intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ục tiêu của đề tài là tìm hiểu và lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất chính sách giúp nâng cao sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGÔ THANH TUYỀN QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ SỨC KHỎE NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGÔ THANH TUYỀN QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ SỨC KHỎE NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ QUẾ GIANG Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 07 năm 2015 Tác giả Ngô Thanh Tuyền
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trần Thị Quế Giang đã nhiệt tình hướng dẫn trong suốt thời gian nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã góp ý và giúp định hình các ý tưởng của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Cao Hào Thi, thầy Lê Việt Phú đã dành thời gian chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp các vấn đề liên quan đến kinh tế lượng trong luận văn và nhiệt tình hướng dẫn tôi trong ước lượng mô hình. Trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô và anh chị trợ giảng tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright – Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt 2 năm gắn bó, học tập và thực hiện luận văn tại Chương trình. Cảm ơn anh/chị cán bộ nhân viên của Chương trình, các anh chị lớp MPP6, gia đình, các bạn đã đồng hành, giúp đỡ, cổ vũ trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Do giới hạn về thời gian, kiến thức cũng như nguồn lực thực hiện, luận văn vẫn còn những mặt hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chia sẻ của quý Thầy Cô, các Anh Chị quan tâm đến các vấn đề liên quan đến nội dung của luận văn để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn.
  5. -iii- TÓM TẮT Từ 2007 đến nay, thị trường tài chính Việt Nam có sự phát triển sôi động, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng. Cùng với những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng nhanh chóng mở rộng. Năm 2007, tín dụng ngân hàng tăng trưởng trên 50% và tiếp tục tăng trưởng ở mức cao những năm sau đó. Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh chóng những năm 2007 – 2009, hệ thống ngân hàng bắt đầu thể hiện những bất ổn, nợ xấu tăng cao, thanh khoản kém, cho thấy sức khỏe ngân hàng giảm sút. Trước tình trạng rủi ro hệ thống ngân hàng gia tăng, Chính phủ đã thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó có vấn đề kiểm soát chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy một số ngân hàng yếu kém dù có cố gắng cũng không thể tăng trưởng tín dụng đạt chỉ tiêu (Thùy Vinh, 2013). Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thông qua hệ phương trình giữa biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng tín dụng và chỉ số z_score với các biến trễ của nó, các biến độc lập khác đại diện cho môi trường vĩ mô và đặc trưng hoạt động của ngân hàng. Trong đó chỉ số z_score được sử dụng để đo lường xác suất vỡ nợ của một ngân hàng, đại diện cho sức khỏe ngân hàng. Mẫu nghiên cứu được xây dựng từ 34 ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nước ngoài trong giai đoạn 2007 - 2013. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sức khỏe ngân hàng có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê. Về quan hệ ngược lại, nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng nhanh làm suy yếu ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước có quan hệ đồng biến với tăng trưởng tín dụng ở năm hiện tại và những ngân hàng khỏe mạnh sẽ tiếp tục duy trì sự lành mạnh của mình. Về tác động của điều kiện vĩ mô đến tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng, nghiên cứu cho thấy sự gia tăng lãi suất thực trong nền kinh tế làm giảm tăng trưởng tín dụng nhưng có tác động tích cực đến sức khỏe ngân hàng và sự tăng giá thực của đồng nội tệ sẽ làm giảm tăng trưởng tín dụng các ngân hàng. Về tác động của các đặc trưng ngân hàng, nghiên cứu cho thấy ngân hàng có thanh khoản tốt sẽ tăng trưởng tín dụng tốt hơn trong khi ngân hàng có năng lực quản trị tốt sẽ có sức khỏe tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ
  6. -iv- ra rằng ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ có chỉ số z_score càng nhỏ, nghĩa là nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng gia tăng hay trở nên kém ổn định hơn. Từ những phát hiện trên, bài nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng nhanh làm suy yếu ngân hàng nên ngân hàng Nhà nước cần giám sát sự tăng trưởng tín dụng quá nhanh của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng yếu kém. Thứ hai, ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống thông qua việc tác động vào thanh khoản của các ngân hàng và các yếu tố lãi suất, tỷ giá. Thứ ba, việc mở rộng quy mô ngân hàng quá nhanh làm gia tăng bất ổn hệ thống ngân hàng, do đó không nên áp đặt tăng vốn ngân hàng đột ngột mà cần có lộ trình cụ thể, đảm bảo năng lực quản trị ngân hàng phát triển phù hợp với sự gia tăng quy mô ngân hàng. Từ khóa: Tăng trưởng tín dụng, sức khỏe ngân hàng, z_score
  7. -v- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................................ v DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ............................................................. vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... x DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................................... xi DANH MỤC PHỤ LỤC.................................................................................................. xii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH .............................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .......................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 1.5. Nguồn dữ liệu .................................................................................................... 5 1.6. Kết cấu của nghiên cứu...................................................................................... 5 CHƯƠNG 2 QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ SỨC KHỎE NGÂN HÀNG ............................................................................................ 6 2.1. Định nghĩa sức khỏe ngân hàng và đo lường sức khỏe ngân hàng ...................... 6 2.1.1. Định nghĩa sức khỏe ngân hàng ................................................................ 6 2.1.2. Đo lường sức khỏe ngân hàng .................................................................. 6 2.2. Quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng ................................ 8 2.2.1. Tác động của tăng trưởng tín dụng đối với sức khỏe ngân hàng ................ 8 2.2.2. Tác động của sức khỏe ngân hàng đối với tăng trưởng tín dụng ................ 8 2.3. Mô hình nghiên cứu........................................................................................... 9 2.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu trước ................................................. 9
  8. -vi- 2.3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam ....................................................................................................... 12 2.3.3. Định nghĩa các biến và cơ sở lý thuyết sử dụng các biến......................... 13 Bảng 2.1. Mô tả các biến ................................................................................. 16 CHƯƠNG 3 MÔ TẢ DỮ LIỆU .................................................................................... 17 3.1. Nguồn dữ liệu .................................................................................................. 17 3.2. Mô tả dữ liệu ................................................................................................... 18 3.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ...................................... 18 3.2.2. Sức khỏe các ngân hàng thông qua biến đại điện cho khả năng vỡ nợ z_score ................................................................................................... 18 3.2.3. Điều kiện vĩ mô trong giai đoạn 2007 – 2013 ......................................... 20 3.2.4. Đặc tính của các ngân hàng trong giai đoạn 2007 – 2013 ........................ 22 3.3. Phân tích tương quan giữa các biến.................................................................. 27 3.4. Phương pháp ước lượng mô hình ..................................................................... 28 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH....................................................... 29 4.1. Kết quả ước lượng sự tác động của sức khỏe ngân hàng đối với tăng trưởng tín dụng ........................................................................................................... 29 4.2. Kết quả ước lượng sự tác động của tăng trưởng tín dụng đối với sức khỏe ngân hàng ........................................................................................................ 31 4.3. Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng ......... 33 4.3.1. Tác động của sức khỏe ngân hàng đến tăng trưởng tín dụng. .................. 33 4.3.2. Tác động của tăng trưởng tín dụng đến sức khỏe ngân hàng. .................. 35 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ................................................... 37 5.1. Kết luận và những phát hiện chính ................................................................... 37 5.2. Gợi ý chính sách .............................................................................................. 38 5.3. Hạn chế của luận văn ....................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 40 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 43
  9. -vii- DANH MỤC CÁC CHỮ KÝ HIỆU, VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt 3SLS : Three stages least square Bình phương tối thiểu ba giai đoạn ABBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình ACB : Asia Commercial Bank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu AFTA : ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do các quốc gia Đông Nam Á Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam BCTC : Báo cáo tài chính BIDV : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam DAB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á DD : Distance to default Chỉ số khoảng cách vỡ nợ Eximbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Habubank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội HDBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh IMF : International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế KienLongBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long Lien Viet : Ngân hàng Thương mại Cổ phần PostBank Bưu điện Liên Việt
  10. -viii- Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Maritime : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bank, MSB Hàng hải Việt Nam MDB, : Ngân hàng Thương mại Cổ phần MDBank Phát Triển Mê Kông MHB : Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long Military Bank, : Ngân hàng Thương mại Cổ phần MB Quân Đội Nam A Bank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á Navibank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại OCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông Oceanbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PG Bank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex Sacombank : Ngân hảng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Saigonbank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương SeABank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á SHBank, SHB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần
  11. -ix- Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Sài Gòn – Hà Nội Southern : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bank, PNB Phương Nam Techcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam TMCP : Thương mại cổ phần VCCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt VIB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế VietABank, : Ngân hàng Thương mại Cổ phần VAB Việt Á Vietcombank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Vietinbank : Ngân hàng Công Thương Việt Nam Vinasiam bank : Ngân hàng Liên doanh Việt Thái VNCB : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây dựng Việt Nam VPBank : Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh vượng WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  12. -x- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mô tả các biến .......................................................................................... 16 Bảng 3.1. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập ................................................. 28 Bảng 4.1. Kết quả ước lượng phương trình 1 ............................................................ 29 Bảng 4.2. Kết quả ước lượng phương trình 2 ............................................................ 31
  13. -xi- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1. Mô tả thống kê biến tăng trưởng tín dụng ................................................. 18 Hình 3.2. Mô tả thống kê biến z_score ..................................................................... 19 Hình 3.3. Chỉ số z_score trung bình qua các năm ..................................................... 19 Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 - 2014 ........................................ 20 Hình 3.5. Tỷ giá hối đoái thực VND/USD giai đoạn 2006 - 2013 ............................. 21 Hình 3.6. Lãi suất thực giai đoạn 2006 - 2013 .......................................................... 21 Hình 3.7. Mô tả thống kê biến quy mô ngân hàng (size) ........................................... 22 Hình 3.8. Thị phần các loại hình ngân hàng theo quy mô tổng tài sản ....................... 23 Hình 3.9. Mô tả thống kê biến tỷ lệ thanh khoản (liquidity) ...................................... 23 Hình 3.10. Tỷ lệ thanh khoản trung bình tính theo loại hình sở hữu ............................ 24 Hình 3.11. Mô tả thống kế biến tỷ lệ lãi ròng (Interest margin) ................................... 24 Hình 3.12. Tỷ lệ lãi ròng trung bình tính theo loại hình sở hữu ................................... 25 Hình 3.13. Mô tả thống kê biến chi phí trên thu nhập (cost to income) ....................... 26 Hình 3.14. Chi phí trên thu nhập trung bình tính theo loại hình sở hữu ....................... 26 Hình 3.15. Cơ cấu loại hình sở hữu trong bộ dữ liệu ................................................... 27 Hình 4.1. Tăng trưởng tín dụng và sức khỏe Vietinbank ........................................... 35 Hình 4.2. Tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ABBank .............................................. 36
  14. -xii- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ...................................................................... 43 Phụ lục 2. Tăng trưởng tín dụng ở một số ngân hàng phải tái cơ cấu.......................... 43 Phụ lục 3. Chỉ số z_score và tăng trưởng tín dụng các ngân hàng (trung bình trong giai đoạn 2008 – 2013) ............................................................................. 44 Phụ lục 4. Chỉ số z_score, vốn chủ sở hữu, chi phí trên thu nhập các ngân hàng tăng vốn để đáp ứng nghị định 141 ................................................................... 45 Phụ lục 5. Credit growth và chỉ số z_score các ngân hàng ......................................... 46 Phụ lục 6. Kết quả ước lượng mô hình ...................................................................... 51 Phụ lục 7. Kiểm định tự tương quan .......................................................................... 52 Phụ lục 8. Đồ thị tự tương quan ................................................................................. 52 Phụ lục 9. Kiểm định Wald đối với phương trình 1 .................................................... 53 Phụ lục 10. Kiểm định Wald đối với phương trình 2 .................................................... 53 Phụ lục 11. Quy định trần tín dụng đối với các ngân hàng ........................................... 54
  15. -1- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH Bối cảnh nghiên cứu Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1991-2007 đạt 7,6%/năm, góp phần đưa đại bộ phận người Việt Nam thoát khỏi cảnh nghèo đói (Huỳnh Thế Du và Jay Rosengard, 2009). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống tài chính Việt Nam nhanh chóng mở rộng. Tính đến năm 2005, Việt Nam có 5 ngân hàng (NH) thương mại nhà nước, chiếm hơn 70% thị phần về tổng tài sản, phần còn lại gồm có 37 ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP), 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Đến cuối năm 2006, tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam là khoảng 693 ngàn tỉ đồng, chiếm 71,3% GDP. Trung tâm giao dịch chứng khoáng thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng được thành lập trong giai đoạn này (Huỳnh Thế Du và Rosengard, 2009). Sự phát triển của các tổ chức tài chính góp phần làm gia tăng độ sâu tài chính cũng như sự hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam. Vào năm 2006, nền kinh tế Việt Nam có những sự kiện quan trọng ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế, đầu tư cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàng. Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, giảm thuế nhập khẩu còn 0 – 5% đối với các thành viên Khu vực Mậu dịch tự do các quốc gia Đông Nam Á (AFTA), bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trước những tín hiệu lạc quan của nền kinh tế cùng chính sách thúc đẩy tăng trưởng của chính phủ, các nhà đầu tư và doanh nhân vô cùng phấn khởi (Huỳnh Thế Du và Jay Rosengard, 2009). Thị trường tài sản trở nên sốt giá, triển vọng đầu tư đầy hứa hẹn, nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng cao tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng tín dụng nhanh chóng. Năm 2007, tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế trên 50% và tiếp tục ở mức cao trên 30% những năm sau đó (Phụ lục 1). Quy mô hệ thống ngân hàng nhanh chóng mở rộng và đóng vai trò quan trọng trong luân chuyển vốn trong nền kinh tế, là kênh huy động vốn chủ yếu của các doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Từ cuối năm 2006 đến thời điểm cuối năm 2014, tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đạt gần 4 triệu tỷ đồng, tức là tăng gần 6 lần, và hơn 100% GDP năm 2014.
  16. -2- Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng quá nóng, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đối diện với những bất ổn. Lạm phát tăng cao, các thị trường chứng khoán và bất động sản bắt đầu đổ vỡ, sản xuất gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng Nhà nước lại thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đối phó lạm phát, kéo theo ngân hàng thương mại gặp khó khăn thanh khoản nghiêm trọng (Huỳnh Thế Du và Jay Rosengard, 2009). Việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh, với các điều khoản cấp tín dụng được nới lỏng trong bối cảnh lạc quan của thị trường được cho là nguyên nhân khiến các ngân hàng gặp khó khăn khi nền kinh tế suy giảm. Các ngân hàng nhỏ là đối tượng đầu tiên rơi vào khó khăn 1. Do kém cạnh tranh trong huy động vốn so với ngân hàng lớn, các ngân hàng này đã khởi đầu cuộc đua lãi suất trong những năm 2008 và 2010 với mức lãi suất huy động có lúc lên tới 20% (Trần Thị Quế Giang và Bùi Thị Phương Thảo, 2013). Các ngân hàng nhỏ cũng là đối tượng đi vay chính trên thị trường liên ngân hàng. Mức lãi suất huy động cao buộc ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao, mức lãi suất cao nhất lên tới 26%, không một doanh nghiệp làm ăn “chân chính” nào có thể đạt được mức lợi nhuận này (Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến, 2011). Vì vậy tín dụng đã được cấp chủ yếu cho những khu vực phi sản xuất với mức rủi ro cao hơn và những khoản nợ này dễ dàng chuyển hóa thành nợ xấu khi bóng bóng tài sản bắt đầu đổ vỡ. Thanh khoản trở nên khó khăn, lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nợ xấu, khả năng vỡ nợ của các ngân hàng tăng lên thông qua chỉ số z_score của ngân hàng giảm (Nguyễn Thanh Dương, 2013). Sức khỏe ngân hàng thể hiện khả năng các ngân hàng có thể trụ vững trước những cú sốc bất lợi và có thể trả được các khoản nợ của nó. Ngân hàng có khả năng vỡ nợ càng thấp tương ứng với chỉ số z_score cao thì càng khỏe mạnh. Do đó, chỉ số z_score của ngân hàng sụt giảm là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của ngân hàng trở nên kém đi. Sức khỏe suy giảm, các ngân hàng lo ngại phát sinh thêm nợ xấu đã trở nên thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng và tích cực thu hồi nợ, tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại từ sau 2009. Trước những bất ổn của hệ thống ngân hàng, Chính phủ đã thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó có vấn đề kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng. 1 Bao gồm NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Tín Nghĩa, NHTMCP Đệ Nhất, NHTMCP Nhà Hà Nội, NHTMCP Tiên Phong, NHTMCP Nam Việt, NHTMCP Phương Tây, NHTMCP Đại Tín, NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu, theo công bố của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
  17. -3- Theo chỉ thị 01, ngày 13/2/2012 của Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng được phân thành 4 nhóm, trong đó nhóm 1, 2 gồm các tổ chức tín dụng khỏe mạnh được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lần lượt là 17% và 15%; nhóm 3 gồm các tổ chức tín dụng có sức khỏe kém hơn, được tăng trưởng tín dụng tối đa 8%; nhóm 4 gồm các tổ chức tín dụng được đánh giá là yếu kém, không được tăng trưởng mà phải tập trung vào tái cơ cấu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng quản trị rủi ro, quản lý danh mục tài sản đã làm gia tăng sự bất ổn của ngân hàng, làm tăng nguy cơ phá sản (Tamirisa và Igan, 2007; Igan và Pinheiro, 2011; Maechler, Mitra và Worrel, 2007). Các nghiên cứu cũng cho thấy, các ngân hàng khỏe mạnh hơn có xu hướng tăng trưởng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng yếu kém trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng tín dụng bình thường. Tuy nhiên, khi bùng nổ tín dụng xảy ra, các ngân hàng yếu kém có xu hướng tăng trưởng tín dụng nhanh cũng như các ngân hàng mạnh. Tăng trưởng tín dụng tốt có thể giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần, nâng cao sức khỏe hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh sẽ dẫn tới những áp lực về quản trị rủi ro, nếu trình độ quản trị của ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ dẫn tới việc cho vay thiếu thận trọng, làm gia tăng nợ xấu, giảm lợi nhuận, ngân hàng sẽ trở nên suy yếu. Vậy giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe của ngân hàng có mối quan hệ như thế nào? Liệu hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại có giúp cải thiện sức khỏe của ngân hàng hay không? Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Sức khỏe của hệ thống ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Từ bối cảnh trên cho thấy, tăng trưởng tín dụng nhanh trong những năm vừa qua có xu hướng làm tăng tính bất ổn của hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của ngân hàng. Do đó, mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất chính sách giúp nâng cao sức khỏe của hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu và mục tiêu trên, đề tài “Quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng thương mại Việt Nam” nghiên cứu và trả lời câu hỏi sau:
  18. -4- i. Tăng trưởng tín dụng và sức khỏe của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 có quan hệ với nhau như thế nào? ii. Ngân hàng Nhà nước có nên sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để giám sát an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng của các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam loại trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị hạch toán phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh chỉ chọn mẫu đại diện do hạn chế về số liệu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính các ngân hàng và các số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2007 – 2013. Đây là giai đoạn phản ánh quá trình mở rộng tín dụng nhanh chóng của các ngân hàng và sau đó nhiều ngân hàng đối mặt với khó khăn cần phải tiến hành tái cơ cấu. Bên cạnh đó, từ 2007, các ngân hàng đều lập báo cáo theo cùng một chuẩn mực kế toán do Ngân hàng nhà nước quy đinh, bảo đảm tính thống nhất trong cơ sở lập dữ liệu, tăng độ tin cậy cho nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định lượng để xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe của ngân hàng. Mô hình được xây dựng dựa trên hệ phương trình giữa biến đại diện cho tăng trưởng tín dụng và biến đại diện cho sức khỏe ngân hàng với các biến trễ của nó. Bên cạnh đó còn có các biến đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng và các biến vĩ mô có tác động đến hoạt động của ngân hàng. Mô hình ước lượng dựa trên nghiên cứu của Igan và Pinheiro (2011) để kiểm định mối quan hệ giữa sức khỏe ngân hàng với các cuộc bùng nổ tín dụng tại 90 quốc gia trong giai đoạn từ 1995 – 2005. Mô hình này cũng được Saibal Ghosh (2010) sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 1996 – 2008. Trong đó tăng trưởng tín dụng được tính bằng tỷ lệ gia tăng tổng dư nợ cho vay thời điểm cuối năm so với đầu năm; sức khỏe ngân hàng được đại diện bằng chỉ số z_score, đo lường xác suất khánh kiệt của ngân hàng.
  19. -5- Nguồn dữ liệu Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên được các ngân hàng công bố, các số liệu được thống kê từ ngân hàng Nhà nước. Các số liệu về kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ Tổng cục Thống kê, dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Kết cấu của nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm năm phần chính. Chương 1 giới thiệu về nghiên cứu được trình bày như trên. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và sức khỏe ngân hàng, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương 3 mô tả dữ liệu, các biến trong mô hình và phương pháp ước lượng mô hình. Chương 4 trình bày kết quả ước lượng mô hình, phân tích kết quả, trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Phần còn lại trình bày những kết luận và đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe của các ngân hàng.
  20. -6- CHƯƠNG 2 QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ SỨC KHỎE NGÂN HÀNG Định nghĩa sức khỏe ngân hàng và đo lường sức khỏe ngân hàng 2.1.1. Định nghĩa sức khỏe ngân hàng Sức khỏe ngân hàng là một khái niệm thường dùng để thể hiện sức chịu đựng của ngân hàng trước những sự kiện bất lợi. Ngày nay, sức khỏe ngân hàng trở thành một vấn đề quan trọng đối với các nhà quản lý. Một hệ thống ngân hàng khỏe mạnh được Lindgren và cộng sự (1996) định nghĩa là một hệ thống trong đó hầu hết ngân hàng đều có khả năng trả được nợ. Khả năng trả được nợ phản ánh ngân hàng có giá trị ròng dương, được đo lường bằng chênh lệch giữa giá trị tài sản và giá trị nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Greenspan (1998) cũng định nghĩa sức khỏe của ngân hàng thể hiện xác suất ngân hàng bị mất khả năng chi trả các khoản nợ của nó. Ngân hàng có xác suất mất khả năng thanh toán càng nhỏ thì sức khỏe của ngân hàng càng tốt. Khả năng còn có thể trả nợ của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng, hiệu quả quản trị và sử dụng vốn để có thể trụ vững trước những sự kiện bất lợi. Nếu ngân hàng hoạt động kém hiệu quả sẽ tạo ra thua lỗ, dẫn đến mất khả năng chi trả các nghĩa vụ nợ. 2.1.2. Đo lường sức khỏe ngân hàng Sức khỏe ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế. Do đó, các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu về thị trường tài chính luôn quan tâm tới việc đo lường, đánh giá sức khỏe ngân hàng. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm xây dựng một chỉ số hay bộ chỉ số đánh giá sức khỏe ngân hàng, xây dựng mô hình cảnh báo sớm nguy cơ vỡ nợ của ngân hàng. Trong đó, chỉ số Khoảng cách vỡ nợ (Distance to Default) được sử dụng rộng rãi trong các báo cáo về ổn định tài chính (De Nocoló và cộng sự, 2005). Khoảng cách vỡ nợ đồng biến với tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản và mức độ vốn hóa và nghịch biến với sự biến động của tài sản. Các nghiên cứu tiếp cận chỉ số Khoảng cách vỡ nợ theo hai hướng. Thứ nhất là tính theo giá trị thị trường của tài sản và vốn chủ sở hữu, thường được gọi là chỉ số DD theo mô hình của Black and Scholes (1973) và Merton (1974). Thứ hai là phương pháp dựa trên giá trị tài sản, vốn, lợi nhuận được báo cáo trong bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo đề xuất của Roy (1952),
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1