Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
lượt xem 109
download
Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn mà trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Có thể nói như vậy là vì TTCK là kênh huy động vốn lớn nhất, nhanh nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật Bản… mỗi nước đều có một TTCK qui mô khổng lồ và phát triển mạnh mẽ....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
- 1 Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
- 2 Mục Lục 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 4 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................................................... 4 Chương 1..................................................................................................................................... 6 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 6 1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN....................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm về chứng khoán ................................................................................................. 6 1.1.2. Thị trường chứng khoán ..................................................................................................... 9 2.1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................................ 18 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 20 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ................................................................................. 20 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................................... 20 2.2.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu ................................................................................. 21 Chương 2................................................................................................................................... 22 KHÁI QUÁT TTCK VIỆT NAM, SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC LOẠI CỔ PHIẾU NGHIÊN CỨU................................ ................................ .. 22 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNG VIỆT NAM ............................................................................................................................... 23 2.2. KHÁI QUÁT SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............. 25 2.3 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI CỔ PHIẾU TRONG NGHIÊN CỨU ................................ ........... 30 Chương 3................................................................................................................................... 36 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 36 3.1 CTCP Xu ất nhập khẩu thủy sản An Giang ................................ ................................ ........... 36 3.2 CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh. ..................................................... 38
- 3 LỜI NÓI ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn m à trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Có thể nói như vậy là vì TTCK là kênh huy động vốn lớn nhất, nhanh nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng m inh qua hình ảnh các nước phát triển chẳng hạn như Mỹ, Anh, Nhật Bản… mỗi nước đều có một TTCK qui mô khổng lồ và phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là một nước đang phát triển, vì vậy sự ra đời của TTCK ở nước ta là cần thiết và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Sự ra đời của TTCK Việt Nam là một cơ hội lớn để các nhà đầu tư có th ể tham gia vào, nó không chỉ là kênh huy đ ộng vốn trong nước m à còn thu hút cả vốn đầu tư bên ngoài như các nhà đầu tư nước ngo ài và cả các tập đo àn kinh tế quốc tế. Tuy nhiên đ ể có thể tham gia vào TTCK một cách có hiệu quả nhằm tạo khả năng sinh lợi cao nhất thì nhà đầu tư cần phải có một kiến thức nhất định về TTCK và những thông tin cần thiết về nó. Chính vì vậy mà thông tin đóng một vai trò h ết sức quan trọng đối với TTCK, một thông tin tốt có thể làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại một thông tin xấu có thể làm giá cổ phiếu giảm. Hay nói cách khác thông tin là trung tâm đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường. Việc sử dụng thông tin và phản ánh nó trung th ực, nhanh chóng vào giá và lợi suất của một cổ phiếu thì đó đư ợc xem là một thị trường có hiệu quả về mặt thông tin. Xuất phát từ vấn đề cung cấp nhiều thông tin hơn về TTCK cho nhà đầu tư để họ có thêm những cơ sở để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý nhằm mục đích sinh lợi cao nhất. Vì vậy đề tài nghiên cứu “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài này rất cần thiết đối với nhà đầu tư khi họ họ quyết định tham gia vào TTCK. Bởi vì nh ững thông tin n ày giúp cho các nhà đầu tư có thêm cơ sở để có thể đưa ra chiến lược đầu tư đúng đ ắn, hợp lý và hiệu quả nhằm mục đích sinh lợi cao nhất góp phần vào sự phát triển của TTCK Việt Nam.
- 4 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU a. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lư ợng giao dịch của một số loại cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. b. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu chung đã đưa ra sẽ được cụ thể hóa trong bài nghiên cứu thành những mục tiêu cụ thể sau: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá và khối lượng giao dịch của các loại cổ phiếu. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu và rút ra kết luận. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Không gian nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của TTCK Việt Nam nên đ ịa bàn nghiên cứu là TTCK Việt Nam và cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. b. Thời gian nghiên cứu Các dữ liệu nghiên cứu trong bài được thu thập trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ khi cổ phiếu có phiên giao dịch đầu tiên đ ến hết ngày 30 -12-2009. Về phần thực hiện, luận văn được tiến h ành nghiên cứu trong khoảng thời gian h ơn 3 tháng ( tháng 2 , 3 và 4 /2010) , sau đó là thời gian chu ẩn bị và hoàn thành. Đến đầu tháng 6-2010 là thời gian thực hiện báo cáo đề tài. c. Đối tượng nghiên cứu Như đ ã giới thiệu ở trên, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lư ợng giao dịch của TTCK Việt Nam mà cụ thể là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu trong b ài bao gồm chỉ số giá và khối lượng giao dịch của 5 loại cổ phiếu thuộc 5 ngành kinh tế khác nhau được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Th ành phố Hồ Chí Minh. Năm loại cổ phiếu đ ược chọn nghiên cứu trong bài là:
- 5 AGF: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang. GIL: Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh. DHG: Công ty cổ phần Dược Phẩm Imexpharm . REE: Công ty cổ phần Cơ điện lạnh. STB: Ngân h àng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. 4. Cấu trúc luận văn Luận văn có cấu trúc bao gồm 5 phần chính như sau: Giới thiệu chung Chương 1 : Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2 : Khái quát TTCK Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh và các công ty có cổ phiếu nghiên cứu. Chương 3 : Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu. Kết luận .
- 6 Chương 1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 1.1.1. Khái niệm về chứng khoán 1.1.1.1 K hái niệm Chứng khoán là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền đòi nợ hay quyền sở hữu về tài sản, bao gồm những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian n ào đó và có kh ả năng chuyển nhượng. 1.1.1 .2. Phân loại a. Căn cứ theo tiêu thức pháp lý có chứng khoán vô danh và chứng khoán ký danh. Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi rõ họ tên chủ sở hữu. Việc chuyển nhượng loại n ày rất dễ dàng, không cần thủ tục đăng ký rườm rà. Chứng khoán ký danh là loại chứng khoán ghi rõ họ tên chủ sở hữu.Việc chuyển nhượng loại này đ ược thực h iện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành. b. Căn cứ theo tính chất thu nhập có chứng khoán có thu nhập ổn định, chứng khoán có thu nhập không ổn định và chứng khoán hỗn hợp. Chứng khoán có thu nhập ổn định là các trái phiếu có lãi suất cố định, thu nhập của nó không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Chứng khoán có thu nhập không ổn định là các cổ phiếu thường và trái phiếu có lãi suất thả nổi, thu nhập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và chính sách trả cổ tức của công ty. Chứng khoán hỗn hợp là cổ phiếu ưu đãi, có một phần thu nhập là không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. c. Căn cứ theo chủ thể phát hành có chứng khoán Chính phủ và chứng khoán công ty. Chứng khoán Chính phủ là các chứng khoán do các cơ quan của Chính phủ trung ương hay chính quyền địa phương phát hành như trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, trái phiếu Chính phủ, công trái Nhà nước.
- 7 Chứng khoán công ty là chứng khoán do các doanh nghiệp, công ty cổ phần phát hành như trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ có nguồn gốc chứng khoán. 1.1.1.3. Trái phiếu a. Đặc điểm. Trái phiếu là giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và xác nhận quyền đòi n ợ bao gồm những điều kiện và thu nh ập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. Từ khái niệm trên ta thấy trái phiếu có đặc điểm là có thu nh ập ổn định, có khả năng chuyển nh ượng, có thời gian đáo hạn. Đồng thời trái chủ không có quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị. Nhưng trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền đư ợc ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản. b. Một vài loại trái phiếu. Trái phiếu có lãi su ất cố định là trái phiếu cho lãi su ất cố định ngay tại thời điểm phát hành. Trái phiếu có lãi su ất thả nổi là trái phiếu cho lãi suất được điều ch ỉnh theo từng thời kỳ. Trái phiếu không có lãi là trái phiếu không cho lãi suất thư ờng kỳ, nó được mua với giá th ấp so với mệnh giá. To àn bộ tiền lời và giá trị tăng thêm sẽ bằng đúng mệnh giá vào ngày đáo h ạn. Trái phiếu thu nhập là trái phiếu được phát h ành bởi các công ty đang trong thời kỳ tổ chức lại. Công ty phát hành hứa sẽ trả số gốc khi trái phiếu hết hạn nhưng chỉ hứa trả lãi nếu công ty có đủ thu nhập. Trái phiếu có thể thu hồi là trái phiếu cho phép công ty có thể mua lại trái phiếu vào một thời gian nào đó. Tuy nhiên trái phiếu không thể thu hồi một vài năm sau khi chúng được phát h ành. Trái phiếu có thể chuyển đổi là trái phiếu cho phép người giữ nó được chuyển đổi sang một số lượng cổ phiếu nhất định với giá xác định. Trái phiếu phiếu kèm giấy bảo đảm là trái phiếu cho phép, người giữ nó có quyền mua thêm một số lượng cổ phiếu nhất định của đơn vị phát h ành ở một giá xác định (một giấy bảo đảm ở góc trái phiếu bằng một cổ phiếu). Trái phiếu Euro là trái phiếu phát h ành bằng đồng tiền của nước phát hành tại một nước khác.
- 8 Trái phiếu Dollar là trái phiếu phát hành b ằng đồng Đôla Mỹ ở các n ước ngoài nước Mỹ. Trái phiếu Yankee là trái phiếu của các công ty và Chính phủ nước ngoài phát hành bằng Đôla Mỹ và được giao dịch ở thị trường Mỹ. 1.1.1 .4. Cổ phiếu a. K hái niệm Cổ phiếu là những giấy tờ có giá xác định số vốn đầu tư và nó xác nhận quyền sở hữu về tài sản và những điều kiện về thu nhập trong một khoảng thời gian nào đó và có khả năng chuyển nhượng. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. b. Phân loại Cổ phiếu thường Cổ phiếu thường là cổ phiếu không có thời gian đáo hạn, không có thu nhập ổn định m à thu nh ập của nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh hay chính sách chi trả cổ tức của công ty. Cổ phiếu thường có khả năng chuyển nhượng dễ d àng. Người nắm giữ cổ phiếu thư ờng có quyền tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị nhưng không đư ợc ưu tiên trong phân chia lợi nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản. Ngoài ra cổ phiếu thường còn đem lại quyền đặt mua cổ phiếu mới cho các cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu có sự ưu tiên hơn cổ phiếu thường trong việc phân chia lợi nhuận cũng như chi trả cổ tức và thanh lý tài sản khi công ty phá sản. Cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường là nó không có thời gian đáo hạn. Nó tồn tại ở sự tồn tại của công ty. Nó cũng có khả năng chuyển nhượng nhưng ph ải thêm một số điều kiện nhất định. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lẫn cổ phiếu th ường đều không phải là nợ của công ty do đó không có thu nhập ổn định trong điều kiện b ình thường và nó có th ể được mua lại bởi nhà phát hành. Cổ phiếu ưu đãi còn có một số điều khoản kèm theo. Thứ nhất, cổ phiếu ưu đ ãi có tính chất tham dự trong phân chia lợi nhuận khi công ty làm ăn có lãi vượt một mức nào đó. Thứ hai, cổ phiếu ưu đãi có tính chất bỏ phiếu. Trong điều kiện b ình thường, cổ phiếu ưu đãi không có tính chất bỏ phiếu. Nhưng khi công ty làm ăn thua lỗ, cổ phiếu ưu đãi sẽ có tính chất bỏ phiếu. Thứ ba, cổ phiếu ưu đãi có tính ch ất tích luỹ hay không tích luỹ tức là do công ty làm ăn không hiệu quả, công ty sẽ không trả cổ tức. Nhưng khi công ty làm
- 9 ăn có lãi công ty có thể trả cổ tức cho những năm bị thua lỗ trước đó hoặc không trả cổ tức của những năm chưa trả đ ược. 1.1.1 .5. Các công cụ phái sinh a. Khái niệm Công cụ p hát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đ ã có như cổ phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. b. Một số công cụ phát sinh là quyền lựa chọn và hợp đồng tương lai. Quyền lựa chọn là một công cụ cho phép người nắm giữ nó đư ợc mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định h àng hoá với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hoá này có thể là cổ phiếu, trái phiếu hay hợp đồng tương lai. Hợp đồng tương lai là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai được niêm yết trên sở giao dịch, nó xoá bỏ rủi ro tín dụng vì nó được công ty thanh toán bù trừ phục vụ như là một trung gian trong tất cả các giao dịch. Ngư ời bán và người mua đều mua bán qua công ty thanh toán bù trừ. Hợp đồng tương lai đều đư ợc tiêu chu ẩn hóa về việc giao nh ận một khối lượng cụ thể của một hàng hoá cụ thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu, theo một thời hạn đư ợc ấn định trước. Hợp đồng tương lai còn được chuyển giao theo giá th ị trường tức là b ất kỳ món lợi n ào cũng được giao nhận hàng ngày. Cụ th ể là n ếu giá của hàng hoá cơ sở biến động khác với giá đã thỏa thuận (giá thực hiện hợp đồng) thì bên bị thiệt hại do sự thay đổi giá này ph ải trả tiền cho bên được lợi từ sự thay đổi giá đó. Việc thanh toán như thế được tiến hành hàng ngày. 1.1.2. Thị trường chứng khoán 1.1.2 .1. Khái niệm Thị trường chứng khoán là th ị trường có tổ chức, là nơi mà các chứng khoán được mua bán theo các qui tắc đ ã được ấn định. 1.1.2 .2. Phân loại
- 10 a. Căn cứ theo tính chất pháp lý có thị trường chứng khoán chính thức và thị trường chứng khoán phi chính thức. Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán là nơi mua bán loại chứng khoán đ ược niêm yết có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả được xác định theo h ình thức đấu giá hoặc đấu lệnh. Thị trư ờng chứng khoán phi chính thức hay c òn gọi là thị trường OTC là nơi mua bán chứng khoán bên ngoài Sở giao dịch, không có ngày giờ nghỉ hay thủ tục quyết định m à do thoả thuận giữa người mua và người bán. b. Căn cứ vào quá trình luân chuyển chứng khoán có thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Thị trường phát h ành hay còn gọi là th ị trường sơ cấp là nơi các ch ứng khoán được phát hành lần đầu bởi các nhà phát hành và b án cho các nhà đầu tư. Thị trường giao dịch hay còn gọi là th ị trường thứ cấp là nơi diễn ra các giao dịch mua bán ch ứng khoán sau khi đ ã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là th ị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp. c. Căn cứ vào phương thức giao dịch có thị trường giao ngay và thị trường tương lai. Thị trường giao ngay là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo qui định. Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một loạt hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng khoán sẽ diễn ra trong một ngày k ỳ hạn nhất định trong tương lai. d. Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá trên thị trường chứng khoán có thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường phát sinh. Thị trường trái phiếu là nơi mua bán các trái phiếu. Thị trường cổ phiếu là nơi mua bán các cổ phiếu. Thị trường phát sinh là nơi mua bán các côn g cụ có nguồn gốc chứng khoán. 1.1.2 .3. Chỉ số chứng khoán Khi nói đến thị trường chứng khoán không thể không nói đến chỉ số chứng khoán. Người ta thường coi chỉ số chứng khoán là chiếc "phong vũ biểu" của thị trường chứng
- 11 khoán mà ở dạng này hay dạng khác người ta dùng chỉ số chứng khoán để th ể hiện sự phát triển của thị trường và các thành phần của nó. Các chỉ số n ày thường được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tờ nhật báo lớn, ở các nước chỉ số chứng khoán phản ánh tình hình hoạt động của các công ty trên th ị trường. Nếu các công ty làm ăn có lãi, giá ch ứng khoán của các công ty đó sẽ tăng và làm tăng theo ch ỉ số chứng khoán. Ngư ợc lại, chỉ số chứng khoán sẽ giảm. Dựa vào ch ỉ số chứng khoán các nhà đầu tư có thể xác định được hiệu quả của một cổ phiếu hoặc một danh mục các chứng khoán để đầu tư vào. Bất kỳ một thị trường chứng khoán nào cũng có một chỉ số chứng khoán của riêng nó. Ví dụ thị trường chứng khoán New york có chỉ số Dow Jones, thị trường chứng khoán Tokyo áp dụng chỉ số Nikkei, Hong Kong áp dụng chỉ số Hang - xieng, Singapore áp dụng chỉ số "Strai taime"… Một loại chỉ số chứng khoán đ ược nhiều người biết đến nhất là chỉ số Dow Jones ra đời năm 1896. Chỉ số này được coi nh ư một cột mốc của thị trường chứng khoán thế giới do hai nhà kinh tế Mỹ Edward David Jones và Charles Hery Dow đề xuất đo lường mức độ biến động của thị giá cổ phiếu trên th ị trường chứng khoán New York. Chỉ số Dow Jones bao gồm 65 loại cổ phiếu đ ược chia thành 3 nhóm chỉ số bình quân nhỏ như sau: Chỉ số Dow Jones công nghiệp bao gồm giá cổ phiếu của 30 công ty hàng đầu ngành công nghiệp cộng lại rồi chia cho 1504 (con số n ày có khi có giảm). Chỉ số Dow Jones vận tải bao gồm giá cổ phiếu của 20 công ty hàng đ ầu ngành giao thông vận tải cộng lại chia cho 2785 (con số này có khi tăng). Chỉ số Dow Jones dịch vụ công cộng bao gồm giá cổ phiếu của 15 công ty h àng đầu ngành d ịch vụ công cộng. Để biết được tình hình phát triển kinh tế gần đây người ta xác định th êm một số tiêu chuẩn khác. Đó là các điểm giới hạn và điểm liệt. Chẳng hạn điểm giới hạn của chỉ số Dow Jones là 800, điểm liệt là 700. Nếu chỉ số Dow Jones hàng ngày vượt quá 800 điểm chung trong nền kinh tế đang đi lên, n ếu dưới 800 điểm cho biết có nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế. 1.1.2 .4. Cơ cấu hoạt động của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán chính thức được thể hiện bằng sở giao dịch chứng khoán. Thông thường một thị trư ờng chứng khoán bao gồm hai thị trường cùng tham gia là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- 12 a. Thị trường sơ cấp Là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đầu, kéo theo sự tăng th êm qui mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân chúng như của một số tổ chức phi tài chính. Th ị trường sơ cấp là th ị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. b. Thị trường thứ cấp Còn gọi là thị trư ờng cấp hai hay thị trường lưu thông, là nói đ ến nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp thu sau lần bán đầu tiên. Nói cách khác, th ị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đ ã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và th ị trường thứ cấp không phải là sự khác nhau về hình th ức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát h ành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nh ằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán đ ược mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm qui mô đ ầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trường sơ cấp và thị trư ờng thứ cấp gộp lại đư ợc gọi là th ị trường chứng khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví dụ như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trư ờng sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì sẽ chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp th ì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy đ ộng vốn trong nền kinh tế. Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế tổ chức thị trường chứng khoán không có sự phân biệt về thị trường sơ cấp và th ị trường thứ cấp. Nghĩa là, trong một thị trường chứng khoán vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp. Vừa có việc mua bán chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại.
- 13 Tuy nhiên, điểm cần chú ý là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường phát hành là ho ạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo thị trường chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh tế. c. Sở giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán chính thức được tổ chức theo hình thức Sở giao dịch chứng khoán. Các hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán: Hiện nay trên th ế giới có 3 hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán. Thứ nhất: Sở giao dịch chứng khoán đư ợc tổ chức theo hình thức "Câu lạc bộ" tự nguyện của các thành viên. Trong hình thức này, các thành viên của sở giao dịch (hội viên) tự tổ chức và tự quản lý sở giao dịch chứng khoán theo pháp lu ật không có sự can thiệp của nhà nước. Các hội viên của Sở giao dịch bầu ra Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành. Thứ hai: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dư ới hình thức một công ty cổ phần có các cổ đông là các công ty thành viên. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Sở giao dịch chứng khoán tổ chức dưới hình thức này được hoạt động theo luật công ty cổ phần, phải nộp thuế cho nh à nước và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn do chính phủ lập ra. Cơ quan chuyên môn này là cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán là Hội đồng quản trị do các công ty chứng khoán thành viên b ầu ra và ban điều hành sở giao dịch chứng khoán do Hội đồng quản trị đề cử. Thứ ba: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều h ành của nh à nước. Đây là hình thức phổ biến ở hầu hết các nước Châu á. Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành cũng tương tự nh ư hình thức trên nhưng trong thành ph ần Hội đồng quản trị có một số thành viên do u ỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám sát điều hành. Sở giao dịch chứng khoán quốc gia bổ nhiệm. Q uản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán Uỷ ban chứng khoán quốc gia là cơ q uan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán do chính phủ thành lập. Uỷ ban chứng khoán quốc gia có nhiệm vụ xác định loại doanh nghiệp n ào được phép phát h ành chứng khoán và loại chứng khoán nào được mua
- 14 bán. Uỷ ban này cấp giấy phép và kiểm tra hoạt động của các công ty môi giới và thực hiện các công việc quản lý nhà nước khác. Hội đồng quản trị và ban điều h ành sở giao dịch chứng khoán quản lý và điều hành sở giao dịch chứng khoán. Tất cả các quyết định đều được Hội đồng quản trị đưa ra. Hội đồng này b ao gồm các công ty chứng khoán thành viên của sở giao dịch chứng khoán, các thành viên liên doanh th ậm chí có một số không phải là thành viên của sở giao dịch chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những thành viên nào được phép buôn bán tại sở giao dịch, những loại chứng khoán nào đủ tiêu chuẩn đư ợc phép niêm yết tại phòng giao dịch. Hội đồng này có quyền đ ình chỉ hoặc huỷ bỏ việc niêm yết một chứng khoán nào đó. Hội đồng quản trị có quyền kiểm tra quá trình kinh doanh của các thành viên sở giao dịch. Nếu phát hiện vi phạm, Hội đồng quản trị có quyền phạt hoặc đ ình chỉ việc kinh doanh của thành viên trong một thời gian nhất định hoặc trục xuất không cho phép mua bán trên sở giao dịch chứng khoán nữa. Thành viên sở giao dịch chứng khoán. Thành viên sở giao dịch chứng khoán có thể là các cá nhân hoặc các công ty chứng khoán. Để trở th ành thành viên của sở giao dịch chứng khoán trước hết công ty phải được công ty có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Phải có số vốn tối thiểu theo quy định, có chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đ ào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán. Ngoài ra công ty còn phải thoả m ãn các yêu cầu của từng sở giao dịch chứng khoán cụ thể. Một công ty chứng khoán có thể là thành viên của nhiều sở giao dịch chứng khoán khác nhau nhưng không được là thành viên của thị trường chứng khoán phi tập trung và ngư ợc lại công ty chứng khoán có thể thực hiện một hay nhiều nghiệp vụ khác nhau trên th ị trường chứng khoán. Giám sát thị trường chứng khoán Để đảm bảo cho các giao dịch được công bằng đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, sở giao dịch chứng khoán có một bộ phận chuyên theo dõi giám sát các giao dịch chứng khoán đ ể ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch chứng khoán. Nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận giám sát là kiểm tra theo dõi và ngăn chặn kịp thời các hoạt động tiêu cực như gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch lòng vòng, giao d ịch có dàn xếp trước. 1.1.2 .5. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động của TTCK a. Nguyên tắc trung gian.
- 15 Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch thường đ ược thực hiện thông qua tổ chức trung gian và môi giới là các công ty ch ứng khoán. Trên thị trư ờng sơ cấp, các nh à đầu tư thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà b ảo lãnh phát hành. Trên th ị trường thứ cấp, thông qua nghiệp vụ môi giới kinh doanh các công ty chứng khoán mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư hoặc mua chứng khoán của nhà đầu tư này để mua và bán cho các nhà đầu tư khác. Nguyên tắc n ày nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và giúp th ị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. b. Nguyên tắc định giá. Việc định giá chứng khoán trên th ị trường phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà trung gian môi giới. Mỗi nhà trung gian môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại một thời điểm tuỳ theo sự xét đoán và tùy vào số cung cầu chứng khoán có trên thị trường. Việc định giá chứng khoán đ ược thực hiện thông qua cuộc thương lư ợng giữa những người trung gian môi giới với người cần mua và cần bán. Giá cả đ ược xác định khi hai b ên đ ã thống nhất. Tất cả các th ành viên có liên quan trên thị trường không ai có thể can thiệp vào sự tác động qua lại của số cung cầu chứng khoán trên thị trường và cũng không ai có quyền định giá chứng kho án một cách độc đoán. Vì thế thị trường chứng khoán được coi là thị trường tự do nhất trong các thị trường. c. Nguyên tắc công khai hoá. Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hoá về các lo ại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, cũng như tình hình tài chính về kết quả kinh doanh của công ty phát h ành và số lượng chứng khoán và giá cả từng loại đều được công khai trên thị trường và trong các báo cáo. Khi kết thúc một cuộc giao dịch số lượng chứng khoán được mua bán, giá cả từng loại đều được lập tức thông bán ngay. Nguyên tắc n ày nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua và người bán chứng khoán không bị lầm trong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọn loại chứng khoán theo sở thích của mình. 1.1.2 .6. Giao dịch trên TTCK Các ch ứng khoán được giao dịch trên th ị trường theo lô chẵn hoặc lô lẻ. Trên sàn giao d ịch, có nhiều loại lệnh khác nhau được nh à đầu tư sử dụng tùy theo mục đích của từng người. Để mua hay bán chứng khoán, các nh à đ ầu tư sẽ đưa ra các lệnh thuê các công ty môi giới chứng khoán thực hiện hộ.
- 16 a. Lệnh thị trường: Đây là loại lệnh thông dụng nhất. Các công ty môi giới căn cứ vào giá th ị trường hiện tại của loại chứng khoán mà nhà đ ầu tư yêu cầu thực hiện để tiến hành giao d ịch, xong họ cũng phải xem xét đ ể mua hoặc bán sao cho có lợi nhất cho khách hàng của họ, các khách h àng biết chắc lệnh sẽ được thực hiện nhưng không biết chắc giá cả là bao nhiêu. b. Lệnh giới hạn: Lệnh này thường được đưa ra bởi các nhà đ ầu tư có hiểu biết rất ít về th ị trường chứng khoán và kinh tế. Trong lệnh có giới hạn về giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất mà công ty môi giới trên sàn giao dịch đư ợc phép thực hiện. Đối với lệnh mua thì giá mua thường thấp hơn giá thị trư ờng hiện tại còn lệnh bán có giá thường cao h ơn giá thị trư ờng. Do vậy lệnh giới hạn thường không được thực hiện ngay mà được thực hiện trong một thời gian nhất định cho đ ến khi hết thời hạn và hu ỷ bỏ. Trong khi chưa bị hu ỷ bỏ m à lệnh ch ưa được thực hiện thì nhà đầu tư vẫn có thể tăng hay giảm giá giới hạn (giá mua, giá bán). c. Lệnh ngừng: Đây là lệnh đặc biệt mà các nhà đầu tư dùng đ ể bảo vệ thu nhập của họ tránh thua lỗ khi có sự tăng giảm giá cả. Lệnh ngừng bán có giá đặt ra cao hơn giá thị trường hiện tại còn lệnh ngừng mua có giá đặt ra thấp hơn thị trường hiện tại. Các lệnh trên khi đấu giá sẽ đ ược ưu tiên theo thứ tự. Ưu tiên về giá : Giá đặt mua cao nhất và giá đặt bán thấp nhất được ưu tiên. Ưu tiên về thời gian: Trong cùng một mức giá lệnh nào được đưa ra trước sẽ được ưu tiên. Ưu tiên về số lượng: Khi có nhiều lệnh cùng tho ả m ãn hai điều kiện trên, lệnh nào có số lượng chứng khoán nhiều h ơn sẽ được ưu tiên. Trên thị trường chứng khoán phi tập trung, hoạt động mua bán chứng khoán cũng diễn ra khá đơn giản. Khi một khách hàng muốn mua một số lư ợng chứng khoán nh ất định, anh ta sẽ đ ưa lệnh cho công ty chứng khoán đang quản lý tài sản của anh ta yêu cầu giao d ịch hộ. Thông qua hệ thống viễn thông công ty môi giới sẽ liên lạc với tất cả các nhà tạo thị trường của loại chứng khoán n ày để biết được giá chào bán thấp nhất của loại chứng khoán n ày sau đó công ty này thông báo lại cho khách hàng biết và nếu khách hàng chấp nhận, công ty sẽ thực hiện lệnh và giao dịch của khách h àng được thực hiện. 2.1.2 .7. Vai trò của TTCK a. Đối với chính phủ
- 17 Thị trường chứng khoán cung cấp các phương tiện để huy động vốn và sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân. Chính phủ huy động vốn bằng việc bán trái phiếu và dùng số tiền đó để đầu tư vào các dự án cần thiết của mình. Thị trường chứng khoán còn góp phần thực hiện quá trình cổ phần hoá. Chính thị trường chứng khoán có thực mới có thể tuyên truyền sự cần thiết của thị trường chứng khoán một cách tốt nhất. Từ đó khuyến khích việc cổ phần hoá nhanh lên các doanh nghiệp quốc doanh. Thị trường chứng khoán là nơi để thực hiện các chính sách tiền tệ. Lãi su ất thị trường có thể tăng lên ho ặc giảm xuống do việc chính phủ mua hoặc bán trái phiếu. Ngoài ra th ị trường chứng khoán là nơi thu hút các nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài qua việc nư ớc ngo ài mua chứn g khoán. b. Đối với các doanh nghiệp. Thị trư ờng chứng khoán giúp các công ty thoát khỏi các khoản vay khi có chi phí tiền vay cao ở các ngân hàng. Các doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Hoặc chính thị ttường chứng khoán tạo ra tính thanh khoản để cho công ty có thể bán chứng khoán bất kỳ lúc nào đ ể có tiền. Nh ư vậy, thị trường chứng khoán giúp các doanh nghiệp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và đ ầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá giá trị của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế một cách tổng hợp và chính xác (kể cả giá trị hữu hình và vô hình) thông qua ch ỉ số giá chứng khoán trên thị trường. Từ đó tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Thị trường chứng khoán còn là nơi giúp các tập đoàn ra mắt công chúng. Thị trường chứng khoán chính là nơi quảng cáo ít chi phí về bản thân doanh nghiệp. c. Đối với nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi mà các nhà đầu tư có thể dễ d àng tìm kiếm các cơ hội đầu tư để đa dạng hoá đầu tư, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư. 2.1.2 .8. Nhược điểm của TTCK a. Yếu tố đầu cơ. Đầu cơ là yếu tố có tính toán của người chấp nhận rủi ro. Họ có thể mua cổ phiếu ngay với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai và thu hồi được lợi nhuận trong từng thương vụ. Yếu tố này gây ảnh hưởng lan truyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng giả tạo. Tuy nhiên thị trường không cấm yếu tố này.
- 18 b. Mua bán nội gián. Mua bán nội gián là việc một cá nhân n ào đó lợi dụng vị trí công việc của m ình, nắm được những thông tin nội bộ của đơn vị phát hành đ ể mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó một cách không bình thư ờng nhằm thu lợi cho m ình và làm ảnh hưởng tới giá của cổ phiếu trên th ị trường. Đây là hành vi phi đạo đức thương mại và bị cấm ở các nước. c. Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc. Đây là việc đưa ra các thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, tình hình nội bộ của công ty hay về môi trường kinh doanh của công ty nhằm tăng hay giảm giá cổ phiếu để thu lợi nhuận cho cá nhân . d. Mua bán cổ phiếu ngầm. Mua bán cổ phiếu ngầm là việc mua bán không qua thị trường chứng khoán. Điều này có th ể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa tới việc khống chế hay thay thế lãnh đạo. Việc phao tin đồn không chính xác và mua bán cổ phiếu ngầm đều bị cấm ở các nước. 2.1.3. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Ph ần này sẽ giới thiệu một số bài nghiên cứu đã được thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của các nước trên thế giới. Mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượn g giao d ịch đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà kinh tế tài chính trong những năm gần đây. Những nghiên cứu đầu tiên về mối quan n ày chủ yếu tập trung vào mối quan hệ tại một thời điểm (contemporaneous relationship) giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch (xem Karpoff, 1987; Gallant và các cộng sự, 1992). Phần lớn các nghiên cứu này chỉ ra rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự thay đổi của giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch (Ying, 1966; Crouch, 1970; Wood và các cộng sự, 1985; Harris và Gurel, 1986). Trong những năm gần đây, mối quan hệ nhân quả (causal relation) giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch đã được nghiên cứu rộng rãi ở cả các thị trường phát triển và các th ị trường mới nổi. Phương pháp sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu n ày là kiểm định Granger và kiểm định sự hòa h ợp (co -integration tests). Ở thị trường chứng khoán Newyork, Hiemstra và Jones (1994) đ ã chỉ ra rằng có mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lư ợng giao dịch trong giai đoạn 1915-1990. Thêm vào đó, các nghiên cứu của Chen và các cộng sự (2001), Lee và Rui (2002) đ ã cho thấy rằng
- 19 mối quan hệ tác động qua lại giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch tồn tại ở thị trường chứng khoán Thuỵ Sĩ, Hà Lan và Hong Kong. Các nghiên cứu n ày còn tìm th ấy sự tác động của sự thay đổi giá cổ phiếu đến khối lư ợng giao dịch ở thị trường chứng khoán Mỹ, Nhật, Anh, Pháp và Ý. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Martikainen và các cộng sự (1994) trên Sở giao dịch chứng khoán Helsinki đ ã chỉ ra rằng có sự tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trong giai đoạn 1983-1988. Ở các thị trư ờng chứng khoán mới nổi, Moosa và Al-Loughani (1996) chỉ ra rằng có mối quan hệ tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao d ịch ở thị trường chứng khoán Singapore và Thái Lan, và mối quan hệ một chiều từ khối lượng giao dịch đến giá cổ phiếu ở Malaysia. Tuy nhiên, không có b ất kỳ mối quan hệ n ào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch được tìm thấy ở thị trường chứng khoán Philippines. Cũng ở khu vực Châu Á, Lee và Rui (2000) tìm thấy rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu có ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch ở 2 Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Ở khu vực Châu Mỹ La Tinh, Saatcioglu và Starks (1998) cung cấp những bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa sự thay đổi giá cổ phiếu và khối lương cổ phiếu giao dịch ở thị trường chứng khoán Colombia và Venezuela. Ngoài ra, nghiên cứu n ày còn chỉ ra rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu dẫn đến sự thay đổi của khối lượng giao d ịch ở thị trường chứng khoán Chile và sự thay đổi khối lượng giao dịch dẫn đến sự thay đổi giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Brazil và Mexico. Liên quan đến các thị trường mới nổi ở khu vực Châu Âu, Gunduz và Hatemi-J (2005) đã ghi nhận có sự tác động qua lại giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Hungary và Ba Lan. Gunduz và Hatemi-J (2005) cũng đã chỉ ra rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu tạo ra sự thay đổi của khối lượng giao dịch ở thị trường chứng khoán Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, không có mối quan hệ n ào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch được tìm th ấy ở thị trường chứng khoán Cộng hoà Séc. Mặc dù m ối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lư ợng giao dịch đã được nghiên cứu rất nhiều trong những thập niên gần đây, nhưng đến nay ở thị trường chứng khoán Việt Nam ch ỉ có một nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa giá và khối lượng giao dịch của các cổ phiếu có vốn hoá thị trường lớn nhất trên Sở Giao dịch chứng khoán th ành phố Hồ Chí Minh (HOSE) của Trương Đông Lộc-ĐHCT đã tìm thấy mối quan hệ nhân quả (bi- directional causality) giữa giá và khối lượng giao dịch ở cổ phiếu VNM. Vì vậy, mục tiêu
- 20 của nghiên cứu n ày là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa giá và khối lượng giao dịch của một số loại cổ phiếu trong các ngành kinh tế của thị trường chứng khoán Việt Nam . 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Vì đề tài nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của thị trường chứng khoán Việt Nam nên số liệu sẽ được thu thập trên TTCK Việt Nam. TTCK Việt Nam có hai trung tâm giao dịch là Sở giao dịch chứng khoán Th ành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong đó Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất và lâu đời nhất Việt Nam nên Sở giao dịch chứng khoán Th ành phố Hồ Chí Minh đư ợc chọn làm vùng nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng trong nghiên cứu n ày bao gồm chuỗi giá cổ phiếu và kh ối lượng giao dịch theo thời gian của 5 lo ại cổ phiếu với tần suất tuần được thu thập từ khi bắt đầu giao d ịch đến ngày 30-12-2009. Giá và khối lượng giao dịch của từng cổ phiếu đư ợc sử dụng là giá và khối lư ợng giao dịch đóng cửa vào ngày thứ tư hàng tuần. Nếu ngày th ứ Tư của một tuần n ào đó không có giao dịch thì số liệu đóng cửa của ngày thứ Năm ( hoặc thứ Ba nếu ngày thứ Năm không có giao dịch) được sử dụng. Nếu cả ngày th ứ Năm và th ứ Ba đều không có giao dịch thì số liệu tuần đó sẽ được bỏ qua . Sau đó trên cơ sở giá đóng cửa của mỗ i cổ phiếu, thay đổi của giá cổ phiếu ( lợi suất ) ở hai phiên liền kề được tính như sau: r i, t = log (p i,t) – log (p i, t-1) = log ( p i, t / p i, t-1) Trong đó : r i, t : Thay đ ổi giá cổ phiếu ở thời điểm t p i,t : Giá cổ phiếu i tại thời điểm đóng cửa ở phiên thứ t p i, t-1 : Giá cổ phiếu i tại thời điểm đóng cửa ở phiên thứ t-1 Chi tiết về các công ty niêm yết được chọn nghiên cứu đ ược thể hiên trong bảng sau : Bảng 1:Chi tiết các công ty niêm y ết được chon nghiên cứu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Triết học: Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam
30 p | 5438 | 1110
-
Đề tài: “Phân tích mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp theo pháp luật hiện hành”.
13 p | 1741 | 402
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo được cảm nhận và sự hài lòng của sinh viên trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
77 p | 281 | 105
-
Đề tài : Đặc điểm và mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật?
15 p | 914 | 105
-
Tiểu luận Triết học: Mối quan hệ cá nhân và xã hội
20 p | 607 | 78
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: Một nghiên cứu tại Việt Nam
28 p | 180 | 37
-
TIỂU LUẬN: Phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tượng của quản lý doanh nghiệp Tại sao nói quản lý về thực chất và trước hết là quản lý con người
10 p | 262 | 37
-
Luận văn: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp_trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
231 p | 179 | 34
-
Bài thảo luận nhóm: Giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
19 p | 178 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng và ý định chuyển đổi thương hiệu trong thị trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam
251 p | 159 | 21
-
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa văn hóa và tổ chức chiến lược
12 p | 122 | 13
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
18 p | 136 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam
129 p | 51 | 11
-
Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình – Nghiên cứu so sánh Việt Nam và Hàn Quốc
33 p | 111 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của công bằng tổ chức đến mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên tại Trung tâm kinh doanh VNPT - Long An
126 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên y tế với người bệnh nội trú tại Khu Dịch vụ Bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM
169 p | 18 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mâu thuẫn trong nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ở nước ta hiện nay
13 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị mối quan hệ khách hàng cá nhân của Agribank Nghệ An - Chi nhánh Hoàng Mai
129 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn