Đề tài: Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013
lượt xem 30
download
Giữa hai biến số kinh tế lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối liên hệ, tác động, ảnh hưởng qua lại chặt chẽ với nhau. Đề tài: Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013 sau đây sẽ tập trung làm rõ vấn đề này. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2013
- MỞ ĐẦU Sau khi chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, kinh tế Việt Nam đã bước sang một trang sử mới với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt. Việt Nam đã được đánh giá là một “con hổ” của nền kinh tế Châu Á. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nan giải như: lạm phát, mất giá đồng nội tệ, nhập siêu cao Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc tỷ giá hối đoái giữa VND và USD tăng cao đã có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam theo cả hai mặt tốt vàxấu. Tỷ giá hối đoái xuất hiện và phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của thương mại quốc tế, nó có vai trò rất quan trọng là mục tiêu của chính sách tiền tệ mà mọi quốc gia đều hướng tới. Đồng tiền ổn định và tỷ giá hối đoái hợp lý sẽ tạo điều kiện cho việc duy trì, mở rộng và phát triển các mối quan hệ kinh tế trong nước và quốc tê, giúp cho nền kinh tế trong nước có điều kiện hội nhập khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong đó giữa hai biến số kinh tế lạm phát và tỷ giá hối đoái có mối liên hệ, tác động, ảnh hưởng qua lại chặt chẽ với nhau. Tất cả những vấn đề đó đã thôi thúc chúng em đi vào và tìm hiểu đề tài “Lạm phát ảnh hưởng như thế nào đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 20082013”
- PHẦN I:CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Tính cấp thiết của đề tài. Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai biến số kinh tế quan trọng của không chỉ của một quốc gia nào. Lịch sử đã chứng minh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chúng đến sự phát triển kinh tế thế giới. Không những lạm phát và tỷ giá hối đoái có thể tác động đến mọi hoạt động kinh tế mà chúng còn chịu sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này làm cho diễn biến của chúng ngày càng biểu hiện khó lường, gây khó khăn cho công tác kiểm soát vĩ mô nền kinh tế của Chính Phủ. Trước tình hình thế giới có nhiều thay đổi như hiện nay thì vấn đề ổn định nền kinh tế luôn là mục tiêu cấp thiết hàng đầu của các quốc gia. Bởi vậy, nắm bắt được quy luật về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho chính phủ các nước có những chính sách kinh tế phù hợp, tạo nên một sự phát triển kinh tế ổn định và tích cực hơn. II.Các khái niệm. 2.1. Tỷ giá hối đoái 2.1.1. Định nghĩa tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang thành những đơn vị tiền tệ nước khác. 2.1.2. Các hình thức biểu hiện: * Biểu hiện trực tiếp: Là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ của nước mình. + Đặc điểm: Ngoại tệ là đồng yết giá, còn tiền trong nước là đồng định giá.
- → Đây là phương pháp phổ biến trên thế giới hiện nay. *Biểu hiện gián tiếp: Là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị ngoại tệ. + Đặc điểm: Tiền trong nước là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng định giá. → Hình thức này phổ biến ở nước Anh và một số nước thuộc liên hiệp Anh. 2.1.3. Vai trò của tỷ giá hối đoái: Tỉ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nó tác động đến giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài. Qua đó tác động đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá và sự cạnh tranh hàng hoá giữa các nướcvới nhau trên thị trường quốc tế. + Khi đồng tiền của một nước tăng giá, hàng hoá của nước đó tại nước ngoài đắt hơn và hàng hoá nước ngoài tại nước đó rẻ hơn. Điều này dẫn đến những nhà sản xuất trong nước đó gặp khó khăn hơn trong việc bán hàng của họ ở nước ngoài. + Khi đồng tiền rẻ của mỗi nước sụt giá thì hàng hoá của nước đó tại nước ngoài rẻ hơn trong khi hàng hoá nước ngoài tại nước đó đắt hơn. → Những nhà sản xuất trong nước có ưu thế cạnh tranh trong việc bán hàng ở thị trường nước ngoài, đồng thời hạn chế nhập khẩu. 2.1.4. Cơ sở xác định tỉ giá hối đoái: * Trong lưu thông tiền đúc bằng kim loại: tỷ giá được hình thành dựa trên trọng lượng kim loại của các đồng tiền được so sánh với nhau. * Trong chế độ tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng: Tỉ giá được hình thành dựa trên trọng lượng vàng theo luật định của các đồng tiền được so sánh với nhau.
- Ví dụ: Trước năm 1970, nội dung vàng của một đồng bảng Anh (GBP) là 2.4888281 gram vàng nguyên chất, 1USD là 0.888671 gram vàng nguyên chất. Như vậy 1GBP = 2.8 USD (2.488281: 0.888671). * Ngày nay, khi giấy bạc ngân hàng của các nước không được tự do chuyển đổi ra vàng: tỉ giá được hình thành dựa trên sức mua của các đồng tiền, hay còn gọi là ngang giá sức mua. 2.1.5 Phân loại tỷ giá. Tùy vào mục đích sử dụng, tỉ giá được phân chia theo các tiêu thức khác nhau. 2.1.5.1 Căn cứ vào phương tiện chuyển hối * Tỉ giá điện hối: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ, cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện. * Tỉ giá thư hối: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ, cũng như các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được chuyển bằng thư. 2.1.5.2 Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ * Tỉ giá mở cửa: Là tỉ giá áp dụng cho việc mua bán món ngoại tệ đầu tiên trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. * Tỉ giá đóng cửa: Là tỉ giá áp dụng cho mua bán món ngoại tệ cuối cùng trong ngày làm việc tại các trung tâm hối đoái. 2.1.5.3. Căn cứ vào phương thức mua bán, giao nhận ngoại tệ * Tỉ giá giao nhận ngay: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng sẽ thực hiện chậm nhất sau 2 ngày làm việc. * Tỉ giá giao nhận có kì hạn: Là tỉ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận chúng được thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định. 2.1.5.4. Căn cứ vào chế độ quản lí ngoại hối
- * Tỉ giá hối đoái chính thức: Là tỉ giá do Nhà nước công bố thường là Ngân hàng Trung ương. * Tỉ giá tự do: Là tỉ giá được hình thành tự phát và diễn biến theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường. Tỷ giá tự do hay còn gọi là tỷ giá trên thị trường chợ đen. 2.1.6 Chính sách tỉ giá hối đoái 2.1.6.1. Định nghĩa: Là chính sách mà Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách thay đổi lãi suất. + Khi tỉ giá lên cao, Ngân hàng Trung ương tăng cường bán ngoại hối ra thị trường để kéo tỉ giá ngoại hối tụt xuống. → Ngân hàng Trung ương cần phải có dự trữ ngoại hối lớn. + Khi tỉ giá xuống, Ngân hàng Trung ương tiến hành thu mua ngoại hối trên thị trường để đẩy tỉ giá ngoại hối tăng lên. 2.1.6.2. Phân loại chính sách tỷ giá. * Chế độ tỉ giá cố định: Là chế độ tỉ giá mà Ngân hàng Trung ương buộc phải can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì tỉ giá biến động xung quanh một mức tỉ giá cố định (gọi là tỉ giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước. → Chế độ tỷ giá này giảm bớt rủi ro trong việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. * Chế độ tỷ giá thả nổi an toàn: Là chế độ tỉ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương. → Chế độ tỷ giá này giúp cho chính sách tiền tệ quốc gia được độc lập.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là chế độ tỉ giá mà Ngân hàng Trung ương tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng đến tỉ giá nhưng không cam kết duy trì một tỉ giá cố định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm. 2.2. Lạm phát. Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là: Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá; Mức giá cả chung tăng lên. 2.2.1. Phân loại lạm phát Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là sự tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành 3 mức độ khác nhau: Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng chậm ở mức độ 1 con số hàng năm ( dưới 10% một năm ). Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì như một chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Lạm phát cao: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ hai con số hàng năm ( từ 10%100% một năm). Lạm phát cao còn đươc gọi là lạm phát phi mã. Thật ra, cũng có một số nhà kinh tế quan điểm cho rằng thuộc loại lạm phát phi mã bao
- gồm cả lạm phát ở mức độ ba con số ( như 100%, 200%...). Lạm phát phi mã gây ra nhiều tác hại đến sự phát triển kinh tếxã hội. Siêu lạm phát: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát còn được gọi là lạm phát siêu tốc. Không có điều gì là tốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lạm phát. 2.2.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát. Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”. Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”. Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”
- cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát. Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến l ạm phát. Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát. Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ;
- hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát. 2.3.Mối quan hệ giữa tỷ giá với lạm phát Lạm phát ảnh hưỏng như thế nào đến tỷ giá hối đoái? Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, với tỷ giá hối đoái không đổi, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nứơc ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc. Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn. Hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng. Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn. Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng. Trong trường hợp các quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. Khi mức độ phá giá của tiền tệ lớn hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ gia tăng. Khi mức độ mất giá của tiền tệ thấp hơn sự mất giá của hàng hóa, lạm phát sẽ được hạn chế. Bởi vậy khi lạm phát trầm trọng, tăng tỷ giá có thể hạn chế được lạm phát.” Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát không phải là
- quan hệ một chiều mà là quan hệ vòng, tác động qua lại lẫn nhau, không thể coi cái này là nguyên nhân và cái kia là kết quả”. Ví dụ mức tỷ giá hối đoái năm 2010 1USD=19800VND Đến năm 2013 là 1USD=21000VND,thì tất cả các sản phẩm nhập khẩu tính thành tiền Việt Nam đều tăng giá, trong đó có nguyên vật liệu, máy móc cho sản xuất. Nếu các yếu tố khác trong nền kinh tế không thay đổi , thì điều này tất yếu sẽ làm mặt bằng giá cả trong nước tăng lên. Đồng USD mất giá, VND được neo vào USD cũng mất giá theo (thậm chí cả so với USD), lạm phát tăng cao. Rõ ràng chúng ta đang ở trong một vòng luẩn quẩn theo nghĩa của Soros. Cần phải phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này. Việc nới lỏng biên độ tỷ giá chỉ có tác động nhất thời. Theo các chuyên gia của Dragon Capital Ngân hàng Nhà nước đã dùng các công cụ chính sách thắt chặt tiền tệ (thắt chặt cung tiền, thắt chặt tín dụng), áp đặt trần lãi suất vừa qua mang tính hành chính và đã không có hiệu quả và không thể trì hoãn việc cải tổ chính sách tỷ giá. Do thắt chặt tiền tệ đã xảy ra vấn đề thiếu thanh khoản, do bị áp trần lãi suất nên ngân hàng khó thu hút được tiền trong dân cư, kích thích người dân đầu tư và giữ vàng và/hay ngoại tệ. Các sàn giao dịch vàng đang đua nhau mở cửa là một dấu hiệu không mấy lành mạnh. Hơn nữa nhập siêu quá lớn khiến nhu cầu ngoại tệ càng cao.Nền kinh tế bị càng bị đô la hóa (và vàng hóa) hơn. Và USD khan hiếm là không khó hiểu. Các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi USD, khiến chênh lệch lãi suất USD ở trong nước và ngoài nước ngày càng doãng ra, điều này
- lại khuyến khích các dòng vốn ngắn hạn (đầu cơ hay cho ngân hàng trong nước vay ngắn hạn) chảy vào gây áp lực hơn nữa lên lạm phát. Không thể dùng các biện pháp hành chính, không thể áp trần lãi suất vì làm như vậy chỉ khiến cho tình hình khó khăn thêm và là lợi bất cập hại. Nên để cho lãi suất phát huy tác dụng sàng lọc, lựa chọn của nó. Và cũng rất nên xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái các quốc gia. Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng. PHẦN II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 20082013
- 1. Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay. Tình hình lạm phát ở Việt Nam đang dần đi vào ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 9 đã giảm xuống chỉ còn 0,18% mức thấp nhất kể tử đầu năm. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang ở trong tình trạng lạm phát phi mã. Vì vậy,kiểm soát lạm phát hiện nay vẫn là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã sử dụng chính sách tỷ giá hối đoái như 1 công cụ đề kiềm chế lạm phát. Mặc dù vậy, cũng phải nhận thấy rằng việc điều chỉnh tỷ giá trong còn có lúc chậm, bị động và chưa đủ mức. Trong điều kiện nền kinh tế mới mở cửa từng phần, những hạn chế này phần nào đã không được bộc lộ và chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu tiếp tục để xảy ra như vậy trong tương lai, khi Việt Nam đã mở cửa và hội nhập mạnh hơn thì hậu quả của một chính sách tỷ giá kém linh hoạt sẽ có nguy cơ lấn át những tác động tích cực mà một chính sách tỷ giá cố định tương đối tạo ra. Dưới góc nhìn của các chuyên gia kinh tế, Việt Nam cần kiềm chế lạm phát bằng cách tăng cường hơn nữa các biện pháp trong chính sách tỷ giá hối đoái. Tăng cường linh họat tỷ giá hối đoái. Hiện tại, biên độ dao động tỷ giá mới ở Việt Nam chỉ là ±2% . Theo ý kiến của các chuyên gia, mức biên độ này vẫn còn tương đối hẹp và chưa thật sự hiệu quả. Với tình hình ở lạm phát cao Việt Nam hiện nay, NHTW nên nới rộng biên độ dao động của VNĐ, chiều rộng khung này có thể ở mức 10%. Tuy nhiên, do tình hình lạm phát tăng cao nên biện pháp này chủ yếu nhằm mục đích nâng giá VNĐ trong ngắn hạn. Giảm việc phát hành VNĐ làm cho cơ chế thị trường tác động nhiều hơn nữa vào tỷ giá. Giảm sức ép lên lạm phát bằng việc nâng giá VNĐ tương đối so với USD sẽ làm giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu . Một điều băn khoăn lớn nhất hiện nay là tại sao chúng ta làm ra
- lương thực, thực phẩm mà giá lại tăng cao như vậy. Nguyên nhân chính là do giá đầu vào như: xăng dầu, giống, phân bón, thuốc trừ sâu... tăng và phần lớn những nguyên liệu đầu vào này đều nhập khẩu. Vậy làm thế nào để chúng ta giảm giá lương thực, thực phẩm? Có 2 cách để giải quyết vấn đề này : Một là, tiến hành điều chỉnh tỷ giá tức là nâng giá VNĐ trên thị trường ngoại hối. Hai là, phải tự sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước ta hiện nay còn phụ thuộc vào nước ngoài quá nhiều. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể chọn giải pháp nâng giá VNĐ so với USD để giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu, từ đó giảm được chi phí sản xuất, 1 trong 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát trong thời gian vừa qua. VND tăng giá sẽ tăng cung hàng nội địa, góp phần giảm khan hiếm hàng hóa trong nước hiện nay .Khi lượng cung hàng tăng, lạm phát cũng sẽ giảm dẫn đến việc thay đổi tỷ giá có khả năng hạn chế xuất khẩu nhằm bảo vệ sản xuất trong n ước tr ước s ự cạnh tranh của nước ngoài. Đồng thời việc thay đổi tỷ giá theo hướng ngăn chặn việc nhập khẩu tràn lan những hàng hoá, dịch vụ mà trong nước có khả năng sản xuất được, góp phần giảm bớt căng thẳng về cầu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu trên thị trường ngoại hối. Việc linh hoạt chính sách tỉ giá sẽ giúp NHNN hạn chế được lượng cung tiền vào thị trường . Tỷ giá tăng tạo điều kiện thuận lợi cho để thu hút lượng USD trong dân chúng, giảm bớt nhu cầu VND, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực lạm phát và tính bất ổn cho nền kinh tế. Mặt khác, lượng USD mà các ngân hàng mua vào cũng sẽ có được đầu ra do nhu cầu USD của các doanh nghiệp để nhập khẩu hàng hóa, nguyên, vật liệu. Lượng USD trong lưu thông sẽ giảm, Ngân Hàng Trung Ương sẽ không lo lắng vì phải bỏ VND ra để mua USD nữa. Giúp chọn lọc vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có một số triệu chứng tiền khủng hoảng như: yếu kém về hệ thống tài chính, bong bóng bất động sản, tỷ giá neo... Ở Việt Nam nay, VND bị neo cứng nhắc với đồng
- USD đang mất giá toàn diện trên thế giới là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhập khẩu chi phí đầu vào cao. Dẫn đến lạm phát cũng tăng theo mà NHNN sẽ không kiểm soát được. Chính vì vậy NHNN cần phải nâng tỷ giá ngoại hối lên để kịp thời kiểm soát lạm phát.Những nhà đầu tư nước ngoài đang giữ vốn bằng VND lên giá sẽ không có ý định rút vốn ra khỏi VN. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế VN chưa hấp thu hiệu quả dòng vốn đầu tư nước ngoài, nếu VND lên giá sẽ có thể giảm lượng ngoại tệ chảy vào VN. Nó có tác dụng chọn lọc những nguồn đầu tư lâu dài thực sự có hiệu quả cao, hạn chế được những nguồn ngắn hạn mang tính đầu cơ rủi ro lớn. Tất nhiên về dài hạn, VN sẽ có chính sách phù hợp để có thể thu hút vốn nước ngoài khi kinh tế vĩ mô ổn định mà điều kiện cần là lạm phát trong tầm kiểm soát. Linh hoạt tỷ giá để VNĐ tăng giúp giải quyết cả 2 nguyên nhân gây lạm phát là chi phí sản xuất tăng và lượng cung tiền lớn. Nó vừa có tác dụng ngắn hạn vừa có tác động dài hạn do vậy chính là sự lựa chọn đúng đắn và cần thiết cho Việt Nam trong việc chống lạm phát hiện nay. 2. Thực trạng lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong các giai đoạn. 2.1. Giai đoạn 20082010. Năm 2008 được giới phân tích tài chính coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷ giá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí cả tin đồn.
- Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần, một mật độ chưa từng có trong lịch sử. Tỷ giá liên tục tăng giảm,cụ thể ở từng giai đoạn sau: Giai đoạn từ tháng 01/0125/03/2008 : Trong khoảng thời gian này, Chính phủ và NHNN đang đẩy mạnh việc kiềm chế lạm phát, sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm (tháng 12/2007) lên 8,75%/năm (tháng 2/2008). NHNN không thực hiện mua ngoại tệ USD nhằm hạn chế việc bơm tiền ra lưu thông, tăng biên độ tỷ giá USD/VND từ 0,75%/năm lên 1%/năm trong ngày 10/03/2008.Tỷ giá liên tục giảm,dưới mức sàn. Tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức 15.700 – 16.000 đồng/USD
- Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07/2008): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.Trong giai đoạn này, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, đỉnh điểm lên đến 19.400 đồng/USD vào ngày 18/06, cách hơn 2.600 đồng so với mức trần, còn trên TTTD cao hơn khoảng 100150 đồng, sau đó dịu lại khi NHNN nới biên độ từ 1% lên +/ 2%(27/6) và kiểm soát chặt các bàn thu đổi. Nguyên nhân USD tăng mạnh trong giai đoạn này chủ yếu do tâm lý bất ổn của doanh nghiệp và người dân khi thấy USD tăng nhanh dẫn đến trạng thái găm ngoại tệ của giới đầu cơ. Nhu cầu mua ngoại tệ trả các khoản nợ của cả DN xuất và nhập khẩu đến hạn cao; Tăng nhập khẩu vàng do chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10/2008 ): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn. Tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11 Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn đứng. Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm. Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm mua bán USD
- thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các NHTM lớn. Giai đoạn 4 (từ 16/10 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại. Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3% trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 1 7.440 đồng/USD. Sang năm 2009 tỷ giá USD/VNĐ lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/5% khiến cho tỷ giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát mức 18000đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4 tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh lại là do sự găm giữ ngoại tệ. Một mặt lạm phát ảnh hưởng đến cuộc sống của bộ phận dân cư nói chung và nền kinh tế nói riêng khiến các doanh nghiệp phải ngừng sản xuất – thậm chí bị phá sản ra khỏi thị trường, lao động thì sa thải hàng loạt, các công ty – doanh nghiệp đành phải rút bớt khoản chi phí đó là chi phí nhân công và các khoản chi phí khác để làm sao cho doanh nghiệp không bị nợ nần năm 2009. Đặc biệt, mối quan hệ kinh tế quốc tế trao đổi hàng hóa với nhau cũng ảnh hưởng không kém, trong đó lạm phát tác động mạnh đến các đồng tiền mạnh trên thế giới, đây chính là mối lo ngại nhất trên nền kinh tế, một đồng tiền được coi nhẹ so với các đồng tiền khác thì chứng tỏ giao thương kinh tế với nhau rất khó khăn và sản xuất cũng trở nên kém hiệu quả hơn. Vì vậy làm phát đã làm cho đồng tiền của chúng ta (VND/USD) thấp cho với đồng USD chúng ta đành phải phá giá đồng tiền của
- mình để tăng sản xuất trong năm 2009, chúng ta hai lần bị phá giá đồng tiền của chính mình, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 25/12/2008 lên mức 16.989đ/USD và hiện nay 17/04/2009 là 18.544đ/USD nhằm tạo mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu và đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, đồng thờ hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định. NHNN sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ ổn định mức tỷ giá này. Từ ngày 07/11/2008, biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố (quyết định 2635/QĐ NHNN ngày 06/11/2008). Trong năm 2009: Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong 3 thàng đầu năm, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao. Sau khi có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại do kinh tế vĩ mô Việt Nam diễn biến khả quan, trong các tháng cuối năm tình trạng khủng hoảng thị trường tài chính quốc tế lại khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn về nước để bảo đảm thanh toán của các tổ chức ở chính quốc. Lạm phát là sự giảm sức mua của đồng tiền so với hàng hóa và dịch vụ trong nước, và là sự giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ chuẩn (là phương tiện thanh toán, tích trữ quốc tế). Lạm phát ở Việt Nam chịu tác động từ 5 nguyên nhân
- chính sau: Kỳ vọng lạm phát (ví dụ do tỷ giá tăng, vàng lên giá, lãi suất trái phiếu chính phủ ở mức cao…); Tiền tệ (do tăng cung tiền trong lưu thông…); Cầu kéo (do tổng cầu cao hơn tổng cung…); Chi phí đẩy (do tăng giá nhập khẩu nguyên vật liệu …); Đình đốn sản xuất (do chi phí vốn cao trong một thời gian dài…) Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không công bố một cách rõ ràng về định hướng chính sách tiền tệ (nới lỏng hay thắt chặt) và tỷ giá đã tạo cơ hội cho việc dự đoán chính sách một cách chủ quan, thiếu cơ sở, tạo tâm lý không ổn định cho cộng đồng doanh nghiệp và dân cư. Điều này thường bị lợi dụng để đẩy giá hàng hóa (bao gồm cả USD và vàng) lên cao hơn và kỳ vọng lạm phát theo đó cũng gia tăng. Một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam là đầu tư. Do hiệu quả đầu tư còn thấp nên việc gia tăng đầu tư được gắn với tăng cung tiền. Năm 2009, mức cung tiền M2 tăng 28,7%; tín dụng tăng 37,7%, trong khi
- GDP chỉ tăng 5,32%. Cung tiền năm 2010 đã bị hạn chế hơn, chỉ còn tăng 21,7%, nhưng vẫn cao hơn kế hoạch (20%), và dẫn đến đồng tiền bị mất giá mạnh trong năm. Năm 2010, tổng cầu tăng đột biến đối với một số mặt hàng do Việt Nam có sự kiện đại lễ 1000 năm Thăng Long, lại phải chịu nhiều đợt thiên tai bão lũ lịch sử. Trong khi sản xuất hàng hóa trong nước khó được đẩy mạnh do chi phí vốn cao, việc nhập khẩu hàng hóa cũng bị tác động tiêu cực bởi tỷ giá, tổng cầu cao hơn tổng cung khiến lạm phát tiếp tục gia tăng. Sau thời kỳ suy thoái, kinh tế thế giới đang dần ổn định trở lại. Hầu hết các quốc gia đều có tăng trưởng GDP dương trong năm nay. Cùng với kỳ vọng hồi phục của nền kinh tế thế giới, giá hàng hóa tiếp tục gia tăng. Do Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất nên việc giá cả hàng hóa thế giới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI "LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ"
31 p | 967 | 343
-
Báo cáo tốt nghiệp: “ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM ĐẾN KHẢ NĂNG TÍCH LŨY HÀM LƯỢNG NO3-, NH4+ TRONG NƯỚC MẶT VÀ NƯỚC NGẦM TẠI XÃ ĐẶNG XÁ - HUYỆN GIA LÂM – THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
73 p | 816 | 224
-
Tiểu luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đô thị hóa ở thành phố Hải Phòng-Thực trạng và giải pháp
28 p | 561 | 97
-
LUẬN VĂN:Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
24 p | 331 | 88
-
Tiểu luận: Ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến đời sống của người Việt ở làng xã
14 p | 450 | 73
-
Đề tài khảo sát ảnh hường thành phần môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm mèo ( Auricularia auricular )
44 p | 277 | 68
-
LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới
34 p | 247 | 63
-
Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kĩ thuật (tưới nước, cắt tỉa và che sáng) đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng tại gia lâm - Hà Nội
85 p | 373 | 61
-
Báo cáo Tài chính tiền tệ: Sự ảnh hưởng của lạm phát đến thất nghiệp
23 p | 261 | 45
-
Tiểu luận: Lạm phát và kiềm chế lạm phát ở nước ta
18 p | 235 | 43
-
Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của tiết kiệm và đầu tư mới tăng trưởng phát triển kinh tế
27 p | 166 | 36
-
Đề tài:Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia mịn bột đá vôi và tro bay nhiệt điện đến tính chất của hỗn hợp bê tông bơm
4 p | 102 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) tại tỉnh Lai Châu
195 p | 33 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên
54 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
86 p | 32 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố đến tính đa dạng của thực vật tầng thấp làm cơ sở đề xuất giải pháp phát triển chúng nhằm bảo vệ đất dưới rừng trồng thông ba lá ở Vị Xuyên - Hà Giang
62 p | 22 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) tại tỉnh Lai Châu
27 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn