intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT

Chia sẻ: Thuong Pham | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

203
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài: khái quát chung về công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT, thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT, những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT

  1. Chuyên đề thực tập cuối khóa LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mang lại một sự đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực. Chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu bước ngặt quan trọng của nền kinh tế đất nước, từng bước đưa nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế giới bằng các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và các quan hệ thương mại nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rằng việc tham gia các quan hệ mua bán quốc tế là “nhằm giới thiệu, thúc đẩy khai thác tiềm năng và thế mạnh của đất nước trên cơ sở đó tiến hành phân công lại lao động xã hội. Khai thác mọi tiềm năng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, đồng thời thông qua hoạt động nhập khẩu để tranh thủ khai thác được thế mạnh về vốn, công nghệ của nước ngoài cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại. Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu bổ sung các hàng hoá trong nước không sản xuất được hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu về nhập khẩu để thay thế những hàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chóng quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo kinh tế phát triển cân đối, thúc đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá. Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT là 1 trong 15 công ty thành viên của tập đoàn FPT, chuyên về các lĩnh vực như tích hợp hệ thống thông tin, bán các gói giải pháp phần mềm, cho thuê nguồn lực CNTT trong nước (outsourcing), cho thuê các quy trình nghiệp vụ( BPO) và dịch vụ tư vấn hoạch định nguồn lực doanh nghiệp( ERP). Kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là hoạt động chính của công ty, tuy nhiên lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Bằng nhập khẩu công ty có thể bổ sung các thiết bị CNTT phục vụ cho việc sản xuất phần mềm, cung cấp các dịch vụ CNTT đồng thời phục vụ cho nghiệp vụ tái xuất sau này. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 1 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  2. Chuyên đề thực tập cuối khóa Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT, bằng những kiến thức đã học được cùng với sự tận tình gợi ý, hướng dẫn của thầy giáo – tiến sĩ Đàm Quang Vinh kết hợp với việc khảo sát tình hình nhập khẩu của công ty em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT ” làm đề tài nghiên cứu báo cáo thực tập tốt nghiệp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động nhập khẩu tại công ty bao gồm quy trình nghiên cứu, đặt hàng, chuẩn bị hợp đồng, thực hiện hợp đồng… nhập khẩu. Phạm vi nghiên cứu Đề tài này chỉ xoay quanh vấn đề về hoạt động nhập khẩu ở công ty diễn ra như thế nào và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu. Các số liệu và tài liệu về quy trình nhập khẩu trong 3 năm gần nhất( 2007-2009) của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu tình hình hoạt động nhập khẩu của Công ty và từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề là kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, bên cạnh đó là một số phương pháp như so sánh, thống kê, phân tích tổng hợp. 5. Kết cấu chuyên đề. Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT. Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT. Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty . SV: Phùng Thị Hồng Thùy 2 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  3. Chuyên đề thực tập cuối khóa CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT 1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – viết tắt là FIS) Trụ sở chính: 101 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội Điện thoại: +84 4 35626000 Fax: +84 4 35624850 Vốn điều lệ: 350 tỷ đồng. Là thành viên của tập đoàn FPT. Từ tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tin học của FPT thời điểm trước năm 1994, ngày nay FIS là sức mạnh hợp nhất của 3 lĩnh vực: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ tư vấn triển khai ERP. Công ty được thành lập với sứ mệnh giúp các khách hàng của mình - các tổ chức và doanh nghiệp - nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh thông qua việc tư vấn và cung cấp hệ thống công nghệ thông tin toàn diện. Quá trình hình thành: 1994: Thành lập trung tâm hệ thống thông tin FPT (FIS) và xí nghiệp giải pháp phần mềm FPT(FSS) cùng với các trung tâm khác của FPT là trung tâm máy tính, thiết bị văn phòng (FCO), trung tâm phân phối thiết bị tin học( FCD), trung tâm bảo hành(FSM) trung tâm đào tạo tin học( FIT).Từ đó ngày 31/12 được chọn là ngày thành lập FIS. 2002: FPT trở thành công ty cổ phần, FIS tiến hành thành lập FIS toàn quốc,sát nhập FCO HN,FCO HCM. 16/5/2003: Trung tâm Hệ thống thông tin trở thành công ty hệ thống thông tin ,1 trong 3 công ty chi nhánh đầu tiên của tập đoàn. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 3 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  4. Chuyên đề thực tập cuối khóa 1/1/2004: thành lập trung tâm dịch vụ hoạch định phát triển nguồn nhân lực ERP FPT trực thuộc FIS. 13/8/2004 khai trương chi nhánh FIS tại Đà Nẵng , đánh dấu sự mở rộng phát triển của FIS về quy mô dịch vụ toàn quốc. Đến nay tại Việt Nam FIS đã có mặt trên 6 tỉnh thành phố: Hà Nội,Tp HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha Trang,Vũng Tàu. 9/4/2005: chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình đã ký quyết định thành lập công ty TNHH 1 thành viên mang tên công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT. Công ty được thành lập trên cơ sở tổ chức lại công ty hệ thống thông tin FPT và chi nhánh FIS tại Tp HCM, cũng trong năm này doanh số FIS vượt ngưỡng 100 triệu usd. 1/1/2007: Sát nhập công ty TNHH giải pháp phần mềm FPT (FSS) và trung tâm ERP vào FIS với mong muốn hợp nhất thành khối tích hợp hệ thống ,phát triển phần mềm và dịch vụ ERP không chỉ dẫn đầu các công ty tin học tại việt nam mà còn có mục tiêu trở thành 1 công ty tin học hùng mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn CNTT lớn nhất tại thị trường việt nam.Với sự hợp nhất này FIS đã chính thức trở thành công ty CNTT với quy mô hơn 1600 nhân viên và các trung tâm hoạt động chuyên nghiệp,, chuyên sâu về CNTT cho các ngành kinh tế quan trọng, dẫn đầu về hầu hết các lĩnh vực công nghệ trên cả nước. 1/7/2008: FIS tiến hành vận hành theo cơ cấu mới gồm 7 công ty thành viên và các trung tâm phòng ban phụ thuộc. 1/9/2009: FIS chuyển đổi từ công ty TNHH 1 thành viên thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 350 tỷ VNĐ. 1.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 1.2.1 Sơ đồ tổ chức. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 4 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  5. Chuyên đề thực tập cuối khóa Sơ đồ 1: SƠ ĐỐ TỔ CHỨC CÔNG TY CP HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT. Nguồn: Nội san chính thức của công ty: tạp chí“ FIS-link”-số tháng 2/2010. Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và ban điều hành. Do có trên mười một cổ đông là tổ chức và cá nhân sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty nên công ty có ban kiểm soát. Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm trong các công việc chính sau: Các vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, cổ tức, huy động vốn; Các dự án đầu tư và phương án đầu tư; Chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh trung hạn; Tổ chức nhân sự cao cấp; Các dự án và hợp đồng kinh tế lớn; Giám sát, chỉ đạo TGĐ FIS và các các bộ quản lý cao cấp khác trong điều hành hoạt động hàng ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị cũng chịu SV: Phùng Thị Hồng Thùy 5 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  6. Chuyên đề thực tập cuối khóa trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp hành động trong nội bộ FIS; Hỗ trợ các cán bộ lãnh đạo, cán bộ kinh doanh và các công ty thành viên của FIS trong việc quản trị các khách hàng chiến lược; Tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh doanh mới ngoài mảng kinh doanh truyền thống nhằm mang lại hiệu quả, thế và lực mới cho FIS, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất với tất cả các cam kết của FIS với khách hàng, đối tác, bao gồm các cam kết bằng văn bản và các cam kết khác được xây dựng trên sự tin tưởng hợp tác lâu dài với khách hàng và đối tác. Điều hành công ty là ban giám đốc do tổng giám đốc đứng đầu- người điều hành các hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ Công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước cùng với sự trợ giúp của 4 phó tổng giám đốc phụ trách các mảng riêng biệt như: phát triển thị trường, tài chính kế toán, kinh doanh và toàn cầu hóa. Nhằm phối hợp hiệu quả và huy động tối đa nguồn lực để phục vụ khách hàng, FIS bố trí các chi nhánh tại Tp HCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha trang và Cần thơ cùng 7 công ty con, 3 Trung tâm chuyên sâu theo các lĩnh vực. Các chuyên gia tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm của công ty hiểu rõ nghiệp vụ của khách hàng và sẵn sàng đáp ứng họ ở từng lĩnh vực.  Chi nhánh FIS tại Tp. HCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang, Cần Thơ  Công ty TNHH Hệ thống Thông tin (HTTT) Ngân hàng- Tài chính FPT  Công ty TNHH HTTT Tài chính- An ninh – Giáo dục FPT  Công ty TNHH HTTT Viễn thông và Dịch vụ công FPT  Công ty TNHH Dịch vụ hoạch định nguồn lực doanh nghiệp( ERP) FPT  Công ty TNHH Dịch vụ Hệ thống Thông tin FPT  Công ty TNHH Giải pháp Tài chính công FPT  Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT Miền Nam  Trung tâm Hạ tầng Công nghệ thông tin  Trung tâm Phát triển thương mại toàn cầu  Trung tâm dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp( BPO). SV: Phùng Thị Hồng Thùy 6 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  7. Chuyên đề thực tập cuối khóa Đảm bảo hoạt động cho FIS là 9 ban chức năng phụ trách các mảng công việc: Tài chính, Nhân sự, Kế hoạch kinh doanh, Chất lượng, Hành chính, Truyền thông, Thông tin, Thầu và Pháp chế, Tổng hội. 1.2.2. Tình hình nhân sự. Hiện nay công ty có 2030 cán bộ công nhân viên (tháng 2/2010), phần lớn là kỹ sư CNTT và cử nhân kinh tế, về trình độ của CBCNV trong công ty có thể mô tả ở bảng dưới đây: Bảng1 : Tình hình nhân sự trong Công ty hệ thống thông tin FPT (Đơn vị: người) Trình độ Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ Tổng Trung cấp 85 4,187% 15 0,743% 4,93% Cao đẳng 243 11,970% 116 5,71% 17,68% Đại học 1064 52,413% 488 24,037% 76,45% Trên đại học 7 0,349% 12 0,551% 0,9% Tổng 1399 68,919% 631 31,081% 100% (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty hệ thống thông tin FPT) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù của sản phẩm kinh doanh (phần mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin) nên số lượng nhân viên chủ yếu là nam chiếm 68,919% trong khi nữ chiếm 31,081%. Trình độ nhân viên khá cao và đồng đều, trên đại học chiếm 0.9%, đại học chiếm đa số với 76.45%, cao đẳng 17.68% và trung cấp chiếm 4.93%. 1.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.3.1. Lĩnh vực hoạt động. Tích hợp các hệ thống CNTT, bao gồm:  Hệ thống mạng SV: Phùng Thị Hồng Thùy 7 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  8. Chuyên đề thực tập cuối khóa  Hệ thống máy chủ  Hệ thống bảo mật  Hệ thống lưu trữ  Hệ thống trung tâm dữ liệu  Hệ thống dự phòng và phục hồi sau thảm họa  Giải pháp tòa nhà thông minh Cung cấp các giải pháp phần mềm cho các lĩnh vực  Tài chính ngân hàng  An ninh quốc phòng  Bưu chính - Viễn thông  Chính phủ điện tử  Doanh nghiệp  Giáo dục  Y tế  Giao thông vận tải Cung cấp các dịch vụ.  Tư vấn hệ thống thông tin  Bảo hành bảo trì hệ thống thông tin  Contact center  Data center  eProcess ( quy trình điện tử)  BPO ( cho thuê các quy trình nghiệp vụ)  Các dịch vụ GIS (triển khai hệ thống thông tin địa lý) Gần 20 năm sát cánh cùng khách hàng, không ngừng nghiên cứu và phát triển, hiện tại FIS chuyên sâu vào lĩnh vực phát triển phần mềm ứng dụng chất SV: Phùng Thị Hồng Thùy 8 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  9. Chuyên đề thực tập cuối khóa lượng đẳng cấp quốc tế trong các ngành như ngân hàng tài chính,viễn thông, chính phủ, doanh nghiệp, tập trung vào các ngành kinh tế quan trọng. Phần mềm ứng dụng của FIS giúp các tổ chức nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao vị thế trên thị trường. Trong lĩnh vực ngân hàng tài chính sản phẩm core banking Smartbank của FIS được triển khai và ứng dụng tại 25 ngân hàng trong và ngoài nước như Habubank, Sacombank, ngân hàng Publick Bank Lao, ngân hàng BCEL Lao, ngân hàng Publick Bank Cambodia, ngân hàng Lào Việt…Trong lĩnh vực viễn thông FIS cung cấp phần mềm tính cước và chăm sóc khách cho hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam, Lào, Campuchia như VMS Mobiphone, Viettel, Beeline, Hà nội Telecom, EVN Telecom, Starphone, Tigo…. Trong mảng tài chính công FIS là đối tác lâu dài và tận tụy của Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Hải quan, Kho bạc…những phần mềm phục vụ tài chính công như hệ thống quản lý thuế, cấp phát ngân sách, thuế thu nhập cá nhân, phần mềm kế toán kho bạc, hải quan điện tử…đều do FIS xây dựng thiết kế phát triển. Ngoài ra công ty còn phát triển phần mềm ứng dụng cho các lĩnh vực như chính phủ điện tử ( eGOV) cho trên 20 tỉnh thành trên cả nước. 1.3.2. Tình hình kinh doanh của công ty những năm qua. Mặc dù nền kinh tế Việt nam và thế giới năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thị trường CNTT Việt Nam và thế giới tăng trưởng thấp, nhưng với sự lãnh đạo và định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn của HĐQT, với thế và lực đang có, với sự điều hành linh hoạt và quyết đoán của ban điều hành, sự nỗ lực cao độ của các cán bộ quản lý các cấp cũng như của toàn bộ các thành viên, FIS đã vượt qua năm 2009 với những kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Năm 2009 là năm đầu tiên tất cả các đơn vị và công ty thành viên đều kinh doanh có lãi. Nhóm công ty có lãi từ 12 tỷ đến 20 tỷ đồng bao gồm Trung tâm INF, ENT Hồ Chí Minh, các công ty Dịch vụ CNTT FPT, Giải pháp phần mềm FPT, Giải pháp Tài chính công FPT. Nhóm công ty có lãi trên 40 tỷ đồng bao gồm các công ty Dịch vụ quản lý và hoạch định nguồn lực ERP, Hệ thống thông tin Viễn thông và dịch vụ công, Hệ thống thông tin Ngân hàng Tài chính. Đặc biệt lĩnh vực Toàn cầu hóa đã vượt qua ngưỡng Breakeven( hòa vốn) với doanh số 36,5 tỷ lợi nhuận 6 tỷ VNĐ. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 9 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  10. Chuyên đề thực tập cuối khóa Mặc dù trong năm 2009 gặp khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để cán đích với kết quả ấn tượng. Doanh thu 2.994,6 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2008, hoàn thành 90,4% kế hoạch năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 414,8 tỷ đồng, hoàn thành 108,3% kế hoạch năm 2009 và tăng trưởng 29,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 339.8 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ. Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận 2 năm liên tiếp. (Đơn vị: triệu đồng ) Chỉ tiêu Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Tăng trưởng Doanh thu 2.769.412 2.994.634 8% Tổng lợi nhuận trước thuế 319.072 414.791 30% Tổng lợi nhuận sau thuế 283.891 339.864 20% Lợi nhuận sau thuế công ty cổ 156.930 phần Lãi trên một cổ phiếu. 4.484 Ghi chú: Số liệu năm 2009 trích dẫn từ Báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Công ty TNHH Deloitte Việt Nam,Doanh số là doanh số đã trừ tất cả doanh số giao dịch nội bộ theo chuẩn hạch toán quốc tế). Nguồn: Báo cáo của ban giám đốc tại đại hội cổ đông thường niên tháng 2/2010. Bảng 3: Doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2005-2009 (Đơnvị:triệu đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu 1 229 458 1 837 527 1 889 387 2 769 421 2 994 638 Lợi nhuận sau thuế 52 803 108 089 158 700 283 891 339 864 Nguồn: FIS-profile-2005/2009.pdf SV: Phùng Thị Hồng Thùy 10 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  11. Chuyên đề thực tập cuối khóa Dựa vào bảng trên ta có biểu đồ so sánh doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2005-2009 Biểu đồ 1:Doanh thu của FIS từ năm 2005-2009 (Đơnvị:triệu đồng) Doanh thu tăng nhanh trong 5 năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2008- 2009 từ 1 lên 2 và xấp sỉ 3 nghìn tỷ đồng đã cho thấy việc liên tục đổi mới công nghệ, nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thị trường đã tạo thế và lực mới cho công ty trong lĩnh vực CNTT SV: Phùng Thị Hồng Thùy 11 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  12. Chuyên đề thực tập cuối khóa Biểu đồ 2: Lợi nhuận sau thuế công ty giai đoạn 2005-2009 ( Đơn vị: triệu đồng) Lợi nhuận sau thuế tăng rất nhanh, nếu năm 2005 chỉ là khoảng 2 con số( 53 tỷ VNĐ) thì sau 4 năm đã tăng lên 3 con số( sấp xỉ 340 tỷ VNĐ). Trung bình mỗi năm lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 150%, đó là một con số mà không phải bất kỳ công ty CNTT nào cũng đạt được. Năm 2009 công ty đã thực hiện tốt việc chuyển hướng kinh doanh sang phần mềm và dịch vụ với việc nâng tỷ trọng doanh số phần mềm và dịch vụ công nghệ lên 17.7 % so với năm 2008 là 15%. Đây cũng là nguyên nhân giúp cho công ty đạt mức lợi nhuận cao trong năm 2009. Hướng phát triển của FIS trong năm 2010 tỷ trọng phần mềm và dịch vụ sẽ chiếm 20->21% doanh số toàn công ty. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 12 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  13. Chuyên đề thực tập cuối khóa Bảng 4: Tỷ trọng doanh số giữa các lĩnh vực kinh doanh. Đơn vị: % Lĩnh vực Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Tích hợp hệ thống 85.2% 82.4% Phần mềm 9.7% 12.3% Dịch vụ 5.2% 5.3% Tổng 100% 100% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh FIS 2009 Về thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, trong năm 2009 công ty đã nộp ngân sách nhà nước 96 tỷ VNĐ. Về tình hình tài chính  Khả năng sinh lời: Bảng 5: Các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Lãi gộp/Doanh thu 20.3% 20.8% 23.1% Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu 9.6% 11.6% 13.9% Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu 8.4% 10.3% 11.3% Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản 17% 25.4% 23.7% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu 78.4% 111.4% 95.2% Nguồn: Báo cáo của ban giám đốc tại đại hội cổ đông thường niên 2/2010 SV: Phùng Thị Hồng Thùy 13 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  14. Chuyên đề thực tập cuối khóa Các chỉ số sinh lời năm 2009 thể hiện sự nố lực vượt bậc của FIS trong kinh doanh.Tỷ lệ lãi gộp doanh thu của công ty không ngừng tăng trưởng, năm 2009 đạt 23.1% so với 20.8% năm 2008. Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là định hướng chuyển dịch sang các sản phẩm công nghệ cao và tập trung phát triển công nghệ phần mềm, cũng nhờ định hướng đó mà kết thúc năm 2009 chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty tăng so với năm 2008 và dự định năm 2010 còn đạt tỷ lệ cao hơn nữa.  Hệ số thanh toán Bảng 6: Hệ số thanh toán công ty giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hệ số thanh toán hiện thời 1.32 1.2 1.36 Hệ số thanh toán nhanh 1.00 0.84 1.21 Nguồn: Báo cáo của ban giám đốc tại đại hội cổ đông thường niên 2/2010 Các hệ số thanh toán được duy trì ở mức an toàn trong năm, đảm bảo khả năng quá trình kinh doanh được thông suốt. Đặc biệt hệ số thanh toán nhanh được cải thiện đáng kể do nỗi lực tối đa của cán bộ công nhân viên công ty trong việc thúc đẩy triển khai và thu hồi công nợ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn, tài sản của công ty và giảm chi phí vốn cho danh nghiệp. Trong năm 2010 ban điều hành FIS sẽ tiếp tục duy trì mức độ an toàn về vốn lưu động và không ngừng đổi mới phương pháp quản trị để đảm bảo vòng quay vốn luôn giữ ở mức tốt nhất có thể được, tăng nhanh vòng quay vốn trong năm 2010.  Thay đổi vốn cổ phần: Cuối tháng 8 năm 2009 công ty đã cổ phần hóa và nâng vốn điều lệ từ 250 tỷ lên 350 tỷ trong đó FPT chiếm 95% tổng vốn điều lệ, cán bộ công nhân của FIS nắm giữ 5% còn lại. Tóm lại công ty cổ phần hệ thống thống thông tin FPT trực thuộc tập đoàn FPT là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ SV: Phùng Thị Hồng Thùy 14 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  15. Chuyên đề thực tập cuối khóa thông tin, kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây khá ấn tượng. Trong tương lai FIS có chiến lược tích hợp hệ thống thông tin hướng ra toàn cầu bao gồm bán các gói giải pháp phần mềm do FIS phát triển và cho thuê nguồn lực CNTT ra nước ngoài, vì vậy hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công ty. Bằng nhập khẩu công ty có thể bổ sung các thiết bị CNTT phục vụ cho việc sản xuất phần mềm, cung cấp các dịch vụ CNTT đồng thời phục vụ cho nghiệp vụ tái xuất sau này. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 15 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  16. Chuyên đề thực tập cuối khóa CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY. 2.1.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty. Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT. Nghiên cứu thị trường. Lập phương án mua hàng. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Khiếu Xin Thuê Mua Làm Nhận Kiểm Làm nại và giấy phương bảo thủ tục hàng tra thủ tục giải tiện vận quyết phép hiểm hải từ tàu hàng thanh tải nhập hàng quan chở hóa toán khiếu khẩu hoá hàng nhập nại khẩu SV: Phùng Thị Hồng Thùy 16 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  17. Chuyên đề thực tập cuối khóa Trong phần này em chủ yếu tập trung vào nội dung quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu, các nội dung khác như nghiên cứu thị trường, lập phương án mua hàng, giao dịch và đàm phán sẽ được trình bày kỹ trong phần 2.1.2 “Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty” Thuật ngữ: - PO man CTTV: Cán bộ đặt hàng Công ty thành viên. - PO man: Cán bộ đặt hàng tại phòng Xuất nhập khẩu. - AM: Cán bộ phụ trách khách hàng - XNK: Phòng Xuất nhập khẩu (thuộc Ban tài chính kế toán FIS). - Cán bộ XNK: Cán bộ Xuất nhập khẩu của FBP HO - FIS BP( hoặc BP) : Ban Kế hoạch kinh doanh. - iPO: đơn đặt hàng nội do Poman Công ty thành viên lập gửi lên BP hoặc phòng Xuất nhập khẩu. - ePo: đơn đặt hàng với nhà cung ứng( đơn đặt hàng ngoại). - AF: phòng tài chính kế toán. - NCU: Nhà cung ứng SV: Phùng Thị Hồng Thùy 17 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  18. Chuyên đề thực tập cuối khóa Sơ đồ 3:Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty. Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu.  Đặt mua hàng. Bước 1: Lập kế hoạch đặt hàng: Cán bộ đặt hàng công ty thành viên( PO man CCTV) kết hợp với quản trị dự án lập kế hoạch đặt hàng phục vụ triển khai mua hàng. Bước 2: Làm đơn đặt hàng nội (iPO): PO man CCTV làm đơn đặt hàng theo yêu cầu hợp đồng. Đơn đặt hàng cần được tách riêng đối với từng Nhà cung ứng. Đơn hàng cần được Quản trị Dự án kiểm tra về nội dung/cấu hình trước khi chuyển lên cho ban kế hoạch kinh doanh SV: Phùng Thị Hồng Thùy 18 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  19. Chuyên đề thực tập cuối khóa (BP). Quản trị Dự án có trách nhiệm tự kiểm tra hoặc xin hỗ trợ nguồn lực kiểm tra từ các bên (Tư vấn....). Sau đó cán bộ đặt hàng công ty thành viên chuyển đơn đặt hàng lên BP, kèm theo đơn đặt hàng cần có giá mua được thông qua Deal ID, Claim code, Bid No( nếu có) * Với các hợp đồng có yêu cầu đặc biệt cần thêm:  Bán FOB/CIF: Tên/địa chỉ khách hàng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán  Miến thuế (nếu có thì đóng dấu “hàng miễn thuế”): Cần có thông tin đánh giá về nhà cung ứng (nếu NCU mới), trường hợp không có thông tin thì BP sẽ đưa ra nhà cung ứng phù hợp. Bước 3: Nhận và kiểm tra đơn đặt hàng Trong bước này, các cán bộ BP cần:  Nhận đơn đặt hàng từ các Po man CCTV  Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ  Kiểm tra giá, cấu hình…  Phê duyệt đơn hàng Bước 4: Kiểm soát đặt hàng Đơn hàng sau khi được cán bộ BP ký được chuyển tới phòng xuất nhập khẩu( XNK ). Tại đây, cán bộ phòng xuất nhập khẩu sẽ kiểm tra rà soát lại đơn hàng, nếu đơn hàng sai so với phụ lục hợp đồng thì trả lại cho POman CCTV. Nếu phù hợp thì tiến hành ký duyệt, synchronize để hàng về đồng bộ trong vòng 15 ngày( hoặc theo kế hoạch từng đợt triển khai ) Bước 5: Làm đơn đặt hàng ngoại( ePO): Cán bộ phòng XNK tiến hành làm đơn đặt hàng ePO (hoặc load ePO theo quy định của các nhà cung ứng) Kiểm tra lần 2 đối với các đơn đặt hàng, nếu có sai sót thông báo cho PO man, thời gian PO man phản hồi không quá 24 tiếng. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 19 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
  20. Chuyên đề thực tập cuối khóa Trưởng phòng XNK ký phê duyệt đối với những đơn hàng có giá trị nhỏ hơn 500 triệu đồng, đối với những đơn hàng lớn hơn phải trình ban giám đốc phê duyệt.  Chuẩn bị hồ sơ. Sau khi đặt hàng cán bộ XNK cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu gồm hợp đồng ngoại, chứng từ giao hàng (hoá đơn, phiếu đóng gói, C/O…), khai tờ khai hải quan, cập nhật thông tin lên trang dữ liệu PO man.  Theo dõi vận tải và bảo hiểm  Theo dõi vận tải Bước 1: Hãng giao hàng Cán bộ theo dõi vận tải nhận thông báo hãng giao hàng qua email, telephone, fax… Bước 2: Chuyển hàng đến forwarder Cán bộ theo dõi vận tải nhận thông báo của forwarder là hàng đã nhận được tại kho, nhận chứng từ từ hãng, kiểm tra chứng từ đối chiếu với đơn đặt hàng. Bước 3: Chỉ định và theo dõi vận chuyển Cán bộ theo dõi vận tải xác nhận phương thức, điều kiện vận chuyển với forwarder. Thông tin đầy đủ về lô hàng (ngày hàng đi, ngày hàng đến, số lượng hàng được vận chuyển, số vận đơn, số hiệu của phương tiện vận tải,các thông tin liên quan khác) Bước 4: Thu thập chứng từ và chuyển cho các bên liên quan Cán bộ theo dõi vận tải nhận chứng từ vận tải (bao gồm vận đơn của lô hàng, phiếu đóng gói, chứng từ xuất xứ nếu có) từ nhà cung ứng vận tải, tiến hành kiểm tra chứng từ sau đó chuyển cho nhóm hoàn thiện hồ sơ XNK và cung cấp các thông tin liên quan.  Bảo hiểm Căn cứ nội dung và các điều khoản của hợp đồng ngoại thương và L/C nếu điều kiện mua hàng là FOB, C&F, EXW thì tiến hành mua bảo hiểm. SV: Phùng Thị Hồng Thùy 20 Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2