Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) tại tỉnh Lai Châu
lượt xem 2
download
Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề đặc điểm một số yếu tố lập địa ở Lai Châu; tình hình sinh trưởng của cao su ở Lai Châu; đánh giá ảnh hưởng đơn lẻ và tổng hợp của một số yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su tại tỉnh Lai Châu; bước đầu phân vùng lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu; đề xuất một số giải pháp phát triển cao su trên đất Lâm nghiệp ở Lai Châu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) tại tỉnh Lai Châu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM ================== LƢU TIẾN ĐẠT NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA LẬP ĐỊA ĐẾN SINH TRƢỞNG VÀ SẢN LƢỢNG MỦ CỦA RỪNG TRỒNG CAO SU (HEVEA BRASILIENSIS) TẠI TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành đào tạo: Lâm sinh Mã số: 9.62.02.05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội - 2021
- Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1) GS.TS Vƣơng Văn Quỳnh 2) TS. Trần Văn Túy TS. Phí Hồng Hải Chủ tịch hội đồng: GS. TS. Võ Đại Hải Phản biện 1: GS. TSKH. Nguyễn Ngọc Lung Phản biện 2: PGS. TS. Ngô Đình Quế Phản biện 3: PGS. TS. Vũ Nhâm Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lưu Tiến Đạt (2019), “Ảnh hưởng của việc trồng tum trần và tum bầu có tầng lá đến sinh trưởng một số giống cao su tại Lai Châu”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 21-2019, tr.70-78. 2. Lưu Tiến Đạt (2020), “Ảnh hưởng của các đai độ cao đến sinh trưởng của một số giống cao su tại Lai Châu”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 01-2020, tr.77-84.
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đặc biệt năm 2008 khi giá mủ cao su cao, nhiều địa phương coi cây cao su là cây kinh tế mũi nhọn và đã tập trung phát triển. Một số tỉnh vùng Tây Bắc cũng đã tập trung phát triển cây cao su và diện tích gây trồng hiện ước đạt khoảng 30.000 ha. Lai Châu là một trong các tỉnh vùng Tây Bắc phát triển cây cao su khá mạnh và đến nay có diện tích cao su lớn nhất vùng Tây Bắc. Tính đến cuối năm 2018, Lai Châu có tổng diện tích cao su là 13.879,9 ha, trong khi Sơn La 6.700 ha, Hà Giang 4.400 ha; còn 3 tỉnh Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai có diện tích từ 600-700 ha; tỉnh Phú Thọ có gần 200 ha. Tuy nhiên, việc phát triển cây cao su ở vùng Tây Bắc đặt ra nhiều nghi vấn liên quan đến hiệu quả kinh tế của loài cây này. So với các vùng sinh thái khác, vùng Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng có nhiều yếu tố tự nhiên bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cao su, như địa hình dốc, chia cắt mạnh; mùa đông lạnh, và nhiều khi có sương muối, vv… Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cây cao su trồng tại vùng Tây Bắc cũng như Lai Châu. Do đó, vấn đề nghiên cứu của luận án là rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra các thông tin khoa học tin cậy, góp phần quản lý và phát triển hiệu quả cây cao su tại tỉnh Lai Châu và các tỉnh có điều kiện tương tự. Xuất phát từ vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hƣởng của lập địa đến sinh trƣởng và sản lƣợng mủ của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) tại tỉnh Lai Châu”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Về lý luận Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học và thực tiễn về phân chia lập địa cho rừng trồng cao su trên đất lâm nghiệp ở vùng Tây Bắc. 2.2. Về thực tiễn 1
- - Đánh giá được tình hình sinh trưởng và sản lượng mủ của cao su trên đất lâm nghiệp ở tỉnh Lai Châu; - Xác định được ảnh hưởng của các yếu tố tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cao su ở Lai Châu; - Bước đầu phân vùng lập địa thích hợp cho phát triển cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu. 3. Đối tƣợng, địa điểm nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ nghiên cứu tại các khu rừng cao su thuộc 03 công ty: Công ty Cổ phần cao su Lai Châu, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu 2, và Công ty Cổ phần cao su Dầu Tiếng – Lai Châu. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu: (1) Đặc điểm một số yếu tố lập địa ở Lai Châu; (2) Tình hình sinh trưởng của cao su ở Lai Châu; (3) Đánh giá ảnh hưởng đơn lẻ và tổng hợp của một số yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su tại tỉnh Lai Châu; (4) Bước đầu phân vùng lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu; (5) Đề xuất một số giải pháp phát triển cao su trên đất Lâm nghiệp ở Lai Châu. 4.2. Về địa điểm: tại 06 huyện của tỉnh Lai Châu: Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên, Than Uyên 4.3. Về thời gian: (1) Đặc điểm các lập địa các lâm phần rừng trồng cao su ở Lai Châu được kế thừa, theo dõi từ năm 2005 đến năm 2019; (2) Tình hình sinh trưởng của cao su ở Lai Châu được kế thừa, đo đếm và theo dõi từ năm 2013 đến năm 2016; (3) Đánh giá ảnh hưởng đơn lẻ và tổng hợp của một số yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su tại tỉnh Lai Châu được kế thừa, đo đếm và theo dõi từ 2013 đến năm 2016, riêng sản lượng mủ được theo dõi năm 2017; (4) Bước đầu phân vùng lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu được thực hiện từ năm 2018-2020; (5) Đề xuất một số giải pháp 2
- phát triển cao su trên đất Lâm nghiệp ở Lai Châu được thực hiện từ năm 2018-2020. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học về phân chia lập địa cho rừng trồng cao su trên đất lâm nghiệp. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng được tiêu chí phân chia và phân vùng lập địa thích hợp cho phát triển cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu; - Góp phần hoàn thiện phương pháp xác định mối quan hệ giữa các yếu tố lập địa với sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su làm cơ sở cho phân chia, phân vùng lập địa trồng rừng cao su tại Lai Châu. 6. Những đóng góp mới của luận án (i) Xây dựng luận cứ khoa học và lượng hóa được ảnh hưởng của một số yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su tại tỉnh Lai Châu; (ii) Bước đầu phân chia lập địa ở cấp huyện thích hợp và đề xuất các giải pháp gây trồng và phát triển cây cao su ở Lai Châu. 7. Bố cục Luận án: Luận án gồm 136 trang với 30 hình, 22 bảng, bao gồm: Phần mở đầu (5 trang); Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu (30 trang); Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (82 trang); Chương 4: Kết luận, tồn tại và khuyến nghị (3 trang). Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ các trường phái, học giả nghiên cứu như W.Schwanecker (1971), Liên Xô (cũ), Ucraina (Pogrebnhiac 1968), Mỹ, D.M Smith (1996), có thể hiểu: Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối. Lập địa theo nghĩa 3
- hẹp bao gồm 3 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực vật. Cây cao su (Hevea brasiliensis) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae), có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea. Cao su được xem là một trong những loài cây đa mục đích, vừa có giá trị kinh tế cao, vừa có chức năng phòng hộ, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn. Khu vực Đông Nam Á là khu vực trồng cao su quan trọng nhất thế giới. Thái Lan, Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ là bốn quốc gia sản xuất lớn với tổng sản lượng chiếm 72% sản lượng toàn cầu. Thái Lan là nhà sản xuất duy nhất lớn nhất thế giới, sản lượng 4,87 triệu tấn, chiếm 33,4% sản lượng thế giới năm 2018. Theo sau Thái Lan là các nước Indonesia, Việt Nam, Trung Quốc và Malaysia, lần lượt chiếm 24,7%, 8,5%, 6,4 % và 3,8% sản lượng toàn cầu. Để xác định các yếu tố lập địa ảnh hưởng đến sự phân bố của cao su (Hevea brasiliensis), Ray, D., et al đã nghiên cứu tác động của sự thay đổi khí hậu đối với sự thu hẹp và mở rộng phạm vi của loài này. Mô hình ngách sinh thái được sử dụng để phân tích sự phân bố hiện tại và tiềm năng trong tương lai của cây cao su ở hai vùng địa lý sinh học khác biệt của Ấn Độ, đó là Western Ghats (WG) và Đông Bắc (NE). Trong số các yếu tố khác nhau, độ cao, dân số và nguồn lao động nông nghiệp sẵn có đóng góp đáng kể vào mô hình ở vùng NE, trong khi đối với vùng WG, khí hậu là yếu tố đóng góp quan trọng nhất cho sự phân bố của cây cao su. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều diện tích thích hợp để trồng cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ, trong khi bị hạn chế đối với vùng WG theo kịch bản khí hậu dự kiến cho năm 2050. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Lập địa là nơi sinh sống của sinh vật, hay một tập hợp các nhân tố sinh thái bao gồm: khí hậu - thủy văn, địa hình, đá mẹ, đất, sinh vật, con người, lịch sử tự nhiên và lịch sử loài người ấn định sự tồn tại của các 4
- quần xã sinh vật Cây cao su (Hevea brasiliensis) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae) là cây công nghiệp dài ngày, nó có thể sống thọ đến sáu bảy chục năm, nhưng thời gian khai thác mủ từ 20 đến 40 năm. Là cây lâu năm nên nó thường phải trải qua tất cả những ảnh hưởng về thời tiết xảy ra trong suốt năm và trong nhiều năm. Mặt khác, việc đầu tư ban đầu (giai đoạn kiến thiết cơ bản - KTCB) cho cao su thường tốn nhiều thời gian và vốn. Vì thế, cần có sự xem xét cẩn thận các yếu tố về lập địa trước khi quyết định trồng loại cây dài ngày này để có thể thu được kết quả tốt. Nguyen, B. T. (2013) đã điều tra sự phụ thuộc vào độ cao của năng suất mủ ở rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis), từ đó xác định ngưỡng độ cao để phục vụ quản lý sử dụng đất ở Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện điều tra độ dốc theo chiều dọc, dựa trên 146.000 ha rừng trồng cao su đã khai thác mủ từ vùng Đông Nam Bộ đến cao nguyên. Trên phạm vi độ cao điều tra, 15-738 m, năng suất mủ giảm ở các tỷ lệ khác nhau, 109 kg/ha đối với GT1 (1-10), 127 kg/ha đối với GT1 (11-20), 110 kg/ha đối với các dòng còn lại (1-10) và 117 kg/ha với các dòng còn lại (11-20) cho mỗi lần tăng độ cao lên 100 m. Một nghiên cứu điển hình về xác định các tiểu vùng và các biện pháp kỹ thuật trồng cây cao su tại tỉnh Lai châu do Nguyễn Trường An (2013) thực hiện đã đưa ra 101.108 ha đất phù hợp với cây cao su nằm trên địa bàn của 49 xã thuộc 5 huyện Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ, Mường Tè và Sìn Hồ. 1.3. Nhận xét chung Cho đến nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cây cao su trồng tại vùng Tây Bắc cũng như Lai Châu. Một số nghiên cứu về lập địa cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn đơn lẻ, chưa mang tính hệ thống, chủ yếu tập trung cho đất ngoài lâm phần với các nhóm mô hình sản xuất nông nghiệp, đồng thời chỉ tập trung vào đặc điểm sinh thái học của cây trồng để đánh giá sự phù hợp 5
- của lập địa. Do đó, vấn đề nghiên cứu của luận án là rất có ý nghĩa, nhằm đưa ra các thông tin khoa học tin cậy, góp phần quản lý và phát triển hiệu quả cây cao su tại tỉnh Lai Châu và các tỉnh có điều kiện tương tự. Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu (1) Đặc điểm một số yếu tố lập địa ở Lai Châu; (2) Nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng mủ cao su ở Lai Châu; (3) Ảnh hưởng của các yếu tố lập địa đơn lẻ và tổng hợp đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su; (4) Bước đầu phân vùng lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu; (5) Đề xuất một số giải pháp phát triển cao su trên đất Lâm nghiệp ở Lai Châu. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin và kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, các loại bản đồ (đất, 3 loại rừng, khí hậu, hiện trạng sử dụng đất, sinh khí hậu, vườn cây cao su của các Công ty cao su), các số liệu khí tượng thủy văn của Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu trong 5 năm, từ 2014 – 2018, niên giám thống kê tỉnh Lai Châu từ năm 2013 - 2018 của Cục thống kê tỉnh Lai Châu; Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học về phân vùng lập địa nói dung, cho cao su nói riêng. 2.2.2. Điều tra ngoại nghiệp a) Khảo sát b) Lập ô tiêu chuẩn: Xác định 10 tuyến điều tra, thiết lập 160 OTC 1.000 m2 để tiến hành điều tra các chỉ tiêu trong ô. c) Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng: Trên mỗi OTC điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng, gồm: Đường kính tại vị trí 1,0m (D1.0), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt), tình hình sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu), sản lượng mủ khô (kg/ha). 6
- d) Điều tra đất: Tại mỗi OTC, đề tài đã tiến hành đào phẫu diện và tiến hành điều tra, mô tả các chỉ tiêu liên quan đến phẫu diện; lấy mẫu hỗn hợp để phân tích các chỉ tiêu lý hóa tính cơ bản của đất. đ) Khai thác và thống kê sản lượng mủ: theo quy trình kỹ thuật của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam năm 2012. e) Phỏng vấn: Đề tài áp dụng công cụ phỏng vấn bán định hướng trong bộ công cụ PRA (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn) để phỏng vấn về các nội dung có liên quan 2.2.3. Xử lý nội nghiệp a) Đặc điểm chủ yếu của một số yếu tố lập địa Trên cơ sở những tài liệu thu thập được, đề tài tổng hợp và xác định các yếu tố thổ nhưỡng: Xác định đặc điểm thổ nhưỡng cho các đơn vị đất; Xác định đặc điểm thổ nhưỡng cho phạm vi toàn tỉnh; Nghiên cứu đặc điểm lập địa trên địa bàn tỉnh Lai Châu. b) Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su tại Lai Châu Từ kết quả điều tra 160 OTC của rừng trồng cao su, đề tài đã tổng hợp được các giá trị trung bình về: đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, mật độ, sản lượng mủ cho mỗi OTC; Nghiên cứu và thiết lập các phương trình tương quan một nhân tố giữa sinh trưởng đường kính, chiều cao vút ngọn với sản lượng mủ cao su trong môi trường EXCEL. c) Ảnh hưởng của các yếu tố lập địa đơn lẻ đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su ở Lai Châu Phần lớn các yếu tố lập địa đã được định lượng trong điều tra, nên việc phân tích tương quan tương đối dễ dàng. Riêng yếu tố loại đất, mặc dù có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng cây trồng, nhưng lại chỉ được mô tả dưới dạng định danh, không định lượng cụ thể. Vì vậy, để thuận tiện cho phân tích ảnh hưởng của loại đất đến sinh trưởng rừng trồng, đề tài đã tiến hành mã hoá các loại đất thành những chỉ số đất tổng hợp (Idat) theo khả 7
- năng sinh trưởng của cây trồng (D1.0 trung bình) trên loại đất đó. d) Ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ cao su ở Lai Châu Thiết lập các phương trình hồi quy một nhân tố và phương trình hồi quy nhiều nhân tố giữa các yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su ở Lai Châu. Từ các phương trình hồi quy sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su ở Lai Châu. đ) Phân chia lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu * Xây dựng tiêu chí phân chia lập địa thích hợp Đề tài chia ra 05 cấp lập địa theo mức độ sinh trưởng và năng suất của cao su so với giá trị sinh trưởng trung bình trên địa bàn nghiên cứu. Ứng với mỗi giá trị của hệ số k, đề tài chia ra 05 cấp phân chia lập địa thích hợp như sau: - Lập địa cấp I: k ≥ 1.15 - Lập địa cấp II:1.05 ≤ k < 1.15 - Lập địa cấp III: 0.95 ≤ k < 1.05 - Lập địa cấp IV: 0.85 ≤ k < 0.95 - Lập địa cấp V: k < 0.85 * Xây dựng lớp lưới bản đồ cơ sở dữ liệu lập địa Lớp lưới bản đồ cơ sở dữ liệu lập địa là hệ thống lưới ô vuông, mỗi ô có cạnh 100 m phủ đầy ranh giới tỉnh Lai Châu. Lớp bản đồ lưới này được chồng xếp với các lớp bản đồ về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất, loại đất, lượng mưa bình quân năm, nhiệt độ bình quân năm, độ ẩm bình quân năm. * Xây dựng bản đồ phân chia lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su tại Lai Châu - Hoàn thiện việc cập nhật các giá trị các yếu tố lập địa trong lưới cơ sở dữ liệu lập địa và gán thêm giá trị loại đất được mã hóa ở trên, đồng thời phân loại theo những nguyên tắc và tiêu chí nêu trên. Những nội dung 8
- này được thực hiện bằng phương pháp lập trình trong môi trường MVF9 và xây dựng bản đồ trong MAPINFO 11.0. * Lập bảng tra sinh trưởng tiềm năng của cao su theo các cấp lập địa Từ giá trị sinh trưởng tiềm năng tính được, sử dụng hệ số k để xác định cấp lập địa cụ thể ứng với từng tổ hợp tiêu chí. Hoàn thiện hết giá trị vào các ô trống trong bảng ma trận sẽ tạo ra được bảng tra sinh trưởng tiềm năng cho cây cao su Lai Châu. Cũng từ bảng này, có thể dự đoán sinh trưởng và sản lượng mủ trên các diện tích cụ thể. Căn cứ vào đó, cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức có thể tra cứu để quyết định đầu tư trồng cao su với những giải pháp kỹ thuật phù hợp. e) Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp ở Lai Châu - Quy hoạch tổng thể và chi tiết đất trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu; - Chọn lập địa phù hợp để trồng cao su; - Chọn giống cao su phù hợp với lập địa tỉnh Lai Châu; - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để canh tác bền vững cao su trên đất dốc tại tỉnh Lai Châu, góp phần bảo vệ đất, nước và đa dạng sinh học. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm một số yếu tố lập địa ở Lai Châu 3.1.1. Đặc điểm khí hậu Ngoài các yếu tố lập địa đặc trưng của Lai Châu, trên địa bàn tỉnh khả năng xuất hiện sương muối và ảnh hưởng của sương muối tới cây cao su rất khác nhau. Vùng có khả năng xuất hiện sương muối và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây cao su là vùng núi cao của huyện Sìn Hồ, vùng núi của huyện Mường Tè giáp biên giới Việt - Trung, vùng Dào San, Mồ Sì San, Sin Súi Hồ của huyện Phong Thổ, và vùng núi ranh giới với tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Vùng không xảy ra sương muối chủ yếu nằm ở vùng thấp của huyện Sìn Hồ dọc theo sông Nậm Mạ, vùng chảy dọc theo lưu vực sông Đà của huyện Mường Tè, Sìn Hồ; lưu vực sông Nậm Na từ 9
- Phong Thổ tới sông Đà. Các vùng không chịu hoặc ít chịu ảnh hưởng của sương muối, ảnh hưởng của nhiệt độ thấp tới cây cao su hầu như rất ít, đây được xác định là vùng đất ưu tiên để phát triển cây cao su. 3.1.2. Đặc điểm địa hình 3.1.2.1. Độ cao Nhìn chung địa hình tỉnh Lai Châu có xu thế thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, đại diện là khu vực huyện Sìn Hồ và huyện Phong Thổ; vùng Mường Tè bị chi phối bởi địa hình lòng máng Việt - Trung chạy dài và hạ thấp dần độ cao theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; vùng Sìn Hồ - Phong Thổ có dãy Hoàng Liên Sơn án ngữ phía Đông Bắc. Độ cao phổ biến nhất trên địa bàn tỉnh Lai Châu là từ 600-800 m với diện tích 175.176 ha, tiếp đó là độ cao từ 400-600 m và 800-1,000 m với diện tích lần lượt là 142.569,16 ha và 143.619 ha. Lai Châu không có diện tích có độ cao trên 3.000m. 3.1.2.2. Độ dốc Địa hình vùng núi có độ dốc trên 300 có diện tích 124.400ha, chiếm 15,6% tổng diện tích, tập trung ở khu vực vùng núi cao huyện Mường Tè (37.375ha), Nậm Nhùn (20.200 ha), với độ dốc này rất khó khăn cho việc bố trí sản xuất nông lâm nghiệp. Ở độ dốc từ 20 - 300 có diện tích 454.475ha, chiếm 57,1% tổng diện tích, tập trung ở vùng núi cao huyện Mường Tè (163.125ha), Nậm Nhùn (81.200 ha), Sìn Hồ (61.825ha), Phong Thổ (51.000ha), ... Ở độ dốc dưới 80 rất thích hợp cho việc sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và cây cao su nói riêng, tuy nhiên, tổng diện tích trên độ dốc này chỉ có 10.375ha, chiếm 1,3% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Uyên (3.000ha). 3.1.2.3. Độ dày tầng đất Theo QCVN 01-149 : 2014/BNNPTNT, độ dày tầng đất tối thiểu để trồng cây cao su ở miền núi phía Bắc là 70cm. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy, cây cao su được gây trồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu phân bố nhiều nhất ở cấp độ dày tầng đất từ 70 - 100cm, có diện tích 8.112ha, 10
- chiếm 60,6% tổng diện tích cây cao su toàn tỉnh; tiếp đến là cấp độ dày tầng đất từ 50 - 70cm, có diện tích 4.570ha, chiếm 34,1% tổng diện tích cây cao su. Đối với mức độ dày tầng đất trên 100cm có 588ha, chiếm 4,4% tổng diện tích và chỉ có 124ha cao su được trồng trên đất có độ dày tầng đất dưới 50cm. 3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng Đá mẹ, mẫu chất hình thành đất ở Lai Châu phân bố thành vùng tương đối rõ. Vùng phía Bắc - Đông Bắc thuộc huyện Sìn Hồ, Phong Thổ có các khối đá macma trung tính. Núi đá vôi phân bố ở các huyện Tam Đường, Phong Thổ và Sìn Hồ, các đá trầm tích, biến chất có ở tất cả các huyện, nhưng tập trung nhiều ở huyện Mường Tè. Một số loại đá mẹ, mẫu chất hình thành đất chính: Đá vôi; Đá granit; Đá phiến sét; Đá cát; Đá macma trung tính; Sản phẩm bồi tụ phù sa: Theo kết quả điều tra bổ sung chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tỉnh Lai Châu tỷ lệ 1/100.000 năm 2018 của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy, toàn tỉnh Lai Châu có 7 nhóm đất chính là: nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất đen cácbonát, nhóm đất mùn trên núi, nhóm đất phù sa, nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao, nhóm đất thung lũng dốc tụ, nhóm núi đá. Các loại đất thích hợp để gây trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu như: Fa, Fk, Fs, Fq…, trong đó, loại đất Fk - đất nâu đỏ trên macma bazo và trung tính, có tổng diện tích 25.952ha, chiếm 2,9% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trung bình có 1.038ha/xã, hệ số biến thiên về diện tích loại đất Fk của các xã trên toàn tỉnh là 121,9%, trong đó, có 75% số xã có diện tích loại đất Fk ≤ 1.429ha, xã có diện tích loại đất Fk nhỏ nhất là 0,98ha và xã lớn nhất có 5.558ha; loại đất Fk chỉ phân bố ở 25 xã trên tổng 108 xã, thị trấn trên toàn tỉnh Lai Châu. Kết quả phân tích một số tính chất hóa tính đất dưới các mô hình trồng rừng cao su tại tỉnh Lai Châu cho thấy: 11
- - Chỉ tiêu pHKCl ở các lâm phần rừng trồng cao su điều tra dao động từ 4,88 (T1) đến 5,22 (T2), tức là đất ở mức chua vừa (4,6-5,0) đến mức chua trung bình (5,1-5,5), trong đó, có 75% số điểm điều tra có giá trị pHKCl ≤ 5,08 (T1), pHKCl ≤ 5,27 (T2), pHKCl ≤ 5,32 (T3). Như vậy, đất ở mức chua vừa ở tầng đất mặt đến mức chua trung bình khi ở độ sâu tầng đất tăng, tuy nhiên, chưa có sự khác nhau có ý nghĩa thông kê về mức độ chua giữa các độ sâu tầng đất điều tra. - Hàm lượng nitơ tổng số trung bình tại các điểm điều tra có xu hướng giảm khi độ sâu tầng đất tăng, dao động từ 0,08% (T3) đến 0,17% (T1), tuy nhiên, cũng chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa các độ sâu tầng đất ở các điểm điều tra (F.pr = 0,538). - Hàm lượng K2O tsố cũng chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa các độ sâu lấy mẫu đất và có xu hướng tăng nhẹ khi độ sâu tầng đất tăng, từ 1,19% (T1), tăng lên 1,22% (T2) và đạt 1,34% (T3). - Hàm lượng P2O5 tsố dao động từ 0,14% (T3) đến 0,18% (T1) và chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa các độ sâu tầng đất ở các điểm điều tra. - Hàm lượng mùn trung bình ở các điểm điều tra dao động từ 1,22% (T3) đến 2,64% (T1) và chưa có sự khác nhau rõ rệt giữa các độ sâu lấy mẫu đất. Như vậy, các chỉ tiêu hóa tính đất như: pHKCl, nitơ tổng số, kali tổng số, kali dễ tiêu, lân tổng số, hàm lượng mùn… ở tầng đất mặt (T1) chưa có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các điểm điều tra. Điều này có thể dẫn đến nhận định rằng, việc lấy mẫu đất phân tích dưới các mô hình trồng rừng cao su tại các huyện điều tra cho thấy mức độ đồng nhất, đại diện ở các lâm phần rừng trồng cao su, đặc biệt là việc lựa chọn các khoảng, lô thiết kế trồng cao su ban đầu. 3.2. Tình hình sinh trƣởng của cao su ở Lai Châu 3.2.1. Thực trạng gây trồng và phát triển 12
- Từ năm 2006 các tỉnh miền núi phía Bắc bắt đầu triển khai trồng cây cao su, khởi đầu là tỉnh Lai Châu, tiếp đó là các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Hà Giang. Lai Châu được 03 công ty (Công ty Cổ phần cao su Lai Châu, Công ty Cổ phần cao su Lai Châu 2, Công ty Cổ phần cao su Dầu Tiếng – Lai Châu) chính thức trồng đại điền từ năm 2008 - 2016 với tổng diện tích là 13.879,9 ha, năm có diện tích trồng lớn nhất là năm 2010 với 3.161,8 ha; năm có diện tích trồng nhỏ nhất là năm 2016 với 73,3 ha và cũng là năm cuối cùng triển khai trồng cao su tính đến thời điểm hiện nay. Công ty có diện tích cao su lớn nhất trên địa bàn tỉnh Lai Châu là Công ty Cổ phần cao su Lai Châu, bắt đầu trồng từ 2008, kết thúc năm 2016, với 8.174,0 ha, chiếm 58,9% tổng diện tích của 03 công ty; tiếp đến là Công ty Cổ phần cao su Lai Châu 2, bắt đầu trồng từ năm 2010, kết thúc năm 2015, với 4.536,0 ha, chiếm 33,8%; cuối cùng là Công ty Cổ phần cao su Dầu Tiếng – Lai Châu, bắt đầu trồng từ 2012, kết thúc năm 2015, với 1.020,0 ha, chiếm 7,3%. 3.2.2. Sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su ở Lai Châu 3.2.2.1. Sinh trưởng Sinh trưởng đường kính (D1.0), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), và đường kính tán (Dt) của cây cao su ở giai đoạn 8 tuổi có sự sai khác rõ rệt giữa các giống cao su đánh giá. Đường kính bình quân đạt 15,2cm, hệ số biến động (CV%) về đường kính giữa các giống cao su đánh giá là 7,2%, ∆D1.0 đạt 1,90cm/năm, trong đó, các giống RRIM712, GT1 có chỉ tiêu sinh trưởng đường kính đạt thấp nhất, tương ứng là 14,2cm,14,4cm và các giống VNg 77-4, VNg 77-2, và IAN873 có sinh trưởng đường kính đạt cao nhất, tương ứng là 16,1cm, 16,2cm, 16,8cm. Hvn bình quân của các giống cao su đạt 13,2m (CV%: 3,3%), dao động từ 12,7m (RRIM712) đến 13,7m (IAN873) và có sự khác nhau giữa các giống cao su đánh giá (Pr. < 2e-16). Lượng tăng trưởng bình quân chung về chiều cao cây đạt 1,65m/năm. Dt bình quân đạt 7,5m, dao động 13
- từ 7,1-8,0m, lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính tán đạt 0,93m/năm. Nhìn chung, tăng trưởng bình quân chung về đường kính và chiều cao cây của các giống cao su thuộc mức trung bình đến khá. Kết quả này cũng tương đối phù hợp với một số kết quả nghiên cứu gần đây khi cho rằng, các giống cao su được trồng ở Thuận Châu, Mai Sơn tỉnh Sơn La có mức tăng trưởng bình quân chung về đường kính và chiều cao thuộc mức trung bình, trung bình khá và khá, bao gồm: VNg 77-4, VNg 77-2, và IAN 873, trong đó, giống VNg 77-2, VNg 77-4 là khá thích hợp cho vùng Thuận Châu, tỉnh Sơn La; hay mức độ sinh trưởng của 2 giống VNg 77-2, VNg 77-4 có mức tăng trưởng vượt từ 35,8 - 38,2% so với quy trình, có khả năng thích ứng với các tiểu vùng thung lũng và núi thấp của 5 huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Mường Tè, Tân Uyên và Than Yên của tỉnh Lai Châu; các giống IAN 873, RRIV 124, và VNg 77-4 có khả năng chịu lạnh và cho năng suất cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc. 3.2.2.2. Sản lượng mủ Theo dõi sản lượng mủ của rừng trồng cao su, đề tài tổng hợp theo bảng số liệu dưới đây: Ở năm đầu tiên bắt đầu mở cạo, năng suất mủ của các giống cao su bình quân đạt 2,30kg mủ khô/cây, tương ứng sản lượng đạt 0,931 tấn mủ khô/ha, với tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn cạo bình quân là 84,8% tổng số cây. Năng suất mủ bình quân/cây có sự khác nhau rõ giữa các giống cao su đánh giá (pr. = 0,00775 < 0,05), trong đó, có 4 giống IAN873, VNg 77-4, RRIM600, và RRIV124 có năng suất mủ khô bình quân/cây vượt tương ứng lần lượt từ 104,4% : 105,6% : 107,3% : 115,3% so với năng suất mủ bình quân của các giống cao su đánh giá trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Như vậy, đề tài đã bước đầu đánh giá có 4 giống RRIV124, VNg 77- 4, VNg 77-2, và IAN873 có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt so với trung bình quần thể và có 4 giống IAN873, VNg 77-4, RRIM600, và RRIV124 có năng suất mủ khô bình quân/cây vượt tư 104,4 - 115,3% so với năng suất 14
- mủ khô của trung bình quân thể. Tuy nhiên, sản lượng mủ cao su vùng Lai Châu nhìn chung không cao hơn so với sản lượng mủ cao su vùng truyền thống. 3.2.2.3. Tương quan giữa sinh trưởng với sản lượng mủ của cao su Cả hai chỉ tiêu sinh trưởng về D1.0 và Hvn đều có tương quan chặt và rất chặt với sản lượng mủ của cao su ở Lai Châu. Tuy nhiên, chỉ tiêu sinh trưởng đường kính có hệ số tương quan lớn hơn hệ số tương quan của chỉ tiêu chiều cao vút ngọn (R2 = 0,8992>0,7419). Như vậy, có thể lựa chọn chỉ tiêu đường kính D1.0 bình quân để nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của cây cao su ở tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, khi phân vùng lập địa thích hợp cho trồng rừng cao su cũng không nhất thiết phải xem xét đến sản lượng mủ, vì sản lượng mủ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là kỹ thuật khai thác áp dụng, trình độ công nhân, kế hoạch khai thác của các công ty, thất thoát/hao hụt trong quá trình vận chuyển, bảo quản. Vì vậy, việc xem xét sản lượng mủ để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lập địa tới nó là không được triệt để và không mang tính đại diện cao. 3.3. Ảnh hƣởng của lập địa đến sinh trƣởng của rừng trồng cao su ở Lai Châu 3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đơn lẻ đến sinh trưởng của rừng trồng cao su 3.3.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Giữa nhiệt độ bình quân năm với sinh trưởng đường kính D1.0 tồn tại dạng phương trình: D1.0 = 0,0033 * T + 16,224 R2 = 2E-06 Nhìn chung, các mức nhiệt độ khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cao su đánh giá ở Lai Châu, trong đó, ở trên cùng mức nhiệt độ bình quân năm T1 (210
- giống cao su đánh giá; tuy nhiên, ở trên cùng mức nhiệt độ bình quân năm T3 (200< T3≤210; 280< T3≤ 300) chưa ghi nhận có ảnh hưởng rõ đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cao su. Do vậy, dựa trên các mức nhiệt độ bình quân năm để đánh giá ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cao su, bước đầu có thể thấy 4 giống cao su: VNg 77-4, RRIV124, VNg 77-2, và IAN873 đều có sinh trưởng tốt, lượng tăng trưởng bình quân chung về các chỉ tiêu sinh trưởng đều ở mức trung bình khá đến khá, và đều vượt so với trung bình lâm phần đánh giá. 3.3.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm Độ ẩm của không khí cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây cao su. Theo quy luật thông thường, sự hấp thu dinh dưỡng tăng khi độ ẩm không khí tăng. Nếu thiếu ẩm thì mặt đất và cây trồng đều tăng cường thoát hơi nước dẫn đến cây bị khô héo cằn cỗi, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng. Độ ẩm của không khí và đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là nhiệt độ, lượng mưa, lượng bốc hơi. Giữa độ ẩm bình quân năm với sinh trưởng đường kính D1.0 tồn tại dạng phương trình: D1.0 = 0,0096 * Doam + 14,468 R2 = 0,1668 3.3.1.3. Ảnh hưởng của lượng mưa Tương quan giữa lượng mưa bình quân năm với sinh trưởng D1.0 của cao su tồn tại ở dạng phương trình sau: D1.0 = 0,0024 * R + 10,69 R2 = 0,1142 Như vậy, giữa các mức lượng mưa trung bình năm tại các lâm phần điều tra có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cao su được đánh giá ở Lai Châu, trong đó, có các giống cao su; RRIV124, VNg 77-4, VNg 77-2, và IAN873 bước đầu được ghi nhận có sinh trưởng ở mức 16
- khá, đều vượt so với bình quân lâm phần của các giống được đánh giá ở trên cùng các cấp lượng mưa trung bình năm tại các lâm phần điều tra. 3.3.1.4. Ảnh hưởng của độ cao Nhìn chung, ở trên cùng đai độ cao (H1, H2) có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của một số giống cao su đánh giá trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Đây là cơ sở xây dựng tiêu chí về đai cao để xác định vùng thích hợp cho gây trồng và phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các địa phương có điều kiện tương đồng. Tương quan giữa độ cao với sinh đường kính D1.0 của cao su tồn tại ở dạng phương trình sau: D1.0 = -0,0018 * H + 17,174 R2 = 0,0365 3.3.1.5. Ảnh hưởng của độ dốc Mặc dù các khuyến cáo cũng như yêu cầu kỹ thuật (QCVN 01-149: 2014/BNNPTNT) đều đưa ra yêu cầu về điều kiện vùng trồng mới cao su ở miền núi phía Bắc, với một trong những điều kiện đất đai là độ dốc dưới 300. Tuy nhiên, do sự phân tán, không tập trung của vùng trồng, để liền khoảnh, liền vùng nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp vẫn trồng cây cao su trên đất có độc dốc trên 300. Ở cấp độ dốc cấp IV (S4: độ dốc trên 300) sinh trưởng đường kính bình quân đạt 14,4cm, chiều cao cây đạt 12,9m, lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính, chiều cao đạt tương ứng là 1,80cm/năm, 1,61m/năm. Tương quan giữa độ dốc với sinh trưởng bình quân D1.0 của cao su tồn tại ở dạng phương trình sau: D1.0 = -0,0078 * D + 16,747 R2 = 0,0047 Như vậy, ở các cấp độ dốc khác nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng của các giống cao su đánh giá và các chỉ tiêu sinh trưởng có xu hướng giảm khi cấp độ dốc tăng lên, lượng tăng trưởng bình quân chung về đường kính đạt từ 1,94 - 1,97cm/năm, chiều cao cây đạt 1,66 - 1,68m/năm ở cấp độ dốc S1, S2 và giảm xuống còn từ 1,80 - 1,85cm/năm 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 289 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 252 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 162 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 94 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn