1<br />
<br />
PHẦN 1: MỞ ĐẦU<br />
Cà phê đã được con người biết đến khoảng hơn 300 năm nay, muộn hơn rất<br />
nhiều so với nhiều cây lương thực, thực phẩm quan trọng khác. Tuy nhiên, ngày nay<br />
cây cà phê đã trở thành một loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là một mặt<br />
hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Sản phẩm của nó là một<br />
loại thức uống thú vị không thể thiếu của nhiều dân tộc. Bên cạnh đó, một số mặt hàng<br />
thực phẩm như sữa, bánh, kẹo,... được chế biến với sự có mặt của cà phê sẽ làm tăng<br />
thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.<br />
Sở dĩ cà phê được sử dụng ngày càng nhiều vì trong hạt cà phê chứa 0,8 – 3%<br />
caffeine, một hoạt chất có tác dụng kích thích thần kinh, giúp tế bào não tăng cường<br />
khả năng làm việc, khả năng tư duy và qua đó thúc đẩy hoạt động của hệ tuần hoàn,<br />
tăng cường phản ứng của cơ bắp,…<br />
Ngoài ra, trong hạt cà phê còn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể<br />
con người như đường saccharose, đường khử, các protein hòa tan,… đặc biệt là các<br />
vitamin B1, B2, B6, B12 và PP có hàm lượng khá cao, đó là những chất cần thiết cho<br />
nhu cầu sinh lý của cơ thể chúng ta. Do đó cà phê giúp nâng cao sinh lực, chống mệt<br />
mỏi, giúp con người làm việc sáng suốt và thoải mái hơn.<br />
Sự sảng khoái và bổ dưỡng mà cà phê mang lại cho con người là do những<br />
thành phần hòa tan trong hạt. Trong kỹ thuật chế biến cà phê hiện nay có hai phương<br />
pháp chính là chế biến khô và chế biến ướt. Tuy nhiên, xử lý cà phê theo qui trình<br />
thông thường chưa mang lại hiệu quả tối ưu cho việc trích ly các thành phần hòa tan có<br />
trong hạt. Nguyên nhân của mặt hạn chế này là do sự hiện diện của pectin và cellulose<br />
– hai thành phần chủ yếu trong cà phê nhân. Vấn đề đặt ra là sử dụng phương pháp lên<br />
men để nâng cao tối đa hiệu suất trích ly của cà phê, từ đó thu được lượng chất hòa tan<br />
cao nhất.<br />
Cùng với sự phát triển của đời sống và của xã hội, sự phát triển của công nghệ<br />
sinh học nói chung, công nghệ enzyme và công nghệ lên men nói riêng đóng một vai<br />
trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đặc biệt trong<br />
vấn đề nâng cao khả năng khai thác các thành phần hòa tan của hạt cà phê. Luận văn<br />
này không nằm ngoài khuôn khổ đó, chúng tôi nỗ lực nghiên cứu để sản xuất một loại<br />
<br />
2<br />
chế phẩm sinh học (chủ yếu là pectinase và cellulase) với tên gọi Biocoffee-1, từ<br />
chủng nấm mốc Aspergillus niger và Trichoderma reesei có hoạt tính phân giải mạnh<br />
trên đối tượng cà phê nhân, tác động chủ yếu vào hai thành phần chính là pectin và<br />
cellulose.<br />
Ở Việt Nam hiện nay, có ba loại cà phê nhân chủ yếu được buôn bán và sử<br />
dụng phổ biến trên thị trường là cà phê Bi, cà phê Sẻ và cà phê Mokka. Mục đích của<br />
đề tài là xử lý ba loại cà phê này bằng công nghệ lên men và công nghệ enzyme, nhằm<br />
thu được chất hòa tan cao với hiệu suất trích ly cao nhất.<br />
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 4 nội dung:<br />
1. Xác định các thành phần chủ yếu trong cà phê nhân<br />
2. Tạo chế phẩm Biocoffee-1 với hoạt tính cao của pectinase và cellulase<br />
3. Khảo sát các điều kiện tối ưu cho quá trình lên men cà phê<br />
4. Khảo sát sự thay đổi trọng lượng và nhiệt độ của khối ủ<br />
Đề tài của chúng tôi là những bước đi đầu tiên cho những nghiên cứu, khảo sát<br />
tiếp theo trong việc phát triển sản phẩm cà phê lên men. Đây là một giải pháp nhiều ưu<br />
điểm cho quá trình chế biến cà phê và là một hướng đi mới gần gũi với thực tế sản<br />
xuất cũng như thực tế cuộc sống, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành công<br />
nghệ thực phẩm, cho nền nông nghiệp quốc gia và cho nhu cầu ẩm thực của người dân<br />
Việt Nam chúng ta.<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
Tổng quan tài liệu của chúng tôi gồm 4 phần chính sau:<br />
o Tìm hiểu về cà phê<br />
o Tìm hiểu về cellulose và pectin – hai thành phần chủ yếu trong cà phê nhân<br />
o Tìm hiểu về hệ enzyme cellulase và pectinase<br />
o Tìm hiểu về nấm sợi sinh tổng hợp hai hệ enzyme trên<br />
<br />
TÌM HIỂU VỀ CÀ PHÊ<br />
<br />
Hạt đã rang<br />
<br />
Hạt khô<br />
<br />
Hạt đang khô<br />
<br />
Xay thành bột<br />
<br />
Hạt rửa sạch<br />
<br />
Hoa<br />
<br />
Cà phê đã pha<br />
<br />
Hạt lên men<br />
<br />
Quả đang chín<br />
Thịt quả<br />
Quả xanh<br />
<br />
Quả chín<br />
<br />
Hình 2.1: Qui trình của cà phê từ khi nở hoa cho đến thành phẩm cuối cùng<br />
<br />
4<br />
2.1. TÌM HIỂU CÂY CÀ PHÊ Ở TRONG NƢỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI<br />
2.1.1. Lịch sử cây cà phê [20], [21]<br />
Tên gọi “coffee” xuất phát từ tiếng Ả rập là “kahwa”, mà lúc đầu là một từ ngữ<br />
trong thơ ca dùng để chỉ rượu vang. Do đạo luật của Hồi giáo nghiêm cấm giáo dân<br />
uống rượu, nên tên gọi ấy được biến tướng thành coffee, và thông qua tiếng gọi tương<br />
đương của Thổ Nhĩ Kỳ là Kahweh trở thành Café (Pháp), Caffee (Ý), Kaffee (Đức),<br />
Koffie (Hà Lan), Coffee (Anh), và tên Latin là Coffea dùng trong phân loại giống loài<br />
thực vật.<br />
Riêng tại Việt Nam, vào năm 1888, thực dân Pháp mang cà phê vào trồng đầu<br />
tiên ở nước ta, để rồi từ đó, tên gọi cà phê của Việt Nam là do sự Việt hóa trong phiên<br />
âm từ sự phát âm Café của người Pháp mà ra.<br />
Theo truyền thuyết kể lại rằng cà phê đã được tìm thấy rất lâu kể từ thời kỳ đồ<br />
đá và những tác dụng kích thích của nó đã được ghi nhận từ xa xưa, có lẽ là do việc<br />
quan sát các tác dụng ấy qua trạng thái biểu lộ của các động vật gặm cỏ sau khi chúng<br />
ăn những trái cà phê hoang dại. Nguồn gốc về địa dư và nông sản ban đầu của cà phê<br />
là từ Ethiopia.<br />
Từ trước năm 1200, việc tiêu thụ cà phê đã lan rộng từ vùng biển Đỏ tới Aden,<br />
Mecca và Cairo. Tại các vùng Ả rập (Arabia) này, các bụi cây cà phê đã được trồng<br />
trọt và được tưới tiêu trong hơn một ngàn năm. Cho nên, hạt cà phê mới có tên gọi là<br />
Coffea arabica, mặc nhiên thừa nhận rằng nó được canh tác và tiêu thụ phổ biến trong<br />
các nước Ả rập, mà quên đi cội nguồn của thứ nước giải khát này là ở xứ sở Ethiopia.<br />
Tại Việt Nam, cây cà phê được đưa vào trồng từ năm 1857, trước hết là tại một<br />
số nhà thờ ở Quảng Bình, Kontum,… Song mãi đến đầu thế kỷ 20 trở đi thì cây cà phê<br />
mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp tại Phủ<br />
Quỳ – Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện tích không quá<br />
vài ngàn ha. Sau Cách mạng tháng Tám, diện tích cà phê ở miền Bắc được phát triển<br />
thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000<br />
ha vào năm 1963 – 1964. Ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích<br />
cà phê có khoảng 10.000 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ<br />
yếu là cà phê chè (Coffea arabica). Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là<br />
có một mùa đông giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối (Canephora robusta) khó có<br />
<br />
5<br />
khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì<br />
kém hiệu quả.<br />
Diện tích trồng cà phê ở miền Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà<br />
phê vối (Canephora robusta), một số diện tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm<br />
Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số<br />
đồn điền có qui mô vừa và nhỏ cũng đã đạt được năng suất từ 2 – 3 tấn/ha. Ngày nay,<br />
nhờ được áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, năng suất đã tăng lên rất nhanh.<br />
Cà phê Việt Nam luôn luôn là một mặt hàng nông sản quan trọng trên thị<br />
trường thế giới và đem về nguồn ngoại tệ xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.<br />
2.1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ<br />
Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới [11], [20], [36]<br />
Trên thế giới hiện nay có trên 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu<br />
ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa<br />
vượt quá 6 tạ cà phê nhân/ha. Trong đó, ở châu Phi có 28 nước với năng suất bình<br />
quân không vượt quá 4 tạ cà phê nhân/ha, Nam Mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ha. Bốn nước có<br />
diện tích cà phê lớn nhất đó là: Brazil trên 3 triệu ha chiếm 25% sản lượng cà phê thế<br />
giới, Côte D’lvoire (châu Phi) và Indonesia (châu Á) mỗi nước khoảng 1 triệu ha, quốc<br />
gia thứ tư là Colombia có gần 1 triệu ha với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700<br />
ngàn tấn.<br />
Do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên<br />
đã có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa<br />
Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê chè là 85.000 ha nhưng đã đạt năng suất bình<br />
quân trên 1.400 kg/ha.<br />
Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế giới. Diện tích cà phê<br />
chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số nước ở Đông Phi như:<br />
Kenya, Cameroon, Ethiopia, Tanzania và một phần ở châu Á như: Indonesia, Ấn Độ,<br />
Philippines.<br />
Mấy năm nay sản lượng cà phê Robusta trên thế giới tăng lên nhanh chóng, vụ<br />
2000/2001 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và chiếm tới<br />
38% tổng sản lượng cà phê.<br />
<br />