1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
A/ Chủ thể của kiểm soát: ............................................................................................................................ 2<br />
B/ Phương pháp và hình thức kiểm soát: ................................................................................................... 3<br />
C/ Các công cụ và kĩ thuật kiểm soát: .......................................................................................................... 6<br />
<br />
2<br />
<br />
Kiểm soát việc thi cuối kì của sinh viên tại trường Đại học Kinh tế quốc dân<br />
Đối tượng kiểm soát: Sinh viên tham gia thi cuối kì.<br />
Mục tiêu: Đảm bảo kì thi diễn ra công bằng, không có gian lận trong thi cử, thu được kết<br />
quả là điểm phản ánh đúng năng lực của từng sinh viên.<br />
Các giai đoạn của một kì thi cuối kì:<br />
Lên lịch thi,<br />
địa điểm thi<br />
<br />
Tổ chức thi<br />
<br />
Chấm bài và<br />
công bố<br />
điểm<br />
<br />
Giải quyết<br />
các trường<br />
hợp phúc<br />
khảo<br />
<br />
Ghi nhận<br />
điểm<br />
chính thức<br />
<br />
A/ Chủ thể của kiểm soát:<br />
Chủ thể kiểm soát là đơn vị đưa ra các tác động kiểm soát hay thực hiện chức năng<br />
kiểm soát. Đối với trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân thì quá trình tổ chức thi sẽ được kiểm<br />
soát bởi phòng Quản l{ đào tạo, phòng Thanh tra, Đảm bảo chất lượng giáo dục và Khảo<br />
thí.<br />
Cụ thể như sau:<br />
Bộ phận tổ chức thi (thuộc Phòng Quản l{ đào tạo): phòng 1.3 – Nhà 10 – ĐH Kinh<br />
Tế Quốc Dân, có các nhiệm vụ chức năng chính sau:<br />
+) Bố trí lịch thi cho sinh viên.<br />
+) Làm thủ tục hoãn thi (nếu sinh viên bị ốm đau, tai nạn hoặc trong trường hợp<br />
đặc biệt khác).<br />
+) Chuyển ca thi (nếu sinh viên bị trùng lịch thi hay học nhiều môn).<br />
+) Bố trí thi bổ sung (nếu sinh viên đã hoãn thi từ kz trước và chưa thi bổ sung).<br />
Bộ phận quản lý quá trình giảng dạy, kiểm tra, thi và cấp bằng tốt nghiệp (thuộc<br />
phòng Quản l{ đào tạo): phòng 1.2 – nhà 10 – trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.<br />
Bộ phận Thanh Tra (thuộc phòng Thanh tra, đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo<br />
thí) : Gác 2 – Nhà y tế - ĐH Kinh Tế Quốc Dân: thực hiện các chức năng thanh tra theo sự<br />
chỉ đạo của Hiệu trưởng, bộ phận chủ yếu là thanh tra vấn đề đào tạo nhưng cũng có<br />
thể thanh tra các bộ phận kiểm soát thi.<br />
Bộ phận khảo thí (thuộc phòng Thanh tra đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo<br />
thí): Phòng 3.2 – Nhà 10 – ĐH Kinh Tế Quốc Dân: thực hiện các nhiệm vụ khảo thí đối với<br />
các loại hình thi tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thi học phần đối với các loại hình đào tạo của<br />
trường.<br />
<br />
3<br />
<br />
Các bộ phận này được coi như bộ phận thanh tra kiểm soát toàn bộ các vấn đề liên<br />
quan đến thi cuối kz. Và cơ quan quản trị cao nhất của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân –<br />
Ban giám hiệu nhà trường chính là chủ thể kiểm soát cao nhất. Ban giám hiệu sẽ đưa ra<br />
các định hướng mang tính chiến lược cả về đào tạo hay thi cử. Vấn đề mà Ban giám hiệu<br />
nhà trường quan tâm chính là kết quả chứ không phải là quá trình. Và bộ phận thực hiện<br />
quá trình kiểm soát là các bộ phận thuộc các phòng đã kể trên chứ không phải là Ban<br />
giám hiệu nhà trường.<br />
Ngoài ra cũng có thể có sự kiểm soát từ bên ngoài cho việc thi cử. Cơ quan kiểm<br />
soát bên ngoài chính là các bộ phận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên,<br />
đây không phải là cơ quan kiểm soát thường xuyên với việc tổ chức thi của nhà trường.<br />
Bộ phận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thanh tra kiểm soát bất kz kz thi<br />
nào hay bất cứ lúc nào đối với tất cả các vấn đề của nhà trường chứ không chỉ riêng thi<br />
cử.<br />
Về cơ bản, các chủ thể kiểm soát thi cuối kz cho sinh viên của trường ĐH Kinh Tế<br />
Quốc Dân đang hoạt động rất tốt. Thời gian này, nhà trường chuyển sang việc học và thi<br />
theo kiểu tín chỉ đã khiến cho công việc kiểm soát thi cuối kz nhẹ nhàng hơn rất nhiều,<br />
do việc học đã là do sinh viên lựa chọn. Nhưng điều đó có thể gây ra những sai sót<br />
không đáng có do vấn đề về mạng hay máy tính. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động thi<br />
cuối kz được tổ chức rất trơn chu và vận hành hiệu quả. Các kz thi nhìn chung đều được<br />
kiểm soát rất chặt chẽ. Hơn nữa nhờ vào sự tiến bộ công nghệ nên quá trình kiểm soát<br />
này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.Nhờ đó, bộ phận kiểm soát vấn đề thi cuối kz đang<br />
hoạt động đem lại hiệu quả thực sự.<br />
B/ Phương pháp và hình thức kiểm soát:<br />
Kiểm soát đảm bảo công bằng điểm thi cuôi kì của sinh viên được thực hiện qua rất<br />
nhiều phương thức khác nhau mà trường Đại học kinh tế quốc dân đã áp dụng:<br />
1/Tổ chức tổng quát một ca thi:<br />
Trước khi bước vào kì thi cuối kì của mình, sinh viên sẽ được thông báo lịch thi trên<br />
mạng quản l{ đào tạo.<br />
Tổ chức thi theo môn, lớp tín chỉ và được phân thành nhiều ca trong ngày để tiết<br />
kiệm được khoảng thời gian trống.<br />
Có hai hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính và thi tự luận.<br />
Ca thi cụ thể được tổ chức và kiểm soát như sau:<br />
<br />
4<br />
<br />
Buổi sáng<br />
<br />
Buổi chiều<br />
<br />
Thi trắc nghiệm trên máy<br />
<br />
Ca 1 : 7h<br />
<br />
ca 4: 13h<br />
<br />
vi tính. (45 phút )<br />
<br />
Ca 2 : 8h30<br />
<br />
ca 5 : 14h30<br />
<br />
Ca 3 : 10h<br />
<br />
ca 6: 16 h<br />
<br />
Ca 1 : 7h<br />
<br />
Ca 3 : 13h<br />
<br />
Ca 2 : 9h<br />
<br />
Ca 4 : 15h<br />
<br />
Thi tự luận ( 90 phút ).<br />
<br />
2/ Phương thức kiểm soát sinh viên tham gia thi hết học phần:<br />
Thứ nhất, những sinh viên nào có đủ điều kiện về tư cách và điểm số như : mức độ<br />
chuyên cần… thì mới được tham gia thi hết học phần.<br />
Khi tham gia dự thi phải có thẻ sinh viên chứng nhận chính xác sinh viên đó, tránh<br />
tình huống thi hộ.<br />
Phải có chữ kí của sinh viên khi tham gia thi hết học phần để đảm bảo đã hoàn<br />
thành bài thi đúng quy định.<br />
Mỗi một phòng sẽ có ít nhất 2 giám thị coi thi trở lên.<br />
Giám thị coi thi sẽ là người kiểm soát cụ thể lượng sinh viên đến tham gia thi hết<br />
học phần, cũng là người phát hiện những sai phạm mắc phải khi tham gia thi như : gian<br />
lận trong thi cử…<br />
3/ Phương thức kiểm soát bài thi:<br />
Đối với hình thức thi trắc nghiệm:<br />
Sinh viên thực hiện bài thi của mình trên máy vi tính với ngân hàng câu hỏi đã<br />
được cài đặt mặc định. Mỗi đề kiểm tra của sinh viên sẽ gồm các câu hỏi khác nhau mà<br />
máy tính chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề, như vậy nhà quản lý mạng đào tạo sẽ dễ<br />
giàng nắm bắt được tình hình thi của mỗi phòng. Có nhiều bạn sinh viên đã dùng thủ<br />
thuật “hack” thời gian thi bằng nhiều phương thức nhưng mọi hành vi gian lận đều<br />
<br />
5<br />
<br />
được nhà quản lý mạng phát hiện. Như vậy kiểm soát trở nên dễ dàng mà lại tránh được<br />
hành vi vi phạm trong thi cử.<br />
Sau khi thí sinh hoàn thành xong bài thi, điểm bài thi sẽ được thông báo trực tiếp<br />
cho sinh viên ngay trên màn hình máy vi tính. Bảng điểm sẽ được in ra và giám thị viên<br />
có trách nhiệm k{ hoàn thành nghĩa vụ coi thi. Bộ phận quản lý có trách nhiệm nhập<br />
điểm của thí sinh vào mạng quản l{ đào tạo để lưu lại đánh giá kết quả học tập của sinh<br />
viên.<br />
Với hình thức thi tự luận.<br />
Giống với hình thức thi tự luận, sinh viên muốn tham gia thi hết học phần cũng cần<br />
phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản sau:<br />
Thứ nhất, có đủ tư cách thi.<br />
Thứ hai, sinh viên phải có thẻ sinh viên khi thi, và kí vào danh sách thí sinh dự thi.<br />
Mỗi sinh viên làm bài thi với một mã đề được đánh số ngẫu nhiên. Sau khi thi xong<br />
bài làm và đề được nộp cùng nhau. Như vậy việc lộ đề ra ngoài là khá khó, đồng thời hội<br />
đồng chấm điểm cũng dễ dàng thực hiện việc chấm bài vì câu hỏi trong mỗi đề khác<br />
nhau nên sẽ không có một khung lời giải chi tiết nào cho toàn bộ bài thi của thí sinh.<br />
Sau khi hoàn thành bài thi xong, giám thị kiểm soát lại số bài thi và ký vào danh<br />
sách người coi thi và mang bài nộp lên cấp trên. Bộ phận quản lý sẽ nhập điểm của thí<br />
sinh sau khi bài thi được chấm điểm xong.<br />
Nhận xét: Về cơ bản, cách thức tổ chức thi khá đơn giản, nhưng rất có hiệu quả.<br />
Nhà quản lý chỉ cần sử dụng mạng máy tính để kiểm soát sinh viên của mình mà không<br />
cần đến những phương thức kiểm soát quá truyền thống như: điểm danh thủ công, làm<br />
bài thi trắc nghiệm bằng giấy A4 và chấm bài thủ công… Việc sử dụng phần mềm thi trắc<br />
nghiệm bằng máy tính do chính các thầy cô trong khoa tin học sáng tạo và phát triển<br />
được xem là bước đột phá trong việc kiểm soát bài thi của sinh viên, cũng như tiết kiệm<br />
được nhiều chi phí khác liên quan. Nhưng có nhiều môn học không được phát triển theo<br />
mô hình này như: Nguyên lý kế toán. Xác suất thống kê, quản trị học…. vì chúng là các<br />
môn học tư duy logic không thực sự phù hợp với hình thức thi trắc nghiệm, do đó việc<br />
kết hợp cả hai hình thức thi của trường là phù hợp.<br />
<br />