Đề tài: Hóa sinh phân tử
lượt xem 32
download
Sinh vật sống trong môi trường và buộc phải trao đổi tích cực với môi trường đó để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết song chính nó cũng thường xuyên mang lại cho sinh vật các nguy cơ đe dọa đến sự sống còn. Để thoát được các nguy cơ này, trong quá trình tiến hóa của sinh vật đã hình thành và hoàn thiện dần một hệ thống để bảo vệ cho mình, đó chính là hệ thống miễn dịch. Khả năng của cơ thể nhận biết và loại trừ các vật lạ ấy gọi là miễn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hóa sinh phân tử
- Tiểu luận Hóa sinh phân tử 1
- MỤC LỤC PHẦN I ..................................................................................................................................... 4 PHẦN II .................................................................................................................................... 5 NỘI DUNG ............................................................................................................................... 5 I. KHÁNG THỂ........................................................................................................................ 5 1. Đại cương về kháng thể ........................................................................................................ 5 2. Nguồn gốc của kháng thể ..................................................................................................... 7 3. Cấu trúc của kháng thể ........................................................................................................ 7 Hình 4: Sự phân bố của vùng siêu biến đổi, vùng khung ............................................................ 9 4. Các lớp kháng thể ................................................................................................................. 9 4.1. Kháng thể IgG ..................................................................................................................... 9 4.2. Kháng thể IgM................................................................................................................... 10 4.3. Kháng thể IgA.................................................................................................................... 11 Hình 6: Cấu trúc IgA ................................................................................................................ 11 4.4. Kháng thể IgE.................................................................................................................... 12 4.5. Kháng thể IgD ................................................................................................................... 13 II. PHỨC HỢP HÒA HỢP MÔ CHỦ YẾU (MHC) ............................................................. 13 Hình 7: Bản đồ cụm gen MHC ở người và chuột nhắt............................................................... 14 2.1. Các phân tử lớp I ............................................................................................................... 14 Hình 9: Sơ đồ các phân tử MHC lớp I ...................................................................................... 16 2.2. Các phân tử lớp II ............................................................................................................. 16 Hình 10: Cấu trúc của các phân tử MHC lớp I và lớp II ........................................................... 17 2.2.1. Vùng gắn peptide ............................................................................................................ 17 2.2.2. Vùng giống Ig ................................................................................................................. 17 Hình 11: Các gene trong locus gene hoà hợp mô chủ yếu (phức hợp MHC) ............................. 18 2.2.3. Các vùng xuyên màng và vùng trong bào tương .............................................................. 18 Hình 12. Con đường trình diện kháng nguyên nội sinh virus của phân tử MHC lớp I................ 20 3.2. Chức năng điều hòa đáp ứng miễn dịch ............................................................................. 20 Hình 13: Vai trò của việc trình diện kháng nguyên cùng với phân tử ........................................ 21 III. BỔ THỂ............................................................................................................................ 21 2.1. Đường cổ điển ................................................................................................................... 22 Hình 14: Hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển .................................................................... 22 2.2. Đường cạnh ....................................................................................................................... 23 Hình 15: Nguyên lý của phản ứng dây chuyền .......................................................................... 24 2.3. Con đường hiệu ứng hay con đường chung ........................................................................ 24 Hình 16: Hoạt hóa bổ thển theo con đường cạnh ...................................................................... 25 III. INTERFERON ................................................................................................................. 26 Hình 17: Interferon alpha......................................................................................................... 28 Hình 18: Interferon beta ........................................................................................................... 29 Hình 19: Interferon gamma ...................................................................................................... 30 Hình 20: Cơ chế tác động của Interferon .................................................................................. 31 6.3.1. Đối với trâu bò ............................................................................................................... 35 6.3.2. Đối với lợn...................................................................................................................... 36 6.3.3. Đối với gia cầm .............................................................................................................. 36 PHẦN III ................................................................................................................................ 37 2
- KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 37 I. ĐỐI VỚI KHÁNG THỂ ..................................................................................................... 37 II. ĐỐI VỚI PHỨC HÒA HỢP MÔ CHỦ YẾU (MHC) ...................................................... 37 III. ĐỐI VỚI BỔ THỂ ........................................................................................................... 38 IV. ĐỐI VỚI INTERFERON ................................................................................................ 39 3
- PHẦN I MỞ ĐẦU Sinh vật sống trong môi trường và buộc phải trao đổi tích cực với môi trường đó để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết song chính nó cũng thường xuyên mang lại cho sinh vật các nguy cơ đe dọa đến sự sống còn. Để thoát được các nguy cơ này, trong quá trình tiến hóa của sinh vật đã hình thành và hoàn thiện dần một hệ thống để bảo vệ cho mình, đó chính là hệ thống miễn dịch. Khả năng của cơ thể nhận biết và loại trừ các vật lạ ấy gọi là miễn dịch. Miễn dịch là khả năng bảo vệ của cơ thể khi cơ thể đã có tiếp xúc với kháng nguyên một cách chủ động hay ngẫu nhiên hoặc do được truyền các tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc truyền kháng thể. Đáp ứng miễn dịch bao gồm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Sự phân chia này hoàn toàn không có nghĩa là 2 loại đáp ứng miễn dịch này tách biệt với nhau, mặc dù chúng có nhiều điểm khác nhau. Để thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể, hai loại đáp ứng miễn dịch bổ túc cho nhau, lồng ghép vào nhau, khuyếch đại và điều hòa hiệu quả của chúng. Trong lịch sử tiến hóa của hệ miễn dịch, các đáp ứng miễn dich không đặc hiệu được hình thành rất sớm và phát triển, đến lớp động vật có xương sống thì các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu tự nhiên và thu được mới được hình thành. 4
- PHẦN II NỘI DUNG I. KHÁNG THỂ 1. Đại cương về kháng thể Vào những năm 1950 - 1960 Porter .R và Edelman .G đã chứng minh cấu trúc cơ bản của globulin miễn dịch. Porter phân cắt các phân tử globulin miễn dịch bằng các enzyme để thu được các mảnh peptide, trong khi đó Edelman đã tách phân tử globulin miễn dịch bằng cách khử các cầu disulfide liên chuỗi. Kết quả của mỗi phương pháp đã bổ sung cho nhau và cho phép chúng ta hiểu được cấu trúc cơ bản của phân tử globulin miễn dịch. Cả Porter và Edelman lần đầu tiên đã phân tách phần globulin của huyết thanh bằng siêu ly tâm để thu được hai phần nhỏ : phần thứ nhất có trọng lượng phân tử cao có hằng số lắng là 19S; phần thứ hai có trọng lượng phân tử thấp và hằng số lắng là 7S. Các tác giả đã tách riêng phần 7S xác định được trọng lượng phân tử là 150.000 Da và ký hiệu là globulin miễn dịch G (IgG). Porter đã phân cắt IgG bằng enzyme papain thành các mảnh khác nhau. Mặc dù papain là một enzyme hoạt động thủy phân protein không đặc hiệu và phân cắt toàn bộ phân tử protein, nhưng nếu thời gian tác dụng ngắn thì enzyme này chỉ phân cắt các cầu disulfide nhạ y cảm nhất. Trong điều kiện như vậy papain đã phân cắt phân tử IgG thành hai mảnh giống nhau (mỗi mảnh có trọng lượng phân tử là 45.000) được gọi là các mảnh Fab (antigen binding fragment), bởi vì mảnh Fab vẫn giữ nguyên khả năng gắn vớ i kháng nguyên của phân tử kháng thể nguyên vẹn. Ngoài hai mảnh Fab tác giả còn thu được một mảnh nữa có trọng lượng phân tử là 50.000 được gọi là mảnh Fc vì khi bảo quản trong lạnh chúng bị kết tinh hoá (chữ c bắt nguồn từ chữ cristalliable nghĩa là có khả năng kết tinh). Nisonoff .A cũng tiếp cận nghiên cứu bằng cách tương tự nhưng dùng enzyme pepsin thay cho enzyme papain. Khi cho pepsin tác dụng ngắn với phân tử IgG thì thu được một mảnh có trọng lượng phân tử 100.000 gồm 2 mảnh Fab gộp lại và ký hiệu là F(ab')2. Mảnh F(ab')2 cũng gây kết tủa kháng nguyên. Tuy nhiên 5
- khi xử lý bằng pepsin không thu được mảnh Fc mà thay vào đó là một số mảnh peptide nhỏ. Cấu trúc chuỗi của IgG lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Edelman và sau này được khẳng định bởi Porter. Edelman đã khử các cầu disulfide của phân tử IgG bằng mercaptoethanol rồi tiến hành điện di trên gel tinh bột trong môi trường urê 8M để khử các cầu disulfide trong chuỗi và liên chuỗi làm cho phân tử được trải ra mà không gấp. Tác giả thu được 2 vệt điện di và điều này chứng tỏ rằng phân tử IgG có nhiều hơ n một chuỗi protein. Porter cũng phát triển thí nghiệm này bằng cách tạo ra phản ứng khử nhẹ hơn sao cho chỉ cắt các cầu disulfide liên chuỗi Hình 1: Cấu tạo của kháng thể mà thôi, sau đó tiến hành alkyl hoá các nhóm lộ bằng sulfhydryl (SH) ra bên ngoài iodoacetamide để ngăn cản sự tái tạo ngẫu nhiên của các cầu disulfide. Ngoài ra tác giả còn cho thêm acid propionic hữu cơ để ngăn cản sự ngưng tập. Sau đó tiến hành sắc ký trên cột để phân tách các phân tử dựa trên kích thước của chúng. Thí nghiệ m này đã cho thấy phân tử IgG có trọng lượng phân tử 150.000 Da được hợp thành bởi hai chuỗi peptide, mỗi chuỗi có trọng lượng phân tử 50.000 được ký hiệu là các chuỗi nặng (chuỗi H - heavy chain) và hai chuỗi mỗ i chuỗi có trọng lượng phân tử là 25.000 được ký hiệu là các chuỗi nhẹ (chuỗi L - light chain). Porter đã sử dụng kháng huyết thanh dê được gây miễn dịch bởi các mảnh Fab và Fc của phân tử IgG của thỏ. Ông đã phát hiện thấy rằng kháng thể kháng Fab có thể tương tác với cả chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, trong khi đó kháng thể kháng 6
- Fc thì chỉ phản ứng với chuỗi nặng mà thôi. Điều này chứng tỏ Fab có chứa các thành phần của cả chuỗi nặng và chuỗi nhẹ còn Fc thì chỉ chứa các thành phần của chuỗi nặng. Các kết quả này đã khẳng định mô hình đầu tiên về cấu trúc phân tử IgG mà Porter đã đưa ra. Theo mô hình này thì phân tử IgG bao gồm hai chuỗ i nặng giống hệt nhau và hai chuỗi nhẹ giống hệt nhau được liên kết với nhau bằng các cầu disulfua. Enzyme papain phân cắt ngay phía trên cầu disulfua liên chuỗi nối giữa hai chuỗi nặng còn enzyme pepsin thì phân cắt ngay phía dưới cầu disulfua này và vì thế hai enzyme thuỷ phân protein tạo ra các sản phẩn phân rã khác nhau. Khi sử dụng mercaptoethanol để khử và akyl hoá sẽ cho phép ta tách riêng được các chuỗi nặng và chuỗi nhẹ. 2. Nguồn gốc của kháng thể Các kháng thể (antibody) hay còn gọi là các globulin miễn dịch (immunoglobulin - ám chỉ thành phần cung cấp khả năng miễn dịch nằm ở phần globulin của huyết thanh khi phân tích bằng điện di) là những phân tử protein hoạt động như những thụ thể trên bề mặt tế bào lympho B để nhận diện kháng nguyên hoặc như những sản phẩm tiết của tế bào plasma. Về nguồn gốc, tế bào plasma chính là tế bào lympho B sau khi đã nhận diện kháng nguyên, hoạt hoá và biệt hoá thành. Những kháng thể do tế bào plasma tiết ra có tính đặc hiệu với kháng nguyên giống hệt như tính đặc hiệu của phân tử kháng thể trên bề mặt tế bào B đóng vai trò là thụ thể dành cho kháng nguyên đã nhận diện kháng nguyên ban đầu. Các kháng thể này sẽ lưu hành trong máu và bạch huyết, chúng hoạt động như những thành phần thực hiện của đáp ứng miễn dịch dịch thể bằng cách phát hiện và trung hòa hoặc loại bỏ các kháng nguyên. Các kháng thể thực hiện hai chức năng chính: chúng gắn một cách đặc hiệu vào một kháng nguyên và chúng tham gia trong một số chức năng sinh học khác. 3. Cấu trúc của kháng thể Tất cả các kháng thể đều có cấu trúc giống nhau gồm 4 chuỗi polypeptid, hai chuỗi nhẹ (light chain) kí hiệu là L và hai chuỗi nặng (heavy chain) kí hiệu là H gắn với nhau bởi cầu disulfua (S-S). 7
- Chuỗi nhẹ (L): có khoảng 214 axit amin, trật tự axit amin của hai chuỗi nhẹ giống nhau và được chia làm hai vùng. Vùng có trật tự axit amin thay đổi gọi là vùng biến đổi (variable light) kí hiệu là VL, nằm phía đầu amin (-NH2) của phân tử. Vùng có trật tự không thay đổi gọi là vùng hằng định (constant light) kí hiệu là CL, nằm ở phía đầu carboxyl (-COOH). Trật tự axit amin vùng cố định của chuỗi nhẹ luôn luôn giống nhau ở tất cả các lớp kháng thể, hoặc theo trật tự dạng Lamda, hoặc theo trật tự dạng Kappa, có khối lượng khoảng 23KDa. Ngược lại trật tự của vùng biến đổi luôn luôn khác nhau, kể cả ở các lớp kháng thể do c ùng một tế bào sinh ra. Vùng chức năng sinh học Hình 2: Sơ đồ cấu trúc của phân tử kháng thể Hình 3: Vị trí của các điểm chức năng trên phân tử IgG Chuỗi nặng (H): có khoảng 446 axit amin, có khối lượng khoảng 75KDa. Mỗi cuỗi nặng có 4 vùng axit amin, một vùng biến đổi và ba vùng cố định. Vùng biến đổi (variable heavy) kí hiệu là VH, nằm phía đầu amin đối xứng với vùng biến đổi của chuỗi nhẹ tạo thành vị trí kết hợp kháng nguyên (paratop). Vùng cố định nằm phía đầu axit carboxyl, chia làm ba vùng nhỏ mỗi vùng xấp xỉ khoảng 110 axit amin lần lược được kí hiệu là CH1, CH2, CH3. Chuỗi nặng có 5 loại: 8
- - M (Muy - µ) tương ứng có kháng thể IgM. - G (Gama - У) tương ứng có kháng thể IgG - D (Deta - Δ) tương ứng có kháng thể IgD - E (Epsilon - ε) tương ứng có kháng thể IgE A (Alpha - α) tương ứng có kháng thể IgA - Hình 4: Sự phân bố của vùng siêu biến đổi, vùng khung trên chuổi nhẹ và chuổi nặng trong phân tử kháng thể 4. Các lớp kháng thể Có 5 lớp kháng thể mang tên chuỗi nặng là IgG, IgM, IgA, IgD, và IgE. 4.1. Kháng thể IgG IgG có nồng độ cao nhất trong huyết thanh, chiế m khoảng 80% tổng lượng globulin miễn dịch trong huyết thanh. Phân tử IgG là một monomer gồm có hai chuỗi nặng gama và chuỗi nhẹ (hoặc kappa hoặc lamda). Có 4 lớp nhỏ IgG ở ngườ i được đánh dấu theo nồng độ giảm dần của chúng trong huyết thanh: IgG1 (9 mg/ml), IgG2 (3 mg/ml) IgG3 (1 mg/ml), và IgG4 (0,5 mg/ml) Sự khác biệt về acid amine giữa các lớp nhỏ của IgG đã làm cho hoạt tính sinh học của phân tử có những khác nhau. IgG1, IgG3 và IgG4 có thể chuyển vận dễ dàng qua nhau thai và đóng vai trò trong việc bảo vệ thai phát triển. Một số lớp nhỏ IgG có thể hoạt hoá bổ thể mặc dù hiệu quả của chúng khác nhau. Lớp nhỏ IgG3 hoạt hoá bổ thể hiệu quả nhất, tiếp theo là IgG1 rồi đến IgG2 còn IgG4 thì không có khả năng hoạt hoá bổ thể. IgG cũng hoạt động như một kháng thể 9
- opsonin do chúng có thể gắn vào thụ thể dành cho Fc có trên bề mặt đại thực bào, nhưng chức năng này cũng thay đổi tuỳ theo lớp nhỏ: IgG1 và IgG3 có ái lực cao với thụ thể dành cho Fc, trong khi IgG4 có ái lực yếu hơn và IgG2 có ái lực rất yếu. Hình 5: Cấu trúc IgM 4.2. Kháng thể IgM IgM chiếm 5 - 10% tổng lượng globulin miễn dịch huyết thanh, có nồng độ khoảng 1 mg/ml, có cấu tạo gồm hai chuỗi nhẹ kappa hoặc lamda và hai chuỗi nặng muy (µ). IgM do tế bào plasma tiết ra có cấu tạo pentamer do 5 đơn vị monomer nối với nhau bởi các cầu disulfide giữa các lãnh vực của đầu C tận cùng chuỗi nặng (Hình 5). 5 đơn vị monomer này bố trí sao cho phần Fc quay về phía trung tâm của pentamer và 10 vị trí kết hợp kháng nguyên quay ra phía ngoại vi của pentamer. Mỗi một pentamer có thêm một chuỗi polypeptide được gọi là chuỗ i J. Chuỗi J có vai trò trong quá trình polymer hoá các monomer để hình thành pentamer. Chuỗi J được gắn với các gốc cystein ở đầu C tận cùng của 2 trong số 10 chuỗi nặng bằng cầu disulfide. IgM là lớp globulin miễn dịch đầu tiên xuất hiệ n trong đáp ứng lần đầu với một kháng nguyên và cũng là lớp globulin miễn dịch đầ u tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Cấu trúc pentamer của IgM đã làm cho lớp kháng thể này có một số tính chất riêng biệt. Hoá trị của phân tử tăng lên vì chúng có 10 vị trí kết hợp kháng nguyên. Một phân tử IgM có thể gắn với 10 hapten nhỏ; nhưng 10
- đối với những kháng nguyên lớn, do sự hạn chế về không gian nên IgM chỉ có thể gắn với 5 phân tử trong cùng một thời điểm. Như vậy phân tử IgM có tính "hám" kháng nguyên cao hơn các loại globulin miễn dịch khác. Tính chất này của IgM đã tạo ra khả năng dễ kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như các hạt virus và hồng cầu. Để trung hoà các virus thì lượng IgM cũng cần ít hơn lượng IgG. IgM có hiệu quả hơn IgG trong việc hoạt hoá bổ thể. Sự hoạt hoá bổ thể đòi hỏi phải có 2 mảnh Fc rất gần nhau, phân tử IgM đã đáp ứng được điều này vì vậy chúng hoạt hoá mạnh. Do có kích thước lớn - trọng lượng phân tử 900.000, hằng số lắng 19S – nên IgM chỉ có trong lòng mạch và có nồng độ rất thấp ở dịch gian bào. Sự có mặt của chuỗi J làm cho phân tử có thể kết hợp với các thụ thể trên tế bào tiết và được chuyển vận qua hàng rào biểu mô vào dịch tiết. 4.3. Kháng thể IgA IgA chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng globulin miễn dịch trong huyết thanh, có cấu tạo gồm hai chuỗi nhẹ kappa hoặc lamda và hai chuỗi nặng là alpha (α). Nó là lớp globulin miễn dịch chính trong dịch ngoại tiết như sữa, nước bọt, nước mắt, dịch nhầy khí phế quản, đường tiết niệu sinh dục, đường tiêu hoá. Trong huyết thanh IgA tồn tại dưới dạng monomer, nhưng đôi khi cũng tồn tại dưới dạng polymer như dimer, trimer và cả tetramer. Hình 6: Cấu trúc IgA IgA trong dịch ngoại tiết được gọi là IgA tiết, tồn tại dưới dạng dimer hoặc tetramer, có thêm chuỗi polypeptide J và một chuỗi polypeptide nữa được gọi là mảnh tiết. Chuỗi J giống với chuỗi J của IgM pentamer cần thiết cho quá trình polymer hoá của IgA huyết thanh lẫn IgA tiết. Mảnh tiết là một polypeptide 11
- 70.000Da do tế bào biểu mô của màng nhầy đường tiêu hoá, hô hấp, trong hốc mắt, tuyến nước bọt nhỏ, đường tiết niệu, và tử cung sản sinh ra. Có khoảng 2,5x1010 tế bào plasma tiết IgA, lớn hơn số lượng tế bào plasma của tuỷ xương, hạch lympho và lách cộng lại. Mảnh tiết cần thiết cho sự chuyể n vận IgA dimer qua tế bào biểu mô nhầy vào dịch tiết nhầy. IgA có thể gắn một cách chặt chẽ với thụ thể trên bề mặt tế bào biểu mô nhầy dành cho phân tử globulin miễn dịch polymer. Sự có mặt của mảnh tiết còn có tác dụng bảo vệ phân tử IgA không bị tác dụng của các enzyme thủy phân protein có trong dịch tiết phân hủy. IgA tiết còn có một chức năng hết sức quan trọng trong việc sinh ra miễn dịch tại chỗ của đường tiêu hoá, đường hô hấp, tiết niệu sinh dục vì đây là những con đường chính để phần lớn các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. IgA tiết gắn với các cấu trúc của bề mặt vi khuẩn hoặc virus và ngăn cản các vi sinh vật gắn vào tế bào nhầy. Vì vậy IgA tiết có tác dụng ngăn cản sự nhiễ m virus và ức chế quá trình xâm nhập của vi khuẩn. IgA là kháng thể chủ yếu của sữa đầu do đó giúp cho vật sơ sinh chống lại các pathogen xâm nhập bằng đường ruột. 4.4. Kháng thể IgE Mặc dù IgE có nồng độ trong huyết thanh rất nhỏ (chỉ 0,3g/ml) nhưng ngườ i ta có thể nhận biết được qua hoạt động sinh học của chúng, có cấu tạo gồm hai chuỗi nhẹ kappa hoặc lamda và hai chuỗi nặng epsilon (ε). Các kháng thể IgE gây ra các phản ứng quá mẫn tức thì với những tính chất của sốt rơm, hen, mày đay và sốc phản vệ. IgE gắn với các thụ thể dành cho Fc trên bề mặt bạch cầu ái kiề m ở máu ngoại vi và tế bào mast (dưỡng bào) ở mô. Sau khi đã gắn lên bề mặt các tế bào này thì các vị trí kết hợp kháng nguyên ở phần Fab của IgE vẫn có thể gắn vớ i kháng nguyên và kháng nguyên sẽ nối các phân tử IgE kề nhau lại. Sự liên kết chéo của các phân tử IgE đã gắn với thụ thể bởi kháng nguyên đã dẫn đến hiện tượng thoát bọng của bạch cầu ái kiềm và tế bào mast làm giải phóng các chất trung gian hoá học như serotonin, histamin. Các chất trung gian hoạt mạch này gây 12
- tăng tính thấm mao mạch giúp cho các kháng thể trong máu và các đại thực bào dễ dàng lọt qua thành mạch để đến những nơi mà kháng nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể (da, niêm mạc). Do tác dụng làm tăng tính thấm mao mạch mà hệ thống [IgE - tế bào mast - các amin hoạt mạch] được ví như "người canh cửa" tại những nơi mà kháng nguyên có thể vào cơ thể. Tuy nhiên khi hiện tượng thoát bọng xảy ra quá mạnh, lượng amine hoạt mạch được giải phóng quá nhiều và rầm rộ thì sẽ làm xuất hiện các triệu chứng d ị ứng. Ngoài ra sự thoát bọng của tế bào mast bởi IgE cũng có thể làm giải phóng các chất trung gian hoá học có tác dụng chiêu mộ các loại tế bào khác nhau để chống lại ký sinh trùng. 4.5. Kháng thể IgD IgD có cấu tạo gồm hai chuỗi nhẹ kappa hoặc lamda và hai chuỗi nặng là Delta (Δ), được phát hiện lần đầu tiên ở một bệnh nhân bị bệnh đa u tuỷ mà protein đa u tuỷ của bệnh nhân này không phản ứng với kháng huyết thanh kháng isotype kháng lại các isotype đã biết lúc đó là IgG, IgM và IgA. Nếu lấy protein đa u tuỷ này gây miễn dịch cho thỏ thì thu được kháng huyết thanh phản ứng với một lớp kháng thể mới có trong huyết thanh người bình thường với nồng độ thấp. Lớp kháng thể này được gọi là IgD có nồng độ khoảng 30 mg/ml huyết thanh chiế m 0,2% tổng lượng globulin miễn dịch huyết thanh. Cho đến nay người ta chưa rõ chức năng sinh học của IgD. Trong huyết thanh những người bị nhiễm khuẩn mạn tính có IgD tăng nhưng không đặc hiệ u cho một loại nào. IgD có trong kháng thể kháng nhân, kháng tuyến giáp, kháng insulin, kháng penicilin, kháng độc tố bạch cầu. IgD không kết hợp bổ thể, không gây phản vệ thụ động trên da chuột lang và không qua được nhau thai. II. PHỨC HỢP HÒA HỢP MÔ CHỦ YẾU (MHC) 1. Đại cương phức hợp hòa hợp mô chủ yếu Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1940, khi ghép mô cho các cá thể khác nhau và thấy rằng các kháng nguyên MHC (Major Histocompability complex) là các nhóm quyết định chính của phản ứng thải ghép dị gen. Sản phẩm của cụm gen 13
- này gọi là các kháng nguyên MHC, biểu lộ trên bề mặt nhiều loại tế bào trong cơ thể. Đến năm 1960 B. Benacerraf, Hugh Mc Devitt và cộng sự lại chứng minh thêm rằng đáp ứng miễn dịch là một đặc điểm di truyền trội, gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch được gọi là gen Ir (Immune response), cư trú trong cụm gem MHC. Vai trò trung tâm của gen MHC trong đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên protein được chứng minh đầy đủ vào năm 1970. Các tế bào T đặc hiệu kháng nguyên không nhận biết các kháng nguyên hòa tan mà chỉ nhận biết kháng nguyên đã được xử lý và trình diện trên màng APC kết hợp với các phân tử MHC. Như vậy, MHC hoạt động như là phân tử trình diện kháng nguyên và phân biệt kháng nguyên lạ với kháng nguyên quen. Nó tương tác đặc hiệu với cả kháng nguyên và TCR. Vì vậy nó là nhóm thứ 3 của các phân tử kết hợp kháng nguyên và đóng vai trò trong toàn bộ đáp ứng miễn dịch. Hình 7: Bản đồ cụm gen MHC ở người và chuột nhắt 2. Cấu trúc của các phân tử MHC 2.1. Các phân tử lớp I Tất cả các phân tử lớp I đều là các glycoprotein, gồm có hai loại chuỗi đa peptid: Chuỗi alpha (α; hay chuỗi nặng), xấp xỉ 40kD ở người; 47kD ở chuột nhắt, do gen MHC mã và chuỗi beta (β) không do gen MHC mã, xấp xỉ 12kD ở cả hai loài trên. Chuỗi α gồm một nhân đa peptid khoảng 40kD và chứa 1 (ở người) hay 2 (ở chuột nhắt) oligosaccharide gắn với đầu –N, 3/4 của chuỗi α có đầu tận amin 14
- hướng về ngoại bào; 1 đoạn ngắn kỵ nước xuyên màng và nhóm tận cacboxyl khoảng 30 axit amin nằm trong bào tương. Chuỗi β gắn không đồng hoá trị với phần ngoại bào của chuỗi và không gắn trực tiếp với tế bào. Dựa trên cấu trúc tinh thể của các phân tử HLA-A2; phân tử HLA-An 68 và dựa trên kết quả phân tích trình tự acid amin người ta đã chia các phân tử lớp I thành 4 vùng riêng biệt: 1 vùng có tận cùng amin ngoại bào để gắn peptid, 1 vùng ngoại bào giống phân tử Ig, 1 vùng xuyên màng và một vùng trong bào tương Hình 8: Kiểu gấp của chuỗi peptid để tạo rãnh cho peptid khi gắn vào phân tử MHC lớp II 15
- Hình 9: Sơ đồ các phân tử MHC lớp I 2.2. Các phân tử lớp II Cấu trúc của các phân tử lớp II cũng giống các phân tử lớp I. Chúng đều gồ m hai chuỗi đa peptid α và β kết hợp không đồng hoá trị với nhau. Chuỗi α lớn hơn chuỗi β một ít do glycosyl hóa nhiều hơn. Cả hai chuỗi đều có tận cùng amin ngoại bào và đầu tận cacboxyl nội bào. Hơn 2/3 mỗi chuỗi là ở phần ngoại bào. Cả hai chuỗi đều do gen MHC đa hình mã hoá. Các phân tử lớp II cũng có 4 vùng như các phân tử lớp I. 16
- Hình 10: Cấu trúc của các phân tử MHC lớp I và lớp II 2.2.1. Vùng gắn peptide Các đoạn ngoại bào của cả hai chuỗi α và β đều được chia nhỏ thành hai đoạn dài khoảng 90 acid amin, được gọi là α1 và α2; β1 và β2. Vùng gắn peptide liên quan đến hai chuỗi α1 và α2, khác với các phân tử lớp I, α1 và β1 gập lại để tạo thành nền là lá β có 8 lớp, đỡ hai cánh là α1 và β1, tạo nên rãnh gắn peptide, α1 của các phân tử lớp II không có đầu nối disulfua, trong lúc β1 có, giống như cầu nối của α2 của lớp I. Tính đa hình của MHC lớp II tập trung trong cấu trúc của α1 và β1 của rãnh gắn peptide, tạo các bề mặt có cấu trúc hóa học đặc hiệu của rãnh, quyết định tính đặc hiệu và ái tính gắn peptide của rãnh. Ngoài ra tính đa hình của gen MHC còn quyết định sự nhận biết đặc hiệu của TCR với phân tử MHC. Tuy vậy giống như các phân tử lớp I, tính đặc hiệu và ái tính với peptide lạ của các phân tử MHC lớp II thấp hơn nhiều khi so với receptor kháng nguyên thực sự (như sIg hay TCR). 2.2.2. Vùng giống Ig Cả hai đoạn α2 và β2 của lớp II có các cầu nối disunfua bên trong chuỗi. Phân tích chuỗi acid amin của các peptide α2 và β2 thấy các phân tử này thuộc gia đình các Ig, có lẽ giống với α2 và β2-microglobulin của lớp I, α2 và β2 về cơ bản là không đa hình nhưng khác biệt nhau trong các cụm gen khác nhau. Tất cả các α2 17
- của -DR đều giống nhau, nhưng khác với α2 của –DP hay –DQ. Các phân tử CD+ của Th gắn với vùng không đa hình là vùng giống Ig của các phân tử lớp II, do đó chỉ đáp ứng đặc hiệu trong giới hạn của các phân tử lớp II. Các tương tác này rất mạnh, chỉ bị phá vỡ trong các điều kiện phân tử bị biến tính. Nhìn chung chuỗi α của một cụm gen chỉ cặp đôi với chuỗi β của cùng cụm gen đó và ít khi thấy cặp đôi với chuỗi β của cụm gen khác. Hình 11: Các gene trong locus gene hoà hợp mô chủ yếu (phức hợp MHC) 2.2.3. Các vùng xuyên màng và vùng trong bào tương Vùng xuyên màng c ủa α2 và β2 có 25 acid amin kỵ nước. Tách mạnh bằng papain, có thể tách rời đoạn ngoại bào với vùng xuyên màng mà không bị rối loạ n cấu trúc. Vùng xuyên màng c ủa cả hai chuỗi α2 và β2 đều tận cùng bằng các acid amin kiềm, tiếp theo là một đuôi ái nước ngắn trong bào tương, tạo thành đầu tận cacboxyl của mỗi chuỗi đa peptide. Chúng ta còn biết rất ít về vùng nội bào tương của các phân tử lớp II. Các phân tử lớp II có thể có vai trò trong dẫn truyền tín hiệu và vùng nội bào có thể có vai trò chuyển thông tin qua màng. 18
- 3. Chức năng sinh học của MHC 3.1. Chức năng trình diện kháng nguyên của protein MHC. MHC hoạt động như là phân tử trình diện kháng nguyên và phân biệt kháng nguyên lạ với kháng nguyên quen. Nó tương tác đặc hiệu với cả kháng nguyên và TCR, vì vậy nó là nhóm thứ 3 của các phân tử kết hợp kháng nguyên và đóng vai trò trong toàn bộ đáp ứng miễn dịch. Protein MHC làm nhiệm vụ như là nơi trung chuyển phân tử. Nhìn chung, khi một kháng nguyên lạ bị tế bào ký chủ bắt giữ, nó sẽ bị chế biến hoặc phân huỷ. Kháng nguyên đã qua chế biến sẽ gắn vào protein MHC tạo thành phức hệ kháng nguyên-MHC. Phức hệ này xuyên qua màng sinh chất và di chuyển dần ra mặt tế bào. Tế bào T thông qua TCR c ủa mình sẽ gắn với MHC, sau đó nhận diện được kháng nguyên lạ vì chúng đã gắn với MHC. Các kháng nguyên lạ không gắn được vào MHC thì không được tế bào T nhận diện. Có 2 cách trình diện kháng nguyên. Một cách cho protein lớp I và một cho protein lớp II. Theo cách cho lớp I thì kháng nguyên sau khi được tế bào ký chủ chế biến nhờ các enzym phân giải, sẽ được gắn với protein MHC lớp I trong lướ i nội chất. Cách gắn kháng nguyên này rất quan trọng trong nhiễm vi rút, nơi tế bào chủ chế biến protein virut. 19
- Hình 12. Con đường trình diện kháng nguyên nội sinh virus của phân tử MHC lớp I 1. Sự tự sao của gen lớp I và gen virus 2. Sự tổng hợp protein virus trong bào tương 3. Thực bào và xử lý protein virus 4. Vận chuyển peptide của virus đã xử lý đến lưới nội nguyên sinh 5. Vận chuyển peptide MHC qua bộ máy Golgi trong các nang 6. Hòa nang với màng bào tương 7. Giới thiệu phức hợp peptide-MHC với tế bào T CD8+ Các peptit virus được giải phóng ra là kháng nguyên lạ, sẽ tạo phức hệ với protein lớp I rồi chuyển đến bề mặt tế bào. ở đây chúng được tế bào Tc đặc hiệu peptide nhận mặt thông qua TCR đặc hiệu với phức hệ kháng nguyên-MHC, cùng với sự trợ giúp của đồng thụ thể CD8. Về phần mình, tế bào T được kích thích sản xuất ra lymphokin, làm tan tế bào nhiễm. 3.2. Chức năng điều hòa đáp ứng miễn dịch Chức năng điều hòa đáp ứng miễn dịch liên quan đến cường độ đáp ứng miễn dịch, đến tính cảm thụ bệnh lý của gen MHC. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài Nghiên cứu Khoa học: Tách chiết collagen từ da cá tra bằng phương pháp hoá sinh
75 p | 577 | 127
-
Luận văn tốt nghiệp: Tổng hợp dầu diesel Sinh học (biodiesel) từ dầu ăn đã qua sử dụng
88 p | 307 | 84
-
Đề tài: Cấu trúc và tính chất lý hoá của protein
42 p | 227 | 59
-
Đề tài: Nghiên cứu tách chiết collagen từ da cá tra
19 p | 294 | 51
-
đề tài : " VI SINH VẬT MÔI TRƯỜNG "
16 p | 216 | 48
-
Đề tài: HÓA SINH THỰC PHẨM
26 p | 223 | 40
-
Đề tài: Sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa
17 p | 211 | 39
-
Đề tài: Chuẩn đoán vi khuẩn Pasteurella multocida bằng kỹ thuật gen
20 p | 183 | 28
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Ký Phú, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên
60 p | 62 | 14
-
Báo cáo tóm tắt đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ: Xác định thành phần hóa học và thử nghiệm một số hoạt chất sinh học có khả năng ức chế tế bào ung thư từ hoa đu đủ đực
30 p | 57 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Vật lý Kỹ thuật: Nghiên cứu và chế tạo cảm biến sinh học trên cơ sở công nghệ polyme in phân tử ứng dụng phát hiện một số phân tử nhỏ (protein, kháng nguyên, kháng sinh)
188 p | 48 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế nông hộ trên địa bàn xã Tả Van Chư, Huyện Bắc Hà, Tỉnh Lào Cai
67 p | 47 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Sinh hoạt văn hoá dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội
60 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Lịch sử chủ đề Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn)
141 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây Vú bò (Ficus hirta Vahl.) phân bố tại miền Trung Lào
97 p | 14 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu vai trò điều hoà của gen mã hoá protein A20 và cơ chế phân tử tham gia kiểm soát quá trình sinh lý tế bào tua
27 p | 30 | 3
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Văn hóa sinh thái của người Dao Quần Chẹt tại Vườn Quốc gia Ba Vì xã Ba Vì – huyện Ba Vì – Hà Nội
14 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn