Lập dự án miễn phí - Nhà máy sản xuất từ phế liệu Leader Way
lượt xem 22
download
Dự án Nhà máy sản xuất từ phế liệu Leader Way được thực hiện nhằm bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống cho người dân, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước,... Mời các bạn cùng tham khảo thuyết minh báo cáo đầu tư xây dựng dự án "Nhà máy sản xuất từ phế liệu Leader Way" dưới đây để hiểu hơn về mô hình hoạt động của nhà máy này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lập dự án miễn phí - Nhà máy sản xuất từ phế liệu Leader Way
- Dự án Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT SẢN PHẨM TỪ PHẾ LIỆU ĐỊA ĐIỂM : CHỦ ĐẦU TƯ :
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Sóc Trăng Tháng 10 năm 2015 2
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỪ PHẾ LIỆU LEADER WAY ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN VĂN MAI 3 Sóc Trăng Tháng 10 năm 2015 Sóc Trăng Tháng 05 năm 2013
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: Độc lập Tự do Hạnh phúc Sóc Trăng, ngày tháng năm 2015 TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Dự án: Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY Kính gửi: UBND tỉnh Sóc Trăng; Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng; Sở Xây dựng tỉnh Sóc Trăng; Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng; UBND huyện Châu Thành; Các cơ quan có thẩm quyền liên quan. Căn cứ Luật Xây dựng số 16 ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005; Nghị định 108/2006/NĐCP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 12/2009/NĐCP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Quyết định số 2992/QĐBCT ngày 17/6/2011 của Bộ Công thương v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Thông tư số 03/2009/TTBXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và định hướng phát triển các ngành sản xuất, tái chế sản phẩm từ phế liệu ở Việt Nam nói chung và Sóc Trăng nói riêng trong thời gian tới, chủ đầu tư chúng tôi kính đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Sóc Trăng cho phép đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY” với các nội dung sau: 4
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU 1. Tên dự án : Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY 2. Địa điểm xây dựng : Lô Q, KCN An Nghiệp, xã An Hiệp, Huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng 3. Diện tích nhà máy : 48.035 m2 4.Mục tiêu đầu tư : Xây dựng Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY với công suất tối đa 23.000 tấn sản phẩm/năm khi dự án đi vào sản xuất, tái chế ổn định. 5. Mục đích đầu tư : + Cung cấp các loại sản phẩm từ phế liệu cho thị trường xuất khẩu ra nước ngoài góp phần phát triển ngành sản xuất, tái chế sản phẩm từ phế liệu của nước ta; + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh; + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp; 6. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới 7. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. 8. Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 12,000,000 USD (Tương đương 261.828.000.000 VNĐ) 9. Nguồn vốn dự án : Giai đoạn đầu vốn chủ sở hữu là 2,000,000 USD; sau này sẽ từ từ tăng vốn và nguồn vốn này sẽ vay từ ngân hàng. 10. Tiến độ dự án : Dự án được tiến hành xây dựng từ đầu năm 2015 đến tháng 12/2016 11. Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động là 50 năm bắt đầu từ năm 2015; thời gian dùng để tính toán hiệu quả tài chính là 20 năm đầu thực hiện dự án. 12. Đánh giá hiệu quả: Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 16,765,547,234 đồng >0 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao. 13. Kết luận: Chúng tôi kính trình các sở ban ngành của tỉnh Sóc Trăng nói trên cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác xem xét cho phép đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY” này. 5
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Nơi nhận: Sóc Trăng, ngày tháng năm 2015 Như trên CHỦ ĐẦU TƯ Lưu TCHC. CÔNG TY TNHH UNIWAY ĐẠI DIỆN 6
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU MỤC LỤC III.4. Nhận xét chung ........................................................................................................ 28 CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ......................................... 29 IV.1. Quy mô dự án ........................................................................................................... 29 3.2 Khu xử lý phế liệu ...................................................................................................... 36 3.3 Khu sản xuất ................................................................................................................ 37 Quy trình công nghệ sản xuất nhựa tái chế .................................................................. 47 VII.1. Đánh giá tác động môi trường .............................................................................. 48 VII.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................................... 48 VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ............................................... 48 IX.1. Kết luận .................................................................................................................... 64 IX.2. Kiến nghị .................................................................................................................. 64 7
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư Chủ đầu tư : Trụ sở chính : Đại diện : Chức vụ : I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY Địa điểm xây dựng :Lô Q, KCN An Nghiệp, X.An Hiệp, H.Châu Thành, T.Sóc Trăng Diện tích nhà máy : 48.035 m2 Mục tiêu đầu tư : Xây dựng Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY với công suất tối đa 23.000 tấn sản phẩm/năm khi đi vào sản xuất, tái chế ổn định. Mục đích đầu tư : + Cung cấp các loại sản phẩm từ phế liệu cho thị trường xuất khẩu ra nước ngoài góp phần phát triển ngành sản xuất, tái chế sản phẩm từ phế liệu của nước ta; + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh; + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp; Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 12,000,000 USD (Tương đương 261.828.000.000 VNĐ) Nguồn vốn dự án : Giai đoạn đầu vốn chủ sở hữu là 2,000,000 USD; sau này sẽ từ từ tăng vốn và nguồn vốn này sẽ vay từ ngân hàng. 8
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Tiến độ dự án : Dự án được tiến hành xây dựng từ năm 2015 và đi vào hoạt động từ năm 2017 Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động là 50 năm bắt đầu từ năm 2015; thời gian để tính toán hiệu quả tài chính là 20 năm từ khi bắt đầu thực hiện. I.3. Cơ sở pháp lý Văn bản pháp lý Luật Doanh nghiệp 2014 số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH130020 ngày 23 tháng 06 năm 2014 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; Nghị định số 43/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; 9
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất; Nghị định số 21/2013/NĐCP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐCP ngày 17/1/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 209/2013/NĐCP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐCP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế; Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐCP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Nghị định số 18/2015/NĐCP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ vê quy hoạch bảo vệ môi trường , đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Thông tư số 33/2007/TTBTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 08/2006/TTBTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định số 2992/QĐBCT ngày 17/6/2011 của Bộ Công thương v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; Công văn số 1779/BXDVP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình Phần Khảo sát xây dựng; Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐBXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng; Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; 10
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Các tiêu chuẩn áp dụng Dự án Nhà máy sản xuất từ phế liệu LEADER WAY được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997BXD); Quyết định số 04 /2008/QĐBXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD); TCVN 27371995 : Tải trọng và tác động Tiêu chuẩn thiết kế; TCXD 451978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình; TCVN 57601993 : Hệ thống chữa cháy Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng; TCVN 57382001 : Hệ thống báo cháy tự động Yêu cầu kỹ thuật; TCVN62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí; TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy; TCVN 47601993 : Hệ thống PCCC Yêu cầu chung về thiết kế; TCVN 55761991 : Hệ thống cấp thoát nước quy phạm quản lý kỹ thuật; TCXD 511984 : Thoát nước mạng lưới bên trong và ngoài công trình Tiêu chuẩn thiết kế; 11TCN 1984 : Đường dây điện; 11
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ II.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội Việt Nam quý I năm 2013 Tình hình kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2015 tiếp tục đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. CPI tháng 7 tăng 0,13% so với tháng trước. Tín dụng đối với nền kinh tế tăng đều từ đầu năm, đến 20/7 tăng 7,32%. Tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 8,8%. Vốn ODA giải ngân ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 10,1%. Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển, công nghiệp chế biến chế tạo phục hồi mạnh mẽ. Chỉ số sản xuất, tái chế (IIP) tăng mạnh (tháng 7 tăng 11,3%, 7 tháng tăng 9,9%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng cao hơn mức tăng chung của ngành và tăng 10,1%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 7 tháng tăng 9,9%. Qua đó cho thấy tín hiệu tốt về phục hồi sức mua và tổng cầu của nền kinh tế. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 tăng 12,1% so với tháng trước và tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2014, chấm dứt sự giảm liên tiếp 2 tháng vừa qua. Vận chuyển hàng hóa ước tăng 5,8%, luân chuyển hàng hóa tăng 1,8%. Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta đối diện một số khó khăn, thách thức như sản xuất, tái chế nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, giá cả nông sản trên thị trường thế giới tiếp tục giảm ảnh hưởng mạnh đến thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của nước ta, xuất khẩu tăng thấp hơn cùng kỳ, chưa đạt kế hoạch đề ra, trong khi kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước sụt giảm; đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, hạn hán còn nhiều khó khăn. II.2. Tổng quan ngành sản xuất, tái chế, tái chế phế liệu II.2.1 Ngành nhựa II.2.1.1. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới 1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á: Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình 9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trưởng 12
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU của ngành nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2010. Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành nhựa là do nhu cầu thế giới đang trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệu tấn năm 2010 với tăng trưởng trung bình 5%/năm (theo BASF). Nhu cầu nhựa bình quân trung bình của thế giới năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100 kg/năm. Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị trường này trong năm 2009 – 2010 và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á – khoảng 1215%. Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa (endmarkets) như ngành thực phẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu Á). Nhu cầu cho sản phẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trong ngành thiết bị điện tử và 68% trong ngành xây dựng (Mỹ) là yếu tố quan trọng đẩy tăng nhu cầu nhựa thế giới. 2. Nguồn cung phục hồi mạnh trong năm 2010, dần trở lại mức trước khủng hoảng nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu ngày càng lớn: Năm 2010, sản lượng nhựa thế giới hồi phục mạnh mẽ lên 300 triệu tấn, cao hơn 32% sản lượng của 2009. Sản lượng thế giới năm 2009 giảm chủ yếu do giá thành sản xuất, tái chế leo thang và ảnh hưởng của kinh tế suy thoái. Với các gói kích cầu, khuyến khích sản xuất, tái chế, đặc biệt tại Thái Lan, sản lượng nhựa thế giới đã quay trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng tuy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới. Cộng thêm với giá NPL đột biến, giá thành sản phẩm nhựa theo đó cũng tăng tới 25% trong năm 2010. Tăng trưởng sản lượng ở châu Á (đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) đặc biệt ấn tượng trong năm 2009 và 2010 với ~ 15%. Đây là nguyên nhân chính giúp tăng trưởng ngành nhựa châu Á đạt trên 2 con số trong năm vừa qua. Khu vực châu Á hiện sản xuất, tái chế 37% tổng sản lượng nhựa sản xuất, tái chế toàn cầu, với 15% thuộc về Trung Quốc. Châu Âu và NAFTA theo sát với 24% và 23% tương ứng. Sản lượng sản xuất, tái chế giảm nhẹ ở hai khu vực này do cạnh tranh lớn với sản phẩm từ châu Á và ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế và nợ công châu Âu. 3. Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu và phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng dầu mỏ, khí ga tự nhiên: Xu hướng chung năm 2010 là cầu vượt cung, sản lượng giảm đẩy giá hạt nhựa lên cao (nhất là vào quý 2 và quý 4). Nguyên nhân chính là do tăng giá dầu thô và gas tự nhiên nguyên liệu đầu vào sản xuất, tái chế hạt nhựa. Trung Quốc và Trung Đông đang dần soán ngôi Mỹ và Tây Âu trong cung và cầu hạt nhựa. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa trên thế giới đạt 280 triệu tấn, tăng 24% kể từ năm 2006. Trong đó, khu vực châu Á chiếm 42% tổng sản lượng tiêu thụ, châu Âu với 23% và Bắc Mỹ 21%. Nhu cầu cho sản phẩm từ phế liệu và PP là lớn nhất (29% và 19%). 13
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Nhựa PET (8%) là nhóm đang tăng trưởng tốt nhất với 7%/năm. Nguồn cung sản phẩm từ phế liệuT đã tăng 25% từ năm 2006 nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu của phân nhóm này. Hiện tại, Trung Quốc, Trung Đông và Nga sản xuất, tái chế và xuất khẩu nguyên liệu nhựa nhiều nhất thế giới. Thị trường Trung Quốc có sức tăng trưởng mạnh nhất. 6 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất, tái chế 21 triệu tấn hạt nhựa, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, PVC chiếm 28.2% tổng sản lượng. Trong khi đó, Trung Đông là khu vực sản xuất, tái chế PE lớn nhất. Xuất khẩu PE ở Trung Đông dự kiến tăng từ 4.3 triệu tấn lên 11.7 triệu tấn trong năm 2013, vượt châu Á và Tây Âu . Như vậy, giá hạt PE và PP thế giới phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô của các khu vực này. 4. Phụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối như thực phẩm, xây dựng, thiết bị điện tử, ô tô: Ngành nhựa được chia ra thành nhiều phân khúc nhỏ dựa trên sản phẩm như nhựa bao bì, nhựa xây dựng, phụ kiện xe hơi, thiết bị điện tử, … Tăng trưởng của các phân khúc này phụ thuộc lớn vào nhu cầu cho sản phẩm nhựa và tăng trưởng của các ngành sản phẩm cuối. Phân khúc sản xuất, tái chế bao bì: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm nhựa được sản xuất, tái chế (40%): Tăng trưởng trung bình 4%/năm phụ thuộc vào tăng trưởng của các phân khúc endproducts như: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…. Đây chủ yếu là các ngành ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên dự báo tăng trưởng phân khúc này sẽ ổn định trong những năm tới. Vật liệu xây dựng (20%): Năm 20092010, phân khúc này chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng và cắt giảm xây dựng công tại Mỹ và Châu Âu 2 thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, nhựa xây dựng được dự báo sẽ phục hồi trong giai đoạn tới với nhu cầu cho ống nhựa thế giới tăng 4.5%/năm lên 8.2 tỷ mét. Tăng trưởng cao nhất sẽ ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc (30% nhu cầu thế giới) và Nhật Bản do nhu cầu tái xây dựng sau động đất. Khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ tuy mức tăng chậm lại nhưng vẫn là những quốc gia tiêu thụ lượng ống nước nhiều nhất. Dự kiến giá trị sản phẩm ống nhựa (tỷ trọng lớn nhất) sẽ tăng 6.6% lên 38.6 tỷ USD trong giai đoạn 20102015 tại thị trường Mỹ. 14
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Phụ kiện xe hơi (7%) : Tăng trưởng ở thị trường châu Á trung bình 5%. Dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình sóng thần và động đất tại Nhật Bản, một trong những nước sản xuất, tái chế phụ kiện ô tô lớn. Thiết bị điện tử (5.6%): Với nhu cầu cho các thiết bị điện tử như laptop, ti vi, máy in … tăng dần ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, phân khúc có tiềm năng tăng trung bình 5%/năm. 5. Nhựa tái chế đang ngày càng được các chính phủ khuyến khích và nguồn cung cho mặt hàng này vẫn đang thiếu hụt nhiều: So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế là sản phẩm khá mới mẻ và đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển do đặc tính thân thiện với môi trường và mục đích tiết kiệm năng lượng do có thể tái chế nhựa. Sản lượng nhựa tái chế tăng trung bình 11% trong 10 năm qua, là một trong những phân ngành có tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành nhựa thế giới. Tính đến 2009, tỷ lệ nhựa tái chế tại các nước châu Âu như Pháp, Đức chiếm 1530% và tỷ lệ cao nhất cao nhất tại Anh với 40%. Từ 2006, nguồn cung cho nhựa tái chế đã tăng mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu. Sản phẩm và triển vọng: Các sản phẩm nhựa có thể tái chế hiện nay chủ yếu là sản phẩm của phân ngành bao bì nhựa như các chai nhựa PET, bao bì thực phẩm... Trong những năm gần đây, số lượng chai nhựa PET tái chế tăng gấp đôi, chiếm 30% tổng lượng chai PET được tiêu thụ trên thế giới. Đây cũng là tăng trưởng ấn tượng nhất trong các phân khúc bao bì nhựa. Nhu cầu cho nhựa tái chế tại các quốc giá phát triển đang ngày càng cao dẫn tới nhu cầu tăng cho sản phẩm từ phế liệuT và HDPE, nguyên liệu chính sản xuất, tái chế nhựa có thể tái chế. Tiêu thụ sản phẩm từ phế liệuT vượt 500,000 tấn trong năm nay và có khả năng vượt 600,000 tấn trong các năm tới. Triển vọng tăng trưởng của nhựa PET tái chế là rất lớn. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), chai nhựa tái chế chiếm khoảng 2% số lượng nhựa tái chế tại Mỹ. Với mục tiêu 25% số nhựa tiêu thụ 15
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU sẽ được sản xuất, tái chế từ nhựa tái chế, thị phần và sản lượng chai nhựa PET sẽ càng tăng. Nhựa tái chế sẽ có tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong thời gian tới: Thêm vào đó, xu hướng sử dụng và sản xuất, tái chế nhựa tái chế đang ngày càng phổ biến với sản lượng tăng trung bình 11%/năm và hiện nguồn cung nhựa tái chế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhu cầu tái chế nhựa tăng cao một phần là nhờ chính sách khuyến khích của chính phủ các nước trong quá trình giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do sản phẩm nhựa gây ra. Các nước Úc, Ireland, Ý, Nam Phi, Đài Loan, …đã chính thức cấm sử dụng túi nylon. Danh sách sản phẩm nhựa không được lưu dùng của Trung Quốc đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà máy sản xuất, tái chế bao bì nhựa mềm lớn nhất Trung Quốc Suiping Huaqiang Plastic năm 2008. Và ngày càng nhiều nước đưa ra chính sách khuyến khích sử dụng nhựa tái chế, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây và đòi hỏi công nghệ mới và phức tạp hơn để sản xuất, tái chế nhựa tái chế. (Nguồn: báo cáo triển vọng ngành nhựa SMES) II.2.1.2. Tổng quan thị trường nhựa Việt Nam Ngành sản xuất, tái chế sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 20 – 25%. Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết tổng kim ng ạch xu ất kh ẩu toàn ngành năm 2012 đạt 1.98 tỷ USD, tăng trên 42.2% so với năm 2011. Việt Nam sản xuất, tái chế rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1.58 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu ước đạt 397 triệu USD, tăng hơn 60.5% về lượng và 62.6% về kim ngạch. Nhật Bản, Mỹ, Đức là 3 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm gần đây. Đây là cũng thị trường mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2012, tăng 24% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 22.6%. Hiệp hội dự báo năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ có mức tăng trưởng trung bình từ 1113.5% so với năm 2012. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất, tái chế những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong 16
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU quy hoạch đến năm 2020, ngành nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật. Nhu cầu thị trường: Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất, tái chế nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2010 là 38kg/người. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất, tái chế khác phát triển. Hình : Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người) Nguồn: Bộ Công Thương Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất, tái chế tiên tiến; được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt. II.2.1.3. Chính sách phát triển ngành nhựa Trong Quyết định số 2992/QĐBCT ngày 17/6/2011, Bộ Công thương đã đưa ra quan điểm phát triển đối với ngành nhựa như sau: Phát triển ngành nhựa Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, phù hợp với xu thế 17
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất, tái chế toàn cầu. Phát triển ngành nhựa Việt Nam trên cơ sở phát huy được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng, đồng thời tạo ra sự hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy phát triển hài hòa với các ngành công nghiệp khác. Phát triển ngành nhựa Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra năng suất lao động cao, coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của sản xuất, tái chế công nghiệp. Phát triển ngành nhựa Việt Nam đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững gắn với bảo vệ môi sinh, môi trường. Mục tiêu của Chính phủ Mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất, tái chế nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất, tái chế được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao, để ngành nhựa Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Mục tiêu cụ thể: Giá trị sản xuất, tái chế công nghiệp ngành nhựa theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 78,500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 181,577 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 390,000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất, tái chế công nghiệp giai đoạn 2011 2015 đạt 17.56%; giai đoạn 2016 2020 đạt 18.26% và giai đoạn 2021 2025 đạt 16.52%. Giá trị tăng thêm ngành nhựa tính theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 10,908 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 19,319 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 32,274 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 2015 đạt 12.75%; giai đoạn 2016 2020 đạt 12.11% và giai đoạn 2021 2025 đạt 10.81%; Phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2015 đạt 5.0%, đến năm 2010 đạt 5.5% và đến năm 2025 đạt 6.0%. 18
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU Chuyển dịch cơ cấu các nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ trọng 36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật 21%. Năm 2020 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 34.0%; 18.0%; 25.0% và 23%. Đến năm 2025 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 31.0%; 17.0%; 27.0% và 25.0%. Sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đến năm 2015 đạt 7.5 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 12.5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2.15 tỷ USD, đến năm 2020 đạt 4.3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 2015 đạt 15.43%; giai đoạn 2016 2020 đạt 14.87%. II.3. Tổng quan ngành sản xuất, tái chế, tái chế phế liệu Các nhà tái chế phế liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế. Ngành công nghiệp tái chế phế liệu cần được phép tăng trưởng để thúc đẩy kinh tế, tạo việc làm, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Cục Thống kê về Lao động Hoa Kỳ hạn chế con số việc làm của toàn ngành tái chế ở mức 115.000 người. Nhưng theo ý kiến của bà Robin Wiener Chủ tịch Viện Công nghệ tái chế phế liệu Hoa Kỳ (ISRI): “Bất chấp những thời điểm khó khăn, ngành công nghiệp tái chế phế liệu trực tiếp hoặc gián tiếp tạo việc làm cho hơn 450.000 người”. Còn theo một nghiên cứu mới đây do ISRI ủy thác thực hiện, Ngành Công nghiệp tái chế phế liệu Hoa Kỳ tạo ra gần 460.000 việc làm và mang về khoản thu trên 90 tỷ USD cho nền kinh tế nước này. ISRI nói: … các doanh nghiệp tái chế phế liệu đóng góp cho nền kinh tế ở mức độ tương đương với gần như tất cả các đội thi đấu thể thao chuyên nghiệp của Hoa Kỳ gộp lại. Ngành công nghệ này còn tạo ra một khoản thu 10,3 tỷ USD tiền thuế mỗi năm. Còn Joe Pickard Kinh tế trưởng của Hiệp hội ngành cho biết thêm, có khoảng 138.000 việc làm được trực tiếp tạo ra bởi ngành công nghiệp này, trong đó có bao gồm cả các nhà chế biến và môi giới; khoảng 132.000 việc làm do những người cung cấp cho ngành này tạo ra, và khoảng 189.000 việc làm nữa được tạo ra bởi các “tác động tăng thêm”, trong đó có việc cung cấp nhà ở, các dịch vụ. Việt Nam là một quốc gia trẻ, phát triển năng động, tăng trưởng kinh tế cao và dân số đông, vì thế, cũng là thị trường đầy tiềm năng của ngành công nghiệp tái chế phế thải. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này của Việt Nam còn thủ công và gây ô nhiễm môi trường. Phế liệu của Việt Nam hiện nay rất nhiều, nhưng về thực ch ất không phải là rác được phân loại tại nguồn theo yêu cầu kỹ thuật. Phân loại rác tại nguồn là phải tách rác hữu cơ và vô cơ riêng để hai loại này không ô nhiễm lẫn nhau, sau đó mới đưa vào nhà máy phân từng chủng loại để xử lý đúng chất lượng, theo yêu cầu. Quá trình phân loại “truyền 19
- DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỒ GIA DỤNG TỪ PHẾ LIỆU thống” ở các vựa “ve chai” (có rất nhiều ở Việt Nam) hiện tại chưa phải là phân loại rác tại nguồn theo đúng quy chuẩn. Nguồn phế liệu hiện được coi là đã phân loại thực hiện sau thu gom chỉ thuần túy là lọc ra các sản phẩm mà họ dùng được, có thể bán cho các cơ sở tái chế. Ở Việt Nam, sản xuất, tái chế bao bì, giấy, nhựa plastic có nhu cầu rất lớn nhưng phần lớn bị lệ thuộc vào việc nhập phế liệu đã được phân loại. Doanh nghiệp có thể chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào để tái chế và với kinh nghiệm từ Công ty mẹ tại nước ngoài, nguồn cung sản phẩm cũng được đảm bảo. II.4. Tiềm năng – Thế mạnh và Cơ hội đầu tư của tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng một tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích tự nhiên 10,438 km2 và dân số khoảng 1.5 triệu người; là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bản tính hiếu học, siêng làm đã tạo nên tính cách riêng của con người xứ Quảng; là vùng đất "Ngũ phụng tề phi" – danh hiệu được Vua Thành Thái phong tặng cho năm thí sinh của tỉnh Sóc Trăng cùng đỗ đạt trong một khoa thi năm 1898, một điều hiếm có trong một tỉnh. Ngoài ra, Sóc Trăng cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 Di sản văn hoá thế giới là Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Đặc biệt, Sóc Trăng cũng là địa phương đầu tiên được Trung ương chọn thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế. II.4.1. Về tiềm năng và thế mạnh Sóc Trăng có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu các dự án đầu tư, cụ thể như sau: 1. Vị trí chiến lược: Sóc Trăng có vị trí rất thuận lợi để kết nối với các địa phương khác của Việt Nam và thế giới: Nằm ở trung độ của Việt Nam, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng – trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo của miền Trung; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông; cách Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 01 giờ bay. Nằm ở trung tâm của khu vực ASEAN, trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác thuộc khu vực ASEAN. Trong bán kính 3,200 km, Sóc Trăng là trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 04 đến 05 giờ bay sẽ tiếp cận đến hầu hết các sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT ĐẦU TƯ DỰ ÁN
30 p | 620 | 345
-
Đề tài: DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH LUCKY STARS
36 p | 1068 | 245
-
Lập dự án miễn phí Khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Du
54 p | 499 | 114
-
Lập dự án miễn phí Trang trại VAC Hậu Giang
87 p | 336 | 81
-
Lập dự án miễn phí - dự án Hồ rừng
110 p | 149 | 46
-
Lập dự án đầu tư miễn phí Trồng và sản xuất chế biến chè Olong chè viên chất lượng cao
34 p | 224 | 44
-
Lập dự án miễn phí Nhà máy sản xuất sản phẩm từ phế liệu
68 p | 146 | 44
-
Tư vấn lập dự án miễn phí - Nhà máy sản xuất nước trái cây
35 p | 211 | 42
-
Lập dự án miễn phí Đầu tư xây dựng cầu Xẻo Vẹt theo hình thức Bot
91 p | 165 | 40
-
Lập dự án đầu tư miễn phí - khu dịch vụ du lịch Đỉnh Hương
52 p | 136 | 40
-
Tư vấn lập dự án miễn phí - Trồng rừng Chư Rcăm
39 p | 173 | 38
-
Tư vấn lập dự án miễn phí Xây dựng nhà máy hóa dược phẩm trị ung thư từ dược liệu Việt Nam
60 p | 142 | 33
-
Lập dự án miễn phí Ứng dụng đổi mới công nghệ phát triển bò vàng Ninh Thuận thành hàng hóa theo chuỗi giá trị
91 p | 116 | 33
-
Lập dự án miễn phí Nhà hàng ẩm thực và khu giải trí sông Vàm Cỏ
87 p | 113 | 32
-
Tư vấn lập dự án miễn phí Khu công nghiệp cảng Thành Tài tỉnh Long An
50 p | 111 | 27
-
Lập dự án miễn phí đầu tư dây chuyền giết mổ bò Hoàng Anh Gia Lai
72 p | 118 | 26
-
Báo cáo tổng kết Khoa học và Kỹ thuật dự án sản xuất thử nghiệm: Xây dựng dây chuyền sản xuất, lắp ráp và lắp đặt các thiết bị trạm pin mặt trời phục vụ miền núi và hải đảo
134 p | 72 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn