Đề tài: Đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu Big C, Coop Mart và Lotte Mart
lượt xem 52
download
Việc xây dựng một thương hiệu và đo lường sức khỏe của thương hiệu là một điều nên làm, nhưng đòi hỏi nhiều cố gắng với nền tảng là sự nhận thức của đội ngủ đầu của doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đo lường sức khỏe của 3 thương hiệu Big C, Coop Mart và Lotte Mart
- MỤC LỤC
- LỜI NÓI ĐẦU Trong thời buổi kinh tế thị trường, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Một doanh nghiệp không đủ sức xây dựng hình ảnh của công ty mình trong mắt người tiêu dùng với một hình tượng và màu sắc tích cực thì khó có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững trong môi trường khốc liệt và nhiều biến động nhừ ngày nay. Chính vì vậy, xây dựng và duy trì hình ảnh Thương Hiệu, linh hồn c ủa một t ổ ch ức là một điều hết sức cần thiết và cấp thiết ngay lúc này. Trong thời kỷ khủng hoảng, một doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu rất khó khăn trong việc chóng đỡ trước những bất lợi từ thị trường như: suy giảm sức mua, người tiêu dùng khó khăn hơn trong lựa chọn sản phẩm (hầu hết sẽ lựa chọn những nhãn hiệu thực sự tin tưởng). Những khó khăn từ đối thủ cạnh tranh cũng như những thành viên trong chuỗi hoạt động sẽ khiến doanh nghiệp có Thương Hiệu yếu phải chật vật trong việc tiếp cận và thu hút khách hàng. Trái lại, với một doanh nghiệp đã xây dựng được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng và được khách hàng công nhận, với một Thương Hiệu mạnh có thể gia tăng giá trị thị trường của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư. Với những sự gia tăng đó, góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện gia tăng thêm lợi ích cho khách hàng, đầu tư mở rộng quy mô hoạt động, uy tín cũng như lợi thế trong đám phán với nhà cung cấp cũng như kênh phân phối. Hơn thế nữa, với khả năng mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp có Thương Hiệu chiếm ưu thế và triển vọng M&A cao hơn. Vì vậy việc xây dựng một Thương Hiệu và Đo lường sức khỏe của Thương Hiệu là một điều nên làm, nhưng cũng đòi hỏi nhiều cố gắng với nền tảng là sự nhận thức và khả năng của đội ngủ đầu tàu của doanh nghiệp. Để có thể hiểu rỏ hơn về cách nhìn nhận cũng như đánh giá một Thương Hiệu trong tâm trí của khách hàng là như thế nào, cũng như Đo lường sức khỏe Thương Hiệu của doanh nghiệp ra sao? Có thật sự tốt, bền vững và đi đúng hướng? Vì vậy, nhóm đã tiến hành bài khảo sát để Đo lường sức khỏe của 3 Thương Hiệu: Big C, Coop Mart và Lotte Mart. Rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của thầy. Chân thành cảm ơn Nhóm thực hiện
- ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THƯƠNG HIỆU 1. Thương hiệu là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về định nghĩa này. Đối với đề tài này, chúng tôi chọn một định nghĩa về thương hiệu như sau: Thương hiệu là tất cả những đặc trưng riêng biệt nào đó của sản phẩm tác động vào các giác quan của người khác (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) Cần phân biệt rõ hai định nghĩa đó là “Thương hiệu” và “Nhãn hiệu”. THƯƠNG HIỆU NHÃN HIỆU Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký với cơ quan Thương hiệu được doanh nghiệp xây dựng và người chức năng và được luật pháp bảo vệ quyền sử tiêu dùng chấp nhận và sử dụng trên thị trường dụng trên thị trường Khái niệm trừu tượng và tài sản vô hình Giá trị cụ thể và tài sản hữu hình Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng Hiện diện trên văn bản pháp lý Doanh nghiệp xây dựng, người tiêu dùng chấp nhận và Doanh nghiệp đăng ký, cơ quan chức năng công tin tưởng nhận Xây dụng do hệ thống tổ chức công ty Xây dựng trên hệ thống luật pháp quốc gia Là phần linh hồn của doanh nghiệp Là phần thân thể của doanh nghiệp 2. Giá trị thương hiệu là gì? Có nhiều quan điểm về giá trị của thương hiệu, nhưng trong bài tiểu luận này chúng tôi xin sử dụng định nghĩa sau: Giá trị thương hiệu là tập hợp những giá trị liên quan đến thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ, qua đó tạo nên giá trị của doanh nghiệp và (hoặc) cho khách hàng của doanh nghiệp. 1. Những yếu tố cấu thành nên giá trị thương hiệu Sau đây là 5 yếu tố quan trọng để tạo ra tài sản thương hiệu: Sự biết đ ến thương hiệu, chất lượng cảm nhận, sự liên kết thương hiệu, tài sản có khác và sự trung thành với thương hiệu. Các yếu tố này khi kết nối lại dịch chuyển khách hàng từ trạng thái biết đến thương hiệu, đến thích thương hiệu, đến mua sản phẩm và trung thành với thương hiệu. Hình 1.2.1 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu
- 1. Sự nhận biết tên và biểu tượng của thương hiệu Nhận biết thương hiệu là một thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu. Nó đề cập đến khả năng của một khách hàng có thể nhận ra hoặc nhớ đ ến thương hiệu như một yếu tố cấu thành của một sản phẩm nhất định. Nhận biết thương hiệu giúp khách hàng trở nên quen thuộc với thương hiệu và giúp họ quan tâm đến nó tại thời điểm mua. Người mua thường chọn mua các thương hiệu mà mình đã biết kỹ càng vì họ cảm thấy yên tâm và an toàn hơn. Thông thường thì một thương hi ệu được nhiều người biết đến sẽ đáng tin cậy hơn và chất lượng sẽ cao hơn. Vì vậy: Nhận biết thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến giá trị thương hiệu. Hình 1.2.1.1 Cấp độ sự nhận biết thương hiệu Những lợi ích mà sự nhận biết thương hiệu mang lại Hình 1.2.1.1 Lợi ích sự nhận biết thương hiệu 2. Sự cảm nhận về chất lượng của thương hiệu Liên quan trực tiếp chất lượng cảm nhận. Chất lượng cảm nhận là yếu tố căn bản của giá trị thương hiệu. Đây chính là nhận thức của khách hàng về toàn bộ chất lượng sản phẩm, là sự chênh lệch giữa tổng giá trị khách hàng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm. Cảm nhận chất lượng cao cung cấp cho
- khách hàng một lý do để mua thương hiệu,cho phép thương hiệu phân biệt chính nó từ đối thủ cạnh tranh, là cơ sở vững chắc để mở rộng thị phần bằng cách sử dụng chung một thương hiệu cho nhiều loại sản phẩm. Một thương hiệu sẽ có được nhận thức về chất lượng toàn diện đối với khách hàng mà không cần thiết phải dựa vào kiến thức với những giải thích chi tiết của nó về chất lượng. Sự nhận thức về chất lượng có thể cảm nhận theo nhiều dạng khác nhau từ những loại hình khác nhau của những ngành công nghiệp khác nhau. Sự cảm nhận chất lượng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua và sự trung thành thương hiệu, đặc biệt khi một người mua không được thúc đẩy hoặc có sự phân tích kỹ lưỡng. Ngoài ra, cảm nhận chất lượng có thể là cơ sở cho việc mở rộng thương hiệu. Giá trị đích thực của thương hiệu xuất phát từ người tiêu dùng, nếu họ có những cảm nhận tốt thì thương hiệu mới có giá trị cao. Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh. Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Thứ hai, giá trị tài chính là giá trị công ty, trong đó một số yếu tố tài chính (giá cả, doanh số…)có đ ược t ừ hành vi tiêu dùng của khách hàng, họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, có một số thương hiệu có được những tình cảm rất tốt của người tiêu dùng nhưng họ lại không chọn dùng. Ngược lại, một số thương hiệu được chọn dùng thì người tiêu dùng lại không có tình cảm tốt. Trong hai trường hợp trên thì thương hiệu không mang lại nhiều giá trị cho tổ chức và vì thế không được định giá cao. Vấn đề ở đây là làm sao có thể khắc phục được các tình trạng trên? Khái niệm về giá trị cảm nhận sẽ mang đến lời giải đáp. Người tiêu dùng luôn chọn mua những sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cảm nhận cao nhất. Điều này có nghĩa là họ luôn suy xét giữa những l ợi ích nhận được và chi phí mà họ phải trả cho từng thương hiệu. Họ không hoàn toàn chọn thương hiệu có giá cả thấp nhất khi những lợi ích mà họ mang lại thì không nhiều. Ngược lại, họ vui lòng chấp nhận một giá cao để được sử dụng những sản phẩm uy tín. Giá trị người tiêu dùng nhận được chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị nhận được và tổng chi phí phải trả. Tổng giá trị nhận được là những lợi ích mà người tiêu dùng mong đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ. Tổng chi phí là tất cả những chi phí mà người tiêu dùng phải trả trong việc so sánh, mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ. Khi nói đến giá trị nhận được thì người ta luôn hàm ý đó chính là giá tr ị c ảm nhận. Cùng một sản phẩm và dịch vụ thì giá trị nhận được hoàn toàn khác nhau đối với mỗi người. Mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, nhận định khác nhau về mức độ quan trọng và chi phí họ phải trả cho sản phẩm và dịch vụ. Tóm lại, mỗi
- người tiêu dùng đều có sự đánh giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hay dịch vụ - đó chính là giá trị cảm nhận. Giá trị cảm nhận là một khái niệm rất quan trọng đ ối với tổ chức. Một nhà sản xuất tin rằng khi họ tạo ra được sản phẩm tốt, giá cả phải chăng thì người tiêu dùng sẽ chọn mua. Tuy vậy, một sản phẩm tốt chỉ khi người tiêu dùng cho rằng nó tốt - một giá cả phải chăng chỉ được quan tâm khi mà người tiêu dùng cảm nhận rằng nó phù hợp với những lợi ích mà họ nhận được khi tiêu dùng sản phẩm. Ảnh hưởng đối với sự cảm nhận chất lượng? Mức độ cảm nhận chất lượng. Mức độ cảm nhận chất lượng đối với trường hợp dịch vụ. Chuyển giao chất lượng cao. Cam kết đối với chất lượng. Những dấu hiệu của chất lượng cao. Giá như một khẩu hiệu chất lượng. Làm cho cảm nhận thực tế phù hợp với chất lượng. 3. Sự liên tưởng đến thương hiệu: Liên tưởng thương hiệu là bất cứ điều gì "liên kết" trong bộ nhớ của khách hàng về một thương hiệu. Đây là những lưu trữ trực tiếp hoặc gián tiếp trong bộ nhớ của khách hàng và được liên kết với các thương hiệu hoặc chủ sở hữu thương hiệu. Khách hàng sẽ liên tưởng đến ngay một hay một vài điểm đặc trưng của một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến. Liên tưởng thương hi ệu tạo ra giá trị cho công ty và khách hàng của mình bằng cách: cung c ấp thông tin; t ạo ra thái độ và cảm xúc tích cực,cung cấp lý do để mua sản phẩm; phân biệt và định vị thương hiệu. Hình 1.2.1.3 Giá trị của việc liên tưởng thương hiệu Thông qua đặc tính của thương hiệu, khách hàng có thể liên hệ giữa việc người tiêu dùng sản phẩm với những lợi ích chức năng hữu hình của thương hiệu hoặc có thể là những lợi ích cảm xúc vô hình. Liên tưởng thương hiệu có thể hình thành từ những khía cạnh khác nhau về đặc tính của một thương hiệu gồm: - Thương hiệu như một sản phẩm - Thương hiệu như một tổ chức - Thương hiệu như một con người
- - Thương hiệu như một biểu tượng Các loại hình liên tưởng đến thương hiệu Liên tưởng thương hiệu có nhiều hình thức. Một trong những cách phân biệt thương hiệu là dựa trên cấp độ trừu tượng và thông tin được khái quát và cụ thể hóa như thế nào trong các liên kết thương hiệu. Hình 1.2.1.3 Các loại hình liên tưởng thương hiệu 4. Tài sản có khác Khi công ty có hàng hóa chất lượng cao,giá cả hợp lý sẽ làm cho sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng được nâng cao lên từ đó làm cho giá trị thương tăng lên,ngoài ra các tài sản khác khác trong công ty sẽ làm cho khách hàng cảm nhận tốt,an tâm về công ty hơn. Hình 1.2.1.4 Các loại tài sản khác của thương hiệu 5. Sự trung thành đối với thương hiệu Sau khi tiếp cận, sử dụng dễ dàng sản phầm của công ty và khách hàng c ảm thấy hài lòng về chất lượng cũng như dịch của công ty thì kết quả là Lòng trung thành thương hiệu: lòng trung thành là cốt lõi của giá trị thương hiệu. lòng trung thành thương hiệu là thước đo sự bó của khách hàng đối với thương hiệu.Một khi sự trung thành thương hiệu cao thì khách hàng trung thành cao ít có khả năng chuyển thương hiệu khác,sự tồn tại của khách hàng trung thành làm giảm cơ hội cho đối thủ cạnh tranh ,làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm kiếm lôi kéo khách hàng vì chi phí cao mà hiệu quả thấp.Ngoài ra khách hàng trung thành mang lại cho công ty một lợi ích khác thông qua việc giới thiệu các sản phẩm của công ty đến các khách hàng khác Lòng trung thành thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu Hình 1.2.1.5 Lợi ích của sự trung thành thương hiệu 2. Tại sao cần phải nghiên cứu giá trị thương hiệu của doanh nghiệp? Nghiên cứu về giá trị thương hiệu công ty giúp lãnh đạo, nhà quản lý nắm bắt rõ hơn về giá trị thương hiệu và các thành phần của chúng., mối quan hệ gi ữa các thành phần giá trị thương hiệu và hiệu ứng của thái dộ người tiêu dùng đối với các chương trình quảng cáo và khuyến mãi vào các thành phần của giá trị thương hiệu. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp bộ phận marketing và chăm sóc khách hàng của công ty nắm bắt được những thành phần quan trọng của giá trị thương hiệu cũng
- như cách đo lường chúng. Từ đó công ty có cơ sở để xây dựng các chương trình quảng cáo,khuyến mãi có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu cho công ty Một hệ thống đo lường thương hiệu tốt sẽ giúp bạn trong việc: - Đo lường tài sản thương hiệu ở nhiều khía cạnh khác nhau qua từng thời kỳ. - Cung cấp được thông tin về lý do của sự thay đổi tài sản thương hiệu. - Đo lường và so sánh sự tiến triển của thương hiệu so với các mục tiêu đã định. - Đưa ra định hướng để hoàn thiện giá trị tài sản thương hiệu. - Cung cấp những cơ hội, đe dọa hay điểm mạnh điểm yếu của định vị thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. - Đưa ra được định hướng trong việc tái định vị thương hiệu.
- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ 3 SIÊU THỊ BIG C, COOPMART, LOTTEMART 3. Siêu thị Coopmart 1. Lịch sử hình thành: Với xu thế mở cửa phát triển và hội nhập mức sống của người dân được nâng lên, đặc biệt là người dân sống tại Tp HCM do đó nhu cầu mua sắm văn minh, l ịch sự đã được hình thành trong mọt bộ phận dân cư từ đầu những năm 1990. Đ ến năm 1994-1995, tại thành phố này đã xuất hiện một vài siêu thị tự chọn như Maximark, Citimark với quy mô không lớn và giá cả còn cao, trước tình hình đó Saigon Co-op quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu t ư sang hoạt động bán lẻ với hình thức siêu thị tự chọn. Siêu thị co-opmart Cống Quỳnh được ra đời đầu tiên vào ngày 9/2/1996 đã phá vỡ tâm lý siêu thị là “siêu giá” người tiêu dùng trong giai đoạn này, thu hút nhi ều khách hàng và hoạt động có hiệu quả. Từ đó đến nay, hệ thống siêu thị Co-op Mart không ngừng phát triển lớn mạnh. 2. Thông tin chi tiết: 1. Thông tin Tên đầy đủ: thành viên của Liên hiệp HTX Thương Mại Tp. Hồ Chí Minh Tên viết tắt: Co.opmart Trụ sở chính tại 199-205 Nguyễn Thái Học, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.HCM Điện thoại: (84-8) 38.360.143 - Fax: (84-8) 38.370.560 Website: www.co-opmart.com.vn 2. Nganh nghề kinh doanh ̀ Phân phối bán 3. Loại hình doanh nghiệp Co.op Mart là hệ thống siêu thị do Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM thành lập với 100% vốn là do các xã viên đóng góp nên. Vì thế, có thể nói Co.op Mart là hệ thống siêu thị của Việt Nam 100%. 4. Những cột mốc quan trọng: Siêu thị đầu tiên ra đời vào năm 1996, tại số 189C Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM.
- Năm 1998, Đại hội thành viên lần thứ nhất của Saigon Co.op định hướng xây dựng chuỗi siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Saigon Co.op Năm 2002, Co.opmart Cần Thơ, siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời. Tiếp theo nhiều siêu thị Co.opmart được ra đời tại các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Nam và miền Trung Năm 2010, Co.opmart Sài Gòn tại thủ đô Hà Nội khai trương, là siêu thị phía Bắc đầu tiên trong hệ thống, nâng tổng số siêu thị lên 50 trên cả nước. Năm 2012, hệ thống siêu thị Co.opmart thay đổi bộ nhận diện. Ý nghĩa bộ nhận diện thương hiệu mới Co.opmart Qua quá trình 2 năm chuẩn bị với sự tư vấn của nhà tư vấn chiến lược thương hiệu hàng đầu thế giới, công ty Landor, hình ảnh mới của Co.opmart được tiếp nối từ sắc đỏ và xanh thân quen được chuyển hóa thành sắc hồng thắm biểu trưng cho tâm huyết, sắc xanh dương đậm của niềm tin mạnh mẽ và sắc xanh lá tươi mới đầy năng động. Hình ảnh trái tim được cách điệu từ chữ Co.op của phong trào hợp tác xã sẽ là biểu tượng cho sự tận tâm phục vụ cùng với bản chất nhân văn cao đẹp của tinh thần hợp tác xã. Không bao giờ tự hài lòng với bản thân, luôn khát khao hướng tới những tầm cao mới song vẫn duy trì giá trị cốt lõi của mình là thân thiện và tin cậy, bộ nhận diện thương hiệu và các trải nghiệm mua sắm mới đều xuất phát từniềm đam mê tận tâm phục vụ. 5. Mạng lưới phân bổ Hiện nay, Co.opmart có tổng cộng 59 siêu thị phân bổ khắp nơi trên cả nước, cụ thể: - Đông Nam Bộ (6 siêu thị) - Miền Bắc (3 siêu thị) - Miền Trung (11 siêu thị) - Tây Nam Bộ (12 siêu thị) - Tây Nguyên (3 siêu thị) - Tp Hồ Chí Minh (24 siêu thị)
- 3. Tầm nhìn, cam kết và giá trị văn hóa 1. Tầm nhìn Với lòng tận tâm phục vụ và khát khao vươn lên, Co.opmart khẳng định Thương hiệu siêu thị dẫn đầu tại Việt Nam và phát triển ra khu vực, nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng và cộng đồng. 2. Cam kết Co.opmart gắn bó và chăm sóc khách hàng bằng sự tận tâm và thấu hiểu. Chúng tôi luôn nỗ lực cải tiến nhằm mang lại sự hài lòng và những lợi ích thiết th ực cho khách hàng và cộng đồng 3. Giá trị văn hóa Tận tâm phục vụ. Sự tận tâm của chúng tôi xuất phát từ niềm đam mê phục vụ và sự thấu hiểu khách hàng sâu sắc Liên tục cải tiến Chúng tôi không ngừng cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng Khát khao vươn lên Chúng tôi khát khao vươn lên hướng đến sự hoàn hảo nhằm đem lại những lợi ích thiết thực nhất cho khách hàng Hướng đến cộng đồng Chúng tôi luôn hướng đến sự phát triển bền vững gắn với lợi ích của cộng đồng 4. Thành tích Hệ thống siêu thị Co.opmart là hoạt động chủ lực của Liên Hiệp HTX Thương mại Tp.HCM (Saigon Co.op), đơn vị đã nhận được nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước • Danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” (năm 2000) • Huân chương độc lập hạng ba (2009) • Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam (2004 – 2010) • Thương hiệu dịch vụ được hài lòng nhất (2007 – 2011) • Thương hiệu Việt được yêu thích nhất (2007 – 2011) • Doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất sắc nhất (2007 – 2011) • Giải thưởng chất lượng Châu Âu (2007) • Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á- Thái Bình Dương (2004-2011)
- 5. Đặc điểm nổi bật Hàng năm Co.opmart thực hiện các chương trình bình ổn giá với những mặt hàng thiết yếu để đảm bảo mức chi dùng hợp lý cho mỗi gia đình trong nỗi lo "bão giá". Bên cạnh nỗ lực bình ổn giá, Co.opmart định kỳ một năm tổ chức 4 đợt khuyến mãi sâu, quy mô lớn, nhằm tiếp tục mang đến cơ hội mua sắm hàng Việt chất lượng, giá cả phải chăng cho người tiêu dùng Việt. Co.op Mart, hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng trẻ, bận rộn với công việc. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của 1 siêu thị, Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị c ủa mình, cũng như cung cấp các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến sự lựa chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian. Thêm vào đó, Co.op Mart có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: "Mọi sản phẩm nằm trên kệ hàng siêu thị phải đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao". Định vị của Co.op Mart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là các khách hàng đã lập gia đình là ch ủ yếu. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”. Co.op Mart có độ bao phủ rộng với hệ thống 59 siêu thị trên cả nước. Co.op mart có kế hoạch hợp tác khá thân thiết với nông dân, ngư dân và các doanh nghiệp để luôn có nguồn cung ứng hàng ổn định, chất lượng đảm bảo với giá cả phải chăng để phục vụ khách hàng tốt nhất trong mọi trường hợp.
- 4. Siêu thị Big C 1. Lịch sử hình thành Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của Big C) triển khai. Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HCM. 2. Thông tin chi tiết 1. Thông tin • Tên đây đủ cua doanh nghiêp: Công ty TNHH TMDV Siêu thị Big C ̀ ̉ ̣ • Tên viêt tăt cua doanh nghiêp: Big C ́ ́ ̉ ̣ • Trụ sở: 222 Trân Duy Hưng, Trung Hoa , Câu Giây, Hà Nôi. ̀ ̀ ̀ ́ ̣ • Năm thanh lâp: 1998 ̀ ̣ • Tel: 0437848596 • Website: http://www.bigc.com.vn 2. Nganh nghề kinh doanh cua doanh nghiêp ̀ ̉ ̣ Phân phối bán 3. Loại hình doanh nghiệp Liên doanh 4. Vốn đầu tư hiện nay 250 triệu USD (tất cả các doanh nghiệp thành viên)
- 5. Hoat đông kinh doanh chiên lược(SBU) ̣ ̣ ́ Sản xuất Bán lẻ Xuất khẩu 6. Hệ thống siêu thị Big C Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần l ớn không gian đ ược dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau: • Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì. • Thực phẩm khô: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện. • Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày dép và túi xách. • Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học. • Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi. 7. Hành lang siêu thị Big C Hành lang thương mại siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C. Tuy nhiên, những hàng hóa và dịch vụ kinh doanh trong khu vực này cần phải tạo được sự khác biệt với những sản phẩm được bày bán trong các đại siêu thị Big C. Nhờ đó, Khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Big C có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định, góp phần tăng kinh nghiệm mua sắm của Khách hàng tại siêu thị Big C. • Ăn – uống: nhà hàng, khu thức ăn nhanh, khu ẩm thực. • Giải trí: rạp chiếu phim, quầy karaoke, và sân chơi dành cho thiếu nhi. • Những cửa hàng khác: nhà sách, cửa hàng quần áo, cửa hàng điện thoại, điện tử. • Dịch vụ: Máy rút tiền tự động (ATM)...
- 8. Mạng lưới phân bổ Tại thị trường Việt Nam: Sau 14 năm có mặt ở Việt Nam, hiện Big C đang khai thác hiệu quả 19 siêu thị Big C, 1 Trung tâm Đào tạo và Chế biến Thực phẩm tươi sống, và 1 bộ phận xuất khẩu, sử dụng hơn 8.000 nhân viên, kinh doanh trên 50.000 mặt hàng. Ngoài ra, Big C còn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường Châu Âu, Nam Mỹ, cho các siêu thị trong hệ thống của Casino, Jumbo Score và ngược lại. Sơ đồ mạng lưới phân bổ siêu thị Big C ở thị trường Việt Nam 3. Tầm nhìn, sứ mạng và tiêu chí hoạt động: 1. Tầm nhìn Nuôi dưỡng một thế giới đa dạng (Nourishing a world of diversity) 2. Sứ mạng ( Become the reference be the best retailer to satisfy our customer) Năm giá trị siêu thị Big C:
- 3. Tiêu chí hoạt động • “Big” có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô l ớn c ủa các siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà Big C cung cấp. Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu c ầu c ủa Khách hàng. • “ C ” là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C. • Siêu thị Big C Big C cũng hợp tác với các nhà cung cấp địa phương đẩy mạnh việc phát triển nhãn hàng riêng bao gồm “Wow! Giá hấp dẫn”, “Big C” và “Bakery by Big C”. • Big C hướng tới mọi đối tượng khách hàng có thu nhập bình quân tầm trung – thấp trở lên. 4. Thành tích Siêu thị Big C Việt Nam nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận uy tín • Top 3 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2010 • Dịch vụ tốt nhất 2010 • Giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam 2010 • Giải thưởng Rồng Vàng 2010 • Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010 • Top 40 Saigon Times 2009 • Chứng chỉ HACCP…
- 5. Những đặc điểm nổi bật • Siêu thị Big C là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam với mạng lưới phân bố rộng khắp cả nước. 95% hàng hóa phân phối trong toàn hệ thống Big C là hàng sản xuất tong nước để hưởng ứng các chương trình kích cầu tiêu dùng và quảng bá hàng Việt tại vùng sâu vùng xa do chính phủ phát động. • Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với giá rẻ. • Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại được sản xuất ở Việt Nam hoặc nhập từ nước ngoài. Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ chương trình khuyến mãi nào của Big C nữa. • Hệ thống siêu thị Big C vớí chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà”,đã và luôn cố gắng bình ổn giá thị trường nhằm đem đến cho khách hàng những sản phẩm giá rẻ với chất lượng luôn đảm bảo. Big C đã thực sự thành công với các chiến lược kinh doanh của mình. Ngoài các chính sách về quảng cáo,chính sách về danh mục sản phẩm thì xây dựng chiến lược “Giá” đúng đắn là điều kiện để quan trọng để Big-C có thế thâm nhập,chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. • Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể trên 8000 thành viên, Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả. Bên cạnh đó, tất cả các cửa hàng Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng • Big C xây dựng kênh truyền thông tương tác với người tiêu dùng. Siêu thị được xem như một điểm quảng cáo cố định, phần lớn diện tích mặt tiền đ ược s ử dụng với mục đích truyền thông xây dựng thương hiệu.
- 5. Giới thiệu về siêu thị Lotte 1. Giới thiệu chung về tập đoàn Lottle 1. Lotte group Lottelà tập đoàn lớn thứ 5 của Hàn quốc, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như Phân phối, Thực phẩm, Hóa dầu, Xây dựng, Giải trí, Du lịch… Tính đến năm 2008, tập đoàn LOTTE có tổng cộng 52 công ty thành viên, trong đó có 19 công ty trong lĩnh vực Thực phẩm - Tín dụng, 27 công ty trong lĩnh vực Hóa chất nặng, Xây dựng, Du l ịch và lĩnh vực kinh doanh trọng tâm là phân phối với 6 công ty thành viên. Tập đoàn LOTTE khởi nghiệp từ việc thành lập công ty Bánh kẹo Lotte vào năm 1967. Bành trướng kinh doanh vào những năm 70 và phát triển thành doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc trong lĩnh vực thực phẩm. Tiếp theo đó là các ngành Khách sạn, Trung tâm thương mại, Phân phối, Du lịch ra đời. LOTTE còn tham gia vào các ngành công nghiệp mũi nhọn quốc gia như Xây dựng, Hóa dầu v.v… Sang những năm 80, với sự nở rộ của khoa học kỹ thuật và phát triển mạnh của nền tài chính trong nước, nâng cao sức cạnh tranh tới mức tối đa các ngành phân phối, du lịch, thực phẩm và tăng trưởng thành doanh nghiệp lớn thứ 10 của Hàn Quốc. Đến những năm 90, LOTTE chiễm giữ vị trí số 1 trong các lĩnh vực nêu trên và mạnh dạn đầu tư ra thị trường thế giới. Hội đủ các yếu tố cạnh tranh trong các ngành kinh doanh huyết mạch, LOTTE cố gắng thay đổi để trở thành doanh nghiệp mang tầm cở toàn cầu trong thế kỷ 21. 2. Lotte shopping LOTTE Shopping là công ty đóng vai trò cốt lõi của tập đoàn và sở hữu toàn bộ các loại hình kinh doanh trong ngành phân phối như Trung tâm thương mại, Siêu thị cao cấp, siêu thị, cửa hàng liện lợi, home-shopping, internet-shopping, v.v… đồng thời được đánh giá là doanh nghiệp đứng dầu trong ngành phân phối của Hàn Quốc. Doanh số năm đạt 14 tỉ USD, chiếm 35% tổng doanh số của tập đoàn, LOTTE Shopping tự hào là doanh nghiệp có hệ thống tài chính vững mạnh và luôn được xếp vào thứ hạng cao trong đánh giá xếp hạng tín dụng của Hàn Quốc. 3. Lotte Mart Lotte Mart thuộc công ty Lotte Shopping, khai trương trung tâm đầu tiên tại Seoul vào tháng 04 năm 1998. Doanh thu đạt được một cách đột phá, đến cuối năm 2000 là 1 ngàn tỉ KRW. Tính đến giữa năm 2009, Lotte Mart đã khai trương 64 trung
- tâm trên toàn quốc. Dự kiến đến năm 2013, con số trung tâm hoạt đ ộng sẽ là 110, doanh thu 10 ngàn tỉ KRW. Bên cạnh việc mở rộng mô hình kinh doanh trong nước, Lotte Mart còn tập trung phát triển ra thế giới. Cụ thể, Lotte Mart đánh dấu sự xuất hiện ở thị trường Trung Quốc bằng việc mua lại hệ thống đại siêu thị ‘Makro’ đang hoạt động ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2007, tổng số trung tâm đã mở ở Trung Quốc là 9. Tương tự, đã mua lại hệ thống “Makro’ ở Indonesia, và con số trung tâm ở Indonesia tính đến nay là 19. Với đà phát triển này, ngày 18 tháng 12 năm 2008, Lotte Mart đã khai trương thành công đại siêu thị thứ nhất với qui mô vào loại bậc nhất tại Việt Nam, tọa lac tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng tổng số đ ại siêu thị đã khai trương ở nước ngoài đến nay là 29 điểm. Lotte Mart còn sở hữu một hệ thống Trung tâm điều phối sản phẩm qui mô lớn. Điển hình là Trung tâm điều phối đặt tại Tỉnh Kyung Gy, có diện tích 108.900m2 bằng 12 lần diện tích của một sân bóng chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo lượng hàng hóa lưu thông cho các siêu thị, và có sản phẩm thương hiệu riêng tên ‘Wiselect’. 2. Lotte Mart Việt Nam 1. Sơ lược về Lotte Mart Việt Nam Lotte Mart có mặt tại Việt Nam bằng cách liên doanh với Doanh nghiệp Minh Vân thành lập công ty TNHH Trung tâm Lotte Shopping Việt Nam với tỉ lệ vốn góp 80:20 nghiêng về nhà đầu tư Hàn Quốc. Mặc dù tính cho đến năm 2008 thì nhà bán lẻ Lotte đã có 90 siêu thị ở 4 quốc gia nhưng đây là liên doanh đầu tiên của Lotte ở nước ngoài. Lotte chính thức hoạt động tại Việt nam ngay trước thềm 1/1/2009 - thời điểm Việt Nam mở cửa hoàn toàn với thị trường phân phối theo cam kết WTO. Hiện nay, Lotte Mart Việt Nam có 2 siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến cuối năm 2012 sẽ mở rộng thêm 1 siêu thị ở Đồng Nai và 1 siêu thị ở Đà Nẵng. Và cuối năm 2013 sẽ đưa siêu thị Lotte Mart Bình Dương vào hoạt động. Từ nay đến năm 2018, Lotte Mart dự kiến sẽ đầu tư 5 tỷ USD xây dựng 30 trung tâm thương mại tại 5 thành phố lớn của Việt Nam. 2. Các hệ thống siêu thị thuộc hệ thống Lotte Mart Việt Nam Tính đến tháng 10 năm 2012, Lotte Mart Việt Nam có 2 chi nhánh: a.i. LOTTEMart Nam Sài Gòn Địa chỉ: 469 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM. Điện thoại: (08) 377 18989 Fax: (08) 5775 1577
- Website: www.lottemart.com.vn Siêu thị Lotte Nam Sài Gòn là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam với hơn 33.000 m2, lại nằm ở vị trí đắc địa gần Phú Mỹ Hưng. Gần 10% hàng hóa tại đây được nhập khẩu từ Hàn Quốc, còn lại chủ yếu là hàng nội địa. Lotte Mart đầu tiên này hứa hẹn sẽ trở thành một trung tâm văn hóa, mua sắm, giải trí của khu Nam Sài Gòn, đưa cả nhà văn hóa phụ nữ, rạp chiếu phim vào siêu thị. Lotte cũng đang hướng đến việc tự sản xuất hàng Việt Nam để xuất khẩu. a.ii. LOTTEMart Phú Thọ Địa chỉ: Lầu 1-5 Tòa nhà Everrich, 968 đường 3 tháng 2, P.15, Q.7, TP.HCM. Điện thoại: (08) 222 50686 Fax: (08) 222 50646 Website: www.lottemart.com.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: TÌM HIỂU TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
12 p | 305 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khám sức khỏe tại bệnh viện Bình Thạnh
144 p | 117 | 39
-
Đề tài: Sức khỏe môi trường
29 p | 158 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
115 p | 51 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đo lường sức khỏe thương hiệu taxi Mai Linh trên địa bàn Thành phố Huế
110 p | 96 | 18
-
Luận văn chuyên ngành Khoa học môi trường: Nghiên cứu sử dụng mô hình AirQ+ đánh giá tác động của chất lượng môi trường không khí đến sức khỏe, thử nghiệm tại thành phố Hà Nội
98 p | 108 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đo lường sức khỏe thương hiệu Mobifone trên địa bàn thành phố Đông Hà
97 p | 57 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
141 p | 100 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đo lường sức khỏe thương hiệu của siêu thị Co.opmart tại Huế
134 p | 74 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đo lường sức khỏe thương hiệu xe máy điện VinFast Klara trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
128 p | 51 | 12
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lên cây hoa thiên lý đến sức khỏe cộng đồng tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh
94 p | 49 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lí học: Sức khoẻ tâm thần của thanh thiếu niên tại Campuchia: Mối quan hệ giữa các hội chứng văn hoá đặc hiệu, trầm cảm, lo âu và suy giảm chức năng
28 p | 28 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đo lường sức khỏe thương hiệu trà sữa Gong Cha trên địa bàn Thành phố Huế
103 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí: Truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng trên báo chí (Khảo sát báo "Sức khoẻ và đời sống", tạp chí "Thuốc và sức khoẻ" và chương trình "Tạp chí sức khoẻ" VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam từ 2001 - 2003)
113 p | 22 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Đo lường sức khỏe thương hiệu internet cáp quang FiberVNN của VNPT trên địa bàn thành phố Huế
104 p | 23 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng thương mại Việt Nam
68 p | 9 | 3
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu cơ chế chuyển hóa và đánh giá nguy cơ rủi ro sức khỏe của asen và cadimi trong nuôi trồng thủy sản có sử dụng nước thải đô thị tại Hà Nội
24 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn