Đề tài “Giá trị hàng hoá và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam trong điêù kiện hội nhâp kinh tế quốc tế”
lượt xem 62
download
Có thể nói nền kinh tế thị trường nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém, lạc hậu, hệ thống thị trường chưa đồng bộ, và đang trong giai đoạn thực hiện cơ cấu kinh tế mở nhưng sức cạnh tranh còn yếu.Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dânmà nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiến lược nền kinh tế thị trường lấy cơ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Giá trị hàng hoá và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam trong điêù kiện hội nhâp kinh tế quốc tế”
- Giá trị hàng hoá và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam trong điêù kiện hội nhâp kinh tế quốc tế 1
- MỤC LỤC I/ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH HÀNG HOÁ VÀ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ 1) Cạnh tranh hàng hoá 2) Giá trị hàng hoá II/ THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH HÀNG HOÁ Ớ NƯỚC TA 1) Tình hình xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong những năm vừa qua 2) Đánh giá chung về hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới III/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CANH TRANH HÀNG HOÁ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1) Mục tiêu và phương hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam và sự cần thiết nâng cao khẳ năng cạnh tranh 2) Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói nền kinh tế thị trường nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém, lạc hậu, hệ thống thị trường chưa đồng bộ, và đang trong giai đoạn thực hiện cơ cấu kinh tế mở nhưng sức cạnh tranh còn yếu.Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của chính phủ thông qua các chính sách phù hợp, kịp thời, cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân mà nền kinh tế tiếp tục phát triển theo chiến lược nền kinh tế thị trường lấy cơ cấu kinh tế mở, hội nhập để tồn tại và phát triển. Thích ứng với cơ cấu kinh tế này là chiến lược thị trường hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng sản xuất trong nước có hiệu quả. Nền kinh tế đã có những dấu hiệu tăng trưởng và phát triển. Hàng hoá Việt Nam ngày càng đa dạng, phát triển theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế, mẫu mã và 2
- chất lượng được nâng cao và không ngừng cải tiến, sánh ngang với các hàng ngoại nhập về giá cả và chất lượng. Thị trường hàng hoá Việt Nam được mở rộng không những trong khu vực mà còn phát triển trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu “Giá trị hàng hoá và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá Việt Nam trong điêù kiện hội nhâp kinh tế quốc tế” là một hướng nghiên cứu hết sức quan trọng không những ở cấp vi mô (Doanh nghiệp) mà còn ở cấp vĩ mô giúp chúng ta hiểu về thực trạng chất lượng, mẫu mã, giá cả của hàng Việt Nam hiện nay, từ đó giúp đề ra những chính sách hỗ trợ phát triển nhằ m mục đích nâng cao hơn nữa chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Em xin chân thành cảm ơn thầy Tô Đức Hạnh đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận này. Do kiến thức có hạn, tiểu luận khó tránh khỏi những sai sót. Em mong được sự giúp đỡ, góp ý của thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy! Hà Nội, tháng 5 nă m 2007 Sinh viên Vũ Thị Chung PHẦN NỘI DUNG I. LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH HÀNG HÓA, GIÁ TRỊ HÀNG HÓA 1. Cạnh tranh hàng hoá Nói đến cạnh tranh hàng hoá là chúng ta có thể nghĩ tới: Chất lượng và giá cả của sản phẩ m. Một hàng hoá khi đem giao bán trên thị trường, muốn có chỗ đứng trên thị trường, chiế m lĩnh thị trường đòi hỏi hàng hoá đó phải có chất lượng tốt, giá cả hợp lý và được người tiêu dùng chấp nhận. Một doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩ m hàng hoá đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều đầu tiên họ nghĩ tới là chất lượng và giá cả, mong tìm cho mình một vị trí trên thương trường, thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm. Chính vì vậy mà một sản phẩm chất lượng tốt giá cả hợp lý, chắc chắn nó sẽ được người tiêu dùng chấp nhận từ 3
- đó, nó sẽ dễ dàng có được sức mạnh thị trường, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩ m khác. Vì vậy, để có khả năng cạnh tranh, từng doanh nghiệp sản xuất hàng hoá phải tự vươn lên nhằ m đạt lợi nhuận cao và nắ m vững được thị phần trong nước, từng bước đột phá, đặt chân vào thị trường thế giới cụ thể là doanh nghiệp Việt Nam cần khai thác tốt những sản phẩ m mà Việt Nam có lợi thế, có tính độc đáo, đặc sắc và có chất lượng cao, phải tính toán sao cho giá thành hợp lý đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, phải có sự chuyên môn hoá cao để có sự lựa chọn sản phẩ m mà không cạnh tranh triệt tiêu nhau: Phải đầu tư đổi mới nhanh thiết bị công nghệ đi đôi với xây dựng và thực hiện chiến lược nghiên cứu triển khai để sản xuất sản phẩ m đạt chất lượng cao phù hợp với thị hiếu của khác hàng. Phải coi đào tạo nguồn nhân lực sử dụng thành công mới như một yếu tố quyết định để tăng sức cạnh tranh. Cuối cùng tập trung giải quyết khâu tiếp thị – khâu yếu nhất hiện nay. Về quản lý vĩ mô, điều cần thiết là cải thiện môi trường kinh doanh để ai cũng có thể kinh doanh theo pháp luật một cách thuận lợi và được hưởng các dịch vụ công rõ ràng. Đặc biệt nhà nước hỗ trợ tích cực doanh nghiệp về nghiên cứu triển khai tiếp thị, xuất khẩu và đào tạo nguồn lực con người. Tóm lại, chỉ có phát huy sức mạnh tổng hợp từ hai phía doanh nghiệp và nhà nước thì mới tăng được sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Đó là đòi hỏi cấp thiết hiện nay khi nước ta đang tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Giá trị hàng hoá Hàng hoá là một vật phẩ m có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi hoặc mua bán. Giá trị hàng hoá: Để hiểu giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi biểu hiện quan hệ tỷ lệ về số lượng trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau. Hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo một 4
- tỷ lệ nhất định, vì chúng đều là sản phẩm của lao động, có cơ sở chung là sự hao phí sức lao động của con người, tức là có lượng giá trị hàng hoá bằng nhau. Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động. Lượng của giá trị là số lượng lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đôỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Vì chất của giá trị là lao động, nên nếu không kể đến tính có ích của sản phẩ m thì mọi hàng hoá đều giống nhau đều không có sự phân biệt. Điều này làm cho giá trị của hàng hoá là cơ sở của mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa 2. Lượng giá trị hàng hoá Về chất, giá trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Về lượng, giá trị của hàng hoá là số lượng lao động đo bằng thời gian lao động hao phí để sản xuất hàng hoá. Mỗi chủ thể kinh tế có một lượng hao phí lao động thực tế nhất định trong s ản xuất hàng hoá, đó là thời gian lao động cá biệt. Thời gian này xác định giá trị cá biệt của hàng hoá. Trên thị trường, không thể dựa vào giá trị cá biệt của hàng hoá để trao đổi mà phải dựa vào giá trị xã hội của hàng hoá. Giá trị xã hội của hàng hoá được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá trong điều kiện trung bình của xã hội với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ tay nghề trung bình và cường độ lao động trung bình. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết được xác định theo thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung ứng tuyệt đại bộ phận loại hàng hoá trên thị trường. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá 5
- Thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết không phải là một đại lượng cố định mà luôn luôn thay đổi do năng suất lao động, cường độ lao động, lao động giản đơn và lao động phức tạp * Năng xuất lao động: - Năng suất lao động là hiệu quả có ích của lao động sản xuất vật chất của con người. Nó được biểu hiện ở số lượng sản phẩ m là m ra trong một đơn vị thời gian hay thời gian lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩ m - Còn tăng năng suất lao động là tăng hiệu quả có ích của lao động sản xuất vật chất con người, nó được thể hiện ở chỗ số lượng sản phẩm trong một đơn vị thời gian tăng lên so với trước hay số lượng thời gian lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm phải giảm so với trước. - Những nhân tố để tăng năng suất lao động: + Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và sự vận dụng nó về mặt công nghệ. + Trình độ của phân công và hiệp tác lao động, chuyên môn của người lao động. + Hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên. Như vậy thực chất của tăng năng suất lao động là tiết kiệm thời gian lao động. - Mối quan hệ giữa năng suất lao động với lượng giá trị hàng hoá: Năng suất lao động tăng lên (cường độ lao động không đổi) thì số lượng sản phẩ m làm ra trong một đơn vị thời gian tăng lên, thời gian hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm giả m xuống giá trị của một đơn vị sản phẩm giả m xuống. Như vậy năng suất lao động tỉ lệ nghịch với lượng giá trị của một hàng hoá. * Cường độ lao động - Cường độ lao động là mức độ hao phí lao động trong một đơn vị thời gian, nó được đo của năng lượng, nó được thể hiện ở trình độ khẩn trương của lao động, có cường độ lao động cá biệt và cường độ lao động xã hội - Tăng cường độ lao động là tăng mức độ hao phí của lao động trong một đơn vị thời gian làm cho lao động khẩn trương hơn tốn nhiều năng lượng hơn. 6
- - Quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị hàng hoá: Cường độ lao động tăng lên (trong điều kiện năng suất lao động không đổi) là m cho mức độ hao phi lao động trong một đơn vị thời gian tăng lên. Số lượng sản phẩm làm ra trên một đơn vị thời gian nhiều hơn trước nhưng thời gian lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm không đổi, lượng giá trị của một sản phẩm không đổi, số lượng sản phẩ m trội hơn so với trước chính là do tăng cường độ lao động mà có cho nê n tăng cường độ lao động đồng nghĩa với kéo dài thời gian lao động. * Lao động giản đơn và lao động phức tạp - Tham gia vào sản xuất hàng hoá với lao động có nhiều trình độ khác nhau và người ta khái quát lên thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. - Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi phải đào tạo chuyên môn, không cần đòi hỏi phải qua huấn luyện mà ai có sức lao động cũng có thể là m được. Còn lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải đào tạo chuyên môn, phải qua huấn luyện mới là m được. - Mối quan hệ giữa chúng Lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn cho nên trong cùng một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra một lượng giá trị gấp nhiều lần so với lao động giản đơn. Khi trao đổi hàng hoá trên thị trường, người ta quy các loại lao động thành lao động giản đơn trung bình của xã hội và thông thường người ta lấy lao động khai thác ra vàng và bạc là lao động giản đơn tư bản của xã hội. II. THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH HÀNG HOÁ Ở NƯỚC TA 2) Tình hình xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam những năm vừa qua. Trong những năm vừa qua, nhờ chính sách đổi mới của đảng và nhà nước, nền kinh tế nước ta đã tăng trưở mg mạnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân hướng từng bước ra xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Quá trình hội nhập, mở cửa và giao lưu với các nước trên khu vực và trên thế giới đã tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu sản phẩm hàng hoá 7
- của mình ra thị trường quốc tế, đánh dấu sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Một trong những thành tựu quan trọng nhất của chính sách đổi mới là tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm thời kì 1986 - 2005 là 21,2% cao gần gấp 2 lần tăng trưởng GDP. Nếu xuất khẩu bình quân 1 năm ở giai đoạn trước đổi mới là 1,4 tỷ đô la (gấp gần16 lần) Xuất khẩu của Việt Nam vượt qua ngưỡng 10 tỷ đô la vào nă m 1999, trong khi đó Hàn Quốc và Đài Loan vào năm 1978; Malaysia, Inđônêxia và Thái Lan là năm 1980. Hiện nay, trong khối ASEAN chúng ta đứng thứ 6 sau Philipine, kim ngạch chiế m 0,3% so với tổng xuất khẩu của thế giới. Những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế của nhà nước cũng dần tạo thế chủ động trong điều hành sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Việc tham gia trực tiếp của nhà sản xuất vào quá trình tiêu thụ sản phẩ m ở thị trường trong nước và ngoài nước đã gắn bó chặt chẽ sản xuất với tiêu dùng, chất lượng sản phẩ m nâng lên rõ rệt, cải thiện sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng sản phẩm chế biến sâu và tinh, giả m tỷ trọng hàng thô hay mới sơ chế. Tuy hàng thô hay mới sơ chế còn khá cao nhưng có thể nới xu hướng tăng tỷ trọng hàng chế biến là rõ nét. Qua các giai đoạn phát triển 5 năm: hàng thô tăng lên vào giai đoạn 1990-1995 ở mức 74,6%, phản ánh việc Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới với sức phát triển vô cùng mạnh mẽ, các sản phẩm của chúng ta không đủ sức cạnh tranh,chỉ chủ yếu tập trung vào cung cấp các nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu dạng thô của các nước trên thế giới. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 580,7 nghìn tỷ đồng (tính theo giá thực tế) tăng 20,9% so với năm trước và tăng trên 13%, nếu loại trừ yếu tố giá, đây là mức tăng tương đối cao so với mức tăng trưởng, chứng tỏ sức mua tăng và tiêu dùng của dân cư tăng lên. Trong tổng mức, kinh tế 8
- nhà nước tăng 8,2%; kinh tế tập thể tăng 20,8%; kinh tế cá thể tăng 22,4%; kinh tế tư nhân tăng 25%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 21,5%. Phân tích theo ngành kinh tế, thương nghiệp tăng 19,9%; khách sạn, nhà hàng tăng 22,3%; dịch vụ tăng 31,6% và du lịch lữ hành, chiếm 0,7% tổng mức nhưng tăng 30,5%. Giá tiêu dùng tháng 12/2006 tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 6,6% so với tháng 12/2005, thấp hơn mức tăng trưởng và đạt mục tiêu về lạm phát mà Quốc hội đã đề ra. Giá của tất cả các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tháng 12 đều tăng so với cuối năm trước, trong đó hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 7,9%, là nhân tố chính đóng góp vào tăng giá tiêu dùng; các nhóm còn lại tăng phổ biến từ 3,5% đến 6,5%; riêng giá phân nhóm bưu chính, viễn thông giảm 2,9%. Giá bình quân năm 2006 tăng 7,5% so với năm trước, thấp hơn mức tăng của 2 năm liền trước (giá bình quân năm 2005 tăng 8,3%, năm 2004 tăng 7,7%). Giá vàng tháng 12/2006 đã tăng 3,2% so với tháng trước và tăng 27,2% so với cuối năm trước. Bình quân giá vàng năm 2006 tăng 36,6% so với năm 2005, trong đó tăng mạnh ở các quí II và III với các mức tăng tương ứng là 47,6% và 44,5%. Giá đô la Mỹ tháng 12/2006 không tăng so với giá tháng 11, nhưng tăng 1% so với cuối năm 2005. Bình quân giá đô la Mỹ năm nay tăng 0,9% so với năm ngoái và không chênh lệch nhiều giữa các quí, mức giao động chỉ từ 0,9% tới 1,1%. Như vậy, nếu quan sát từ năm 2003 đến nay, giá đô la Mỹ tăng thấp đáng kể so với giá vàng và tăng thấp so với mức tăng giá tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2006 ước tính đạt 84 tỷ USD, tăng 21% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%; nhập siêu là 4,8 tỷ USD, bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu (các con số tương ứng của năm trước là 4,54 tỷ USD và 14%). Xuất khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 39,6 tỷ USD và đã vượt 4,9% so với kế hoạch cả năm, trong đó khu vực kinh tế trong 16,7 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm trước, đóng góp 39,8% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước 9
- ngoài không kể dầu thô 14,5 tỷ USD, tăng 30,1%, đóng góp 46,9% và dầu thô 8,3 tỷ USD, tăng 12,9%, đóng góp 13,3%. Năm nay, có thêm cao su và cà phê đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD nâng tổng số các mặt hàng có kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên là 9, trong đó 4 mặt hàng lớn truyền thống là dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản kim ngạch mỗi mặt hàng đạt trên 3,3 tỷ USD. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm nay tăng mạnh, do phát triển nông nghiệp đúng hướng, đồng thời giá thế giới tăng cao, trong đó kim ngạch cao su tăng cao nhất (+58,3%); cà phê tăng tới 49,9% (hoàn toàn do được lợi về giá); riêng gạo giảm cả kim ngạch và lượng, chủ yếu do nguồn cung không tăng. Nhập khẩu hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 44,41 tỷ USD, vượt 4,5% so với kế hoạch năm 2006 và tăng 20,1% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,99 tỷ USD, tăng 19,9% và đóng góp 62,6% vào mức tăng chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16,42 tỷ USD, tăng 20,4%, đóng góp 37,4%. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và hầu hết các vật tư, nguyên liệu cho sản xuất trong nước đều tăng so với năm trước, đặc biệt là nhiều loại vật tư chủ yếu (trừ xăng dầu, phôi thép và phân u rê) có lượng nhập khẩu tăng khá. Nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 24,1%; xăng dầu 5,8 tỷ USD, tăng 16,4% (nhưng lượng nhập giảm 3,8%); phân bón tăng 5,1%; chất dẻo tăng 26,8%; hoá chất 18,6%; giấy các loại tăng 30,5%; vải tăng 23,1%; riêng nguyên phụ liệu dệt, may, da giảm 14,1%, và đang có xu hướng giảm do tăng sản xuất thay thế ở trong nước; sắt, thép 2,9 tỷ USD, giảm 0,9%, nhưng lượng tăng 1,8% nhờ giá giảm. Xuất khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,1 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2005, trong đó một số dịch vụ có tỷ trọng cao đạt mức tăng trên 20% như: du lịch, tăng 23,9%; vận tải hàng không tăng 35,5%; dịch vụ hàng hải tăng 27,5%; dịch vụ tài chính tăng 22,7%. 10
- Nhập khẩu dịch vụ năm 2006 ước tính đạt 5,12 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước, trong đó du lịch tăng 16,7% và cước phí vận tải, bảo hiểm (cif) chiếm 33,7%, tăng 20,1%. Nhập siêu dịch vụ năm 2006 chỉ còn khoảng 22 triệu USD (năm trước 220 triệu USD). Vận chuyển hàng hoá năm 2006 ước tính đạt 350,4 triệu tấn và 88,6 t ỷ tấn.km, tăng 8,1% về tấn và tăng 9,3% về tấn.km so với năm trước. Trong đó, vận tải cả trung ương, địa phương cũng như vận chuyển trên cả tuyến đường trong nước, quốc tế và các ngành đường đều tăng cả về tấn hàng hoá và tấn.km Tổng mức lưu chuyển ngoại thương quý I năm 2007 ước tính đạt 22,3 tỷ USD tăng 25,7% so với cùng kỳ nă m trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,9% và nhập khẩu tăng 33,6%. Do tốc độ nhập khẩu hàng hoá quý I nă m nay cao hơn nhiều so với tốc độ tăng xuất khẩu nên nhập siêu tăng mạnh so với cùng kỳ nă m trước, đạt 1,32 tỷ USD, bằng 12,5% giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu hàng hoá quý I/2007 ước tính đạt 10,48 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,62 tỷ USD, tăng 23,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không kể dầu thô đạt 4,13 tỷ USD, tăng 31,7% và dầu thô 1,73 tỷ USD, giả m 14,6%. Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam 2 tháng đầu năm vẫn là EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó thị trường EU và Mỹ chiế m khoảng 20% thị phần và có tốc độ tăng cao; thị trường Nhật Bản đạt trên 800 triệu USD, tăng chậm (+ 1,6%) và thị trường Trung Quốc giả m 9,8% so với 2 tháng đầu nă m ngoái. Thị trường Mỹ tiếp tục là nơi tiêu thụ chính các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như hàng dệt may, giầy dép, gỗ và sản phẩm gỗ. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu (trừ dầu thô, gạo, cao su) đều tăng về kim ngạch xuất khẩu trong quý I nă m nay, trong đó nhiều mặt hàng nông sản được lợi do tăng giá như gạo, cà phê, cao su, hạt điều và tiêu. Đáng chú ý ba mặt 11
- hàng xuất khẩu đó là dầu thô, gạo và cao su giảm cả kim ngạch và khối lượng xuất khẩu. Xuất khẩu dầu thô quý I năm 2007 ước tính đạt 3,9 triệu tấn, giảm 7,9% so với quý I nă m trước, kim ngạch giảm 14,6% (do giá giảm khoảng 35 USD/tấn đã làm kim ngạch giả m 137 triệu USD); hàng dệt may 1,65 tỷ USD tăng 30,1%, giầy dép 918 triệu USD, tăng 13,9%; cà phê 695 triệu USD, tăng 133,6%, thuỷ sản 678 triệu USD, tăng 11,9%; sản phẩm gỗ 584 triệu USD, tăng 25%; điện tử máy tính 441 triệu USD, tăng 16,9%; hàng thủ công mỹ nghệ 190 triệu USD, tăng 25,8%; riêng xe đạp và phụ tùng giảm 39,4%. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản và nông sản chế biến ước tính đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 25% so với quý I năm trước, đóng góp 3,2 điể m % vào tăng kim ngạch xuất khẩu chung, trong đó gạo chỉ đạt 56,7% lượng xuất khẩu và 66,8% kim ngạch của quý I năm trước, mặc dù giá tăng 17,8%, nhưng do nguồn cung thấp; cà phê 695 triệu USD, tăng 133,6%; hạt điều 107 triệu USD, tăng 10,6%; rau quả tăng 13,9%; hạt tiêu tăng 7,8%. Nhập khẩu hàng hoá quý I/2007 ước tính đạt 11,8 tỷ USD tăng 33,6% so với quý I năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước 7,6 tỷ USD, tăng 39,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,9%. Nhập khẩu hàng hoá quý I năm nay tăng gần 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng và các nguyên, nhiên vật liệu quan trọng do sản xuất trong nước đều tăng cả về kim ngạch và lượng nhập khẩu; giá nhập khẩu bình quân quý I của nhiều nguyên, nhiên vật liệu không tăng đột biến như quý I năm trước. Mặt khác, tốc độ tăng nhập khẩu quý I năm 2006 chỉ tăng 1,9%. Nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng quý I/2007 ước tính đạt 2,2 tỷ USD, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu 1,4 tỷ USD, tăng 13,6%; sắt thép 842 triệu USD, tăng 69,3% (phôi thép tăng 65,9%); vải 712 triệu USD tăng 22%; chất dẻo 499 triệu USD, tăng 26,7%; hoá chất 289 triệu USD tăng 12
- 22,7%; sản phẩ m hoá chất: 266 triệu USD tăng 18,7%... Nhóm các mặt hàng giảm là nguyên, phụ liệu dệt, may da kim ngạch 393 triệu USD, giả m 12,7%; ô tô 134 triệu USD, giả m 9,7% (ô tô nguyên chiếc 55 triệu USD, giảm 4,7%); sữa và các sản phẩm sữa 69 triệu USD, giảm 11,5%. Vận chuyển hàng hoá quý I/2007 ước tính đạt 90,5 triệu tấn và 22,8 tỷ tấn.km, tăng 7,8% về số tấn và tăng 7% về số tấn.km so với quý I năm trước. Vận chuyển hàng hoá ở các ngành đều tăng cả về khối lượng vận chuyển và luân chuyển (ngoại trừ khối lượng luân chuyển của đường hàng không): vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ tăng 8,8% về tấn và tăng 9,1% về tấn.km; tương tự đường sông tăng 5,9% và tăng 6%; đường biển tăng 5,5% và tăng 6,7%; đường sắt tăng 4,4% và tăng 9,7%; đường hàng không tăng 8,1% và giảm 3,4%. Trong quý I năm nay vận chuyển hàng hoá đã có những tiến bộ, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh 3) Đánh giá chung về hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới Quá trình xâm nhập thị trường thế giới của hàng Việt Nam trong những nă m qua đã đạt được những kết quả đáng kể khẳng định được sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước. Chứng tỏ chất lượng hàng việt nam không thua ké m gì các sản phẩm của các hãng sản xuất sản phẩ m trên thế giới. Khẳ năng cạnh tranh của hàng việt nam trên thị trường quốc tế cũng đủ sức đánh bại một số sản phẩ m cùng loại. Một số sản phẩ m đặc trưng cho thế mạnh xuất khẩu của việt nam như: gạo, hạt tiêu, hãng thuỷ sản và một số các sản phẩm NĐK khác luôn được người tiêu dùng trên toàn thế giới cũng như thị trường thế giới chấp nhận và luôn giữ vững được tỷ phần thị trường quốc tế, chứng minh được ưu thế cạnh tranh hơn hẳn các sản phẩm cùng loại do các hãng thuộc các nước khảc trên thế giới sản xuất về chất lượng và giá cả. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh trên, còn một số hàng hoá xuất khẩ u vào thị trường quốc tế còn thua kém khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm 13
- cùng loại như: cà phê và một số sản phẩm trong ngành công nghiệp, dệt may, gia dấy, cao su…thế yếu về cạnh tranh của các hàng hoá trên là do công nghệ, dây truyền sản xuất còn nghèo nàn , lạc hậu, thua kem hẳn các nước trên thế giới. Để nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá thuộc lĩnh vực công nghiệp cần đầu tư hơn nữa vào khâu sản xuất với công nghệ mới kỹ thuật cao cho năng suất và chất lượng tốt. III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG HOÁ VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1. Mục tiêu và phương hướng phát triển, xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam và sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh. Theo đánh giá của bộ tài chính mặc dù Việt Nam gia nhập hiệp định CEPT/AFTA, nhưng từ năm 2003 trở đi là những nă m khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước để phải đối mặt với cơn lốc hàng hoá từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Malayxia, Indonexia tràn vào thị trường nội địa. Từ nhiều năm nay các nước nói trên đã có những bước tiếp cận thị trường Việt Nam một cách rất bài bản. Với mục tiêu mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả của kinh tế đối ngoại, củng cố thị trường đã có và mở rộng thê m thị trường mới. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn công nghệ từ bên ngoài. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thực hiện cam kết song phương và đa phương. Bộ công nghiệp nước ta đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhiều vấn đề để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập với thành phần là những doanh nghiệp lớn. Nhìn chung các doanh nghiệp đều nhận thấy rõ cơ hội và thách thức do hộ i nhập kinh tế mang lại. Hãy khoan nói đến chuyện xuất khẩu việc hàng hoá Việt Nam đững vững trên thị trường trong nước đã là rất khó khăn. Khu mậu dịch tự do Việt Nam – Trung Quốc đã hoạt động, Việt Nam đã ra nhập WTO. Thời gian không chờ những ai xuất phát chậ m. 14
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, phát huy các thế mạnh và các lợi thế của các sản phẩm trong nước phục vụ xuất khẩu, gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất các loại sản phẩ m hàng hoá. Dưới sự điều hành và chỉ đạo của Chính Phủ, đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam tham gia thương trường thế giới ngày càng đông. Bước chập chững này thấy bài học về sự lựa chọn sản phẩm mà ta có lợi thế so sánh như gạo, thuỷ hải sản, dệt may, da giầy, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều. Những mặt hàng nhỏ từ những cơ sở nhỏ góp lại cũng đã cho một giá trị không thể xem thường như đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, kim khí tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩ m. Nă m 2006 đã đạt tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước là 39.6tỷ USD vượt 4.9% so với kế hoạch cả năm. Trên cơ sở xác định mục tiêu, phương hướng phát triển xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam, đã đặt ra trong toàn bộ nền kinh tế nước ta bước vào một giai đoạn mới đó là giai đoạn của hội nhập kinh tế và tăng trưởng. Tăng cường sự giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, phát triển mạnh các doanh nghiệp hàng hoá trong nước. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước có điều kiện khẳng định mình, có cơ hội để đem các sản phẩ m của mình gia nhập thị trường quốc tế. Sản phẩm của doanh nghiệp nào đó muốn có mặt trên thị trường quốc tế phải có sức mạnh thị trường, sức mạnh cạnh tranh của hàng hoá. Tính cạnh tranh của hàng hóa thể hiện ở chất lượng, hình thức mẫu mã, bao bì đẹp, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng ưa chuộng và chấp nhận. Doanh nghệp sản xuất sản phẩm luôn mong muốn đưa sản phẩm của mình lên tới mức độ hoàn thiện. Khả năng cạnh tranh chiế m lĩnh thị trường lúc đó là rất lớn. Chính vì vậy mà việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá luôn cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất. 15
- 2. Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới. Chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây trong nền kinh tế hàng hoá là một chủ trương, là một hướng đi đúng đắn của đảng và nhà nước. Nền kinh tế hàng hoá là một môi trường thuận lợi để phát triển hàng hoá trong nước, tận dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên đưa vào sản xuất sản phẩm dịch vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, thực tế cho thấy so với chính mình đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên khoảng cách về trình độ phát triển năng lực quản lý, cấp độ công nghệ của thế giới và khu vực ta còn kém xa, yếu về quy mô đã đành nhưng quan trọng hơn là yếu về năng lực cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam cần phải được liên tục nâng cao mới đảm bảo được ưu thế cũng như vị trí của mình trên thị trường thế giới. Đã đến lúc từng doanh nghiệp phải tự vươn lên nhằ m đạt được lợi nhuận cao và ổn định đối với thị phần trong nước, từng bước mạnh dạn đột phá và đặt chân vững chắc vào thị trường thế giới. 2.1. Về phía doanh nghiệp. 2.1.1. Cần khai thác tốt những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế với tính độc đáo, đậm sắc về chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩ m cùng loại trên thương trường. Các sản phẩm đó là: gạo, cà phê, chè, cao su… Các sản phẩm nuôi trồng như: tôm , cá basa, cá tra… Khi đầu tư khai thác những sản phẩm này chúng ta đã có những thuận lợi nhất định về điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, sông biển… Vì vậy năng suất sản lượng tiềm năng là khá cao. 16
- 2.1.2. Phải có sự phân công chuyên môn hoá cao, để có sự lựa chọn sản phẩm mà không cạnh tranh triệt tiêu nhau. Hiện nay trong nền kinh tế nước ta có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hoá hay sản xuất những sản phẩm tương tự nhau. Các doanh nghiệp nà y không chỉ cần mở rộng sản xuất đa dạng các loại sản phẩm mà còn phải xác định rõ đâu là sản phẩm chính của mình để đầu tư tập trung, tạo ra bước đột phá trong loại mặt hàng đó, từ đó tạo ra những sản phẩ m có chất lượng cao có khả năng thâ m nhập và chiếm lĩnh thị trường ngày càng trở nên khó tính. 2.1.3. Phải đầu tư đổi mới nhanh thiết bị, công nghệ đi đôi với việc xây dựng và thực hiện các chiến lược nghiên cứu triển khai để sản phẩ m đạt chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng chất lượng của sản phẩm quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngày nay khoa học công nghệ kỹ thuật tiến bộ và thay đổi rất nhanh, các nước phát triển luôn thay đổi công nghệ của họ và chuyển giao những công nghệ lạc hậu sang các nước kém phát triển. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình tiếp cận công nghệ hiện đại để áp dụng vào sản xuất của nước ta. Để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần đi tắt đón đường để có được những công nghệ mới nhất áp dụng vào sản xuất. Bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, chúng ta cũng phải đảm bảo một điều: không thể để nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới. 2.1.4. Phải coi đào tạo nguồn nhân lực sử dụng thành thạo công nghệ mới như là một yếu tố quyết định để tăng sức cạnh tranh. Sản phẩm do đội ngũ công nhâ n lành nghề, sản xuất luôn có chất lượng đảm bảo về mọi yêu cầu. Khi đã có cơ sở vật chất cho sản xuất thì yếu tố con người trở thành khâu đột phá quan trọng. Trình độ của người lao động có được nâng cao thì mới đáp ứng được yêu cầu sử dụng máy móc công nghệ hiện đại, mới tạo được sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. 17
- Nguồn nhân lực thực tế luôn là một trong những yếu tố quyết định đến mức độ phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng hoá. Chất lượng nguồn nhân lực phải được coi trọng và được đào tạo thông qua việc tăng cường cập nhật chương trình đào tạo hiện đại, nắm bắt được những công nghệ mới tăng cường việc giao lưu đào tạo nghề với các nước khác. Có như vậy mới có thể thay đổi chất lượng lao động trong nước và đó là yếu tố quan trọng làm tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. 2.1.5. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hoá mỗi doanh nghiệp cần tập trung giải quyết khâu quảng cáo, tiếp thị. Người tiêu dùng không thể biết đến và sử dụng một loại sản phẩ m nếu như sản phẩ m đó dù tốt nhưng không tồn tại trong ý thức của người tiều dùng. Hiện nay đây là khâu yếu nhất. Hoạt động tiếp thị quảng cáo sản phẩm được coi là một chiến lược trong kinh doanh và trong việc gia nhập mở rộng thị trường. 2.2. Về phía quản lý vĩ mô- phía nhà nước. 2.2.1. Điều cần thiết là cải thiện môi trường kinh doanh để ai cũng có thể kinh doanh theo pháp luật một cách công khai thuận lợi và được hưởng các dịch vụ công một cách dễ dàng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì cần nhất là mặt bằng sản xuất. Nhà nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất. Nhà nước cần hướng doanh nghiệp vào khai thác các vùng nguyên nhiên liệu có chi phí sản xuất thấp, giá trị sản phẩ m cao. Cần đẩy mạnh hợp tác giữa chính quyền các địa phương với các doanh nghiệp. Có như vậy các doanh nghiệp mới có đầy đủ các điều kiện khác để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhà nước cần hỗ trợ một cách kịp thời và đúng mực về vốn để các doanh nghiệp có vốn sản xuất. 18
- Nhà nước cần cải tạo hệ thống thuế, nhất là thuế xuất nhập khẩu, để doanh nghiệp có cơ hội giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình. 2.2.2. Đặc biệt nhà nước cần tích cực hỗ trợ trong việc về nghiên cứu triển khai, tiếp thị xuất khẩu và đào tạo nguồn lực con người. Để triển khai tiếp thị đặc biệt là khi muốn đưa sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế thì vai trò của nhà nước là vô cùng quan trọng. Những hợp tác kinh tế quốc tế cần được lót đường bởi các hoạt động chinh trị. Trong việc phát triển nguồn nhân lực thì việc đào tạo con người rất cần sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước. Chỉ có phát huy sức mạnh tổng hợp từ hai phía nhà nước và doanh nghiệp thì mới tăng sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Đó là một đòi hỏi của nền kinh tế hàng hoá để chủ động nền kinh tế thắng lợi. Tóm lại, có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá như sau: * Về phía doanh nghiệp: - Đầu tư, nhanh tróng đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất vào sản xuất sản phẩ m là mục tiêu chất lượng. - Xây dựng các chiến lược nghiên cứu, xâm nhập thị trường thế giới, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của thị trường xuất khẩu. - Tập trung giải quyết khâu tiếp thị. * Về phía nhà nước: - Cải thiện môi trường kinh doanh c ủa các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tập trung hàng hoá hướng ra thị trường xuất khẩu. - Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai nhằ m mục đích nâng cao chất lượng sản phẩ m. 19
- - Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà nước và doanh nghiệp để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng Việt Nam. 3) KẾT LUẬN Quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trong nước phát triển mạnh, đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Những năm gần đây, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang các nước trên thế giới tăng cao. Được thị trường thế giới ưa chuộng và chấp nhận. Một số hàng thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như lúa gạo, hàng thuỷ sản, nông sản…luôn giữ được chất lượng và ưu thế cạnh tranh của mình.Tuy nhiên trước tình hình kinh tế thế giới hiện nay, tình trạng cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới của các nước có sản phẩ m xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá Việt Nam ở trong nước có sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá Việt Nam ở trong nước không ngừng nâng cao chất lượng, uy tín và khả năng cạnh tranh của sản phẩm do mình sản xuất. Các doanh nghiệp Việt Nam phải tự vươn lên đặt chân vững chắc vào thị trường thế giới. Biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới đòi hỏi phải có sự phát huy tổng hợp sức mạnh từ hai phía nhà nước và doanh nghiệp. Chỉ có như vậy thì mới phát huy được khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hà Nội, ngày 15-5-2007 Sinh viên Vũ Thị Chung 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÁO CÁO KIẾN TẬP ĐỀ TÀI: TRƯNG BÀY HÀNG HÓA Ở SIÊU THỊ CO-OP MART
13 p | 2160 | 501
-
Tiểu luận: Nghiên cứu về hàng hoá và những thuộc tính của nó
22 p | 3056 | 290
-
TIỂU LUẬN: Lý luận về giá trị hàng hóa - Vận dụng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
9 p | 1887 | 143
-
Học thuyết giá trị hàng hóa
22 p | 387 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa của đình Hàng Kênh – Hải Phòng phục vụ cho phát triển du lịch
81 p | 384 | 45
-
Đề tài: Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
14 p | 162 | 30
-
TIỂU LUẬN: Hàng hoá, giá cả và giá trị
18 p | 437 | 27
-
Đề tài:Gía trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp điện tử ở Việt Nam
78 p | 119 | 20
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên một số cây rau (pố xôi, bắp cải) có giá trị hàng hoá cao ở các huyện nghèo của Lâm Đồng
74 p | 101 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
141 p | 23 | 9
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đồng Nai
30 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Quảng Bình
129 p | 11 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố của phương thức tạo giá trị dành cho khách hàng doanh nghiệp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Á Châu
122 p | 30 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Hà Hòa Phú Thọ - Thực trạng và giải pháp
105 p | 9 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ thẻ ATM của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh Kon Tum
116 p | 10 | 2
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính Hà Nội Vàng (HGI)
26 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thanh Hóa
92 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn