intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " dự án máy chế biến mủ cao su '

Chia sẻ: Phan Tấn Anh Vũ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

418
lượt xem
214
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Huyện Chư Sê có diện tích 1200 Km2 nằm phía Nam của tỉnh Gia Lai, ở độ cao 750- 800 m so với mưc nước biển. Chư Sê bao gồm 02 thị trấn: Chư Sê và Nhơn Hoà và 19 xã: Ia Glai, Ia Tiêm, Ia Hlốp, Ia Ko, Ia Phang, Ia Hrú, Ia Dreng, Ia Le, Ia Hla, Hbông, Bờ Ngoong, Bar Măih, A Yun, Chư Pơng, Ia Blang, Dun, Al Bá, Ia Blứ, Chư Don. Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới vùng cao nguyên đặc trưng giống như các tỉnh Tây nguyên khác bao gồm hai mùa phân biệt: Mùa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " dự án máy chế biến mủ cao su '

  1. ---------- ĐỀ TÀI Dự án Nhà máy chế biến mủ cao su tại cụm công nghiệp xã IA BLANG-Huyện CHƯ SÊ- Tỉnh GIA LAI Giáo viên hướng dẫn : Họ tên sinh viên : ---------- Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 1
  2. Mục lục I-TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHƯ SÊ. …………..Trang 1 II-CƠ SỞ ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG RÌNH……………Trang 3 III- NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG…………………………………………....Trang 3 IV- SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ………………………………………….Trang 6 V. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ………………………………… ……………………Trang 6 VI. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. ………………………… …………………....Trang 7 VI- AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG………..…………Trang 10 VII-Tổ chức, lực lượng lao dộng sản xuất……………………………………Trang 11 VIII-Tổng vốn Đầu tư…………………………………………………………Trang 11 IX/Phân tích tài chính…………………………………………………………Trang 14 KẾT LUẬN……………………………………………………………………Trang 25 Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 2
  3. I-TỔNG QUAN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHƯ SÊ. 1. Thực trạng điều kiện tự nhiên: Huyện Chư Sê có diện tích 1200 Km2 nằm phía Nam của tỉnh Gia Lai, ở độ cao 750- 800 m so với mực nước biển. Chư Sê bao gồm 02 thị trấn: Chư Sê và Nhơn Hoà và 19 xã: Ia Glai, Ia Tiêm, Ia Hlốp, Ia Ko, Ia Phang, Ia Hrú, Ia Dreng, Ia Le, Ia Hla, Hbông, Bờ Ngoong, Bar Măih, A Yun, Chư Pơng, Ia Blang, Dun, Al Bá, Ia Blứ, Chư Don. Khí hậu ở đây là khí hậu nhiệt đới vùng cao nguyên đặc trưng giống như các tỉnh Tây nguyên khác bao gồm hai mùa phân biệt: Mùa mưa và mùa khô.Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 sang tháng 4 năm sau, thời gian còn lại trong năm là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 21,80 C. Huyện có quỹ đất bazan rất lớn, chiếm khoảng 60% tổng diện tích toàn huyện, loại đất bazan có tầng dày, màu mỡ, rất thích hợp với cây công nghiệp dài ngày. Diện tích đất lâm nghiệp 57.097ha rất thuận lợi cho việc trồng rừng và phát triển rừng sau này.Huyện Chư Sê có 63 công trình thuỷ lớn nhỏ phục vụ tưới tiêu. Huyện Chư Sê có toạ độ địa lý 1070 45 đến 1080 15 kinh độ Đông, 13020 đến 13055 vĩ bắc, có Quốc lộ 14, Quốc lộ 25 là cầu nối trung gian giữa TP Pleiku đi Đăk Lăk, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh phía Nam, TP Quy Nhơn phía Đông, TP Tuy Hoà, TP Nha Trang phía Đông Nam và cách khu kinh tế Cửa khẩu Đức Cơ 90 Km về phía Tây bắc. Đồng thời huyện Chư Sê là huyện có vị trí trung tâm của nguồn nguyên liệu nông sản như: cao su, tiêu, điều, bông, cà phê, và chăn nuôi gia súc ... từ các huyện lân cận như Chư Prông, TP Pleiku, Phú Thiện, Đắk Đoa, huyện Ea Hleo (Đắk Lắk). 2. Thực trang lao động và dân số: Dân số 149.297 người (năm 2007) bao gồm nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Ba Na, Jarai ... với 29.464hộ.Mật độ bình quân là 93người/km2. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 48%. Huyện có 282 cán bộ trình độ đại học, 1.557 cán bộ cao đẳng, trung cấp và 2.560 công nhân kỹ thuật, tỷ lệ lao động được đào tạo chiếm 14%.  Địa phương có nguồn lao động khá dồi dào và phù hợp cho dự án. 3. Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế: Toàn huyện với các thế mạnh về cây công nghiệp như Cao su, Cà phê, Tiêu, Gỗ, Bông ... là những mặt hàng đang được khai thác, dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng lên nhanh chóng: Giai đoạn 1981-1990 chỉ đạt 4,6% đến giai đoạn 2005-2009 đã đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Đến nay, nông nghiệp giảm còn 45%, công nghiệp xây dựng tăng lên 30%, thương mại- dịch vụ 25%, thu nhập GDP bình quân đầu người năm 1981 là 45 USD, năm 2009 là 532 USD; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm từ 80,5% năm 1981, đến cuối năm 2008 còn 14,2%. Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm từ 80 tỉ đồng đến 110 tỉ đồng, đứng thứ 2 trong tỉnh. Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 3
  4. 4. Cơ chế thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Chư Sê: Được thuê đất dưới 50 năm, hoặc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai, giá thuê đất và chuyển quyền sử dụng áp dụng theo khung giá do UBND tỉnh quy định. Được đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào thuộc phạm vi giao đất, thuê đất, được quyền lập dự án, thiết kế, quy hoạch mặt bằng, nhà xưởng phù hợp quy định được phê duyệt, trước khi tiến hành xây dựng nhà máy phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra và cấp phép đầu tư. Được hưởng lợi cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư bên ngoài hàng rào như: Điện, nước, điện thoại, điện chiếu sáng… Được tạo điều kiện vay vốn từ quỹ hỗ trợ các nguồn khác theo quy định, được hưởng các chính sách về ưu đãi đầu tư của tỉnh Gia Lai. Được tạo điều kiện tiếp cận, tiềm kiếm khai thác nguồn nguyên liệu của địa phương, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, nắm bắt thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư. 5. Sơ lược vị trí và hiện trạng cụm công nghiệp: a) Vị trí: Cụm công nghiệp thuộc xã Ia Blang cách trung tâm thị trấn Chư Sê 1,7 Km. Khu đất có giới cận: - Đông giáp: Quốc lộ 14.- Tây giáp: Lô cao su và khe suối- Nam giáp: Khu trồng cà phê.- Bắc giáp: Khu làng Plei Toc xã Ia Blang. b) Hiện trạng: Khu đất dự kiến xây dựng khu công nghiệp có nhiều thuận lợi về giao thông (Quốc lộ 14 và Quốc lộ 25). Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp 2-3%, có độ cao phù hợp không bị ngập úng, có điều kiện địa chất thuỷ văn thuận tiện cho xây dựng công trình.Hiện trạng có trồng điều, cà phê, cao su và một số nhà cấp IV, cây trồng không đạt hiệu quả về năng suất, giá trị kinh tế thấp. Với vị trí ở xã Ia Blang và cách trung tâm thị trấn 1,7 Km sẽ là một thuận lợi cho cụm công nghiệp hoạt động. Tác động gây ô nhiễm đến các khu dân cư và môi trường xung quanh được hạn chế. Cụ ly và bán kính giao thông cho nguồn lao động được phân bố đều. Thuận lợi về giao thông, hiện có Quốc lộ 14, đây là một lợi thế rất lớn về lưu thông hàng hoá, tiếp thị quảng cáo và hạn chế được một phần đầu tư hạ tầng ban đầu. Địa hình bằng phẳng, quỹ đất xung quanh lớn nên khả năng mở rộng và phát triển thành khu công nghiệp trong tương lai. Xử lý tác động môi trường dễ dàng. c) Điều kiện cơ sở hạ tầng: Giao thông : Cụm công nghiệp Chư Sê nằm cạnh QL14, thuận lợi về giao thông đối ngoại, giao thông đối nội được nối với QL14 theo trục xương sống Đ1, Đ5. Nguồn điện : Nguồn điện chính cấp cho khu công nghiệp là đường dây 110 kV nối từ trạm trung gian Chư Sê . Nguồn nước : từ 5 giếng khoan có công suất 20m3 /giờ. Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 4
  5. II-CƠ SỞ ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: - Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; - Nghị định số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Nghị định 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghị định số 151/2006/NĐ – CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; - Nghị định số 16/2005/NĐ – CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ – CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ – CP; - Nghị định 209/2004/NĐ – CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; - Nghị định số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; - Nghị định số 99/2007/NĐ – CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư 69/2007/TT – BTC ngày 25/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. III-NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG: 1. Sản phẩm: Sản xuất các loại mủ cao su SVR 3L, SVR CV60, SVR CV50 theo TCVN 3769 : 1995. a) Nhu cầu thị trường hiện tại: Thị trường trong nước: Thị trường trong nước khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu.Nhu cầu về sản phẩm cao su của thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Do đầu tư cho công nghiệp chế biến cao su còn thấp nên hiện nay chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế biến. Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường trong nước chủ yếu bao gồm: các loại săm lốp, găng tay y tế, băng chuyền, đai, phớt dùng trong sản xuất công nghiệp, và cả một số sản phẩm được dùng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh như cácloại lốp dùng cho các máy bay. Việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên trong những năm gần đây. Điều đó cũng có nghĩa là một phần sản lượng mủ cao su cũng được sử dụng nhiều hơn tại thị trường trong nước để làm nguyên liệu cho các nhà máy này. Thị trường xuất khẩu Cao su Việt Nam sản xuất chủ yếu để xuất khẩu. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, cao su xuất khẩu đứng vị trí thứ 7 trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 5
  6. USD và được đánh giá là một trong những mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Xuất khẩu cao su đứng vị trí thứ hai sau gạo trong số các mặt hàng nông sản và vị trí cây cao su ngày càng góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến tháng 3/2010 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam đạt 22,9 triệu USD, tăng 66,9% so với tháng 2/2010 và tăng 98,4% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su của Việt Nam quý I/2010 đạt 54,6 triệu USD, tăng 83,4% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước quý I/2010. Hầu hết các thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam quý I/2010 đều tăng trưởng mạnh, chỉ duy nhất thị trường Hà Lan có độ suy giảm: đạt 229,7 nghìn USD, giảm 15,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch. Những thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam quý I/2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh: Thái Lan đạt 1,3 triệu USD, tăng 267,8% so với cùng kỳ, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Indonesia đạt 1,3 triệu USD, tăng 187% so với cùng kỳ, chiếm 2,3% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Hồng Kông đạt 989 nghìn USD, tăng 161,9% so với cùng kỳ, chiếm 1,8% trong tổng kim ngạch. Nhật Bản – thị trường dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam quý I/2010, đạt 11 triệu USD, tăng 139% so với cùng kỳ, chiếm 20,8% trong tổng kim ngạch; Trung Quốc đạt 9 triệu USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ, chiếm 16,7% trong tổng kim ngạch; Hoa Kỳ đạt 7 triệu USD, tăng 83,9% so với cùng kỳ, chiếm 12.9% trong tổng kim ngạch; Đức đạt 3 triệu USD, tăng 102,1% so với cùng kỳ, chiếm 5,9% trong tổng kim ngạch; sau cùng là Đài Loan đạt 2,5 triệu USD, tăng 62,1% so với cùng kỳ, chiếm 4,6% trong tổng kim ngạch… Thị trường xuất khẩu sản phẩm cao su của Việt Nam quý I/2010 Thị trường Kim ngạch Kim ngạch % tăng, giảm XK quý I/2009 XK quý I/2010 so với cùng kỳ (USD) (USD) Tổng 29.744.970 54.559.038 + 83,4 Ấn Độ 314.730 316.197 + 0,5 Braxin 466.145 847.821 + 81,9 Campuchia 856.690 989.462 + 15,5 Đài Loan 1.556.645 2.523.616 + 62,1 Đức 1.581.714 3.196.742 + 102,1 Hà Lan 272.699 229.693 - 15,8 Hàn Quốc 1.038.683 2.242.904 + 115,9 Hoa Kỳ 3.833.969 7.052.226 + 83,9 Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 6
  7. Hồng Kông 377.541 988.908 + 161,9 Indonesia 446.087 1.280.289 + 187 Italia 734.295 1.579.023 + 115 Malaysia 381.962 482.017 + 26,2 Nhật Bản 4.737.317 11.325.410 + 139 Ôxtrâylia 1.409.637 2.095.106 + 48,6 Thái Lan 350.418 1.288.715 + 267,8 Trung Quốc 6.734.321 9.128.278 + 35,5 (Vinanet) b) Dự báo tương lai: Theo Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) dự báo tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ tăng 1,6% trong năm tới so với năm nay, đạt 9,71 triệu tấn. Triển vọng thị trường cao su thiên nhiên năm 2010 rất khả quan, bởi nhu cầu tiêu thụ xe hơi tăng ở Trung Quốc và Ấn Độ, trong bối cảnh kinh tế thế giới hồi phục. Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo sẽ quay về mức trên 300 yên trong tháng 3 này nhờ nhu cầu từ ngành sản xuất lốp xe trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm ở các nước sản xuất chính. Theo Hãng tin Reuters cho rằng, giá cao su thiên nhiên sẽ lên tới 305 yên/kg vào cuối tháng 3, gần mức 306 yên – cao nhất 16 tháng qua thiết lập hồi giữa tháng 1. Triển vọng xa hơn, hãng Reuters cho rằng giá cao su còn tăng hơn nữa, lên 310 yên/kg vào cuối tháng 4 khi nhu cầu vẫn ổn định, đặc biệt là từ các nhà sản xuất lốp xe. Mới đây, nhà sản xuất lốp xe Bridgestone của Nhật đã mua cao su Thái Lan loại RSS3 ở 3,28 USD/kg – cao nhất 58 năm qua để giao hàng trong giai đoạn tháng 3 và tháng 4. Giá cao su RSS3 Thái Lan sẽ lên 3,30 USD/kg vào cuối tháng 3, so với 3,27 USD/kg cuối tháng 2. Nếu vậy thì đây sẽ là mức cao nhất kể từ năm 1952. Giá cao su SMR20 của Malaysia và SIR20 của Indonesia đạt 3,24 USD/kg hồi cuối tháng 2 nhưng được dự báo sẽ đạt 3,20 và 3,10 USD.kg vào cuối tháng 3. Theo Hiệp hội Các nước Sản xuất Cao su Thiên nhiên, sản lượng cao su Thái Lan năm 2009 ước đạt 2,9 triệu tấn, giảm so với 3,09 triệu tấn năm 2008. Sản lượng của Indonexia ước tính đạt 2,59 triệu tấn, giảm so với 2,75 triệu tấn năm trước đó. Sản lượng của Malaysia ứơc tính đạt 951.000 tấn, cũng giảm so với 1,07 triệu tấn năm 2008. Nguồn cung nguyên liệu này đã giảm từ tháng 11/2009 do yếu tố mùa vụ. Mưa ở Thái Lan và Malaysia, hai nước sản xuất lớn nhất và thứ 3 thế giới, làm gián đoạn nguồn cung, trong khi thời tiết khô hạn ở Indonexia cũng ảnh hưởng xấu không kém. Sản lượng của Thái lan, Indonexia và Malaysia – chiếm khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu – dự tính giảm trên 6% trong năm nay. Tại Hội thảo Cao su quốc tế vừa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, IRSG dự báo nhu cầu cao su thiên nhiên toàn cầu trong năm 2011 dự báo sẽ đạt 9,3 triệu tấn, tăng so với 8,69 triệu tấn năm 2009, trong khi nguồn cung sẽ đạt khoảng 9,4 triệu tấn. Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 7
  8. 2. Nghiên cứu cạnh tranh: *Đối với các loại mủ cao su SVR 3L, SVR CV60, SVR CV50 có một số ưu nhược điểm:  Ưu điểm:  Được sản xuất đúng theo TCVN 3769 : 1995.  Giảm chi phí nhân công, dây chuyền sản xuất liên tục không nghỉ cắt đoạn.  Sản phẩm sản xuất đạt chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn hoá lý, mẫu mã đẹp, chuẩn về kích thước, giá cả hợp lý.  Nhược điểm:  Vốn đầu tư về công nghệ cao, mặt bằng Nhà máy lớn.  Nhu cầu tiêu hao về điện năng lớn.  Đội ngũ cán bộ quản lý phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cao. *Khả năng cạnh tranh về thị trường:  Nguồn nguyên liệu sản xuất có tại chỗ, không vận chuyển cự ly xa, giảm được chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận hàng năm.  Sản phẩm được sản xuất theo đúng qui trình công nghệ tiên tiến nhất đáp ứng các điều kiện hoá lý khắc khe nhất.  Công ty đã có 10 năm hoạt động kinh doanh và tạo dựng được một lượng lớn khách hàng trung thành, cũng như kênh phân phối độc quyền trong và ngoài nước. IV- SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ: Huyện Chư sê có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội mạnh mẽ và bền vững.Với quỹ đất bazan rất lớn, chiếm khoảng 60% tổng diện tích toàn huyện, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà rất phù hợp trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như Cao su, Cà phê, Hồ tiêu và các loại cây khác như Bông, Ngô lai, các loại họ đậu... cho năng suất rất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chư Sê đang trên đà phát triển mạnh. Hệ thống điện, đường được đầu tư xây dựng từ trung tâm huyện đến các xã, thị trấn; các tuyến đường nội thị và liên xã đều được nhựa hoá nên việc đi lại, giao thương dễ dàng.Nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ đã và đang được xây dựng đảm bảo phục vụ tưới toàn bộ diện tích nông nghiệp. Với vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và nguồn lao động dồi dào, đặt biệt với 25.000 ha cao su đây chính là điều kiện thuận lợi để xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su. V. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ:  Xây dựng nhà máy thu mua và chế biến mủ cao su với công suất 3.500 tấn/năm  Sản xuất các loại mủ cao su SVR 3L, SVR CV60, SVR CV50 theo TCVN 3769 : 1995 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thế giới.  Tạo dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại khu vực dự án và các khu vực xung quanh.  Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương. Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 8
  9.  Tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập chính đáng cho các nhà đầu tư. VI. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT: Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 9
  10. Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 10
  11. Quy trình công nghệ: Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 11
  12. Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 12
  13. VI- AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG: 1 - An toàn lao động : Đảm bảo an toàn lao động là một vấn đề được quan tâm và thực hiện nghiêm túc, trong dây chuyền sản xuất đồng bộ đòi hỏi phải tuân thủ các quy định và chấp hành một cách nghiêm chỉnh về an toàn lao động. Trong khu vực sản xuất đều có những nội quy, quy định an toàn. Vì vậy để đảm bảo an toàn lao động cho con người, các công việc cụ thể sẽ tiến hành như sau: - Thực hiện đầy đủ theo các quy trình, quy phạm về an toàn lao động của Nhà nước. - Đảm bảo đầy đủ chế độ trang bị bảo hộ lao động, đo môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước. - Thực hiện việc đóng BHXH, BHYT đầy đủ cho người lao động. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác an toàn lao động. 2 - Vệ sinh môi trường - Địa điểm phân xưởng sản xuất nằm trong khu đất của Công ty cách xa khu dân cư, không gây tiếng ồn, không có khói bụi, không gây ô nhiễm môi trường, không có hoá chất độc hại thải ra môi trường. VII-Tổ chức, lực lượng lao dộng sản xuất: Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 13
  14. Lực lượng lao động của nhà máy chế biến cao su hiện nay là:  Ban giám đốc : 2 người  Tổ tiếp nhận mủ : 7 người  Tổ hoá nghiệm đánh đông : 7 người  Tổ cán keo : 5 người  Tổ bơm cớm : 7 người  Tổ sấy + ép điện : 11 người  Tổ cơ điện : 5 người  Thủ kho + bảo vệ : 3 người Tổng : 47 người Sơ đồ tổ chức của mhà máy chế biến mủ cao su: VIII-Tổng vốn Đầu tư: 1) Các căn cứ để xác định vốn đầu tư: - Định mức dự toán xây dựng cơ bản ban hành kèm theo Quyết định số 12/2001/QĐ – BXD ngày 20/7/2001 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. - Luất thuế XNK, Luật thuế GTGT, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Đơn giá vật tư, thiết bị, phụ tùng của - Tham khảo một số giá của các hãng chế tạo thiết bị 2) Xác định Tổng vốn đầu tư: 30.070.000.000 (Ba mươi tỷ không trăm bảy mươi triệu đồng) a) Vốn mua sắm máy móc thiết bị : 18.900.000.000 đồng S DANH MỤC SỐ ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN T LƯỢNG T 1 Hệ thống quậy mủ 03 1.000.000.000 3.000.000.000 2 Mương đánh đông 40 40.000.000 1.600.000.000 Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 14
  15. 3 Máy cán Crepper 04 500.000.000 2.000.000.000 360A 4 Máy cán kéo di động 02 500.000.000 1.000.000.000 5 Máy cán cắt và tạo 02 400.000.000 800.000.000 hạt 6 Bơm chuyển cớm 02 100.000.000 200.000.000 7 Lò xấy goòng 02 1.000.000.000 2.000.000.000 8 Máy ép kiện 02 500.000.000 1.000.000.000 9 Máy cắt miếng 02 500.000.000 1.000.000.000 10 Hệ thống trộn rữa 03 700.000.000 2.100.000.000 11 Máy băm tinh 02 500.000.000 1.000.000.000 12 Máy cán 360 A 04 800.000.000 3.200.000.000 Tổng 18.900.000.000 b) Đất đai: 4.500.000.000 đồng c) Phần xây dựng cơ bản: 6.500.000.000 đồng S HẠNG MỤC ĐVT KHỐI ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN T LƯỢNG T 1 Nhà xưởng chính m2 2.000 1.000.000 2.000.000.000 2 Nhà kho thành m2 200 1.000.000 200.000.000 phẩm 3 Bể chứa, bể lắng m3 300 500.000 150.000.000 lọc 4 Đài nước m3 160 500.000 80.000.000 5 Nhà cân xe m2 50 1.000.000 50.000.000 6 Kho hoá chất m2 50 2.000.000 100.000.000 7 Phòng kiểm phẩm m2 100 1.500.000 150.000.000 Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 15
  16. 8 Trạm hạ thế Trạm 1 2.000.000.000 2.000.000.000 9 Giao thông sân bãi m2 1.000 800.000 800.000.000 10 Hàng rào bảo vệ m2 400 500.000 20.000.000 11 Bể gạn mủ m3 200 1.000.000 200.000.000 12 Mương xả nước m2 1500 500.000 750.000.000 thải Tổng 6.500.000.000 d) Chi phí khác: 170.000.000 đồng STT DANH MỤC ĐVT THÀNH TIỀN 1 Chi phí lập dự án Đồng 20.000.000 2 Chi phí thiết kế dự án Đồng 30.000.000 3 Chi phí thẩm định dự án Đồng 20.000.000 4 Chi phí đào tạo Đồng 50.000.000 5 Chi phí sản xuất thử Đồng 50.000.000 Tổng 170.000.000 e) Tổng vốn đầu tư: STT DANH MỤC ĐVT THÀNH TIỀN 1 Chi phí đầu tư MMTB Đồng 18.900.000.000 2 Chi phí xây dựng cơ bản Đồng 6.500.000.000 3 Đất đai Đồng 4.500.000.000 4 Chi phí khác Đồng 170.000.000 Tổng 30.070.000.000 IX/Phân tích tài chính: Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 16
  17. BẢNG THÔNG SỐ 1.VỐN ĐẦU TƯ: Máy móc thiết bị 18.900 trđ tuổi thọ 15 năm Xây dựng cơ bản 6.500 trđ tuổi thọ 20 năm Đất 4.500 trđ Chi phí khác 170 trđ Tổng 30.070 2.HUY ĐỘNG VỐN: Vay 50% vốn đầu tư năm 0 LS danh nghĩa 15% năm Kỳ thanh toán 9 năm Ân hạn 1 năm Thời gian thanh toán đầu năm 2 Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 17
  18. 3.SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT: Công suất thiết kế 4.500 tấn/năm N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 Công suất hoạt động 75% 80% 85% 90% 95% 100% 95% 90% 85% 70% Giá bán 30,00 trđ/tấn 4.CHI PHÍ SẢN XUẤT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24% DT Chi phí nhân công trực tiếp 16% DT Chi phí sản xuất chung 17% DT Chi phí nhiên liệu 18% DT Chi phí bảo trì và sửa chữa MMTB 17% KH lũy kế của MMTB Chi phí xử lý nước thải 300 trđ/năm CPQL và CPBH 10% DT Chi phí cơ hội 80 trđ/năm 5.CÁC KHOẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGÂN LƯU DỰ ÁN: Khoản phải thu (AR) 17% DT Khoản phải trả (AP) 10% DT Tồn quỹ tiền mặt (CB) 5% DT Tồn kho thành phẩm (AI) 11% SLSX 6.THÔNG SỐ KHÁC: Thuế TNDN 25% Suất sinh lời vốn chủ sở hữu 20% Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 18
  19. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ: KHOẢN MỤC NĂM 0 Máy móc thiết bị 18.900 Xây dựng cơ bản 6.500 Đất đai 4.500 Chi phí khác 170 Tổng 30.070 KẾ HOẠCH KHẤU HAO 1.MÁY MÓC THIẾT BỊ: KHOẢN MỤC NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 Nguyên giá 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 18.900 Giá trị hao mòn 1.260 1.260 1.260 1.260 1.260 1.260 1.260 1.260 1.260 1.260 Hao mòn luỹ kế 1.260 2.520 3.780 5.040 6.300 7.560 8.820 10.080 11.340 12.600 Giá trị còn lại 18.900 17.640 16.380 15.120 13.860 12.600 11.340 10.080 8.820 7.560 6.300 2.XÂY DỰNG CƠ BẢN: KHOẢN MỤC NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 Nguyên giá 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 6.500 Giá trị hao mòn 325 325 325 325 325 325 325 325 325 325 Hao mòn luỹ kế 325 650 975 1.300 1.625 1.950 2.275 2.600 2.925 3.250 Giá trị còn lại 6.500 6.175 5.850 5.525 5.200 4.875 4.550 4.225 3.900 3.575 3.250 3.KẾ HOẠCH TRẢ NỢ VAY: Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 19
  20. KHOẢN MỤC NĂM 0 NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 Dư nợ đầu kỳ 15.035,00 15.035,00 13.364,44 11.693,89 10.023,33 8.352,78 6.682,22 5.011,67 3.341,11 1.670,56 Lãi phát sinh 2.255,25 2.255,25 2.004,67 1.754,08 1.503,50 1.252,92 1.002,33 751,75 501,17 250,58 Nợ gốc phải trả 0,00 1.670,56 1.670,56 1.670,56 1.670,56 1.670,56 1.670,56 1.670,56 1.670,56 1.670,56 Nợ phải trả 2.255,25 3.925,81 3.675,22 3.424,64 3.174,06 2.923,47 2.672,89 2.422,31 2.171,72 1.921,14 Dư nợ cuối kỳ 15.035,00 15.035,00 13.364,44 11.693,89 10.023,33 8.352,78 6.682,22 5.011,67 3.341,11 1.670,56 0,00 4.DOANH THU DỰ KIẾN: KHOẢN NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 MỤC Sản lượng 3.375,00 3.600,00 3.825,00 4.050,00 4.275,00 4.500,00 4.275,00 4.050,00 3.825,00 3.150,00 sản xuất Sản lượng 371,25 396,00 420,75 445,50 470,25 495,00 470,25 445,50 420,75 346,50 tồn kho Sản lượng 3.003,75 3.575,25 3.800,25 4.025,25 4.250,25 4.475,25 4.299,75 4.074,75 3.849,75 3.224,25 tiêu thụ Doanh thu 90.112,50 107.257,50 114.007,50 120.757,50 127.507,50 134.257,50 128.992,50 122.242,50 115.492,50 96.727,50 5. CHI PHÍ HÀNG NĂM: KHOẢN MỤC NĂM 1 NĂM 2 NĂM 3 NĂM 4 NĂM 5 NĂM 6 NĂM 7 NĂM 8 NĂM 9 NĂM 10 Chủ Đầu Tư: Phan Tấn Anh Vũ. MSSV:4913056104 Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2