Đề tài: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
lượt xem 71
download
Khi nói đến sản xuất kinh doanh thì cho dù dưới hình thức nào vấn đề được nêu ra trước tiên cũng là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấu của một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt của nền kinh tế quốc dân cũng như từng đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trường là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu
- ĐỀ TÀI "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu" Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Khi nói đế n sản xuất kinh doanh thì cho dù dướ i hình thức nào vấn đề được nêu ra trước tiên c ũng là hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu phấn đấ u c ủa một nền sản xuất, là thước đo về mọi mặt c ủa nền kinh tế quốc dân c ũng như từng đơn vị sản xuất. Lợi nhuận kinh doanh trong nền kinh tế thị trườ ng là mục tiêu lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Để đạt được điều đó mà vẫn đả m bảo chất lượ ng tốt, giá thành hợp lý, doanh nghiệp vẫn vững vàng trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý chiến lược kinh doanh là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp. Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước có bề dầy lịch sử, hiện nay đứng trước sự vận động c ủa nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt c ủa ngành. Công ty c ũng đang cố gắng tìm tòi sáng tạo cho mình một chiến lược phát triển kinh doanh tương đối bền vững trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản trị chiến lược vào điều kiện thực tiễn c ủa công ty nhằ m tạo ra cho mình một chiến lược kinh doanh trong định hướ ng 5-10 nă m tới hoặc dài hơn nữa. Tuy nhiên môi trườ ng kinh doanh luôn thay đổi và việc hoạch định chiến lược kinh doanh c ũng phải điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh mớ i và c ũng có thể nói không thể đề ra một chiến lược được xem là hoàn hảo nhất. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại Công ty bánh kẹo Hải Châ u trên cơ sở hệ thống lý thuyết đã được trang bị ở nhà trườ ng và căn cứ vào thực tế c ủa công ty, em đã chủ động lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty Bánh kẹo Hải Châu" là m nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp Nội dung nghiên cứu là vận dụng các vấn đề lý luận cơ bản về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh nói chung, để từ đó xem xét vấn đề s ử dụng hiệu quả chiến lược của công ty Bánh kẹo Hải Châu, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh c ủa Công ty trong thời gian tới. Luận văn tốt nghiệp bao gồm ba phần: - Phần I: Cơ sở lý luận c ủa hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp . - Phần II: Thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty Bánh kẹo Hải Châu . - Phần III: M ột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty Bánh kẹo Hải Châu trong giai đoạn 2005-2010. 2
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯ ỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP: 1.1.1- Những vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh c ủa Doanh nghiệp: 1.1.1.1-Khái niệm chiến lược kinh doanh: Nếu xét trên góc độ lịch sử thì thuật ngữ chiến lược đã có từ rất lâu bắt nguồn từ những trận đánh lớn diễn ra cách đây hàng ngàn nă m.Khi đó những ngườ i chỉ huy quân sự muốn phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điể m yếu c ủa quân thù, kết hợp với thời cơ như thiên thời địa lợi nhân hoà để đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng đánh mạnh vào những chỗ yếu nhất c ủa quân địch nhằm giành thắng lợi trên chiến trườ ng. Tuy nhiên,ngày nay thuật ngữ chiến lược lại được sử dụng rộng rã i trong kinh doanh.Phải chăng những nhà quản lý đã thực sự dánh giá được đúng vai trò to lớn c ủa nó trong công tác quản trị c ủa Doanh nghiệp nhằm đạ t được những mục tiêu to lớn đề ra. Vậy, chiến lược kinh doanh là gì? Và tại sao các nhà quản trị cần quan tâm đế n chiến lược kinh doanh như một nhiệ m vụ hàng đầ u trước khi tiến hành triển khai các hoạt động kinh doanh của mình.Để trả lời được câu hỏi này trước hết cần phải hiểu được chiến lượ c kinh doanh là gì? * Chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và hành động kinh doanh hướ ng mục tiêu để các nguồn lực của doanh nghiệp đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. Như vậy, theo đinh nghĩa này thì điể m đầu tiên c ủa chiến lược kinh doanh có liên quan tới các mục tiêu c ủa Doanh nghiệp. Đó chính là điều mà các nhà quản trị thực sự quan tâm. Có điều những chiến lược kinh doanh khác nhau sẽ xác định những mục tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, thờ i kỳ kinh doanh c ủa từng Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xác định, xây dựng và 3
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp quyết định chiến lược kinh doanh hướ ng mục tiêu là chưa đủ mà nó đòi hỏi mỗi chiến lược cần đưa ra những hành động hướ ng mục tiêu c ụ thể, hay còn gọi là cách thức làm thế nào để đạt được mục tiêu đó. Điể m thứ hai là chiến lược kinh doanh không phảỉ là những hành động riêng lẻ, đơn giản.Điều đó sẽ không dẫn tới một kết quả to lớn nào cho Doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh phải là tập hợp các hành động và quyết định hành động liên quan chặt chẽ với nhau,nó cho phép liên kết và phối hợp các nguồn lực tập trung giải quyết một vấn đề cụ thể c ủa Doanh nghiệp nhằm đạ t được mục tiêu đề ra.Như vậy,hiệu quả hành động sẽ cao hơn, kết quả hoạt động sẽ to lớn gấp bội nếu như chỉ hoạt động đơn lẻ thông thườ ng. Điều mà có thể gắn kết các nguồn lực cùng phối hợp hành động không đâu khác chính là mục tiêu c ủa Doanh nghiệp. Điể m thứ ba là chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá đúng dược điể m mạnh, điể m yếu c ủa mình kết hợp với những thời cơ và thách thức từ môi trườ ng. Điều đó sẽ giúp cho các nhà quản trị c ủa Doanh nghiệp tìm dược nhưng ưu thế cạnh tranh và khai thác dược những cơ hội nhằm đưa Doanh nghiệp chiếm dược vị thế chắc chắn trên thị trườ ng trước những đối thủ cạnh tranh. Điể m cuối cùng là chiến lươc kinh doanh phải tính đế n lợi ích lâu dà i và được xây dựng theo từng giai đoạn mà tại đó chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực của các nguồn lực là khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu c ủa mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ. Do vậy các nhà quản trị phải xây dựng thật chính xác cà chi tiết từng nhiệ m vụ c ủa chiến lược ở từng giai đoạn c ụ thể.Đặc biệt cần quan tâ m tới các biến số đễ thay đổi c ủa môi trườ ng kinh doanh.Bởi nó là nhân tố ảnh hưở ng rất lớn tới mục tiêu của chiến lược ở từng giai đoạn. 1.1.1.2-Phân loại chiến lược kinh doanh: Phân loại chiến lược kinh doanh là một công việc quan trọng mà tại đó các nhà quản trị cần lựa chọn những chiến lược phù hợp với mục tiêu đề ra cũng như phù hợp với nhiệm vu, chức năng c ủa từng bộ phận trong doanh 4
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp nghiệp hay toàn doanh nghiệp.Xét theo quy mô và chức năng lao động sả n xuất kinh doanh c ủa Doanh nghiệp mà nhà quản trị có thể lựa chọn ba chiế n lược cơ bản sau: a- Chiến lược công ty: Đây là chiến lược cấp cao nhất c ủa tổ chức hoặc doanh nghiệp có liên quan đế n các vấn đề lớn,có tính chất dai hạn và quyết định tương lai hoạt động c ủa doanh nghiệp.Thườ ng thì chiến lược công ty chịu ảnh hưở ng rất lớn bởi s ự biến động rất lớn c ủa cơ cấu ngành kinh doanh c ủa doanh nghiệp.Điều đó ảnh hưở ng không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh c ủa doanh nghiệp.Nó dẫn tới một hệ quả là doanh nghiệp co tiếp tục theo đuổi hoạt động trong lĩnh vực đó hay không?hay doanh nghiệp nên tham gia vào lĩnh vực khác mà tại đó lợi nhuận nói riêng hay các mục tiêu nào đó dễ dàng đạt được và đạt được với hiệu quả cao hơn.Và tương lai c ủa doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào quyết định đó. Điều tất nhiên là chiến lược công ty được thiết kế, xây dựng, lựa chọn và chịu trách nhiệm ở cấp cao nhất trong doanh nghiệp như hội đồng quản trị,ban giá m đốc,các nhà quản trị chiến lược cấp cao… b- Chiến lược cạnh tranh: Đây là chiến lược cấp thấp hơn so với chiến lược công ty.Mục đích chủ yếu c ủa chiến lược cạnh tranh là xem xét doanh nghiệp có nên tham gia hay tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong một lĩnh vực c ụ thể.Nhiệ m vụ chính c ủa chiến lược cạnh tranh là nghiên cứu những lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp đang có hoặc mong muốn có để vượt qua các đố i thủ cạnh tranh nhằ m giành một vị thế vững chắc trên thị trườ ng. c- Chiến lược chức năng: Là chiến lược cấp thấp nhất của một doanh nghiệp. Nó là tập hợp những quyết định và hành động hướ ng mục tiêu trong ngắn hạn(thườ ng dướ i 1 năm) c ủa các bộ phận chức năng khác nhau trong một doanh nghiệp. Chiế n lược chức năng giữ một vai trò quan trọng bởi khi thực hiện chiến lược này các nhà quản trị sẽ khai thác được những điểm mạnh c ủa các nguồn lực trong 5
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp doanh nghiệp. Điều đó là cơ sở để nghiên cứu xây dựng lên các ưu thế cạnh tranh c ủa doanh nghiệp hỗ trợ cho chiến lược cạnh tranh.Thông thườ ng các bộ phận chức năng c ủa doanh nghiệp như bộ phận nghiên c ứu và triển khai thị trườ ng, kế hoạch vật tư, quản lý nhân lực, tài chính kế toán, sản xuất…sẽ xây dựng lên các chiến lược c ủa riêng mình và chịu trách nhiệm chính trứơc hội đồng quản trị, ban giá m đốc về các kết quả đạt được. 1.1.1.3-Vai trò của chiến lược kinh doanh đ ối với hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải hướ ng vào mục tiêu xác định. Mục tiêu đó sẽ là động lực chính thúc đẩ y doanh nghiệp nỗ lực hành động để đạt được nó. Thườ ng thì các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đề u có những mục tiêu giống nhau là xâm nhập thị trườ ng, tăng lợi nhuận, mở rộng thị phần,…Nếu như các mục tiêu này không được xác lập rõ ràng thì chẳng khác nào doanh nghiệp bước trên cái cầu bấp bênh, có nguy cơ đổ sụp xuống trước những biến động không ngừng c ủa thi trườ ng. Do vậy yếu tố cần thiết nhất khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh là phải có mục tiêu rõ ràng. Nhưng thực tế đặt ra rằng để xác định được mục tiêu thì cần phải tiến hành các hoat động nghiê n cứu, đánh giá và phân tích các yếu tố như thị trườ ng,nhu cầu thị trườ ng,mô i trườ ng kinh doanh, công nghệ,…để hình thành lên mục tiêu.Đồng thời phải có các căn cứ về nguồn lực là cơ sở xây dựng mục tiêu. Để làm được điều này nhất thiết phải có chiến lược kinh doanh.Như vậy chiến lược kinh doanh có vai trò thứ nhất là xác lập có căn cứ,có cơ sở những mục tiêu cho Doanh nghiệp. Vai trò thứ hai c ủa chiến lựơc kinh doanh là cách thức phối hợp mọi nguồn lực tập trung vào giải quyết một mục tiêu c ụ thẻ c ủa doanh nghiệp.Tạ i sao chiến lược kinh doanh lại làm được điều đó?Trước hết ta phải xem xét cơ cấu tổ chức c ủa một doanh nghiệp.Về cơ c ấu tổ chức,doanh nghiệp bao gồ m các bộ phận chức năng khác nhau như phòng tổ chức,phòng hành 6
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp chính,phòng tài vụ,phòng kế hoạch vật tư,phòng marketing,…Mỗi phòng ban này sẽ đả m trách từng nhiệm vụ c ụ thể mà chức năng c ủa nó quy định.Do s ự phân chia theo chức năng như vậy nên các bộ phận này hoạt động hoàn toà n độc lập và chịu sự quản lý c ủa cấp cao hơn là ban giám đốc.Nếu chỉ hoạt động thông thườ ng một cách riêng lẻ thì quả hoạt động đem lại cho doanh nghiệp là không đáng kể vì các nguồn lực của bộ phận này là giới hạn.Vậy yêu cầu đặt ra là phải có một cách thức nào đó cho phép liên kết,phối hợp các nguồn lực riêng biệt này thành một nguồn lực tổng thể phục vụ cho mục tiê u chung c ủa doanh nghiệp.Đó chính là chiến lược kinh doanh.Như vậy chiế n lược kinh doanh sẽ khai thác được những ưu thế cạnh tranh từ sự phối hợp giữa các nguồn lực này . Vai trò thứ ba c ủa chiến lược kinh doanh là đề ra được cách thức hành động hướ ng mục tiêu sát thực tế hơn, hiệu quả hơn.Bởi lẽ mọi quyết định và hành động đề u dựa trên sự phân tích và đánh giá thực trạng điểm mạnh, điể m yếu c ủa doanh nghiệp c ũng như nhưng thời cơ và đe dọa của môi trương kinh doanh.Tất cả đều được phản ánh chính xác trong chiến lược kinh doanh.Do vậy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ gắn chặt với thực trạng c ủa doanh nghiệp.Các nhà quản trị biết được sẽ khai thác những ưu thế cạnh tranh nào,tận dụng nhưng thời cơ nào.Một kết quả tất yếu là hiệu quả c ủa hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ rất cao. 1.1.1.4-Nội dung của chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh không chỉ là những mục tiêu mà còn gồm chương trình hành động hướ ng mục tiêu.Tất cả được thể hiện c ụ thể trong mỗi chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn. Về mục tiêu c ủa chiến lược kinh doanh,các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ xác định đâu là mục tiêu quan trọng nhất,chủ yếu nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được.Có điều là doanh nghiệp cần phải giải quyết những mục tiê u nhỏ khác để có cơ sở thực hiện mục tiêu chính.Mỗi một mục tiêu nhỏ có những nhiệ m vụ riêng,cần được phân chia thực hiện theo chức năng c ủa từng 7
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp bộ phận trong doanh nghiệp.Mối liên kết chặt chè giữa các mục tiêu nhỏ và mục tiêu lớn là căn cứ đả m bảo chiến lược kinh doanh c ủa doanh nghiệp là có tính khả thi. Về chương trình hành động là cách thức triển khai thực hiện mục tiê u đặt ra. Những cơ sở để xây dựng chương trình dựa trên các nguồn lực c ủa doanh nghiệp.Cách thức triển khai chính là sử dụng các nguồn lực này để giả i quyết từng nhiệ m vụ được chi tiết rõ trong từng mục tiêu con.Tuy nhiê n chương trình phải có s ự sắp xếp thứ tự hợp lý không gây xáo trộn khi triển khai. 1.1.2- M ột vài nét về quản tr ị chiến lược kinh doanh trong Doanh nghiệp: 1.1.2.1-Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh: * Quản trị chiến lược kinh doanh là một loạt các bước mà các thành viên c ủa doanh nghiệp phải thực hiện như phân tích tình hình hiên tại,quyết định những chiến lược,đưa những chiến lược này vào thực thi và đánh giá/điều chỉnh/thay đổi những chiến lược khi cần thiết.Nó bao gồm tất cả các chức năng cơ bản của quản trị: Lập kế hoạch,tổ chức,lãnh đạo va kiểm soát. * Như vậy nếu so sánh với Quản trị Doanh nghiêp thì quản trị chiế n lược kinh doanh nhấn mạnh đế n các vấn đề sau: - Quản trị chiến lược kinh doanh có trọng tâm bên ngoài.Vì khi tiế n hành quản trị chiến lược các nhân viên của doanh nghiệp phảI phân tích và đánh giá môI trườ ng bên ngoàI như tình hình kinh ttrong và ngoàI nước,c ủa ngành nghề kinh doanh,các đối thủ cạnh tranh,những biến đổi c ủa thị trườ ng có thể ảnh hưở ng tới quyết định và hành động c ủa chiến lược. - Quản trị chiến lược kinh doanh có trọng tâm bên trong.Vì nó nhấ n mạnh tới mối tương tác c ủa những lĩnh vực và hoạt động chức năng khác nhau c ủa doanh nghiệp.Các chiến lược kinh doanh c ủa doanh nghiệp không được xây dựng và thực hiện biêt lập, mà nó được xây dựng va thực hiện trên sự liên kết và phối hợp c ủa các chức năng với nhau .Quản trị chiến lược sẽ tạo ra sự phối hợp này. 8
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp -Quản trị chiến lược kinh doanh có trọng tâm tương lai.Vì đó là cách thức quản trị một tiến trình hành động đã được định sẵn với những mục tiê u cụ thể. 1.1.2.2-Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh: Một trong những lý do tại sao hiểu được quản tri chiến lược quan trọng là liệu các nhân viên quản lý chiến lược có tạo ra được sự khác biệt về kết quả hoạt động c ủa doanh nghiệp hay không?Các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời tổng quát qua một loạt các nghiên cứu là co tồn tại mối quan hệ tích c ực giữa kế hoạch chiến lược và kết quả hoạt động.Dườ ng như các doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật quản trị chiến lược để nâng cao kết quả họat động.Nếu quả n trị chiến lược ảnh hưở ng tới kết quả hoạt đọng sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp thì đó chính là vai trò quan trọng hàng đầ u c ủa nó. Vai trò thứ hai c ủa quản trị chiến lượclà cách thức quản trị hữu hiệ u giúp cho doanh nghiệp có thể đối phó với các tình huống thay đổi. Những thayđổi đó có thể là nhỏ hoặc lớn,nhưng luôn có sự thay đổi để đối phó. Để đối phó có hiệu quả với những biến động của môi trườ ng bên trong và ngoài công ty,nhằ m đạt được kết quả mong muốn là một thử thách thật sự. Tuy nhiên đó chính là nơi để quản tri chiến lược ra tay. Bằng viêc tuân thủ một cách hệ thống quá trình quản trị chiến lược,các nhà quản trị sẽ xem xét tất cả các vấn đề quan trọng để đưa ra nhưng quyết định phù hợp nhất. Vai trò thứ ba c ủa quản trị chiến lược đó là thông qua đó các bộ phậ n chứ năng, những công việc khác nhau có thể phối hợp và tập trung để đạt được mục tiêu chung. Quá trình quản trị chiến lược thực hiên được mục đích này. Khi họ quản trị chiến lược,những nhân viên đạ i diện cho tất cả các góc độ khác nhau c ủa doanh nghiệp, từ sản xuất, tiếp thị đế n kế toán và ở tất cả các cấp tham gia xây dựng và thực hiện chiến lược giúp cho doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đề ra. 1.1.2.3-Nội dung của quản trị chiến lược kinh doanh: * Công tác hoạch định: 9
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp Là một quá trình hoạt động để định ra các mục tiêu,xác lập những phương tiện và nguồn lực cần thiết đạt được những mục tiêu, đồng thời xác định các giai đoạn thực hiện và cho phép hướ ng dẫn mỗi thành viên trong doanh nghiệp biết mình phải làm gì Những điể m cần lưu ý trong hoạch định: - Hoạch định không phải là dự báo mà là một quá trình xác lập có că n cứ,có thực tế những vấn đề quyết định tương lai cuả doanh nghiệp - Hoạch định để lườ ng trước được những rủi ro cho doanh nghiệp. - Hoạch định có mục đích soạn thảo lên một kế hoạch các hành động. * Công tác tổ chức: Là một quá trình vận dụng cấu trúc tổ chức cho phép các cá nhâ n hợp tác với nhau để cùng đạt được mục đích chung.Một cách c ụ thể thì công tác tổ chức xác định những nhiệm vụ,thiết lập những mối liên hệ quyền lực, sự hợp tác và trao đổi thông tin để thực thi nhiệ m vụ. * Công tác lãnh đạo: Là công việc liên kết giữa các cá nhân với nhau cùng tiến hành triển khai một công việc chung.Trong đó các nhà quản trị cần phải nắm rõ từng công việc phân chia và biết cách sử dụng ngườ i thích hợp giải quyết công việc. * Công tác kiểm soát: Là một quá trình cho phép các nhà quản trị đánh giá được hiệu quả c ủa công việc,so sánh các kết quả đạt được với những kế hoạch, những mục tiêu đặt ra và sử dụng các phương pháp điều chỉnh thích hợp để đạt được mục tiê u như ý muốn. 1.1.2.4-Mối liên hệ trong quản trị chiến lược kinh doanh Quản trị chiến lược kinh doanh là một hoạt động phối hợp các công tác hoạch định,tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát nhằ m quản trị có hiệu quả một chiến lược kinh doanh c ủa doanh nghiệp.Mỗi một công tác có một vai trò hết sướ quan trọng mà thiêu nó các nhà quản trị không thể đả m bảo được hoạt động hướ ng mục tiêu c ủa doanh nghiệp sẽ dạt được các kết quả mong muốn. 10
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp Các nhà quản trị có thực hiện tốt công tác hoạch định thì mới tiến hành tốt các bước tiếp theo được.Vì hoạch định sẽ đinh ra được cá mục tiêu,các nhiệ m vụ cần thiết.Đó chính là cơ sở cho các nhà quản trị phân chia công việc, điều tiết các nguồn lực cần thiết để triển khai thực hiện.Đồng thời đó cũng là căn cứ để các nhà quản ttrị xây dựng các mối quan hệ quyền lực,các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau trong quá tình thực hiện.Cuối cùng thì công tác kiểm soát là so sánh kết quả đạt được với cá mục tiêu đặt ra.Ngược lại khi các nhà quản trị xây dựng các mục tiêu cho một chiến lược thì phải căn cứ trên cấu tấuc tổ chức c ủa doanh nghiệp mà các nhà quản trị đã thiết lập thì khi tiến hành hiệu quả công việc. Như vậy giữa các bước c ủa quản trị chiến lược kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. 1.2- KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1-Khái niệm và mục tiêu c ủa hoạch định chiến lươc kinh doanh Hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp của các tác giả như: Theo Anthony: “Hoạch định chiến lược là một quá trình quyết định các mục tiêu c ủa doanh nghiệp,về những thay đổi trong các mục tiêu,về s ử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu, các chính sách để quản lý thành quả hiện tại, sử dụng và sắp xếp các nguồn lực.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Phạm Lan Anh- NXB Khoa học và Kỹ thuật) Theo Denning: “Hoạch định chiến lược là xác định tình thế kinh doanh trong tương lai có liên quan đặc biệt tới tình trạng sản phẩm-thị trườ ng,khả năng sinh lợi, quy mô, tốc độ đổi mới, mối quan hệ với lãnh đạo, ngườ i lao động và công việc kinh doanh.” (Quản trị chiến lược - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến- NXB Lao động) Tuy các tác giả có cách diễn đạt quan diểm c ủa mình khác nhau nhưng xét trên mục đích thống nhất c ủa hoạch định chiến lược thì ý nghĩa chỉ là một. Và nó được hiểu một cách đơn giản như sau: 11
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp · Hoạch định chiến lược kinh doanh là việc xác định các mục tiêu c ủa doanh nghiệp và các phương pháp được sử dụng để thực hiên các mục tiêu đó. 1.2.2-M ục đích c ủa công tác hoạch định chiến lược kinh doanh 1.2.2.1-Mục đích dài hạn Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt dộng kinh doanh luô n nghĩ tới một tương lai tồn tại và phát triển lâu dài.Vì điều đó sẽ tạo cho doanh nghiệp thu được những lợi ích lớn dần theo thời gian.Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh sẽ đả m bảo cho doanh nghiệp có một tương lai phát triển lâu dài và bền vững.Các phân tích và đánh giá về môi trườ ng kinh doanh,về các nguồn lực khi xây dựng một chiến lược kinh doanh luôn được tính đế n trong một khoảng thời gian dài hạn cho phép(ít nhất là 5 năm).Đó là khoảng thời gian mà doanh nghiệp có đủ điều kiện để s ử dụng hiệu quả các nguồn lực c ủa mình c ũng như khai thác các yếu tố có lợi từ môi trườ ng. Lợi ích có được khi thực hiện chiến lược kinh doanh phải có sự tăng trưở ng dầ n dần để có sự tích luỹ đủ về lượ ng rồi sau đó mới có sự nhảy vọt về chất. Hoạch định chiến lược kinh doanh luôn hướ ng những mục tiêu cuối cùng ở những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp để doanh nghiệp đạt được với hiệ u quả cao nhất.Có điều kiện tốt thì các bước thực hiện mới tốt,làm nền móng cho sợ phát triển tiếp theo.Ví dụ: khi doanh nghiệp thực hiện chiến lược xâ m nhập thị trườ ng cho sản phẩm mới thì điều tất yếu là doanh nghiêp không thể có ngay một vị trí tốt cho sản phẩm mới của mình,mà những sản phẩ m mớ i này cần phải trải qua một thời gian thử nghiệ m nào đó mới chứng minh được chất lượ ng c ũng như các ưu thế cạnh tranh khác c ủa mình trên thị trườ ng.Là m được điều đó doanh nghiệp mất ít nhất là vài nă m.Trong quá trình thực hiện xâm nhập thị trườ ng doanh nghiệp cần phải đạt được các chỉ tiêu cơ bản nào đó là m cơ sở cho sự phát triển tiếp theo.Sau đó doanh nghiệp cần phải c ủng cố xây dựng hình ảnh thương hiệu c ủa sản phẩ m trên thị trườ ng.Đó là cả một quá trình mà doanh nghiệp tốn kém rất nhiều công sức mới có thể triển khai thành công. 12
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp 1.2.2.2-Mục đích ngắn hạn: Hoạch dịnh chiến lược kinh doanh sẽ cho phép các bộ phận chức năng cùng phối hợp hành động vơí nhau để hướ ng vào mục tiêu chung c ủa doanh nghiệp.Hơn nữa mục tiêu chung không phải là một bước đơn thuần mà là tập hợp các bước,các giai đoạn.Yêu cầu của chiến lược kinh doanh là giải quyết tốt từng bước,từng giai đoạn dựa trên sự nỗ lực đóng góp c ủa các bộ phậ n chức năng này.Do vậy mục đích ngắn hạn c ủa hoạch định chiến lược kinh doanh là tạo ra những kết quả tốt đẹp ở từng giai đoạn trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ c ủa từng giai đoạn đó. 1.2.3 - Nội dung c ủa công tác hoạch định chiến lược kinh doanh: 1.2.3.1-Phân tích môi trương cạnh tranh của doanh nghiệp: Môi trườ ng kinh doanh c ủa doanh nghiệp được xem xét như một yếu tố tác động quan trọng tới các hoạt động c ủa doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể tránh khỏi khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Chúng ta có thể hiểu được điều tất yếu đó nếu nhận thức được doanh nghiệp như là một hệ thống mở.Mà tại đó các bộ phận không chỉ tương tác với nhau theo một liên kết lôgic mà còn chịu tác động chi phối c ủa môi trườ ng bên ngoài.Hệ thống sẽ tiếp nhận những yếu tố đầ u vào và qua quá trình xử lý sẽ cho sản sinh các yếu tố đầ u ra.Như vậy giữa doanh nghiệp và môi trườ ng có sự tương tác hữu cơ,tác động qua lại.Đó mới chỉ là cách hiểu đơn giản về vai trò c ủa môi trườ ng đối với doanh nghiệp.Nếu hiểu rõ nắm bắt chắc chắn những đặc tính và nhữn biến đổi c ủa môi trườ ng kinh doanh thì các nhà quản trị sẽ khai thác được những thời cơ và thuận lợi đem lại từ môi trườ ng như yếu tố đầ u vào hiệu quả và đầ u ra thích hợp.Trong nền kinh tế phát triển đa dạng và phức tạp thì sư nắm bắt môi trừơ ng sẽ rất là khó khăn do sự xuất hiện c ủa quá nhiều thông tin gây nhiễu,cần phải được lựa chọn kỹ càng.Đồng thời không chỉ có một doanh nghiệp tham gia khai thác những tiề m năng từ môi trườ ng mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác co cùng mối quan tâm.Chính điều đó tạo nên s ự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau về các nguồn lực từ môi trườ ng. 13
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp Trước khi phân tích môi trườ ng kinh doanh cuả doanh nghiệp,chúng ta cần phải xem xét các quan điểm c ủa môi trườ ng về tổ chức. * Môi trườ ng với quan điểm thông tin:Trong cách tiếp cận này,mô i trườ ng được xem như một nguồn thông tin giúp cho việc ra quyết định.Khía cạnh chủ yếu c ủa cách tiếp cận này là ý tưở ng về tính dễ thay đổi c ủa mô i trườ ng,được xác định bằng số lượ ng những thay đổi và tính phức tạp cuả mô i trườ ng doanh nghiệp.Nếu môi trườ ng c ủa doanh nghiệp thay đổi nhanh quá,thì môi trườ ng được xếp vào loại biến đổi.Nếu ít thay đổi và diễn ra chậm,thì môi trườ ng đó ổn định. * Môi trườ ng với quan điểm là nguồn gốc của mọi nguồn lực:Trong cách tiếp cận này,môi trườ ng được coi như một nguồn lực cần thiết và quý hiế m mà các đối thủ cạnh tranh đang tìm kiếm.khi môi trườ ng trở lên thù địch (có nghĩa là việc khai thác và kiểm soát trở nên khó khăn) các doanh nghiệp ở trong trạng thái không ổn định hơn.Trong điều kiện không ổn định,các nhà quản trị cần tìm cách để giành lấy và kiể m soát những nguồn lực quan trọng đó.Họ làm như vậy thông qua việc theo dõi môi trườ ng,ra các quyết định đúng đắ n dựa trên những gì họ thấy đang diễn ra và luôn ghi nhớ rằng mô i trườ ng là nguồn gốc c ủa nguồn lực quý báu đó. a- Môi trường vĩ mô: Bao gồm những yếu tố bên ngoài ảnh hưở ng gián tiếp tới doanh nghiệp và doanh nghiệp hầu như không thể kiể m soát được. Những yếu tố này biểu lộ các xu thế hay hoàn cảnh biến đổi có thể có,tác động tích c ực(cơ hội) hay tiêu cực( đe doạ) đối với doanh nghiệp.Tuy nhiên không phải điều gì xảy ra ở những lĩnh vực này đề u là cơ hội hay là đe doạ.Rất nhiều thay đổi xảy ra không ảnh hưở ng tý nào tới doanh nghiệp.Chúng ta quan tâm tới năm lĩnh vực môi trừơ ng vĩ mô sau: * Môi trườ ng kinh tế: Là lĩnh vực kinh tế bao gồm tất cả mọi số liệu kinh tế vĩ mô, các số liệu thống kê hiện nay,các xu thế và thay đổi đang xả y ra.Nhưng số liệu thống kê này rất có ích cho việc đánh giá ngành kinh doanh 14
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp và môi trườ ng cạnh tranh c ủa doanh nghiệp.Những thông tin kinh tế bao gồm:lãi suất ngân hàng,tỉ giá hối đoái và giá đô la,thặng dư hay thâm hụt ngân sách,thặng dư hay thâm hụt thương mại,tỉ lệ lạm phát,tổng sản phẩ m quốc dân,kết quả chu kỳ kinh tế,thu nhập và chi tiêu c ủa khách hàng,mức nợ,tỉ lệ thất nghiệp,năng suất lao động.Khi xem xét những con số thống kê này,các nhà quản tị cần quan tâm tới những thông tin hiện có và những xu thế dự báo.Và điều cần là xem s ự tác động cua nó như thế nào tới doanh nghiệp.Ví dụ việc tăng lãi suất ngân hàng là có lợi hay có hại tới doanh nghiệp…. * Môi trườ ng dân số:Là lĩnh vực dân số mà các nhà quản trị cần quan tâm bao gồm các thông tin như:giới tính,tuổi,thu nhập,cơ cấu chủng tộc,trình đọ giáo dục,sở thích,mật độ dân cư,vị trí địa lý,tỉ lệ sinh,tỉ lệ thất nghiệp,…Điều cần nhất là phải đánh giá đúng xu thế và thay đổi c ủa dân số. Các thông tin này sẽ xác lập nên tập khách hàng hiện tại và tiềm năng c ủa doanh nghiệp trong tương lai.Hơn nữa,các nhà quản trị sẽ biết đươc nhiề u những cơ hội về thị trườ ng mà doanh nghiệp đang có và những thị trườ ng mà doanh nghiệp muốn thâm nhập. * Môi trườ ng văn hoá xã hội: được hiểu như những giá trị sống tinh thần c ủa mỗi dân tộc,mỗi đất nước.Nó tạo ra những đặc tính riêng trong cách tiêu dùng cua ngườ i dân c ũng như những hạn chế vô hình mà các doanh nghiệp bắt gặp khi thâm nhập thị trườ ng.Do vậy cần phải nghiên cứu kỹ để tránh khỏi những phản ứng tiêu c ực c ủa ngườ i dân do xâ m hại tới những giá trị truyền thống c ủa họ.Nghiên c ứu kỹ môi trườ ng này, các nhà quản trị sẽ tránh được những tổn thất không hay là m giả m uy tín c ủa doanh nghiệp.Đó cũng là những căn c ứ cần thiết để xác lập những vùng thị trườ ng có tính chất đồng dạng với nhau để tập trung khai thác. * Môi trườ ng chính trị pháp luật: bao gồm các quy định,các điều luật của nhà nước có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp.Những sự thay đổi rất có thể làm biến đổi những luật chơi,đồng thờ i 15
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp cũng lám phát sinh những khó khăn cho doanh nghiệp .Không chỉ quan tâ m tới vấn đề pháp luật mà doanh nghiệp còn phải quan tâm tới các đả ng phái chính trị tham gia cầm quyền.Bởi mỗi lần thay đổi chính quyền là một loạt các chính sach mới ra đờ i. * Môi trườ ng công nghệ: Sự tiến bộ không ngừng c ủa khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động c ũng như cho ra những thế hệ sản phẩm mới với nhiều tính năng độc đáo.Điều đó tạo ra sức cạnh tranh lớn cho những doanh nghiệp nào nắm bắt được những công nghệ tiên tiến đó.Đồng thời đ i kèm theo sự tiến bộ đó là xu thế phát triển của xã hội.Nó làm biến đổi nhu cầ u của ngườ i dân từ thấp tới cao, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nỗ lực lớn về công nghệ để đáp ứng được những nhu cầu đó…. b- Môi trường đ ặc thù: bao gồm những thành phần bên ngoài mà doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp.Cụ thể la môI trườ ng đặc trưng gồm các biến số cạnh tranh và công nghiệp.Một ngành công nghiệp có thể định nghĩa là một nhó m hoặc những nhóm doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩ m tương tự hoặc như nhau.Những doanhnghiệp này cạnh tranh với nhau giành khách và đả m bảo nhưng nguồn lực cần thiết(đầ u vào) để biến đổi(quá trình xử lý) thành các sản phẩ m(đầ u ra).Một trong những cách được sử dụng phổ quát nhất để phân tích và đánh giá nhưng thông tin về môI trườ ng đặc trưng là mô hình năm lực lượ ng do Michael Porter xây dựng.Nội dung c ủa các lực lượ ng đó như sau: * Thị trườ ng các nhà cung ứng:Là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưở ng trực tiếp tới các hoạt động c ủa doanh nghiệp.Khi nhìn nhận doanh nghiệp như một hệ thống mở thì điều tất yếu là doanh nghiệp sẽ phải tiếp nhận những yếu tố đầ u vào cung ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Như vậy, Doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung ứng.Một sự chọn lựa không chính xác sẽ dẫn tới một hậu quả là doanh nghiệp sẽ không được dáp ứng đầ y đủ những gì cần thiết phục vụ quá trình sản xuất c ủa mình.Hoặc một sự phản ứng tiêu c ực c ủa nàh cung ứng c ũng coá thể làm gián 16
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp đoạn sự liên tuc của quá trình sản xuất kinh doanh.Ví dụ như nhà cung ứng giao hàng không đúng hẹn hoặc như chất lượ ng không đúng trong hợp đồng cam kết.Do vậy,doanh nghiệp hết sức quan tâm tới thị trườ ng này,cần có những chính sách lựa chọn các nàh cung ứng theo nguyên tắc không bỏ trứng vào một giỏ.Điều đó sẽ cho phép doanh nghiệp tránh được những rủi ro đem lại từ nhã cung cấp khi họ có những ý định thay đổi các điều kiện hợp tác.Mặt khác cần lựa chọn những nhà cung cấp truyền thống,đả m bảo cho doanh nghiệp khai thác được tính ưu thế trong kinh doanh như giả m chi phí nghiê n cứu đầ u vào,nợ tiền hàng để quay vòng vốn…Ngoài ra s ự cạnh tranh c ủa các nhà cung ứng c ĩng là những đIều kiên tốt để doanh nghiệp xác định được chất lượ ng,c ũng như giá cả của đầ u vào. * Thị trườ ng khách hàng: Đây là một trong những thi trườ ng quan trọng nhất c ủa doanh nghiệp.Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp có hiệu quả hay không là phản ánh rõ ràng trên thị trườ ng này thông qua các chỉ tiêu như doanh thu,lợi nhuận,khả năng cạnh tranh,khả năng xâm nhập thị trườ ng mới…Sự đòi hỏi c ủa khách hàng về chất lượ ng và giá cả luôn là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp.Nếu không đáp ứng được những yêu cầu đó,họ sẽ chuyển nagy sang tiêu dùng loại sản phẩm khác thay thế hoăc lựa chọn hàng hoá của doanh nghiệp khác để thoả mãn nhu cầu c ủa họ với chi phí thấp nhất.Điều đó lại làm cho doanh nghiệp phảI tăng chi phí cho nghiên cứu để tạo ra những sản phẩ m mong muốn đó c ủa khách hàng,đồng thời phải tìm kiế m những giải pháp tiết kiệm chi phí đầ u vào để giảm giá thành sản xuất và tăng năng suất lao động.Điều đó thật khó vì trong đó tồn tại những mâu thuẫn giữa chi phí đầ u vào và giá cả đầ u ra. Nếu Doanh nghiệp không làm được điều đó chứng tỏ khả năng cạnh tranh c ủa doanh nghiệp rất thấp và doanh nghiệp dễ dàng bị đánh bật ra khỏi thi trườ ng bởi các đối thủ cạnh tranh.Nên nhớ rằng khách hàng là ngườ i quyết định trong việc mua sắm nên hoạt động kinh doanh phải hướ ng vào khách hàng,coi khách hàng là xuất phát điểm.Là m được như vậy doanh nghiệp mới thu hút được khách hàng đồng thời giữ được 17
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp khách hàng c ủa mình.Việc xác lập những tập khách hàng khác nhau như khách hàng tiềm năng,khách hàng truyền thống c ũng chiếm một vai trò rất quan trọng tới hiệu quả kinh doanh c ủa doanh nghiệp.Doanh nghiệp sẽ khai thác hiệu quả các tập khách hàng này nếu như phân tích và đánh giá chính xác các thông số marketing có liên quan tới khách hàng như thu nhập,sở thích,nhu cầu,…để đưa ra những sản phẩm thích hợp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. * Sự đe dọa của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng:Đây là mối lo lắng thườ ng trực c ủa các doanh nghiệp không chỉ c ủa riêng một doanh nghiệp nào.Với một ngành kinh doanh không phảI chỉ có riêng mọt doanh nghiệp tha gia phục vụ mà còn có rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng cùng có mối quan tâm để khai thác những lơii ích to lớn đem lại từ số đông khách hàng.C ũng giống như quy luật sinh tồn thì sự sống sẽ thuộc về những kẻ mạnh.Trong thương trườ ng c ũng vậy không có sự tồn tại cuả khái niệm nhân đạo. Mọi Doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những cách thức riêng, có thể chống chọi với các đối thủ cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các đối thủ cạnh tranh sẽ sử dụng những ưu thế c ủa mình để thu hút ca lôi kéo khách hàng về phía họ bằng các chính sách khôn khéo có lợi cho khách hàng,hoặc bằng những sản phẩ m mới đáp ứng được tốt nhất nhu cầu đa dạng và phong phú c ủa khách hàng.Sự lớn mạnh c ủa các doanh nghiệp do liên doanh, liê n kết đem lại,hoặc sự xuất hiện c ủa các đối thủ cạnh tranh lớn khác đến từ bên ngoài sẽ tạo ra một thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ hơn do không khai thác được tính kinh tế theo quy mô,và công nghệ hiện đạ i. Nhưng thực tế lại chứng minh sự tồn tại c ủa các doanh nghiệp này một cách thuyết phục bởi lẽ các Doanh nghiệp nhỏ biết chuyển hướng cạnh tranh sang một trạng thá i khác,tránh hiện tượ ng đối đầ u vơí các doanh nghiệp lớn. Các công cụ hữu dụng mà các doanh nghiệp biết tập trung khai thác lợi thế từ nó như: chính sách về sản phẩm, chính sách về giá, chính sách phân phối,chính sách khuếch trương và xúc tiến thương mại,…. 18
- Bùi ThÕ Phúc -K36 A5 Luận văn tốt nghiệp * Sự đe doạ c ủa sản phẩm thay thế:Trong tiêu dùng thì nhu cầu c ủa khách hàng luôn thay đổi ngoại trừ những nhu cầu thiết yếu c ủa đờ i sống như gạo,nước,…Những mong muốn c ủa khách hàng la muốn chuyển sang tiê u dùng một loại sản phẩ m mới khác co thể thay thế được nhưng phải có s ự khác biệt.Sự ra đờ i c ủa loại sản phẩm mới sẽ là thách thức lớn cho Doanh nghiệp vì sẽ có một bộ phận khách háng sẽ quay lưng lại với những sản phẩ m c ũ.Điều đó sẽ là m cho Doanh nghiệp mất đi một lượ ng khách hàng to lớn và không đả m bảo cho doanh nghiệp thu được lợi ích từ khách hàng. Yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào chống chọi đươc với những sản phẩm thay thế đó. Doanh nghiệp không thể vứt bỏ công nghệ c ũ c ủa mĩnh để theo đuổi một công nghệ mới khác. Nhiệm vụ là các doanh nghiệp phải cải tiến công nghệ,tạo ra những đặc tính hay đơn giản chỉ là những thay đổi bên ngoài c ủa sản phẩm cải tiế n để níu giữ và thu hút thêm được khách hàng mới. * Sự cạnh tranh hiện tại giữa các doanh mghiệp trong ngành: Một lĩnh vực hoạt động hiêu quả là một lính vực hứa hẹn nhiều lợi nhuận đem lại nhưng đó c ũng là lĩnh vực thu hút nhiều các đối thủ cạnh tranh,tạo nên s ự khắc nghiệt trong lĩnh vực đó.Đó chính là mức độ cạnh tranh c ủa ngành.Vậy điều gì ảnh hưở ng đến mức độ cạnh tranh? Theo M.Porter thì co tám điều kiện ảnh hưở ng tới mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện hành: - Số lượ ng các đối thủ cạnh tranh hiện hành -Mức tăng trưở ng công nghiệp chậm -Điều kiện chi phí lưu kho hay chi phí c ố định cao -Sự thiếu hụt chi phí để dị biệt hoá hay chuyển đổi -Công suất phải được tăng với mức lớn -Đối thủ đa dạng -Đặt chiến lược cao -Sự tồn tại c ủa rào cản xuất thị. 1.2.3.2-Phân tích các nguồn lực bên trong và bên ngoài: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Đồng Tháp”
75 p | 2805 | 1425
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng tại công ty Cổ phần cổ phần tạp đoàn Thành Nam
51 p | 1417 | 205
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty CP May Sơn Hà
67 p | 725 | 203
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty cổ phần May 10”
94 p | 395 | 124
-
Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp”
119 p | 333 | 119
-
Đề tài Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Nam Việt
62 p | 714 | 97
-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Sông Đà 11
92 p | 354 | 93
-
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ Micco
78 p | 357 | 73
-
Đề tài “Hoàn thiện Công Tác Kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH TM và XNK DVD”
82 p | 182 | 62
-
Báo cáo thực tập: Hoàn thiện công tác kế toán tại công ty cổ phần đầu tư địa ốc Sông Hồng
94 p | 270 | 51
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác thông quan hàng hạt nhựa nhập khẩu tại Công ty cổ phần Công nghệ phẩm Đà Nẵng
76 p | 153 | 25
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm
57 p | 125 | 25
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy Giấy Đồng Nai
84 p | 131 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang
134 p | 23 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi
121 p | 15 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Trường Đại học Quảng Nam
103 p | 23 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại Viễn thông tỉnh Quảng Ngãi
26 p | 113 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Viện Đào tạo mở và Công nghệ thông tin - Đại học Huế
24 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn