intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Sinh hoạt văn hoá dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Sinh hoạt văn hoá dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội" nhằm nghiên cứu giá trị văn hoá dòng họ Nguyễn Quý nhằm góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của văn hóa dòng họ này, từ đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dòng họ nói chung và dòng họ Nguyễn Quý (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp Quản lý văn hoá: Sinh hoạt văn hoá dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

  1. BỘ NỘI VỤ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SINH HOẠT VĂN HOÁ DÒNG HỌ NGUYỄN QUÝ TẠI PHƢỜNG ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Khóa luận tốt nghiệp ngành : QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn : THS. NGHIÊM XUÂN MỪNG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN QUÝ HIỂN Mã số sinh viên : 1805QLVA023 Khóa : 2018-2022 Lớp : 1805QLVA HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài khoá luận này do chính tay tôi tự viết, các thông tin và số liệu trong bài viết hoàn toàn đúng sự thật. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2022 Sinh viên Nguyễn Quý Hiển
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô và cán bộ, giảng viên Khoa Quản lý xã hội và trường Đại Học Nội Vụ. Đặc biệt là Ths.Nghiêm Xuân Mừng - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt các kiến thức quý báu để tác giả có thêm kiến thức và kĩ năng trong suốt quá trình thực hiện đề tài khoá luận. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Hội đồng gia tộc dòng họ Nguyễn Quý (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã cung cấp nhiều thông tin, tài liệu quý giá để tác giả hoàn thành khóa luận. Tuy nhiên do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để khoá luận được hoàn thiện hơn.
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 2 3.Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4 5.Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 5 7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................ 5 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DÒNG HỌ VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÒNG HỌ NGUYỄN QUÝ, PHƢỜNG ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................... 6 1.1.Tổng quan về văn hóa dòng họ ............................................................. 6 1.1.1.Các khái niệm .................................................................................... 6 1.1.1.1.Dòng họ........................................................................................... 6 1.1.1.2.Văn hóa dòng họ ............................................................................. 7 1.1.1.3.Sinh hoạt văn hóa dòng họ.............................................................. 7 1.1.2.Các yếu tố cấu thành văn hóa dòng họ .............................................. 8 1.1.2.1.Các yếu tố văn hóa vật thể .............................................................. 8 1.1.2.2.Các yếu tố văn hóa tinh thần......................................................... 11 1.1.3. Tổ chức dòng họ ............................................................................. 12 2.Khái quát về dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội ........................................................................... 13 2.1.Vài nét về mảnh đất và con người Đại Mỗ ......................................... 13 2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ ...................................................................................................... 14 2.2.3. Vị thế của dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ.................... 20 *Tiểu kết chương 1 ................................................................................... 21 Chƣơng 2. GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÒNG HỌ NGUYỄN QUÝ PHƢỜNG ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................... 22 2.1. Các giá trị văn hóa vật thể ................................................................. 22
  5. 2.1.1. Nhà thờ dòng họ Nguyễn Quý ........................................................ 22 2.1.2. Gia phả dòng họ .............................................................................. 24 2.1.3. Phần mộ dòng họ Nguyễn Quý ....................................................... 25 2.1.4. Quỹ họ ............................................................................................. 27 2.2. Các giá trị hóa phi vật thể .................................................................. 28 2.2.1. Các lễ tiết trong năm ....................................................................... 28 2.2.2. Giỗ họ.............................................................................................. 29 2.2.3. Hoạt động khuyến học, khuyến tài của dòng họ............................. 32 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 33 Chƣơng 3. XÂY DỰNG VĂN HÓA DÒNG HỌ NGUYỄN QUÝ TẠI PHƢỜNG ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ..................................................................................................... 34 3.1. Nhìn nhận về vai trò của sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ... 34 3.2. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng văn hóa dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ hiện nay ..................................................................... 38 3.2.1. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể ...................................... 38 3.2.2. Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể ................................ 39 3.2.3. Vấn đề quan hệ dòng họ hiện nay................................................... 40 3.3. Một số khuyến nghị đối với việc xây dựng văn hóa dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ ............................................................................ 41 Tiểu kết ..................................................................................................... 46 KẾT LUẬN .................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 49
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dòng họ là một thiết chế xã hội trực tiếp góp phần nên kết cấu làng, xã. Cũng có thể nói dòng họ tạo ra sự cố kết rất chặt chẽ, giúp cho các cộng đồng huyết thống vượt qua được những khó khăn của thiên tai, địch họa để tạo lập cuộc sống. Dòng họ có tác dụng tích cực trong việc khai hoang lập làng, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, khuyến học. Các hoạt động của dòng họ qua thời gian, đã tạo nên những truyền thống cho mỗi dòng họ và nét đặc riêng của mỗi vùng quê mà ta có thể khái quát thành sinh hoạt văn hóa dòng họ ở Việt Nam. Có thể hiểu sinh hoạt văn hoá dòng họ là hoạt động văn hoá đặc trưng tạo nên sự gắn kết giữa cộng đồng có cùng huyết thống từ đó thúc đẩy sự phát triển cũng như cố kết chặt chẽ trong một làng, xã. Xuyên suốt lịch sử Việt Nam, mỗi một dòng họ dù lớn hay nhỏ đều tạo lập được văn hoá cho riêng mình. Văn hoá của một dòng họ được tạo lập do những người cùng huyết thống sáng tạo ra để cùng tồn tại và phát triển. Văn hoá dòng họ có hai yếu tố cấu thành nên đó là văn hoá vật thể và văn phi vật thể. Văn hóa vật thể của dòng họ bao gồm mộ tổ, nhà thờ,… Phi vật thể là sinh hoạt dòng họ như việc thực hiện quy ước, tổ chức nghi lễ giỗ họ, khuyến học… Tất cả các yếu tố đó trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau mà có biểu hiện khác nhau. Để bảo lưu và duy trì dòng họ đến ngày nay, sinh hoạt văn hoá dòng họ giữ phần quan trọng nhất. Nghiên cứu về sinh hoạt văn hóa dòng họ không chỉ góp phần làm sáng tỏ những giá trị của dòng họ, đóng góp cho sự hình thành, phát triển văn hóa Việt Nam mà còn chỉ ra sự biến đổi của sinh hoạt dòng họ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay. Dòng họ Nguyễn Quý là một dòng họ lớn và lâu đời tại Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, trước đây thuộc xã Đại Mỗ huyện Từ Liêm.Trong quá trình sinh cơ lập nghiệp và xây dựng, phát triển 1
  7. cuộc sống, dòng họ đã có một bề dày truyền thống hiếu học với nhiều người thành đạt. Đồng thời đây cũng là một dòng họ có hoạt động sinh hoạt văn hóa khá phong phú, mang bản sắc của vùng đất Từ Liêm xưa. Là sinh viên chuyên ngành Quản lý văn hóa, trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng là người con của dòng họ Nguyễn Quý, nhận thức được những giá trị của văn hóa dòng họ trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay, nên tác giả đã chọn đề tài “Sinh hoạt văn hoá dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý Văn hoá. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Việc nghiên cứu dòng họ Việt Nam xưa và nay đã được nhiều tác giả quan tâm và đã có nhiều công trình công bố. Tìm hiểu về dòng họ Việt Nam cũng đã có một số công trình đáng chú ý như những nghiên cứu về vua Lê, chúa Trịnh, dòng họ Nguyễn, họ Trần, họ Vũ - Võ, Huỳnh - Hoàng, Đỗ - Đậu … Các công trình đã nêu được lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Việt Nam, sự hình thành, những nét đặc trưng và quá trình phát triển, thịnh suy của các dòng họ, thành tích đỗ đạt xưa của các dòng họ, nhưng nghiên cứu cụ thể về sinh hoạt văn hóa dòng họ chưa được quan tâm hoặc có đề cập đến thì chỉ giới thiệu xen kẽ trong các nội dung khác. Có thể điểm một số công trình tiêu biểu: Công trình nghiên cứu thuộc chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam mang tên Vũ tộc thế hệ sự tích Mộ Trạch - Hải Dương do Vũ Thế Khôi dịch và chú thích, Nguyễn Văn Nguyên hiệu đính, Viện Việt Nam học và phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2004 [5] là một công trình nghiên cứu đồ sộ về họ Vũ - dòng họ khoa bảng hàng đầu Việt Nam. Những giá trị nghiên cứu về gia phả, về các chi, các đời, sự phát tích và thành tích khoa bảng của dòng họ Vũ là rất lớn, nhưng rất tiếc, công trình chưa chỉ ra được giá trị khuyến học của dòng họ Vũ - Võ Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và 56 năm giải 2
  8. phóng Thủ đô (1954 - 2010), một loạt công trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội đã được xuất bản, có nhiều cuốn sách rất có giá trị cho việc tìm hiểu truyền thống khoa bảng của Hà Nội xưa. Đó là cuốn: Các làng khoa bảng Thăng Long - Hà Nội của Bùi Xuân Đính – Nguyễn Viết Chức [3], Giáo dục và khoa cử nho học Thăng Long Hà Nội của Bùi Xuân Đính [4] ... Đây là các công trình nghiên cứu công phu về giáo dục, thi cử Nho học và các nhà khoa bảng Thăng Long - Hà Nội xưa, đã cung cấp được một số tư liệu về một số dòng họ gốc xứ Thanh đã vinh hiển ở Thăng Long – Hà Nội, nhưng chưa đề cập đến việc sinh hoạt văn hóa dòng họ. Cuốn Những biến đổi văn hóa dòng họ người Việt thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế (nghiên cứu trường hợp dòng họ Bùi ở Thịnh Liệt, Hà Nội) do Nguyễn Quang Lê chủ biên (2018) [6]. Công trình đã chỉ ra vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa dòng họ người Việt trong bối cảnh xã hội đương đại, giúp người đọc nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ tương giao giữa văn hóa dòng họ người Việt với văn hóa làng xã/phường trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế; cùng với sự biến đổi văn hóa dòng họ trong bối cảnh chung của sự vận động biến đổi văn hóa làng xã/phường từ khi đất nước tiến hành sự nghiệp Đổi mới đến nay. Ngoài một số công trình trên, có thể thấy hiện nay, trong các bản gia phả, văn bia dòng họ, trên các trang báo giấy, báo hình và đặc biệt trên nhiều trang mạng Internet đã xuất hiện nhiều tư liệu, bài viết, nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến văn hóa dòng họ, truyền thống học hành thi cử và đỗ đạt của một số dòng họ, địa phương. Cũng có các bài viết về dòng họ, về các danh dân của dòng họ Nguyễn Quý ở phường Đại Mỗ nhưng hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ phát hiện và đưa tin, tuyên truyền về sự kiện chứ chưa đưa ra được những nhận xét mang ý nghĩa khoa học về sinh hoạt văn hóa dòng họ ở đây. 3.Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu giá trị văn hoá dòng họ Nguyễn Quý nhằm góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng của văn hóa dòng họ này, từ đó góp phần bảo tồn và 3
  9. phát huy giá trị văn hóa dòng họ nói chung và dòng họ Nguyễn Quý (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội) nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Khoá luận nghiên cứu các khía cạnh của văn hoá dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội, bao gồm yếu tố vật thể và văn hóa phi vật thể cùng với những đặc trưng của những yếu tố văn hóa đó. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên văn hóa dòng họ Nguyễn Quý tại địa bàn phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội). - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu văn hóa dòng họ Nguyễn Quý trong thời gian từ năm 2015 đến nay. 5.Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dựa trên những những số liệu, tài liệu, tài liệu thu thập được, tác giả sử dụng những tài liệu đã được công bố làm nguồn thông tin tham khảo phục vụ cho việc viết khóa luận. - Phương pháp nghiên cứu điền dã: Tác giả xác định đây là một trong những phương pháp quan trọng góp phần lớn cho khoá luận. Tác giả đã thực hiện chuyến điền dã đến tận hiện trường để thực hiện quan sát, phỏng vấn và ghi chép lại thông tin từ thực địa để sử dụng trong đề tài. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Dựa trên những thông tin thu thập được từ các chuyến điền dã, khảo sát thực địa và thông tin từ các nguồn tài 4
  10. liệu, tác giả đã tiến hành phân tích, xử lý phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận. 6. Đóng góp của khóa luận Từ những kết quả nghiên cứu trong đề tài, khóa luận góp phần đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dòng họ Nguyễn Quý tại địa phương (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội). 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung khoá luận chia làm ba chương: Chươg 1: Tổng quan về văn hóa dòng họ và khái quát về dòng họ Nguyễn Quý, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Chương 2: Giá trị văn hoá dòng họ Nguyễn Quý phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Chương 3: Đóng góp của dòng họ Nguyễn Quý trong xây dựng đời sống văn hóa tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 5
  11. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DÒNG HỌ VÀ KHÁI QUÁT VỀ DÒNG HỌ NGUYỄN QUÝ, PHƢỜNG ĐẠI MỖ, QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1.Tổng quan về văn hóa dòng họ 1.1.1.Các khái niệm 1.1.1.1.Dòng họ Cho đến hiện nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước định nghĩa về dòng họ người Việt. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ninh Viết Giao đưa ra quan niệm: “Dòng họ hay gia tộc là sự mở rộng của một gia đình. Sự mở rộng này không chỉ nằm trong một làng, một xã, một huyện hay một tỉnh mà có khi cả toàn quốc. Dòng họ hay gia tộc phải do một ông tổ sinh ra thường được gọi là Thủy tổ. Từ một ông Thủy tổ, trong quá trình sinh sôi, phát triển, một dòng họ, một gia tộc được chia làm nhiều ngành, nhiều chi.” [7, tr.22]. Tác giả Phan Đại Doãn cho rằng dòng họ là tập hợp của những thành viên có cả liên kết chiều dọc và bề ngang, trong đó chiều dọc theo huyết thống mang ý nghĩa quyết định: “Theo nghĩa rộng thì dòng họ, ngoài mối liên hệ ngang lại có mối liên hệ dọc đứng đến 9 đời: Cao - Tằng - Tổ - Phụ - Thân - Tử - Tôn - Tằng - Huyền”[2] (Kỵ - Cụ - Ông - Cha - Tôi - Con - Cháu - Chắt - Chút). Còn theo nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh: “Dòng họ là một thực thể xã hội mang tính phổ quát của loài người. Nó hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống của một quần thể người nhất định thể hiện qua ý niệm về dòng dõi từ một ông tổ chung. Do vậy, dòng họ là một thực thể vừa mang tính sinh học, vừa mang tính xã hội. Nó xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, trở thành một nguyên lý cố kết giữa các con người sớm nhất, rồi biến đổi qua các thời đại và tồn tại cho đến ngày nay...” [9, tr.46]. Tổng hợp các quan niệm trên, tác giả khóa luận đưa ra khái niệm về dòng họ như sau: Dòng họ là tập hợp của những thành viên có cùng một tổ tiên (hay dòng máu hay huyết thống; trong chế độ phụ hệ được biểu tượng 6
  12. bằng một ông tổ (thủy tổ, khởi tổ, triệu tổ v. v..), gắn kết các cá nhân với nhau, chịu sự ràng buộc theo một quy tắc nhất định; chi phối mạnh mẽ quan hệ hôn nhân và gia đình. 1.1.1.2.Văn hóa dòng họ Có nhiều quan niệm về văn hóa dòng họ. Tác giả Ninh Viết Giao cho rằng “Văn hóa của một dòng họ không chỉ là vấn đề học hành, thi cử, đỗ đạt, khoa bảng, khảo cứu học thuật, văn chương … mà còn là vấn đề ứng xử đạo đức, sinh hoạt, ngôn từ, lao động… và văn hóa trước hết là sản phẩm của cá nhân, đặc biệt là cá nhân lỗi lạc…” [7 - tr.142]. Theo Ngô Đức Thịnh “Dòng họ, văn hóa dòng họ còn đồng nghĩa với sự đa dạng văn hóa, bản sắc văn hóa, một nhân tố động lực thức đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội Việt Nam…” [9- tr.47]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú cho rằng “Chính nó (văn hóa dòng họ) cũng là một thực thể văn hóa…” [9- tr.113]. Còn theo tác giả Nguyễn Quang Lê: “Văn hoá dòng họ nghĩa là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là toàn bộ hoạt động sống và tâm linh của một dòng họ và trung tâm của nó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên bao gồm trong đó có ba phạm trù, với giá trị vật chất/vật thể và những giá trị tinh thần/phi vật thể do cộng đồng dòng họ sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn” [6, tr.24]. Có thể thấy mặc dù có những quan niệm khác nhau về văn hóa dòng họ nhưng điểm chung các quan niệm đều nhấn mạnh văn hóa dòng họ chính là sáng tạo văn hóa của các cá nhân trong dòng họ. Trong phạm vi của khóa luận, tác giả chọn khái niệm văn hóa dòng họ của tác giả Nguyễn Quang Lê, vì khái niệm này phù hợp với vấn đề nghiên cứu của đề tài. Vận dụng quan niệm này, tác giả xem xét và đánh giá các khía cạnh sinh hoạt văn hóa dòng họ Nguyễn Quý ở phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội). 1.1.1.3.Sinh hoạt văn hóa dòng họ Nếu sinh hoạt là những hoạt động thuộc về đời sống hằng ngày của một người hay một cộng đồng người thì sinh hoạt văn hóa là lĩnh vực hoạt động đặc thù trong tổng thể sinh hoạt chung của con người. Nó cũng là tổng thể các 7
  13. hoạt động văn hoá đang diễn ra trong đời sống, tạo ra khuôn mặt văn hoá sinh động, cụ thể, với những đặc trưng khác biệt về loại hình, tính chất, quy mô, tần suất diễn hành... trong các nền văn hoá đương thời. Văn hoá dòng họ như đã nêu trên, là tập hợp các hoạt động, sáng tạo các giá trị vật chất lẫn tinh thần của cộng đồng cùng huyết thống có tính đặc thù.Vì vậy, sinh hoạt văn hoá dòng họ có thể hiểu là những hoạt động thường diễn ra của cộng đồng có cùng huyết thống, ở đó các thành viên trong dòng họ cùng sáng tạo ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của dòng họ. 1.1.2.Các yếu tố cấu thành văn hóa dòng họ Văn hóa dòng họ được cấu thành bởi nhiều yếu tố. Trong phạm vi khóa luận, tác giả xác định hai yếu tố chủ đạo cấu thành văn hóa dòng họ là các yếu tố văn hóa vật thể (như ruộng họ, nhà thờ, mộ tổ,..) và các yếu tố văn hóa phi vật thể (như tổ chức hoạt động giỗ chạp, tế lễ, quy ước dòng họ, các hoạt động khuyến học, khuyến tài). 1.1.2.1.Các yếu tố văn hóa vật thể - Từ đường: hay còn gọi là nhà thờ tổ, nhà thờ họ. Đây chính là nơi thờ cúng vị thủy tổ của một dòng họ tại một cộng đồng dân cư. Từ đường là nơi con cháu dòng họ lập nên để thờ vọng, hương khói cho tổ tiên, nơi diễn ra các hoạt động tâm linh của dòng họ. Nhà thờ họ thường giao cho con trưởng, ngành trưởng, ngành đích cai quản và là tài sản chung của dòng họ, không ai có quyền bán, nhượng. Những dòng họ lớn chia thành nhiều chi thì bên cạnh nhà thờ họ (thờ tổ họ) còn nhà thờ chi họ (thờ tổ chi), cũng giao cho ngành trưởng của chi họ cai quản. Về mặt kiến trúc, thông thường nhà thờ họ đường thiết kế theo kiểu hình chữ đinh, gồm có tòa đại bái 3 gian hoặc 5 gian, gắn liền với hạng mục hậu cung. Nhiều dòng họ lớn với có nhiều người thành đạt còn xây dựng được các nhà thờ hoành tráng 5 gian, 7 gian, với các kiểu kiến trúc khác nhau như chữ nhị, chữ tam hay chữ công,...Nhà thờ họ ở nông thôn phản ánh sự phát 8
  14. triển của làng xã, các dòng họ trong làng, phản ánh truyền thống học hành thành đạt của làng, đồng thờ là nơi lưu giữ nhiều tư liệu quan trọng để tìm hiểu về làng xã, các danh nhân, lịch sử đất nước… - Mộ: Là cách gọi chung nơi chôn cất các bậc vương giả, hoàng tộc thời xưa, sau chỉ chung là nơi chôn người chết. - Mộ tổ: là nơi chôn cất thủy tổ của dòng họ, bao gồm mộ tổ ông và tổ bà. Ban đầu phần lớn những ngôi mộ này đều được đắp bằng đất (cá biệt có thủy tổ dòng họ làm quan to có thể tự xây lăng mộ bằng đá cho mình trước khi qua đời) về sau được con cháu tu tạo, xây lại bằng chất liệu gạch, đá, đặc biệt là vài chục năm từ sau Đổi mới (1986) trở lại đây, khi mà điều kiện kinh tế của đất nước phát triển và sinh hoạt văn hóa dòng họ có nhiều khởi sắc. - Gia phả dòng họ, hay còn gọi là tộc phả: Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dòng họ. Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan) gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả... Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 503-548). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên). Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại, nhà Lý có Hoàng Triều Ngọc Điệp - năm 1026; nhà Trần có Hoàng Tông Ngọc Điệp, nhà Lê có Hoàng Lê Ngọc Phả... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân. Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con 9
  15. khác sao lại bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con. Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán, chữ Nôm, nhưng qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ gia phả của các dòng họ cũng mất dần...Hiện nay, có nhiều dòng họ vẫn giữ được gia phả bằng chữ Hán, chữ Nôm và đã tiến hành dịch ra chữ quốc ngữ, đồng thời tổ chức viết tiếp tộc phả, vẽ sơ đồ hệ phả về thế thứ các đời, các chi. - Quỹ họ: Là tài sản mà các thành viên trong dòng họ đóng góp vào để chi cho các hoạt động cho dòng họ. Quỹ họ được gây dựng bằng tiền, thóc của dòng họ thường giao cho trưởng họ hoặc hội đồng gia tộc quản lý và được công khai các khoản chi tiêu vào dịp giỗ họ, chạp họ. - Ruộng họ, là phần ruộng “Ruộng hương hoả”, ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng (trưởng họ) lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ruộng hương hoả không được chia, không được bán. Luật phong kiến cấm bán ruộng hương hoả. Chỉ khi nào trưởng họ không có con nói dõi tông đường hoặc đi biệt xứ xa quê, họ khuyết tộc trưởng thì người con trưởng hoặc đích tôn thừa trọng của chi thứ hai lên thay, tiếp tục hưởng ruộng hương hoả và lo việc giỗ tết hương khói tổ tiên. Trường hợp toàn bộ con cháu trong họ đều phiêu bạt khỏi quê hương (con gái không được tính đến) thì người cuối cùng đang hưởng hương hoả nếu có khó khăn đặc biệt làm đơn xin bán. Lý trưởng nào làm sai luật lệ trên sẽ bị quan xử phạt, nếu trong họ có người thưa kiện. Vì có ruộng hương hỏa nên việc tế tự được duy trì bền vững, dù họ lớn hay nhỏ, có học hay ít học, dù tộc trưởng giàu hay nghèo, sang hay hèn, già hay trẻ (có khi mới chỉ là đứa bé con năm bảy tuổi), việc tế tự vẫn phải được tiến hành uy nghi đông đủ. Sau cách mạng tháng Tám (1945), ruộng hương hỏa không còn. Ngày nay, việc duy trì sinh hoạt của dòng họ chủ yếu dựa vào tiền đóng góp của các thành viên trong họ. Tiền quỹ họ được sử dụng vào nhiều mục đích và hoạt động khác nhau như tổ chức giỗ họ, chạp họ, thăm hỏi 10
  16. ốm đau, mừng thọ người cao tuổi, khuyến học khuyến tài,.. 1.1.2.2.Các yếu tố văn hóa tinh thần - Giỗ họ: Là sinh hoạt lớn nhất, quan trọng và linh thiêng nhất của dòng họ, được tổ chức vào ngày mất của thuỷ tổ (cả cụ tổ ông và cụ tổ bà) hoặc ngày mất của tổ chi họ (giỗ tổ chi). Vào ngày này, trưởng họ phải sắm sửa lễ vật để dâng cúng lên ban thờ gia tộc, các thành viên đều đến chi trưởng góp giỗ. Con cháu tập trung đông đủ tại nhà thờ họ để làm lễ tổ, sau đó ăn cỗ, gọi là thụ lộc. Truyền thống của các dòng họ ở Việt Nam con cháu dù đi làm ăn xa ở đâu, đến ngày giỗ tổ đều phải về tham dự ngày giỗ tổ. - Quy ước dòng họ: Là những quy định dòng họ đưa ra để duy trì sinh hoạt mà các thành viên trong dòng họ phải tuân thủ và chấp hành. Quy ước dòng họ có thể được thực hiện bằng phong tục, bằng miệng, nhiều dòng họ lớn có quy ước được viết thành văn bản. Ngoài gia phả và quy ước, các hoạt động sinh hoạt tại dòng họ như tế lễ, giỗ chạp, các hoạt động ứng xử giữ các thành viên trong họ, tổ chức thăm hỏi người ốm đau, mừng thọ người cao tuổi, viếng người qua đời, khuyến học khuyến tài cũng được xếp vào văn hóa tinh thần của dòng họ. - Lễ nghi: Lễ nghi là một hệ thống các nghi lễ, hành vi, động tác, quy định nhằm thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên. Lễ nghi không chỉ bao gồm các quy chuẩn về động tác lễ bái, tế tự, văn tế, mà còn là các quy định về lễ vật mà dòng họ thành kính dâng lên tổ tiên trong các dịp giỗ chạp. - Truyền thống dòng họ: Là sự trao truyền và kế nối, phát huy những giá trị tốt đẹp của mỗi dòng họ trong chiều dài lịch sử. Ở Việt Nam, có nhiều dòng họ trong quá trình sinh cơ lập nghiệp, đã tạo dựng nên những truyền thống rất tốt đẹp, trở thành tiêu biểu và có những đóng lớn cho sự phát triển của mỗi làng quê, vùng miền và đất nước. Có thể kể đến truyền thống hiếu học, khoa bảng nổi tiếng của các dòng họ như: họ Nguyễn làng Nguyệt Áng (huyện Thanh Trì), họ Ngô làng Tả Thanh Oai (Huyện Thanh Trì), họ Phạm làng Đông Ngạc, họ Nguyễn làng Phú Thị 11
  17. (đều thuộc địa phận Hà Nội hiện nay), họ Nguyễn làng Vịnh Kiều (huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), họ Vũ làng Mộ Trạch (huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)... 1.1.3. Tổ chức dòng họ Dòng họ ở Việt Nam được tổ chức theo hai nguyên lý : - Nguyên lý trưởng đích (chi trưởng, ngành trưởng được tôn trọng (“Xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú” -Tục ngữ). - Nguyên tắc cửu tộc (chín đời, gồm 4 đời trên và 4 đời dưới của một cá nhân), quan hệ với nhau theo nguyên tắc “Họ chín đời hơn người dưng” (“Cửu đại hơn ngoại nhân”). Trong sinh hoạt dòng họ, trưởng tộc và các chi trưởng cùng các bậc cao tuổi trong họ quyết định các công việc trong họ. Dòng họ duy trì các mối quan hệ huyết thống trên tinh thần “giọt máu đào hơn ao nước lã”, “họ chín đời hơn người dưng” thông qua gia phả (sổ ghi chép về lai lịch từng người của các đời thuộc các chi họ để nhận biết nhau và ứng xử với nhau), nhà thờ họ, ruộng họ, quỹ họ và ngày giỗ họ. Họ của người Việt từ lâu đã không còn là một đơn vị sản xuất, đơn vị kinh tế mà đã phân thành các gia đình nhỏ (tiểu gia đình phụ quyền) với thân phận kinh tế- xã hội riêng (“Anh em kiến giải nhất phận”). Song dòng họ tồn tại như một sức mạnh tâm lý. Đối với các công việc trong làng, họ không đóng một vai trò nào cả, song với sự cố kết về tâm lý huyết thống, dòng họ nổi lên là một tổ chức chi phối đời sống cộng đồng khi trong làng có các cặp họ đối lập: chính cư - ngụ cư; giàu - nghèo; đông đinh - ít đinh; có học - ít học v. v. Sự cố kết trong nội bộ dòng họ rất lớn thì sự liên kết giữa các dòng họ lại suy giảm. Vì thế, năm 1921, người Pháp lấy dòng họ để tổ chức lại bộ máy làng xã song đã thất bại do đánh giá sai về dòng họ [3] 12
  18. 2.Khái quát về dòng họ Nguyễn Quý tại phƣờng Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 2.1.Vài nét về mảnh đất và con người Đại Mỗ Đại Mỗ ngày nay là một phường thuộc quận Nam Từ Liêm có diện tích 4,98 km2, cư dân đông đúc. Đại Mỗ được hình thành từ lâu là một làng cổ nằm tại phía Tây Nam cách trung tâm Hà Nội 20km. Phường tiếp giáp với các phường thuộc Nam Từ Liêm: Phía bắc là phường Tây Mỗ, Phía đông là phường Trung Văn và Mễ Trì, phía tây là phường Dương Nội thuộc quận Hà Đông. Đại Mỗ có vị trí giao thông thuận lợi đường 72 từ Quận Hà Đông đi Quốc Oai và đường 70 từ Hà Đông đi Nhổn đều phải đi qua phường Đại Mỗ. Trước thời vua Minh Mạng năm 1820 - 1840 nơi đây còn có tên là Thiên Mỗ thuộc phạm vi của kinh thành Thăng Long xưa, Thiên Mỗ (hiện nay là Đại Mỗ) có 4 thôn: Thôn Đình, Thôn Ngang, Thôn Tháp và Thôn Chợ. Nghề truyền thống của vùng Đại Mỗ là nghề tơ lụa, nghề này có từ thời nhà Hồ (1400 - 1407): “ Lĩnh Mỗ, the La”, ngoài ra nhân dân trên địa bản cũng chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tại đây có 10 dòng họ, 8 nhà thờ, họ đông nhất là họ Nguyễn Quý, Nguyễn Công, Nguyễn Văn, Nguyễn Đình, Ngô, Lê …. Đại Mỗ phía đông có một con sông Nhuệ, phía tây là chợ và cầu Triền, chính giữa là cầu Đống Điếm và các ngõ hình răng lược đi theo hướng Bắc - Nam. Tại đây có di tích lịch sử văn hoá là Đình làng và nhà thờ Tam Đại Vương của dòng họ Nguyễn Quý. Nhìn lại lịch sử đây là mảnh đất sinh ra những người con hiếu học. Đất lụa, làng The, xóm Lĩnh xa xưa đã sản sinh ra những danh nhân một thời nổi bật nhất là cụ Nguyễn Quý Đức 29 tuổi đã đỗ Thám hoa “Khoa thi Bính Dần năm 1676 làm nên tề tướng thời vua Lê Huy Tông”. Kế thế đăng khoa, kế thế làm sư phó con của cụ Nguyễn Quý Đức là cụ Nguyễn Quý Ân đỗ hoàng dáp quốc sư công vị đại vương năm 1716 là Hữu Tư Giảng, dạy thế tử Trịnh Giang,. Cháu của cụ Nguyễn Quý Đức là cụ Nguyễn Quý Kính cũng đỗ đạt khoa bảng làm tới chức tham tụng lễ bộ thượng thư đến khi cụ quy tiên được sắc phong thành hoàng làng được thờ 13
  19. cùng thuỷ hải long vương nên tại đây thờ một danh thần, ba nhân thần, tổng có 34 sắc phong còn cả nên mang bức hoành: “Tứ thánh nhất tâm” (Một lòng phụng thờ bốn vị thánh). Thời kì nào Đại Mỗ cũng sinh ra những người con ưu tú, noi gương các vị tiền liệt của vùng. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, trong các cuộc kháng chiến, nhân dân Đại Mỗ đã tham gia kháng chiến, nuôi du kích, nhiều người con của mảnh đất Đại Mỗ tham gia chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân tại đây luôn ghi nhớ và biết ơn những cống hiến của họ cho quê hương, đất nước. Bên cạnh những truyền thống hiếu học, yêu nước mà cha ông để lại những người con của Đại Mỗ còn cần cù, tương thân, tương ái, năng động, sáng tạo. Đời sống nhân dân văn minh, tiến bộ, xây dựng khang trang, sạch đẹp. 2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của dòng họ Nguyễn Quý tại phường Đại Mỗ Theo gia phả của Dòng họ Nguyễn Quý hiện được lưu trữ tại phường Đại Mỗ thì thuỷ tổ của của dòng họ là cụ Nguyễn Phúc Tâm, là người làng Dũng Quyết (thuộc tỉnh Bắc Ninh) cụ làm nghề buôn bán và làm ruộng. Cụ là người đầu tiên chuyển cư tới làng Thiên Mỗ ( hiện nay là phường Đại Mỗ) . Từ đời cụ Nguyễn Phúc Tâm qua ba đời, họ Nguyễn làng Thiên Mỗ chỉ có một đinh. Tới đời thứ tư là cụ Nguyễn Quý Cường (tự Phúc Chỉ) đã sinh ra hai người con là cụ Nguyễn Quý Tinh và Cụ Nguyễn Quý Đức từ đó thế “độc đinh” bị phá vỡ, cũng từ đó họ Nguyễn Quý hình thành hai chi lớn: + Chi trưởng Nguyễn Quý Tinh + Chi thứ Nguyễn Quý Đức Từ đây họ Nguyễn Quý sinh sôi nảy nở đông đúc, dòng họ không chỉ phát triển về mặt dân số mà còn phát triển về học hành và hoạn lộ. Cũng theo gia phả dòng họ Nguyễn Quý có thể thấy hiếm có gia đình nào trong các triều đại lịch sử Việt Nam có ba đời tiếp nối đều là phúc thần. Ấy vậy mà dòng Họ Nguyễn Quý có ba bố con ông cháu “kế thế đăng khoa, kế thế làm sư phó, kế thế làm Đại vương, kế thế thượng đẳng phúc thần”. 14
  20. Cụ Nguyễn Quý Đức là con thứ hai của cụ đô Đài Ngự sử Nguyễn Quý Cường. Cụ sinh ngày 19/3 năm Mậu Tý (1648), niên hiệu Phúc Thái thứ 6. Cụ mất ngày 14/5 năm Canh Tí (1720) niên hiệu Bảo Thái thứ 1 thọ 73 tuổi Là gương mặt sang ngời trên chính trường Đại Việt cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII. Về cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn Quý Đức (Thám hoa Quốc lão Đại Vương), cụ sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, bố mẹ cụ hàng ngày đi bán dầu, bán than để kiếm sống. Khi cụ sinh ra mặt mũi khôi ngô tuấn tú, mỗi tay đều có một nốt ruồi đỏ, khi lớn lên cụ rất thông minh, đọc rộng hiểu nhiều. Năm 16 tuổi cụ đỗ Hương cống (cử nhân). Năm 23 tuổi cụ vào Ban Thị nội Văn chức. Năm 28 tuổi cụ đi thi Hội trúng Đình Nguyên Thám Hoa khoa Bính Thìn đời vua Lê Hy Tông. Trong cuộc đời làm quan của mình cụ đã được giữ nhiều trọng trách trong Triều đình Nhà Lê. Trong hơn 40 năm làm quan cụ luôn là một vị quan thanh liêm, bình dị, tận tuỵ với công việc. Cụ đã có nhiều đóng góp lớn lao cho việc trị quốc an dân đối với Triều đình nhà Lê, với đất nước, dân tộc. Tháng 8 năm 1686 cụ được cử làm Thiêm Đô Nghị Sử.Tháng 5 năm 1690 Triều đình cử cụ làm Chánh sứ dẫn đầu đoàn Sứ bộ sang Trung Quốc nộp thuế cống. Lần đi sứ này cụ đã dùng mọi lý lẽ hợp tình hớp lý để biện bạch về những tệ nạn thường xảy ra giữa biên giới hai nước. Vua nhà Thanh nghe phải khen cụ là bậc lương sứ (sứ giả tốt). Trong dịp này cụ đã viết cuốn “Hoa Trình Thi Tập” (tập thơ trên đường đi sứ sang Thanh). Tập thơ này Triều đình Nhà Thanh tán thưởng. Vua nhà Thanh sau khi đọc xong đã phong tặng cụ bốn chữ Hoa Quốc Văn Chương (Văn chương làm đẹp đất nước). Về nước cụ dâng tập thơ lên cho vua Lê xem. Vua Lê đã phê vào tập thơ bốn chữ Quốc Trâu Bảo Gia (tài sản quý của gia đình, châu báu của đất nước). Tháng 7 năm 1695 cụ được cử làm Đô Nghị Sứ. Tháng 8 năm 1696 cụ bị giáng xuống làm Binh Bộ Tả Thị Lang. Năm 1697 (Đinh Sửu) Vua Lê Hy Tông cử cụ Nguyễn Quý Đức vào nhóm Lê Hy Toản Tu và Tra Biên Quốc Sư 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2