intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên

Chia sẻ: Tomjerry | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên"góp phần tạo giống cây con lạc tiên, cung cấp dược liệu, cho nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sống và sản xuất quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- SÌNH SÍN TỶ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sinh thái và Bảo tồn ĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------------------------- SÌNH SÍN TỶ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.) NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Sinh thái và Bảo tồn ĐDSH Lớp : K47 – ST&BTĐDSH Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Thái Nguyên – 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 7 năm 2019 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên TS. Nguyễn Thị Thu Hiền Sình Sín Tỷ XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Xác nhận đã sửa chữa sai xót sau khi Hội đồng chấm đánh giá (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một thời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên hệ thống hóa, củng cố lại kiến thức đã học. Đồng thời cũng là thời gian để cho sinh viên học hỏi, làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp xúc và cọ sát với thực tế, giúp mỗi sinh viên nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ trước khi ra trường. Là tiền đề cho sự thành công của mình trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại thái nguyên”. Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đặc biệt cô giáo hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hiền là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này cùng sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn với chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình trong suốt thời gian tôi thực tập và hoàn thành khóa luận. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 7 năm 2019 Sinh viên
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Ảnh hưởng công thức mật độ trồng đến Hvn cây Lạc tiên ............... 26 Bảng 4.2. Ảnh hưởng công thức mật độ trồng đến D00 cây Lạc tiên ............... 29 Bảng 4.3. Ảnh hưởng công thức mật độ trồng đến động thái tăng trưởng H vn, D00 cây Lạc tiên ngoài mô hình trồng ..................................................... 31 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số cành cấp 1 cây Lạc tiên ......... 32 Bảng 4.5. Ảnh hưởng công thức mật độ trồng đến số nụ của cây Lạc tiên...... 34 Bảng 4.6. Ảnh hưởng công thức mật độ trồng đến sinh khối cây Lạc tiên ...... 36 Bảng 4.7. Ảnh hưởng công thức mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên ngoài mô hình trồng................................................................... 38
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Thực hiện kỹ thuật lên luống, lót phân và phủ ni lông luống ........... 22 Hình 3.2. Thực hiện kỹ thuật đóng cọc và làm giàn leo cho trên luống .......... 23 Hình 4.1. Chỉ tiêu Hvn cây Lạc tiên tại các công thức mật độ trồng ................. 27 Hình 4.2. Tác giả đo đếm chỉ tiêu Hvn cây Lạc tiên ở mô hình trồng............... 28 Hình 4.3. Chỉ tiêu D00 cây Lạc tiên tại các công thức mật độ trồng ................. 30 Hình 4.4. Động thái tăng trưởng Hvn, D00 cây ở các công thức mật độ trồng .. 31 Hình 4.5. Chỉ tiêu số cành cấp 1 của cây tại các công thức mật độ trồng ........ 33 Hình 4.6. Chỉ tiêu số nụ của cây Lạc tiên tại các công thức mật độ trồng ....... 35 Hình 4.7. Chỉ tiêu sinh khối cây Lạc tiên tại các công mật độ trồng ............... 37 Hình 4.8. Tác giả đo đếm chỉ tiêu sinh khối cây Lạc tiên ................................ 37 Hình 4.9. Tác giả theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên ....................... 38
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ Cm Xentimet Mm Milimet CT Công thức D00 Đường kính H Chiều cao Stt Số thứ tự Tb Trung bình
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ iii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... v PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa về mặt khoa học ................................................................... 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hạt, đưa ra trồng theo khoảng cách ..................................................................................................... 4 2.2. Tình hình nghiên cứu về dược liệu........................................................... 4 2.2.1. Trên Thế giới ..................................................................................... 4 2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 8 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu .............................................................. 13 2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ............................................................ 13 2.3.2. Đặc điểm điều kinh tế - xã hội ......................................................... 15 2.4. Đặc điểm chung của cây Lạc tiên........................................................... 15 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 18 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 18 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 18
  9. vii 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 18 3.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 18 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 18 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................. 19 3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................... 19 3.3.2.1. Phương pháp chuẩn bị (dụng cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu) .. 19 3.2.2.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .................................................. 19 3.3.2.3. Phương pháp thực hiện gieo ươm hạt Lạc tiên giai đoạn vườn ươm ......................................................................................................... 20 3.3.2.4. Phương pháp tổ chức các bước kỹ thuật ở ngoài mô hình trồng ................................................................................................................ 21 3.3.2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá ngoài mô hình trồng ........................................................................................................ 23 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 25 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 26 4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chỉ tiêu D00 và Hvn cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên .................................................................... 26 4.1.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến Hvn cây Lạc tiên ......................... 26 4.1.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến D00 cây Lạc tiên ......................... 28 4.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng H vn và D00 cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ............................................. 30 4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến số cành cấp một cuả cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên .................................................................... 32 4.4. Ảnh hưởng mật độ trồng đến số nụ của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ............................................................................................. 34 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh khối cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên ....................................................................................... 35
  10. viii 4.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên .................................................................... 38 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................... 39 5.1. Kết luận .................................................................................................. 39 5.2. Kiến nghị ................................................................................................ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 41
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, tỉ lệ người mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48% tùy theo đối tượng và lứa tuổi. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần,... Theo số liệu thống kê, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm. Trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và có thể gây nghiện. Hiện nay, sử dụng thảo dược trong điều trị mất ngủ và rối loạn an thần đang được chú trọng, khắc phục được các hạn chế của thuốc ngủ và thuốc an thần. Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) là một loại dược liệu được dùng trong sản xuất đông dược và tân dược. Cây còn có nhiều tên gọi: cây Lạc, cây Lồng đèn, Hồng tiên, Mắc mát, Long châu quả... Cây Lạc tiên có trong Dược điển Pháp và được nhiều nước ở châu Âu, Mỹ sử dụng. Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương: trấn tĩnh, an thần, chống hồi hộp, lo âu, mất ngủ. Nó còn có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giãn và chống co thắt nên chữa được các chứng đau do co thắt đường tiêu hóa, tử cung. Dân gian thường dùng dây và lá cây Lạc tiên sắc uống làm thuốc an thần chữa mất ngủ. Theo Đỗ Tất Lợi, dây, lá, hoa cây Lạc tiên thái nhỏ, phơi khô có công dụng an thần, giải nhiệt, mát gan; chữa trị chữa đau đầu, mất ngủ, thường phối hợp thêm với một số vị thuốc khác. Quả cây Lạc tiên vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng chữa ho do phế nhiệt, phù thũng, giã đắp chữa ung nhọt lở loét ở chân.
  12. 2 Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp với phát triển trồng cây dược liệu. Trong quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã xác định rõ trồng cây dược liệu là một hướng phát triển bên cạch phát triển các cây trồng truyền thống với mục tiêu hình thành một số vùng chuyên canh trông cây dược liệu. Cây Lạc tiên là một loại thảo dược quý, dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện tự nhiên khí hậu nhiệt đới khác nhau. Do đó, trồng cây Lạc tiên và chế biến cây Lạc tiên thành các sản phẩm điều trị và hỗ trợ điều trị an thần, mất ngủ tại Thái Nguyên là một hướng thích hợp, đem lại hiệu quả kinh tế và y dược cao. Xuất phát từ những lý do trên, bước đầu tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần tạo giống cây con lạc tiên, cung cấp dược liệu, cho nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sống và sản xuất quả. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được mật độ trồng đến quá trình sinh trưởng phát triển, thích hợp nhất cho cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) nhân giống bằng hạt tại Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa về mặt khoa học - Là tài liệu trong học tập, cho những nghiên cứu tiếp theo và là cơ sở trong những đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực có liên quan. - Giúp cho sinh viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn và có thể tích lũy được những kiến thức thực tiễn quý giá phục vụ cho quá trình công tác trong tương lai.
  13. 3 - Nắm được phương pháp nghiên cứu. - Qua quá trình nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nắm được những kiến thức trong lĩnh vực lâm sinh: Kỹ thuật đóng bầu, chọn hạt trước khi gieo, xử lý hạt khi mang đi gieo… Đồng thời biết được quá trình sinh trưởng của hạt từ lúc bắt đầu gieo cho đến lúc cây có đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Trong quá trình nghiên cứu còn được bổ sung thêm kiến thức qua một số tài liệu, sách báo thông tin trên mạng. Từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, và tạo cho sinh viên tác phong làm việc sau khi ra trường. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Có được kỹ năng nhân giống cây Lạc tiên bằng phương pháp khoảng cách. - Áp dụng kết quả nghiên cứu trong nhân giống cây Lạc tiên bằng phương pháp khoảng cách.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hạt, đưa ra trồng theo khoảng cách Bảo tồn nguồn gen ở thực vật hay động vật là bảo tồn các đa dạng di truyền cần thiết cho các loài nhằm phục vụ công tác cải thiện, duy trì giống trước mắt hoặc lâu dài, tại chỗ hoặc nơi khác. Một trong nhiều phương pháp đang được sử dụng nhiều hiện nay là phương pháp gieo bằng hạt. 2.2. Tình hình nghiên cứu về dược liệu 2.2.1. Trên Thế giới Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú. Năm 238 Trước công nguyên, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nông bản thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của nghành y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả 1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Năm 348 – 322 Trước công nguyên, Aristote người Hy Lạp đã có những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền
  15. 5 tảng cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Năm 60 – 20 Trước công nguyên, thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp đã mô tả 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ông cũng là người đặt nền móng cho y dược học Hy Lạp (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Năm 79 – 24 Trước công nguyên, nhà tự nhiên học Plinus người La Mã đã soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Petelot, A. (1952) đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 1985 (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9], trong tổng số khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng 20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ được biết trên 6000 loài; Trung Quốc trên 5000 loài; riêng về thực vật có hoa ở một vài nước Đông Nam Á đã có tới 2000 loài là cây thuốc. Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [4] đã có tài liệu hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good agricultural and collection practices for medicinal plants). Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung quy định cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới.
  16. 6 Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [4]. Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Chuỗi giá trị là khái niệm và cách tiếp cận xuất hiện đầu tiên trong quản trị doanh nghiệp, được mô tả chính thức và phổ biến bởi nhà nghiên cứu quản trị nổi tiếng người Mỹ, Michael Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh: Tạo dựng và duy trì sự vượt trội”, xuất bản năm 1985. Một chuỗi giá trị là một chuỗi toàn bộ các hoạt động hay quá trình theo thứ tự mà sản phẩm phải đi qua, từ nguyên liệu thô tới sản phẩm đến tay người tiêu dùng và ở mỗi hoạt động, sản phẩm lại tăng thêm giá trị (Porter, 1985). Tiếp cận chuỗi giá trị cũng được áp dụng phổ biến trong phân tích sản phẩm nông nghiệp, nhất là khi vấn đề truy nguyên nguồn gốc nông sản và an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm gần đây. Cách tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nhìn sản phẩm không phải tại một khâu, một mắt xích cụ thể nào đó mà là tổng thể chu trình vận động của sản phẩm qua các khâu khác nhau cho đến khi đến tay người tiêu dùng. Nhờ đó, nó khắc phục được sự hạn chế của các phương pháp nghiên cứu chi tiết chỉ tập trung và một khâu nào đó như sản xuất, tiêu thụ, chế biến…Cụ thể, tiếp cận chuỗi giá trị trong nông nghiệp đi từ đầu vào của hộ nông dân sản xuất nông sản cho đến khi nông sản đến bàn ăn của người tiêu dùng. Để sản xuất nông sản, hộ nông dân cần phải mua (hoặc tự sản xuất) giống, phân bón, thuốc trừ sâu/hoặc thuốc thú y. Sản phẩm nông sản có thể trải
  17. 7 qua nhiều khâu trung gian như người mua gom, nhà bán buôn, nhà chế biến, nhà xuất khẩu, cho đến bán lẻ và tiêu dùng. Tiếp cận chuỗi giá trị cho phép nghiên cứu riêng từng mắt xích này cũng như tổng thể cả chuỗi giá trị (Purcell et al., 2008). Tiếp cận chuỗi giá trị đã được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu về nông sản, bao gồm các loại hoa quả. Chẳng hạn, Gooch và cộng sự (2009) đã sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá thị thường và quản lý chất lượng nho tươi, táo tươi và chế biến và nhiều hoa quả khác của vùng Ontario, Canada (M. et al., 2009). Hosni and Lancon (2011) tìm hiểu chuỗi giá trị táo của Syris trên thị trường nước ngoài. Nghiên cứu chỉ ra rằng để xuất khẩu táo thì Syris cần phải giải quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị táo hiện tại. Các tổ chức khuyến nông cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống táo mới. Đồng thời, cần có các tổ chức xếp loại và đánh giá chất lượng táo độc lập để làm giảm các rủi ro chất lượng. FAO lại có nghiên cứu về chuỗi giá trị quả xoài ở Kenya. Nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu. Tỷ lệ quả xoài không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao. Kenya cần tập trung cho chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xoài không có khả năng xuất khẩu vào các mục đích khác (Hosni và Lancon, 2011). Cây lạc tiên có nhiều giá trị thực phẩm và dược học đã được nghiên cứu và sử dụng trên thế giới. Quả tươi được sử dụng ăn trực tiếp ở Thái Lan (Dassanayake và Hicks, 1994). Ở Venezuela, quả được sử dụng tạo thành nước giải khát (Padhye và Deshpande, 1960). Các bộ phận của Passiflora foetida có nhiều dược tính khác nhau để điều trị đau mãn tính, ho, hen suyễn, mất ngủ, các vấn đề tiêu hóa, bao gồm chứng khó tiêu (Da Costa Sacco, 1980). Dịch chiết cây Lạc tiên cho thấy hoạt tính diệt nấm, kháng khuẩn chống lại bốn vi khuẩn trên người Pseudomonas putida, Vibrio cholerae, Shigella flexneri và Streptococcus pyogenes (Hoffmann et al., 2003). Phân tích cao chiết methanol lá cây Lạc tiên có tác dụng diệt nấm và chống vi khuẩn thấy có sự hiện diện của hợp chất
  18. 8 cyclopropane, triterpene và glycoside (Gardner, 1989). Expectorant chiết xuất từ cây lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh, chống co thắt và chống viêm trên chuột nghiên cứu (Fernandes et al., 2013). Nghiên cứu của Patil và cộng sự cho thấy rằng chất chiết xuất từ P. foetida có tác dụng chống trầm cảm có thể được sử dụng trong điều trị bệnh nhân trầm cảm rối loạn (Patil et al., 2015). Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các thành phần chiết từ cây Lạc tiên như vitexin có thể chống viêm và Kaempferol, Apigenin và luteolin có thể dẫn đến phát triển thuốc chống dị ứng để bồi thường sử dụng thuốc quá nhiều steroid (Brindha et al., 2012). Dịch chiết từ cây Lạc tiên đã được nghiên cứu chứng minh hoạt tính chống oxi hóa, hạ đường huyết và ức chế tế bào ung thư (Balasubramaniam et al., 2010; Asir et al., 2014a; Asir et al., 2014b). 2.2.2. Ở Việt Nam Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn tài nguyên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loài cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phương pháp bào chế khác nhau để sử dụngchữa bệnh cho mọi người. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh. Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (Trước công nguyên), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phòng trừ các bệnh đường ruột Cuối thế kỷ III Trước công nguyên, ở Nam Việt giao chỉ đã phát hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem… (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã Hình thành để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh (Nguyễn
  19. 9 Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phương thuốc để chữa 184 bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc (Nguyễn Bá Tĩnh, 1717) [2]. Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y Hải Thượng lãn ông – Lê Hữu Trác. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [5]. Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng các loài cây cỏ để làm thuốc (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [9]. Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn Viện Dược liệu (2010), số lượng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài. Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900 loài thuộc 307 họ thực vật (Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn, 2010) [12]. Trương Thị Tố Uyên (2010) [9], khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa; 9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng chữa ung thư. Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh, thị xã Sơn La”
  20. 10 (1993) (Nguyễn Trung Vệ, 1993) [3]. đã công bố 500 loài cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 loài cây thuốc. Trong đó: Nhóm cây 2 lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 loài; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ, 27 chi và 31 loài. nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 loài; nhóm thông đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 loài; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và 12 loài. Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 loài cây hoa cây cảnh có tác dụng chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đông đảo cán bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng (dẫn theo Đặng Kim Vui, 2018) [6]. Cùng với các công trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của các loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc ngoài tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các loài cây thuốc, trong đó có các nghiên cứu như: Bảo Thắng (2003) trong cuốn “Kỹ thuật trồng, chế biến và sử dụng cây thuốc nam”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối với 38 cây thuốc thông dụng; đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một số loại hạt có tác dụng chữa bệnh (Bảo Thắng, 2003) [6]. Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005) đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách còn cung cấp một số thông tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm (Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần, 2005) [28]. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2