ lương hưu PAYG. Những vấn đề tương tự cũng đang thách thức các nền kinh tế đang chuyển đổi và đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực Đông Á, nơi một lượng lớn dân số đang già đi do kết quả của tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội được cải thiện. Nhiều nghiên cứu, bao gồm Friedman et al. (1996), Heller (1997, 1998), và UNESCAP (2005), cũng chỉ ra rằng các chế độ lương hưu PAYG ở những quốc gia này cũng sẽ phải đối mặt với sự mất cân bằng tài chính trong tương lai gần. Trong bối cảnh già hóa dân số, các quốc gia trên thế giới đều có chính sách về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu để ứng phó với tác động thiếu hụt lao động và giúp gia tăng khả năng cân đối tài chính Quỹ HT&TT. Các nước thành viên của OECD dự kiến đến năm 2035 sẽ có 33 nước tăng tuổi nghỉ hưu lên từ 65 tuổi trở lên. Một số nước ở Châu Á cũng có xu hướng điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động lên từ 60 đến 65 tuổi; đồng thời thu hẹp dần khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ. Điều 169 của Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019 quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035. Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với
  12. 2 lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Như vậy rõ ràng, khi dấu hiệu già hóa dân số bắt đầu xuất hiện thì vấn đề về điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đã được các quốc gia trong đó có Việt Nam phải xem xét, cân nhắc lựa chọn chính sách tăng tuổi nhằm phù hợp với bối cảnh mới. Tăng tuổi nghỉ hưu có tác động kép tới Quỹ HT&TT. Người lao động tiếp tục làm việc một mặt tăng thời gian đóng và số tiền đóng vào quỹ; mặt khác, việc hưởng lương hưu muộn hơn cũng sẽ giảm số năm hưởng và dẫn đến giảm chi từ Quỹ HT&TT. Tuy nhiên, việc kéo dài tuổi cũng giúp người lao động cải thiện mức đóng góp và từ đó có mức thụ hưởng cao hơn. Tác động tổng hợp của tăng số người đóng BHXH và thời gian đóng BHXH do tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm tăng nguồn thu của Quỹ HT&TT. Mặt khác, khi tăng tuổi nghỉ hưu thì trong ngắn hạn cũng sẽ làm giảm tốc độ tăng số người hưởng lương hưu mới. Điều này sẽ có lợi cho Quỹ HT&TT trong việc đảm bảo hài hòa hơn mối tương quan giữa thu và chi trả, từ đó khắc phục được vấn đề về nguy cơ mất cân đối Quỹ HT&TT trong tương lai gần. Do vậy, để có cơ sở khoa học vững chắc, cung cấp đầu vào cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về BHXH nói chung, trong đó có vấn đề về tuổi nghỉ hưu nói riêng, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án “Tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam”. Nghiên cứu này góp thêm một đánh giá thực chứng về tác động của tăng tuổi nghỉ hưu đến thu, chi và cân đối tài chính Quỹ HT&TT. Trên cơ sở đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động cũng như những định hướng trong cải cách chính sách BHXH ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và định hướng 2050 theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung: Đo lường tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam, qua đó khẳng định vai trò và sự cần thiết của việc thực hiện chính sách tăng tuổi, đồng thời đưa ra các khuyến nghị để phát huy tính hiệu quả của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu nhằm nâng cao khả năng cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích và đo lường tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến hoạt động thu Quỹ HT&TT;
  13. 3 - Phân tích và đo lường tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến hoạt động chi Quỹ HT&TT; - Phân tích và đo lường tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT; - Đánh giá việc thực hiện chính sách tăng tuổi nghỉ hưu của Việt Nam và khuyến nghị các giải pháp để tăng cường tính hiệu quả trong thực hiện chính sách tăng tuổi nghỉ hưu, đóng góp vào mục tiêu đảm bảo tính bền vững lâu dài của hệ thống hưu trí và đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách HT&TT trong BHXH ở Việt Nam. - Nghiên cứu tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến hoạt động thu, chi và cân đối Quỹ HT&TT trong BHXH ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi cả nước - Về thời gian: trong giai đoạn 1995 - 2021 và dự báo đến năm 2069. - Về nội dung nghiên cứu: (i) Nghiên cứu các quy định pháp luật về BHXH, chế độ hưu trí, thu chi và quản lý Quỹ HT&TT; (ii) Dân số, tuổi thọ, lực lượng lao động ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2021 (thời điểm từ khi Quỹ BHXH được hình thành đến thời điểm nghiên cứu) và dự báo đến năm 2069; (iii) Thực trạng thực hiện chính sách về thu - chi, quản lý và sử dụng Quỹ HT&TT; (iv) Chỉ nghiên cứu tác động đến nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, không xem xét nhóm tham gia BHXH tự nguyện trong nghiên cứu này. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách thức tiếp cận và trả lời câu hỏi nghiên cứu - Nghiên cứu định tính: Thông qua việc tổng hợp từ các nghiên cứu, từ kinh nghiệm của các quốc gia trong việc nhận định cần tăng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh già hóa dân số; tham vấn ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu để có quan sát toàn diện hơn về tâm lý và hành vi của người lao động và người sử dụng lao động trước những thay đổi về chính sách tăng tuổi nghỉ hưu,... để từ đó củng cố thêm cách tiếp cận nghiên cứu. - Nghiên cứu định lượng: Dựa trên việc tổng hợp, phân tích các nguồn thông tin, số liệu sẵn có từ Tổng cục Thống kê, BHXH Việt Nam, Bộ Lao động- Thương binh và
  14. 4 Xã hội,...; sử dụng phần mềm phân tích thống kê và kinh tế lượng Stata để xây dựng các mô hình mô phỏng tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu và thiết lập mô hình đánh giá tài chính quỹ của ILO và WB để xem xét tác động của tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam trên phần mềm Excel. 5.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu a) Nguồn dữ liệu: - Tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 1999, 2009, 2019 (GSO) - Điều tra lao động việc làm từ năm 2016 đến năm 2020 (LFS) - Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2018, 2020 (VHLSS) - Số liệu thống kê thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ HT&TT giai đoạn 1995 - 2021 (VSS) b) Phương pháp phân tích dữ liệu: - Đối với số liệu thứ cấp: Từ các cuộc điều tra nghiên cứu, số liệu báo cáo thống kê có được, sử dụng phần mềm Stata để xử lý. Đối với số liệu VHLSS được lưu trữ theo các nội dung riêng biệt, để sử dụng được nghiên cứu ghép các file của số liệu (file thông tin chung, file về đặc điểm cá nhân, file về giáo dục, file về việc làm,...), từ đó có một bộ số liệu chung của VHLSS để sử dụng. - Luận án sẽ sử dụng phần mềm phân tích thống kê và kinh tế lượng Stata, mô hình đánh giá tài chính quỹ của ILO và WB. Đây là những phần mềm được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu do có sự tiện ích trong xử lý số liệu, phân tích thống kê, ước lượng các mô hình kinh tế lượng và khả năng quản lý chương trình bằng “do file”. 6. Những đóng góp mới của Luận án Luận án có những đóng góp mới như sau: - Làm rõ mối quan hệ giữa tăng tuổi nghỉ hưu với thu, chi Quỹ HT&TT; mối quan hệ giữa tăng tuổi nghỉ hưu với cân đối Quỹ HT&TT; - Chỉ ra tác động trong ngắn hạn và dài hạn của việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đến Quỹ HT&TT và việc hoạch định chính sách BHXH; - Đo lường tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 tới cân đối Quỹ HT&TT; - Đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về chính sách tăng tuổi nghỉ hưu với đảm bảo cân đối Quỹ HT&TT trong bối cảnh của Việt Nam.
  15. 5 7. Kết cấu của Luận án Ngoài lời mở đầu và kết luận, các mục theo quy định, kết cấu của Luận án bao gồm 5 Chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT. Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Dự báo tác động của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối Quỹ HT&TT ở Việt Nam. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
  16. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TĂNG TUỔI NGHỈ HƯU ĐẾN CÂN ĐỐI QUỸ HƯU TRÍ VÀ TỬ TUẤT 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới đã có nhiều các công trình nghiên cứu về già hóa dân số và ảnh hưởng của nó đến đảm bảo an sinh xã hội, tính bền vững tài chính Quỹ HT&TT. Trong đó một số vấn đề đã được nhận diện gồm: (i) Việc chậm trễ trong tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm mất cân đối tài chính Quỹ HT&TT. Nghiên cứu của Krzysztof Makarski và Joanna Tyrowicz (2018) đã chỉ ra rằng, một hệ thống lương hưu với mức hưởng xác định (DB) thì việc trì hoãn nghỉ hưu sẽ làm giảm mất cân bằng tài khóa. Già hóa dân số và tuổi nghỉ hưu được xem là nguồn gốc chính tạo ra các tác động tới phúc lợi xã hội, khiến nó trở thành một khuyến nghị chính sách thường xuyên cho các quốc gia đang gặp khó khăn với thâm hụt hệ thống lương hưu cao. Tuy nhiên, việc hoãn tính đủ điều kiện nghỉ hưu về cơ bản sẽ làm giảm thu nhập suốt đời từ lương hưu và có thể làm tăng sự bất mãn trong thời gian làm việc. Nếu nền kinh tế có một hệ thống lương hưu mức đóng xác định, thì việc trì hoãn tuổi nghỉ hưu không có tác dụng trực tiếp về mặt tài chính. Thu nhập từ lương hưu cũng không bị ảnh hưởng. Do đó, khuyến nghị tăng tuổi nghỉ hưu thường xuyên hơn trong trường hợp các nước có hệ thống DB. Một hàm ý chính sách quan trọng từ nghiên cứu là mối quan hệ giữa cải cách tham số và cải cách hệ thống lương hưu. Người ta cho rằng các cải cách tham số của hệ thống lương hưu (chẳng hạn như thay đổi tuổi nghỉ hưu hoặc tỷ lệ thay thế/đóng góp) là các lựa chọn chính sách khôn ngoan nhất thay cho cải cách lương hưu mang tính hệ thống (thay thế hệ thống lương hưu DB bằng DC). Tuổi thọ gia tăng ở nhiều nền kinh tế tiên tiến là điều tất yếu và làm tăng mức độ phù hợp của chính sách đối với tuổi nghỉ hưu, đặc biệt nếu sức khỏe của người cao tuổi được cải thiện đi kèm với việc giảm mức sinh và do đó làm giảm tỷ lệ phụ thuộc. Nghiên cứu chỉ ra rằng cải cách hệ thống lương hưu không làm giảm tác động phúc lợi của việc hoãn nghỉ hưu - ngược lại, hai loại cải cách này bổ sung cho nhau ở mức độ tăng tuổi nghỉ hưu giúp giảm bớt quá trình chuyển đổi từ DB sang DC. Mặc dù chúng ta tăng tuổi hưởng lương hưu ngang bằng với tuổi thọ dự kiến, cho đến nay vẫn còn rất ít thông tin về tiềm năng làm việc thực tế ngoài các quy định thực nghiệm có thể quan sát được hiện nay. Mặc dù ở đại đa số các quốc gia, các cá nhân có xu hướng nghỉ hưu sớm nhất có thể, thường là trước tuổi nghỉ hưu bắt buộc.
  17. 7 Rose Irnawaty Ibrahim và Zailan Siri (2013), cho thấy rất nhiều các nghiên cứu đương đại chỉ ra rằng tuổi thọ ở hầu hết các quốc gia đang tăng lên. Do tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng lên theo thời gian của nam và nữ nên nguy cơ tử vong có xu hướng nhỏ hơn theo thời gian. Do đó, người ta kỳ vọng rằng những người nghỉ hưu sẽ sống lâu hơn và dẫn đến việc gia tăng các khoản nợ lương hưu của Chính phủ. Ngoài ra, do tiến bộ về y tế, mức sống và điều kiện làm việc tốt hơn, con người được kỳ vọng sẽ sống lâu hơn. Như vậy, với độ tuổi nghỉ hưu như hiện nay, người dân dự kiến sẽ có thời gian nghỉ hưu dài hơn thời gian làm việc. Hệ lụy là Chính phủ sẽ phải trợ cấp cho những người nghỉ hưu trong thời gian hưu trí dài hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng tài chính của Chính phủ. Các quốc gia thường đưa ra nhiều lý do để tăng tuổi nghỉ hưu, như do kỳ vọng sống khi sinh và tuổi thọ trung bình được cải thiện, bên cạnh các lý do xã hội như trẻ học nhiều năm hơn và phụ thuộc vào cha mẹ trong thời gian dài. Vì vậy, ngân sách của nhiều gia đình ngày nay trở nên căng thẳng vì người trụ cột chính trong gia đình nghỉ hưu trước khi thế hệ tiếp theo ổn định cuộc sống. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm trách nhiệm của Chính phủ trong chi trả lương hưu hàng năm ít nhất là trong khoảng thời gian mà tuổi nghỉ hưu được nâng lên. Xuất phát từ quan điểm cho rằng tăng tuổi nghỉ hưu sẽ làm giảm các khoản nợ lương hưu của Chương trình Hưu trí của Chính phủ và thuận lợi trong bối cảnh tuổi thọ đã cao hơn rất nhiều, từ đó đã tập trung đánh giá, đo lường tác động của việc tăng tuổi nghỉ hưu đến cân đối tài chính Quỹ HT&TT ở Malaysia. Nợ lương hưu được ước tính bằng cách sử dụng phương pháp nhóm kín bằng cách ước tính chi phí trọn đời trong tương lai được vốn hóa khi tuổi nghỉ hưu tăng từ 55 lên 60 tuổi trong các giai đoạn của một năm với tùy chọn nghỉ hưu sớm hơn. Để ước tính chi phí trọn đời trong tương lai được vốn hóa, tác giả ước tính số người hưu trí dự kiến sống sót, bị tàn tật hoặc chết. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu thực nghiệm của các nhân viên Chính phủ đã nghỉ hưu ở tuổi 55 ở Malaysia trong giai đoạn 1991 - 2000. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ mang lại những tác động tích cực cho Chương trình Hưu trí của Chính phủ trong dài hạn và đề nghị Chính phủ nên xem xét việc tăng tuổi nghỉ hưu trong tương lai. (ii) Tăng tuổi nghỉ hưu không làm thay đổi nhiều đến tiền lương và thời gian làm việc của lao động lớn tuổi, nhưng có ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm lao động nữ. Nghiên cứu của Pedro S. Martins và cộng sự (2009) sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt nhằm phân tích ảnh hưởng của việc cải cách tuổi nghỉ hưu đến tiền lương, việc làm và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Bồ Đào Nha. Nghiên cứu sử dụng 2 bộ dữ liệu để phân tích, bao gồm: (i) Các thông tin về thu nhập, thời gian làm việc, số lượng lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ dữ liệu bảng tổng
  18. 8 hợp về người lao động - người sử dụng lao động trong doanh nghiệp do Bộ Việc làm và An sinh xã hội thu thập hàng năm; và (ii) Các thông tin về phân tích tác động đến thị trường lao động từ dữ liệu cuộc khảo sát về việc làm do Tổng cục Thống kê thu thập hàng quý giai đoạn từ quý 2/1992 đến quý 4/2000. Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 1993 khi có sự thay đổi của chính sách tăng tuổi nghỉ hưu của lao động nữ từ 62 đến 65 tuổi và giữ nguyên tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 65 tuổi, tiền lương và thời gian làm việc của lao động nữ lớn tuổi hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, các công ty sử dụng nhiều lao động nữ lớn tuổi và hạn chế tuyển thêm lao động làm giảm đáng kể việc làm, đặc biệt là lao động nữ trẻ. Các doanh nghiệp này cũng có xu hướng giảm sản lượng đầu ra nhưng vẫn duy trì được năng suất lao động trung bình trong doanh nghiệp. Như vậy, tăng tuổi nghỉ hưu đã ảnh hưởng đến chính sách tuyển dụng và thay thế lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là lao động nữ. Hệ thống hưu trí PAYG đã tiến hành tăng hoặc lên kế hoạch tăng độ tuổi nghỉ hưu theo luật định (LRA) để giải quyết nhằm đối phó với sự thâm hụt tài chính do dân số già hóa. Mặc dù sự thành công của các chính sách này cuối cùng được quyết định ở thị trường lao động, nhưng ít được biết về tác động của các LRA cao hơn ở cấp độ doanh nghiệp. Ở đây, nghiên cứu xác định tác động này bằng cách xem xét cải cách lập pháp được đưa ra ở Bồ Đào Nha vào năm 1994: khi LRA của phụ nữ đã tăng dần từ 62 lên 65 trong khi LRA của nam giới không thay đổi ở mức 65. Sử dụng dữ liệu của bảng làm việc của nhân viên và sự khác biệt. Nghiên cứu phân tích những ảnh hưởng của cải cách theo một số kết quả lao động và công ty. Sau khi cung cấp bằng chứng về sự tuân thủ pháp luật, nghiên cứu cho thấy rằng tiền lương và giờ làm việc của phụ nữ lớn tuổi (những người được yêu cầu làm việc lâu hơn) hầu như không thay đổi. Tuy nhiên, các công ty sử dụng lao động nữ lớn tuổi làm giảm đáng kể tuyển dụng, đặc biệt là lao động nữ trẻ. Những công ty này cũng có sản lượng thấp hơn mặc dù không phải do giảm sản lượng của họ trên mỗi công nhân. Để đo lường hiệu quả về mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi luật pháp về việc tăng tuổi nghỉ hưu đến tình trạng lao động/việc làm của phụ nữ, dựa trên thời gian điều tra và về tuổi và giới tính của các cá nhân, nghiên cứu đã sử dụng một biến giả định (dummy) xác định những phụ nữ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi do luật pháp. Cụ thể hơn, biến số này có giá trị đối với phụ nữ từ 62 đến 62,5 năm 1994, đối với phụ nữ từ 62 đến 63 tuổi vào năm 1995, và đến năm 1999, khi mẫu giả là dành cho phụ nữ tuổi từ 62 đến 65. Gọi biến này Nhóm chịu ảnh hưởng (Treatment group). Nghiên cứu của René Böheim (2014) xem xét tác động của việc tăng tuổi nghỉ hưu đến việc làm của lao động trẻ và cân bằng quỹ lương hưu. Nghiên cứu đã chỉ ra
  19. 9 rằng (i) Tăng tuổi nghỉ hưu không ảnh hưởng đến việc thay thế sử dụng lao động trẻ và lao động lớn tuổi, tăng việc làm cho lao động lớn tuổi tương ứng với tăng việc làm cho người lao động trẻ; (ii) Tăng tuổi nghỉ hưu làm tăng tiền lương cho lao động trẻ; (iii) Lao động trẻ và lao động lớn tuổi là những người bổ sung cho nhau chứ không phải thay thế nhau; (iv) Giảm việc làm của lao động lớn tuổi không tạo nhiều cơ hội việc làm cho lao động trẻ; (v) Tăng việc làm của lao động lớn tuổi không làm giảm việc làm hay dẫn đến tình trạng thất nghiệp đối với lao động trẻ. Về mặt lý thuyết, nghỉ hưu sớm rút ngắn thời gian làm việc và làm giảm động lực tích lũy vốn nhân lực, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Bên cạnh đó, khi tuổi thọ tăng, nghỉ hưu sớm có thể tạo ra gánh nặng cho quỹ lương hưu và các khoản đóng góp của lao động trẻ trong tương lai. Khi đóng góp vào hệ thống hưu trí được thực hiện trong một cuộc đời làm việc ngắn hơn và khoản chi trong một thời gian dài hơn để nghỉ hưu, tuổi nghỉ hưu thấp hơn có thể dẫn đến mức hưởng trợ cấp thấp hơn (giả định không có sự đóng góp của những người lao động hiện tại). Để duy trì mức lương hưu, người lao động có thể bị buộc phải đóng góp nhiều hơn hoặc mua bảo hiểm hưu trí tư nhân. Alicia H. Munnell and April Yanyuan Wu (2012) đã chỉ ra không có bằng chứng cho thấy việc gia tăng việc làm của người lớn tuổi tại Mỹ lại làm giảm cơ hội việc làm hoặc mức lương của những người trẻ tuổi. Kết quả phù hợp cho cả nam và nữ, cho các nhóm có trình độ học vấn khác nhau. Việc phân tích số liệu của Trung Quốc cũng cho thấy việc tuyển dụng người lớn tuổi không ảnh hưởng đến kết quả của thị trường lao động đối với các nhóm tuổi khác. Các nhà hoạch định chính sách thường cho rằng lợi ích cho việc nghỉ hưu sớm là tạo việc làm cho thanh thiếu niên. Tuy nhiên, điều này có thể xảy ra nếu lao động già và trẻ hơn là những người có quan hệ thay thế cho nhau. Trước bối cảnh già hóa dân số, thì các chính sách được điều chỉnh nhằm tăng việc làm cho người cao tuổi. Adriaan Kalwij và cộng sự (2010), không cho rằng việc làm của thanh niên và người cao tuổi là có khả năng thay thế và tìm thấy một số bổ sung nhỏ. Điều này cho thấy khuyến khích nghỉ hưu muộn và việc này sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của thanh thiếu niên. (iii) Có khoảng cách giữa tuổi nghỉ hưu theo luật định và tuổi nghỉ hưu thực tế: Kevin Davis (2013) đặt ra câu hỏi về ý nghĩa của “nghỉ hưu” là gì. Có rất nhiều nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau, có thể nhận thấy rằng một số lượng lớn người về hưu sau đó lại “không nghỉ hưu”, lại tiếp tục trở lại lực lượng lao động vì lý do tài chính hoặc vì lý do khác. Ở Úc, con số này là khoảng 10% những người về hưu - thấp hơn đáng kể so với ở Mỹ, nơi mà mạng lưới an toàn về hưu trí ít bền vững hơn.
  20. 10 Báo cáo cũng xem xét các bằng chứng quốc tế về các quyết định hưu trí thực tế. Tuổi nghỉ hưu thực tế (trung bình thường thấp hơn tuổi nghỉ hưu theo luật định) đã giảm trên phạm vi quốc tế cho đến trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng hiện nay đang tăng lên) bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về tuổi nghỉ hưu theo luật định. Khi xem xét các động lực để nghỉ hưu, dường như sự khuyến khích tài chính đặc biệt mạnh mẽ đối với nam giới, những người chỉ ra rằng việc hưu bổng và tiền hưu bổng là lý do chính đáng để nghỉ hưu từ 55 tuổi. Những lý do như sức khoẻ và gia đình mạnh hơn ở những độ tuổi sớm hơn. Mối quan hệ giữa mức độ tuổi nghỉ hưu theo luật định và độ tuổi làm việc đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu hơn, và cần cân nhắc nhiều hơn đến vấn đề về công bằng và sự lựa chọn về lối sống hơn là chỉ tập trung vào vấn đề khả năng ngân sách hiện tại. Jukka Lassila và cộng sự (2014), phân tích những cải cách chính sách lương hưu tác động đến cuộc sống của người lao động, phân phối thu nhập và sự bền vững của hệ thống hưu trí liên quan đến thu nhập và các nguồn tài chính công cộng. Nghiên cứu tập trung vào các tác động kinh tế của việc tăng tuổi nghỉ hưu theo luật định và thiết lập mối quan hệ giữa độ tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ. Nâng cao độ tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu. Một thay đổi khác làm tăng tuổi nghỉ hưu theo luật định ban đầu lên 10 tháng và trong tương lai khoảng 2/3 của sự gia tăng tuổi thọ, dẫn đến sự gia tăng mỗi năm một tháng tuổi, là dự báo dân số gần nhất đã trở thành hiện thực. Cải cách cũng giảm bớt thời gian điều chỉnh lương hưu hiện tại, giảm tỷ lệ đóng góp hưu trí 1,5% điểm trung bình và giảm khoảng cách về sự bền vững tài chính công thêm 0,9 điểm phần trăm. Stefan Staubli và Josef Zweimüller (2013) đã chỉ ra rằng, già hóa dân số tạo ra áp lực rất lớn đối với hệ thống lương hưu công cộng. Những áp lực về tài chính này được tăng cường bởi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp và giảm của những người cao tuổi. Do đó, nhiều quốc gia đang xem xét (hoặc đã triển khai) cải cách hệ thống hưu trí bằng cách cắt giảm trợ cấp lương hưu và/hoặc tăng tuổi nghỉ hưu theo luật định. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, hai cải cách lương hưu ở nước Áo đã làm tăng tuổi nghỉ hưu sớm từ 60 lên 62 đối với nam giới và từ 55 đến 58,25 đối với phụ nữ; việc tăng tuổi nghỉ hưu sớm làm tăng việc làm thêm 9,75 điểm phần trăm trong số những nam giới bị ảnh hưởng và 11 điểm phần trăm trong số những phụ nữ bị ảnh hưởng. Những cải cách đã có tác động rộng lớn lên cả chương trình bảo hiểm thất nghiệp nhưng lại ảnh hưởng không đáng kể đối với bảo hiểm tàn tật. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp tăng 12,5 điểm phần trăm ở nam giới và 11,8 điểm phần trăm trong số phụ nữ. Phản ứng về việc làm là lớn nhất trong số những người lao động có mức lương cao và khoẻ mạnh, trong khi những người lao động có mức lương thấp và kém khỏe mạnh hoặc tiếp tục nghỉ hưu sớm thông qua
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2