Đề tài nghiên cứu: Quan điểm lí luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
lượt xem 25
download
Đề tài nghiên cứu: Quan điểm lí luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trình bày nội dung như sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn(Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, đường lối đổi mới quan điểm của đảng về giáo dục, Hồ Chí Minh cuộc sống và hoạt động của người, thực tiễn cách mạng việt nam); thực trạng và giải pháp,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu: Quan điểm lí luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM LÍ LUẬN GẮN VỚI THỰC TIỄN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Có rất nhiều đề tài về tư tưởng Hồ Chí minh đang quan tâm và được nhắc đến trong rất nhiều các tài liệu. Song một vấn đề không được nhắc đến nhiều nhưng rất đáng quan tâm đó là giáo dục. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “ Giáo dục là quốc sách ”. Là một giáo viên tương lai và cũng là một nhà giáo dục sau này, không chỉ vậy mà đây còn là mộ vấn đề rất cấp thiết và đáng thảo luận. Vì vậy tôi chọn đề tài “ Quan điểm lí luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ”, làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và yêu cầu Nhằm làm rõ tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục, áp dụng lí luận để đi đôi với thực tiễn chọn phương pháp phù hợp với giáo dục hiện nay và sắp tới. Cần xác định và làm rõ nội dung đề tài, chọn phương pháp phù hợp với đề tài cũng như nên xuyên suốt trong nội dung của đề tài. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bao gồm học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên chức, Nhân dân và mầm mống trẻ sau này. Trong dòng chảy của thời đại mới mà cốt lõi là tư tưởng về nền giáo dục hiện nay và sau này. trên nhiều lĩnh vực khác nhau: khoa học – xã hội –sách báo. 4. Những đóng góp chính của đề tài Qua nghiên cứu đề tài. Tôi làm rõ được quan điểm lí luận của Hồ Chí Minh, những chính sách đường lối thông tư nghị quyết của đảng về giáo dục, thực trạng của nền giáo dục và một số giải pháp nhằm phát triển nền giáo dục. Qua đó cũng giúp tôi hiểu hơn và sâu hơn về sự cấp thiết, vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nền giáo dục đối với đất nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp lí luận chung, tổng hợp, phân tích, cơ sở lý thuyết. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 1
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý Phương pháp liên nghành bao gồm: trên sách báo, cả trong sách vở…. B.NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.Cơ sở lý luận 1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người xứng đáng được tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu : Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa và khuyến nghị các nước thành viên tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người “ do những đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật ” và Người “ đã dành cả cuộc đời cho sự giải phóng nhân dân Việt Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, đồng thời cũng là nhà giáo. Suốt đời Bác nêu tấm gương sáng ngời về người thầy được toàn dân tộc và cả loài người tiến bộ noi theo. 1.1.1.Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng Theo Người : “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng ”. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì “ nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ”. Trong kháng chiến chống Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức đến văn hóa và giáo dục, Bác đã sửa khẩu hiệu thi đua thanh toán “ nạn mù chữ ” thành “thi đua diệt giặc dốt”. Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc “Thông thái”. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, Người SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 2
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý quan tâm nhiều đến công tác giáo dục đào tạo cán bộ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Trong bài viết: “ Nhân tài và kiến quốc ” (tháng 11/1945), Bác nhận định rằng, bây giờ đất nước đang “ kiến thiết ngoại giao, kiến thiết kinh tế, kiến thiết quân sự, kiến thiết giáo dục ”, những “ kiến thiết ” ấy đòi hỏi phải có nguồn nhân lực dồi dào và có những nhân tài. Muốn vậy, phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân tộc. 1.1.2.Học với hành phải kết hợp với nhau Học với hành phải kết hợp với nhau. Về phương pháp đào tạo nên những người tài đức, Chủ tịch Hồ Chí minh chỉ rõ: “ học đi đôi vời hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chúng ta có thể tìm thấy hàng loạt lời chỉ dẫn của Người về vấn đề này trong các bài nói, bài viết, các bức thư của Người về giáo dục. Muốn trở nên người thực sự có tài năng và có ích cho xã hội, Bác nhắc nhở: Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau. Bác dạy: phải coi “ giáo dục thiếu nhi là một khoa học”. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn giành thì giờ để chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “ dạy tốt, học tốt ”, đề xuất công tác Trần Quốc Toản, phong trào “ kế hoạch nhỏ ” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhằm tạo nên môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho phát triển giáo dục. 1.1.3.Những người làm công tác quản lý phải kết hợp với giáo dục Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: các cấp uỷ chỉnh quyền, các ngành các giới, các đoàn thể quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, giúp đỡ nhà trường về mọi mặt, phát huy cao độ dân chủ trong nhà trường để tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường gia đình xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm đề phát triển giáo dục. Trong công tác quản lý giáo dục. Người khuyên: phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn, kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 3
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý ương với tình hình thực tế kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương. Theo Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì “ Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt thầy giáo xứng đáng là thầy giáo ”. Đó là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng . Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “ người huấn luyện phải học thêm, học mãi thì mới làm được công việc huấn luyến của mình”. Người dẫn lại câu của Khổng Tử: “ Học không biết chán, dạy không biết mỏi ” và lời dạy của V.I Lê Nin: “ Học, học nữa, học mãi ” để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự cho mình là đã biết đủ rồi thì người đó dốt nhất. Giáo dục trực tiếp nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, cả khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức quản lý... Giáo dục sẽ giúp cho con người có một vốn liếng về lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và thế giới, nếu không có nó thì sẽ không giữ vững được nền độc lập dân tộc, không thể tham gia một cách tích cực và có hiệu quả vào công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân có kiến thức mới để “ biến một nước dốt nát, khổ cực thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc ”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục còn thể hiện trong ham muốn tột bậc của Người là: “ làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành ”. 1.2.Đường lối đổi mới quan điểm của đảng về giáo dục Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 4
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý Bắt đầu từ Nghị quyết của Đại hội lần thứ IV của Đảng (1979) đã ra quyết định số 14NQTƯ về cải cách giáo dục với tư tưởng: Xem giáo dục là bộ phận quan trong của cuộc cách mạng tư tưởng; thực thi nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ nhỏ đến lúc trưởng thành; thực hiện tốt nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Tư tưởng chỉ đạo trên được phát triển bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tế qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam. + Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được Đại hội VII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân giúp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học. + Đại hội Đảng lần thứ VIII khẳng định một lần nữa vai trò quan trọng của khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo “Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” . Coi trọng cả 3 mặt của giáo dục: mở SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 5
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý rộng qui mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hợp đào tạo với nghiên cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến.Sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, Đảng ta đã có những chuyển hướng về hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ. Nghị quyết 02NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đó nhấn mạnh quan điểm hợp tác đào tạo với các nước như sau: Dành ngân sách nhà nước thỏa đáng để cử những người giỏi và có phẩm chất tốt đi đào tạo và bồi dưỡng về những ngành nghề và lĩnh vực then chốt ở những nước có nền khoa học, công nghệ phát triển. Khuyến khích đi học nước ngoài bằng con đường tự túc, hướng vào những ngành mà đất nước đang cần, theo quy định của Nhà nước. Thực hiện Nghị quyết này, Chính phủ đã dành 100 tỉ đồng đầu tư cho việc đào tạo ở nước ngoài vào năm 2000 (tương đương với 7,12 triệu USD tại thời điểm đó). + Vấn đề nhân tài ngày càng trở nên bức thiết, đến Đại hội IX, Trung ương Đảng một lần nữa nhấn mạnh rằng: “Có chính sách hỗ trợ đặc biệt những học sinh có năng khiếu, hoàn cảnh sống khó khăn được theo học ở các bậc học cao. Có quy hoạch và chính sách tuyển chọn người giỏi, đặc biệt chú ý đến con em công nhân và nông dân để đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học. Tăng ngân sách nhà nước cho việc cử người đi học ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến. Khuyến khích việc du học tự túc”. Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” . Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Tăng cường phối hợp nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 6
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng, miền. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ quốc tế.Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn bằng. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đào tạo với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nông thôn. Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Thực hiện phổ cập trung học ở những nơi đó phổ cập xong trung học cơ sở. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chú trọng đào tạo cán bộ vùng dân tộc (cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể từ bản, ấp trở lờn và cán bộ khoa học kỹ thuật). Củng cố và tăng cường hệ thống trường nội trú, bán trú SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 7
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý cho học sinh dân tộc thiểu số ; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh người dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ đối với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Có chách bổ trợ kiến thức cần thiết cho số học sinh dân tộc thiểu số đó tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở mà không có điều kiện học tiếp để các em trở về địa phương tham gia công tác ở cơ sở. + Đại hội X đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhảy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học công nghệ. Để cụ thể chủ trương đó, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương phát triển giáo dục một cách tổng thể và toàn diện, bắt đầu từ chủ trương phát triển giáo dục mầm non, thực hiện xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở trên phạm vi cả nước, tạo môi trường thuận lơị để cho mọi người học tập suốt đời. Điều hành hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống Giáo dục và đào tạo, quan tâm đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện tốt chính sách giáo dục gắn với phát triển kinh tế xã hội. 2.Cở sở thực tiễn 2.1.Hồ Chí Minh cuộc sống và hoạt động của người Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến việc giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng. Vì Bác coi đó là một bộ phận quan trọng của dân tộc những người chủ tương lai của nước nhà. Trước khi đi xa, Người còn căn dặn lại toàn Đảng, toàn dân hãy “chăm lo SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 8
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Trước hết, Bác rất coi trọng yếu tố tự vận động của thanh thiếu niên nhi đồng trong quá trình học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Bác nói: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác, tự nguyện và tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình”. Bác yêu cầu thanh niên không thể ngồi đó chờ đợi những quyền lợi vật chất và tinh thần của xã hội đem đến, trái lại thanh niên phải tự giác vận động để tiến lên cống hiến cho xã hội ngày càng được nhiều hơn. Bác luôn luôn chú ý tới sự thống nhất giữa nội dung và phương thức giáo dục, giữa nhận thức và hành động, giữa lý luận và thực tiễn. Đó là sự biểu hiện quan hệ biện chứng giữa hai hình thái hoạt động trong khoa học giáo dục hiện đại (cái bên trong là do cái bên ngoài chuyển vào). Bác thường nhắc nhở mọi người: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với cuộc đấu tranh của xã hội”. “Suốt đời phải gắn liền học tập với lao động sản xuất”. Bác coi hành động cách mạng là khâu then chốt nhất trong công tác giáo dục thanh niên, cho nên, Bác khuyên thanh niên “nên nói ít, làm nhiều”, “ham làm những việc ích quốc lợi dân”. Ghi sâu những lời dạy ân cần của Bác, thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay cần nêu cao ý chí quyết tâm phấn đấu để sớm trở thành lực lượng nòng cốt đáng tin cậy của Đảng, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao phó. Trong tập sách "Hồ Chí Minh bàn về công tác giáo dục" do Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội ấn hành năm 1972 đã tập hợp nhiều bài viết của Người bàn về công tác giáo dục. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập sách này là tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây chính là cẩm nang, là cơ sở khoa học để Đảng ta vận dụng, lãnh đạo sự nghiệp giáo dục nước ta trong suốt một phần ba thế kỷ qua. + Về mục tiêu giáo dục, Người căn dặn: Trách nhiệm của người thầy “không phải là gõ đầu trẻ để kiếm cơm” mà phải chăm lo, dạy dỗ, đào tạo các em thành người công dân tốt, người lao động tốt, người cán bộ tốt, người chiến sĩ tốt, trung với nước, hiếu với dân, có lòng yêu nước nồng nàn, có đạo đức trong sáng, SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 9
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý cầnkiệmliêmchínhchícôngvôtư, có tri thức và sức khỏe để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. + Về nội dung giáo dục, Người chỉ rõ: phải chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, kỹ thuật, lao động sản xuất. Người nhấn mạnh: “Tăng cường hơn nữa việc giáo dục lao động trong nhà trường là một khâu chủ yếu trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm trang bị cho thế hệ trẻ có những kiến thức khoa học, lại có những kiến thức cơ bản về sản xuất công nghiệpnông nghiệp, những thói quen lao động, sẵn sàng bước vào xây dựng xã hội chủ nghĩa”. Theo Người, nội dung giáo dục phải chứa đựng tính dân tộc, tính khoa họcvà tính nhân dân; phải làm cho người học hiểu được những truyền thống quý báu của dân tộc như tinh thần yêu nước nồng nàn, đoàn kết, tương thân tương ái, anh hùng trong chống giặc ngoại xâm, cần cù trong lao động sản xuất. + Về phương pháp giáo dục, Người chỉ giáo: cách học phải nhẹ nhàng; không gò ép học sinh vào khuôn khổ người lớn, phải đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của các cháu, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự phát huy nội lực, tư duy biện chứng Mác Lê nin, óc tư duy lý luận, tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế, óc phê phán và sáng tạo cho người học. Ngày nay Bác Hồ đã đi xa, nhưng những lời di huấn thiêng liêng của Bác trong việc giáo dục thanh niên vẫn còn sáng ngời mãi cả về giá trị tinh thần và thực tiễn, cả về ý nghĩa khoa học và tính cách mạng 2.2.thực tiễn cách mạng việt nam Hiện nay, trong giai đoạn cách mạng mới, thế giới đã có nhiề thay đổi và diễn biến phức tạp, khó lường, hòa bình, hợp tác, phát triển và hội nhập vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột xác tộc tôn giáo, chiến tranh cục bộ can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gây gắt; các yếu tố đe dọa an ninh,các nước lớn dùng mọi thủ đoạn tinh vi, thậm chí cả hành động quân sự dưới mọi chiêu bài để can thiệp, lấn lướt các quốc gia nhỏ, yếu thế và tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu an ninh lương thực, thiên tai, dịch bệnh…sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Không chỉ còn là mỗi vấn đề của SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 10
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý quốc gia mà muốn giải quyết được phải có sự chung tay, góp sức của tất cả các nước trên thế giới. Xong, chế độ chính trị, lợi ích của mỗi nước lại khác nhau, trong khi sự chia sẽ trong tinh thần đoàn kết, hi sinh giúp đỡ của các nước có chế độ do đảng cộng sản cầm quyền, lãnh đạo; đối với nước ta cũng đã thay đổi nhiều. Tuy xu hướng hòa bình hữu nghị vẫn là chính những việc tính toán để bảo vệ quyền lợi của mỗi quốc gia cũng thay đổi. Quốc gia nào cũng có toan tính riêng trong bối cảnh phức tạp hơn. Toàn cầu hóa, hội nhập và cách mạng khoa học công nghệ. Nhất là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, làm cho thời gian như ngắn lại, không gian như nhỏ đi thúc đẩy hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Quá trình cấu trúc lại nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của mỗi quốc gia còn diễn ra mạnh mẽ theo chiều hướng sâu lấy chất lượng tăng trưởng làm mục tiêu trong khi đó. Cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực, cả ở thị trường tại mỗi quốc gia và thị trường thế giới, giữa các nước ngày càng gay gắt. Đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp. Khu vực thái bình dương, trong đó có đông nam á là khu vực phát triển năng động nhưg vẫn tồn tại nhiều nhân tố gay mất ổn định : tranh chấp lãnh thổ , biển đảo càng nóng bỏng trong nước , tuy đã có thành tựu và kinh nghiệm của hơn 25 năm đổi mới, tạo ra thế và lực mới cho đất nước, “nước ta vẫn đứng nhiều thách thức lớn, đan xen nhau”, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị và tư tưởng đạo đức , lối sống của một bộ phận không nhỏ, cán bộ, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển đổi” có diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện “diễn biến hòa bình” gay bạo loạn lật đổ, “nhân quyền” . và muốn khắc phục những vấn đề trên đất nước ta phải coi trọng vấn đề giáo dục và phát triển các vấn đề như: kinh tế,quân sự, y tế, chính trị,… trong đó nền giáo dục là quan trọng nhất.Thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, từ bây giờ đến sau này, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 11
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý Thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, tăng năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng miền. Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, tất cả các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục. Trong khi hoạch định phát triển kinh tế, nhiều nước đặt giáo dục vào vị trí trung tâm, coi giáo dục là điều kiện phát triển kinh tế. Chính vì thế, các nước này đã có những bước nhảy vọt trong phát triển kinh tế xã hội. Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đào tạo. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, trong đường lối quan điểm của Đảng ta về giáo dục đào tạo đã có những bước tiến mới. Đồng thời giữ vững truyền thống văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm chủ khoa học tiên tiến. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 12
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1.Thực trạng của nền giáo dục lý luận gắn thực tiễn Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập, mà Đại hội IX, X đến Đại hội XI của Đảng vẫn nêu rất đậm nét, đó là: Giáo dục đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục; chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng; so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là quốc sách hàng đầu. Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên. Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành,…… Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất nước. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và năng lực của một bộ phận còn thấp. Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ phương châm. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 13
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mớiphát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập. Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ chế, chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những quyết sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng chỉ đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hộị. 2.Một số giải pháp để phát triển nền giáo dục Quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta phải hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoàn thiện thêm hệ thống giáo dục quốc dân, mở rộng mạng lưới trường học đến hầu hết các thôn bản, Quy mô và cơ sở vật chất giáo dục phải tăng cường phát triển. Hệ thống các trường học dân tộc nội trú tỉnh, huyện phải củng cố và mở rộng. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường chuyên nghiệp cần mở rộng. Thấu suốt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, từ bây giờ đến sau này, toàn Đảng, toàn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, trước hết nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học. Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình, phát huy vai trò giáo dục gia đình. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, tăng năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm. Đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng miền. Một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ quốc tế. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 14
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý đại hóa. Sớm xây dựng chính sách sử dụng và tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, chấn chỉnh việc phong chức danh, học vị, cấp văn bằng. Phát triển quy mô giáo dục cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đào tạo với sử dụng. Mở rộng hệ thống trường lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở miền núi, vùng dân tộc ít người, nông thôn. Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở , củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xóa mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo, tăng nhanh dạy nghề và trung học chuyên nghiệp. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề nhằm chuẩn bị đội ngũ công nhân bậc cao có trình độ tiếp thu và sử dụng công nghệ mới và công nghệ cao. Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập công đồng ở các xã, phường gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế – xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Có chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo và các đối tượng chính sách xã hội. Ưu tiên phát triển giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Củng cố và tăng cường hệ thống nội trú, bán trú cho học sinh dân tộc thiêu số ; từng bước mở rộng quy mô tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu đào tạo toàn diện đi đôi với cải tiến chính sách học bổng cho học sinh các trường này. Thực hiện chế độ miễn phí học tập, cung cấp sách giáo khoa cho học sinh vùng cao, vùng sâu, vùng xa, học sinh dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ với vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc. Đó là "làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Tư tưởng đó của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Đẩy mạnh và phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới hôm nay là thực SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 15
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý hiện ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhanh chóng đưa nước ta "sánh vai với các cường quốc năm châu". C.KẾT LUẬN Để hoàn thành đề tài trên, Tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu và tìm tòi để hoàn thành đề tài của mình, trong quá trình nghiên cứu tôi cũng gặp được nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Mặt thuận lợi được sự giúp đở của giáo viên chuyên môn, chỉ dẫn cách trình bày, đưa ra các tài liệu để tham khảo và tham khảo qua bạn bè. Mặt khó khăn việc kết hợp luận điểm một cách phù hợp và tìm hiểu thêm những văn kiện, nghị quyết mới, thực trạng của nền giáo dục qua thực tế, sách báo cũng gặp không ít khó khăn mặc dù vậy tôi cũng cố gắng tìm hiểu và hoàn thành bài tiểu luận của mình. Qua đề tài nghiên cứu trên tôi thấy rõ được tầm quan trọng của nền giáo dục và sự quan trọng cấp thiết của nó đối với đất nước cũng như với chính bản thân mình, là sinh viên và cũng là một công dân của đất nước tôi sẽ cố gắng học tập tốt và phát huy những mặt tích cực và cố gắng khắc phục những khó khăn tiêu cực. Qua đó đảng và nhà nước ta phải coi giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế xã hội. Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân giúp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước và chuẩn bị cho tương lai. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn học với hành, tài với đức. Giáo dục phải SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 16
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo và Đào Tạo: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2012 [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội 2011. [3] Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh, thạc sĩ Bùi Đình Phong, Nxb, Chính trị quốc gia Hà Nội 2005. [4] Bài giảng giáo dục học 1. Biên soạn Nguyễn Thị Kim Liên , 2013. SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 17
- GVHD: BÙI PHƯỚC Ý MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................... 1 2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................................................... 1 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 1 4. Những đóng góp chính của đề tài ............................................................................................... 1 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 1 B.NỘI DUNG ................................................................................................................................... 2 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................................... 2 1.Cơ sở lý luận ................................................................................................................................ 2 1.1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục ......................................................................................... 2 1.1.1.Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng ................................................................................. 2 1.1.2.Học với hành phải kết hợp với nhau ..................................................................................... 3 1.1.3.Những người làm công tác quản lý phải kết hợp với giáo dục ........................................... 3 1.2.Đường lối đổi mới quan điểm của đảng về giáo dục ............................................................. 4 2.Cở sở thực tiễn ............................................................................................................................. 8 2.1.Hồ Chí Minh cuộc sống và hoạt động của người .................................................................... 8 2.2.thực tiễn cách mạng việt nam .............................................. 10 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................................... 13 1.Thực trạng của nền giáo dục lý luận gắn thực tiễn ................................................................. 13 2.Một số giải pháp để phát triển nền giáo dục ............................................................................ 14 C.KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 16 D.TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 17 SVTH: MẠC THỊ THU YẾN 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đặc điểm hội chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
73 p | 1481 | 159
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012
82 p | 239 | 26
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu mô hình doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản trong pháp luật phá sản Việt Nam
1 p | 160 | 23
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị sự nghiệp đào tạo, tự chủ tài chính quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 145 | 22
-
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chảy máu não thất
114 p | 166 | 20
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2010–2020 ở Việt Nam
112 p | 65 | 20
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở Việt Nam
105 p | 42 | 18
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Nghiên cứu lý thuyết về quản trị công ty vào giảng dạy và biên soạn giáo trình quản trị công ty
115 p | 29 | 18
-
Nghiên cứu đặc điểm chuyễn hóa Glucose hồng cầu, khả năng chống oxy hóa ở người nhiễm chì, bệnh nhân tan máu và mẫu bảo quản
119 p | 134 | 15
-
Đề tài: Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình
174 p | 101 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đề xuất nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Khỉ mặt đỏ (MACACA ARCTOIDES) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa, Việt Nam và đề xuất một số giải pháp bảo tồn loài Khỉ mặt đỏ
15 p | 23 | 12
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Kế toán quản trị trong điều kiện vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
125 p | 21 | 12
-
Đề tài nghiên cứu: Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH MTV Cao Su Mang Yang
52 p | 106 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Thực trạng và các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2010
109 p | 108 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát nồng độ khí CO2 và NH3 tại một số địa điểm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
54 p | 89 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu các khiếm khuyết PSC thuộc bộ phận máy liên quan đến công ước MARPOL 74-78
31 p | 19 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách an sinh xã hội tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
69 p | 12 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn