intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên

Chia sẻ: Trang Lê | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

947
lượt xem
138
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài: tìm hiểu thực trạng các mức độ trí tuệ cảm xúc và những yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên, từ đó đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho các em, góp phần nâng cao kết quả học tập của họ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên

  1. MỤC LỤC Trang phụ bìa ........................................................................................................... i Lời cam ñoan........................................................................................................... ii Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii Mục lục ................................................................................................................... 1 Danh mục các chữ viết tắt........................................................................................ 3 Danh mục các bảng biểu, ñồ thị ............................................................................... 4 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 1. Lí do chọn ñề tài ............................................................................................ 5 2. Mục ñích nghiên cứu ..................................................................................... 6 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ................................................................... 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 6 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 7 8. Đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 7 9. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 7 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC ...................................... 8 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn ñề trí tuệ cảm xúc ................................... 8 1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới ............................................................. 8 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 11 1.2. Trí tuệ và trí tuệ cảm xúc........................................................................... 12 1.2.1. Trí tuệ .................................................................................................... 12 1.2.2. Cảm xúc ................................................................................................. 14 1.2.3. Trí tuệ cảm xúc ...................................................................................... 19 1.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên .................................................................... 33 1.3.1. Đặc ñiểm phát triển trí tuệ của lứa tuổi sinh viên.................................... 33 1.3.2. Đặc ñiểm xúc cảm, tình cảm của sinh viên ............................................. 34 1.3.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ................................................................. 35 1
  2. Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 36 2.1. Tổ chức nghiên cứu lí luận ........................................................................ 36 2.1.1. Mục ñích nghiên cứu.............................................................................. 36 2.1.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 36 2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 36 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng .................................................................. 36 2.2.1. Mục ñích nghiên cứu.............................................................................. 36 2.2.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 36 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 38 2.3. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 41 2.3.1. Mục ñích nghiên cứu thực nghiệm ......................................................... 41 2.3.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................ 41 2.3.3. Giới hạn thực nghiệm............................................................................. 41 2.3.4. Nội dung thực nghiệm ............................................................................ 42 2.4. Kế hoạch nghiên cứu ................................................................................ 44 Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM 3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng .................................................................. 45 3.1.1. Thực trạng mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN ............ 45 3.1.2. Mối quan hệ giữa TTCX và KQHT của sinh viên trường ĐHTN ........... 54 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến TTCX của sinh viên ĐHTN ......................... 56 3.2. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao TTCX của sinh viên trường ĐHTN ............................................................................................. 66 3.2.1. Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN............ 66 3.2.2. Thực nghiệm biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN .. 67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 70 1. Kết luận ....................................................................................................... 70 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 74 2
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐHTN Đại học Tây Nguyên SV Sinh viên EI Trí tuệ cảm xúc EQ Chỉ số trí tuệ cảm xúc IQ Chỉ số thông minh KQHT Kết quả học tập TB Trung bình TL% Tỉ lệ phần trăm TN Thực nghiệm TS Tần số Qtkd Quản trị kinh doanh Dân tộc Dân tộc 3
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu .............................................................. 37 Bảng 3.1. Kết quả ñiểm EQ của sinh viên ĐHTN.................................................. 45 Biểu ñồ 3.1. Mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên ............................................... 46 Bảng 3.2. So sánh ñiểm EQ trung bình của sinh viên 2 khoa ................................. 47 Biểu ñồ 3.2. Mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên 2 khoa ..................................... 48 Bảng 3.3. So sánh ñiểm EQ trung bình của sinh viên theo năm học ...................... 49 Biểu ñồ 3.3. Mức ñộ trí tuệ cảm xúc của năm 1, năm 2, năm 3.............................. 50 Bảng 3.4. So sánh ñiểm EQ trung bình của sinh viên theo giới tính ....................... 50 Biểu ñồ 3.4. Mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên nam và nữ ............................... 51 Bảng 3.5. Kết quả ñiểm EQ của sinh viên theo lớp học ......................................... 52 Bảng 3.6. So sánh ñiểm EQ trung bình của sinh viên theo dân tộc ....................... 53 Biểu ñồ 3.5. Mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo dân tộc ........................... 54 Bảng 3.7. Kết quả học lực trung bình các môn của sinh viên ................................. 54 Bảng 3.8. Tần suất ñiểm EQ và KQHT của sinh viên ............................................ 55 Bảng 3.9. Tương quan giữa ñiểm EQ và KQHT của sinh viên .............................. 56 Bảng 3.10. Đánh giá của sinh viên về TTCX bản thân .......................................... 58 Bảng 3.11. Mức ñộ thể hiện tình cảm trong quan hệ giao tiếp xã hội ..................... 59 Bảng 3.12. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng ñến TTCX ................ 60 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố gia ñình ñến trí tuệ cảm xúc ....................... 62 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giáo dục của nhà trường ñến trí tuệ cảm xúc .............. 64 Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình ñiểm số EQ của nhóm thực nghiệm ............. 68 4
  5. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là một khái niệm hiện ñại ñang ñược nghiên cứu và ứng dụng trong mọi lĩnh vực sống của con người. Các chuyên gia tâm lý ñã khẳng ñịnh rằng: một khi cá nhân ñã có tất cả các yếu tố trí tuệ cảm xúc, thậm chí chỉ với chỉ số thông minh trung bình, cá nhân ñó có thể thành ñạt trong cuộc sống, trong sự nghiệp. Ngược lại, những người có chỉ số thông minh cao nhưng thiếu hụt trong trí tuệ cảm xúc thì họ rất khó thành công trong cuộc sống, thậm chí ở vị trí thấp hơn những người có chỉ số thông minh trung bình nhưng có trí tuệ cảm xúc cao. Mặt khác, các nhà tâm lý học hiện ñại khi nghiên cứu về EQ ñã kết luận: hệ số trí tuệ cảm xúc không phải một ñại lượng bất biến mà có thể thay ñổi thông qua hoạt ñộng. Vì vậy, mỗi cá nhân có thể luyện tập ñể nâng cao trí tuệ cảm xúc của mình theo những bước nhất ñịnh với sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý học. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức hợp có vai trò quan trọng trong sự thành công của hoạt ñộng con người trong xã hội hiện ñại. Vì vậy, tìm hiểu và xác ñịnh và phát triển trí tuệ cảm xúc của con người là một vấn ñề cần có những nghiên cứu tiếp tục. Trong giai ñoạn hiện nay, ñất nước ta ñang trong thời kì CNH - HĐH, sinh viên là nguồn nhân lực lao ñộng chất lượng cao phục vụ ñắc lực cho nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ nói chung, trí tuệ cảm xúc nói riêng cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiệu quả hoạt ñộng học tập, nâng cao chất lượng giáo dục - ñào tạo, phát triển nhân cách toàn diện của sinh viên. Qua nghiên cứu thực tiễn, phần lớn sinh viên trường ĐHTN còn chưa nhận thức ñầy ñủ về vai trò của trí tuệ cảm xúc ñối với cuộc sống nói chung và hoạt ñộng học tập nói riêng. Đồng thời khả năng tự rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc của họ còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, công tác giáo dục ñào tạo trong nhà trường còn quá 5
  6. chú trọng ñến ñào tạo chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý ñúng mức ñến công tác giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên - một yếu tố góp phần vào sự thành công trong hoạt ñộng học tập cũng như trong cuộc sống của họ. Xuất phát từ những lý do trên, ñề tài : “Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên” ñược lựa chọn và tiến hành nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng các mức ñộ trí tuệ cảm xúc và những yếu tố ảnh hưởng ñến trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN, từ ñó ñề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nhằm bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho các em, góp phần nâng cao kết quả học tập của họ. 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN. 3.2. Khách thể nghiên cứu: * Khách thể nghiên cứu thực trạng: 284 sinh viên trường ĐHTN: 133 SV khoa Kinh tế và 151 SV khoa Sư Phạm * Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 20 SV năm 1 thuộc khoa SP và khoa KT. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát một số vấn ñề lí luận về trí tuệ, cảm xúc và trí tuệ cảm xúc, trí tuệ cảm xúc của sinh viên 4.2. Khảo sát thực trạng các mức ñộ của trí tuệ cảm xúc của SV trường ĐHTN. 4.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác ñộng nhằm góp phần nâng cao mức ñộ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Khách thể nghiên cứu: 284 sinh viên thuộc năm1, năm 2, năm 3 thuộc khoa Sư Phạm và khoa Kinh Tế. * Địa bàn nghiên cứu: trường Đại học Tây nguyên * Thời gian nghiên cứu: tháng 04 năm 2008 ñến tháng 12 năm 2008 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Chúng tôi giả ñịnh rằng trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN còn ở mức ñộ thấp và chúng do nhiều yếu tố chi phối. Bằng các biện pháp tác ñộng có thể nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên. 6
  7. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận Phân tích, tổng hợp tài liệu,… ñể tổng quan các vấn ñề lí luận về trí tuệ cảm xúc. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp trắc nghiệm, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện, phương pháp ñiều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt ñộng,… nhằm khảo sát thực trạng và thử nghiệm một số biện pháp tác ñộng nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Dùng các công thức thống kê ñể xử lí và phân tích các kết quả nghiên cứu và phần mềm SPSS 1.3 for window. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 8.1. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc của sinh viên. 8.2. Chỉ ra ñược hiện trạng và thử nghiệm các biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trường ĐHTN. 9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Mở ñầu Chương 1: Cơ sở lí luận của ñề tài Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục 7
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lí mới biết ñến gần ñây nhưng có ảnh hưởng ñáng kể ñến nhiều lĩnh vực thuộc tâm lí học. Do có lịch sử nghiên cứu chưa nhiều nên việc xác ñịnh bản chất, cấu trúc, chẩn ñoán về trí tuệ cảm xúc còn là một vấn ñề khó khăn, phức tạp ñối với tâm lý học hiện ñại. Có thể khái quát một số hướng nghiên cứu trong nước và ngoài nước như sau: 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới E. Thorndike (1970), giáo sư tâm lý học ở trường Đại học tổng hợp Columbia - là một trong những người ñầu tiên tìm cách nhận dạng trí tuệ cảm xúc mà lúc ñó ông gọi là trí tuệ xã hội. Trí tuệ xã hội theo ông là “năng lực hiểu và kiểm soát mà một người ñàn ông, ñàn bà, con trai, con gái dùng ñể hành ñộng một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ của con người” [4, tr. 4]. Đó là một dạng năng lực mà sự có mặt của nó rất phong phú, từ công việc của người y tá, người gác cổng trong doanh trại, trong nhà máy, quầy bán hàng, nhưng nó cũng có những ñiều kiện ñược tiêu chuẩn hóa một cách chính thức ở phòng thí nghiệm. E. Thorndike ñề nghị một số phương pháp ñánh giá trí tuệ xã hội trong phòng thí nghiệm nhưng ñó là một quá trình giản ñơn: làm cho có sự phù hợp giữa những bức tranh có các khuôn mặt biểu lộ các cảm xúc khác nhau với việc nhận biết, mô tả ñúng những xúc cảm ñó. Năm 1937, Robert Thorndike và Saul Stern xem xét những cố gắng ño lường của E. Thorndike ñưa ra. Họ nhận diện ñược 3 khu vực khác kề cận với trí tuệ xã hội có thể liên quan ñến nó và thường lầm lẫn với nó, ñó là: Thứ nhất là thái ñộ cá nhân ñối với xã hội. Thứ hai là sự hiểu biết xã hội: những vấn ñề ñương ñại và những thông tin chung về xã hội. Thứ ba là mức ñộ ñiều chỉnh xã hội của cá nhân: hướng nội và hướng ngoại ñược ño bằng những câu trả lời ñối với các phiếu hỏi. 8
  9. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu Thorndike và Stern kết luận rằng, những cố gắng ño lường năng lực ứng xử với mọi người ñã ít nhiều thất bại. Điều này có thể là do trí tuệ xã hội là một phức hợp gồm một số các năng lực khác nhau hoặc một phức hợp của một số lớn các thói quen và thái ñộ xã hội cụ thể. Nửa thế kỷ tiếp theo, các nhà tâm lý học hành vi và trào lưu ñó lường IQ ñã quay trở lại ý tưởng ño lường EI. Năm 1952, David Wechsler mặc dù vẫn tiếp tục phát triển các trắc nghiệm IQ của mình, cũng ñã thừa nhận các năng lực xúc cảm như là một phần trong vô số các năng lực của con người [4, tr. 9]. Howard Gardner (1983) là người ñã ñưa ra mô hình ña trí tuệ nổi tiếng và ông cho rằng trí tuệ cá nhân gồm 2 loại: trí tuệ nội nhân cách (intrapersonal intelligence) và trí tuệ liên nhân cách (interpersonal intelligence) hay còn gọi là trí tuệ về bản thân và trí tuệ về người khác [7, tr. 10]. Reuven Bar - On(1985), nhà tâm lý học người Israel (quốc tịch Mỹ), là người ñầu tiên ñưa ra thuật ngữ EQ (Emotional Intelligence Quotient) trong luận án tiến sĩ của mình. Sau ñó, ông xuất bản tập EQ (Emotional Quotient Intelligence, 1997) - trắc nghiệm ñầu tiên về trí tuệ cảm xúc. Ông ñã nhận diện ñược 5 khu vực bao quát về mặt chức năng phù hợp với thành công trong cuộc sống gồm: Các kĩ năng làm chủ xúc cảm của mình. Các kĩ năng ñiều khiển xúc cảm liên cá nhân. Tính thích ứng (adaptability). Kiểm soát stress (stress management). Tâm trạng chung (general mood). Peter Salovey (ñại học Yale - Mỹ) và John Mayer (ñại học Newhampshine - Mỹ, 1990) ñã công bố lý thuyết trí tuệ cảm xúc trong bài báo “trí tuệ cảm xúc”. Trong mô hình nguyên thủy của hai tác giả này, trí tuệ cảm xúc ñược xem như là năng lực làm chủ, ñiều khiển, kiểm soát xúc cảm, tình cảm của mình và của người khác cũng như năng lực sử dụng những thông tin này ñể dẫn dắt, ñịnh hướng cách suy nghĩ và hành ñộng của một cá nhân. Sau một thời gian nghiên cứu, năm 1997 Mayer và Salovey chính thức ñịnh nghĩa trí tuệ cảm xúc: “trí tuệ cảm xúc như là năng lực nhận biết, bày tỏ xúc cảm, 9
  10. hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, ñiều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác” [8, tr.9]. Năm 1995, Daniel Goleman, tiến sĩ tâm lí học của Đại học Harward, người phụ trách chuyên mục khoa học tờ Time, tập hợp các kết quả nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và viết thành cuốn sách gây tiếng vang lớn ở Mỹ với nhan ñề “trí tuệ cảm xúc: tại sao nó lại có thể quan trọng hơn IQ ñối với tính cách, sức khỏe và sự thành công trong suốt cuộc ñời?” (Emotional Intelligence - Why it can matter more than IQ for Character, Heath and Lifelong Achievement?). Từ ñây trí tuệ cảm xúc trở thành yếu tố quan trọng ñể lựa chọn con người vào vị trí lãnh ñạo. Ông khẳng ñịnh rằng: “Chúng ta có hai hình thức khác nhau của trí tuệ: trí tuệ lí trí và trí tuệ cảm xúc. Cách chúng ta hướng dẫn cuộc sống của mình ñược quyết ñịnh bởi hai loại trí tuệ ấy. Trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như IQ. Trên thực tế không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ lí trí không thể hoạt ñộng một cách thích ñáng” [3, tr.28]. Quan niệm này không phải là sự giải thoát khỏi các cảm xúc và thay thế chúng bằng lí trí mà là tìm ñược sự cân bằng giữa hai mặt ñó. D. Goleman nghiên cứu trí tuệ cảm xúc theo lý thuyết hiệu quả thực hiện công việc, ông xác ñịnh “… mô hình trí tuệ cảm xúc dựa trên lý thuyết này có thể ứng dụng trực tiếp vào khu vực - hiệu quả quản lí và hoàn thành công việc, ñặc biệt trong dự ñoán mức ñộ tối ưu của việc thực hiện công việc từ người bán hàng ñến công việc của người quản lí” [3, tr.2 - 3]. Mô hình trí tuệ cảm xúc do D. Goleman ñề xuất là một mô hình hỗn hợp gồm 5 lĩnh vực: Hiểu biết về xúc cảm của mình (Knowing one,s emotion) Quản lý xúc cảm (Managing Emotions) Tự thúc ñẩy/ ñộng cơ hóa mình (Motivating oneselt) Nhận biết xúc cảm của người khác (Recogninzing emotions in others) Xử lý các mối quan hệ (Handling relationships) Năm 1998, Daniel Goleman tiếp tục xuất bản cuốn “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (Working with Emotional Intelligence). So với mô hình và ñịnh nghĩa ñầu tiên về trí tuệ cảm xúc của Salovey và Mayer, ông ñã bổ sung 5 năng lực cảm xúc và xã 10
  11. hội cơ bản là: năng lực tự ý thức, năng lực tự ñiều chỉnh, năng lực thúc ñẩy, năng lực ñồng cảm và các kĩ năng xã hội [4, tr.18]. Có thể nói D. Goleman là tác giả lớn của một loạt các tác phẩm về trí tuệ cảm xúc như: “Nghệ thuật lãnh ñạo cơ bản: việc nhận thấy sức mạnh của EI” (2002), “Những xúc cảm dễ bị phá vỡ: làm thế nào ñể vượt qua” (2003), “Trí tuệ cảm xúc - ứng dụng trong công việc” (2007)… Những nghiên cứu của ông không chỉ dừng lại ở việc xác ñịnh bản chất của trí tuệ cảm xúc mà còn tìm ra những biện pháp giáo dục nó một cách hiệu quả. Tóm lại, trên thế giới có 3 ñại diện tiêu biểu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc: 1. Daniel Goleman ñề ra lý thuyết hiệu quả thực hiên công việc trong ñó ñưa ra kiểu mô hình hỗn hợp mô tả trí tuệ cảm xúc bao gồm các năng lực tâm lý và các phẩm chất nhân cách. Mô hình hỗn hợp này giúp cho dự ñoán và phát triển năng lực vượt trội của những cá nhân xuất sắc trong công việc của từng loại nghề nghiệp, ở từng cấp ñộ. Mô hình hỗn hợp này có ñộ hiệu lực dự ñoán rất cao (D. Goleman, 2003). 2. Rewen Bar - On ñưa ra lý thuyết phân cách và kiểu mô hình hỗn hợp bằng cách hòa trộn vào trí tuệ cảm xúc những ñặc tính phi năng lực. 3. J. Mayer và P. Salovey ñã ñưa ra mô hình thuần nhất năng lực, chú ý vào khái niệm hạt nhân của trí tuệ cảm xúc, ñó chính là các xúc cảm và sự tương tác giữa xúc cảm và ý nghĩ. Như vậy, việc coi trí tuệ cảm xúc là năng lực tâm lý ñã tách nó ra khỏi các loại trí thông minh truyền thống. 1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt nam, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” và các công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc còn mới ñi ñược những bước ñầu tiên. Năm 1997, thuật ngữ “trí tuệ cảm xúc” chính thức ñược ñề cập ñến trong một cuộc xê-mi-na của các nhà nghiên cứu công trình khoa học cấp nhà nước KX - 07 do GS. Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm. PGS.TS Nguyễn Huy Tú ñã ñăng một số bài chuyên khảo về trí tuệ cảm xúc trên tạp chí Tâm lý học của viện khoa học xã hội Việt Nam, chẳng hạn, tháng 12 năm 11
  12. 2000, bài ñầu tiên có tiêu ñề : “trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương pháp chẩn ñoán”. Trong những năm gần ñây, vấn ñề trí tuệ cảm xúc ñược nghiên cứu nhiều hơn ở những cấp ñộ khác nhau và ñã ñạt ñược kết quả nhất ñịnh, chẳng hạn: năm 2002, Nguyễn thị Dung, Dương thị Hoàng Yến ñã nghiên cứu loại trí tuệ này ở giáo viên tiểu học trong luận văn thạc sĩ (thực hiện tại Viện Khoa học Giáo dục, ñại học Sư Phạm Hà Nội): năm 2006, Lê Hồng Lợi nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường cao ñẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Nghệ An và nhiều công trình nghiên cứu khác… Kết luận: Ở Việt Nam và trên thế giới, những công tình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh. Tuy vậy, còn ít công trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên ñại học. Việc chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ñại học Tây Nguyên với mong muốn góp phần làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam. 1.2. TRÍ TUỆ VÀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC 1.2.1. Trí tuệ Trí tuệ ñược các nhà khoa học tiếp cận ở nhiều góc ñộ khác nhau nên cũng có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau. * Trong từ ñiển Anh - Việt: Trí tuệ - Intellect là khả năng của trí óc lập luận ñể có ñược kiến thức, khả năng hiểu biết rộng và khả năng lập luận tốt. (trái ngược với cảm xúc và bản năng) * Trong từ ñiển Tiếng Việt: Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính ñạt ñến một trình ñộ nhất ñịnh. * Theo từ ñiển Tâm lí học(Nguyễn Khắc Viện chủ biên): Trí tuệ là khả năng hành ñộng thích nghi với biến ñổi của hoàn cảnh, thiên về tư duy trừu tượng. * Trong tâm lí học, trí tuệ ñược hiểu theo 3 hướng sau: Trí tuệ là năng lực học tập, năng lực nhận thức của con người (Levitov, V.V. Bogoxlovxki) 12
  13. Trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng, chẳng hạn: Terman khẳng ñịnh rằng; một cá nhân thông minh tương ứng với khả năng thực hiện tư duy trừu tượng: R. Sternberg cho rằng; ñịnh tính cơ bản hàng ñầu của trí tuệ là năng lực tâm thần ở mức ñộ cao, chẳng hạn suy luận trừu tượng: X.L. Rubinstein xem hạt nhân cơ bản của trí tuệ là các thao tác tư duy. Trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân. Đây là ñịnh nghĩa phổ biến nhất ñược nhiều nhà tâm lý học tán thành, chẳng hạn: W. Stern cho rằng trí tuệ là năng lực chung của một cá nhân biết ñặt tư duy của mình một cách có ý thức vào những yêu cầu mới. Đây là năng lực thích ứng tinh thần chung ñối với nhiệm vụ và ñiều kiện mới của ñời sống: Garner xem trí thông minh như là một năng lực ñược dùng ñể giải quyết vấn ñề tạo ra các sản phẩm có giá trị cho ngữ cảnh văn hóa cụ thể (Howard Gardner, 1999). D. Wechsler (1958) ñịnh nghĩa: trí thông minh như là năng lực tổng thể hoặc năng lực chung của cá nhân ñể hành ñộng có mục ñích, ñể suy nghĩ hợp lí và ñể ứng phó có hiệu quả với môi trường của mình. J. Piaget nhấn mạnh: bất cứ một quá trình nào cũng là sự thích ứng. Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong việc cấu tạo những mối quan hệ giữa cá thể với môi trường. V.M.Blaykhe và L.Ph.Burơlachuc (1978) ñã ñịnh nghĩa trí tuệ là một cấu trúc ñộng, tương ñối ñộc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách ñược hình thành và biểu hiện trong các hoạt ñộng, chịu sự chế ước của các ñiều kiện văn hóa - lịch sử và có chức năng chủ yếu là ñảm bảo cho sự tác ñộng qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo nó có mục ñích hiện thực ấy. R. Sternberg (1948) ñã ñịnh nghĩa: trí tuệ là sự thích ứng có mục ñích với môi trường, có nghĩa quan niệm trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống ñồng thời là tiền ñề cho sự tương tác ấy. Ông quan niệm trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống ñồng thời là tiền ñề cho sự tương tác ấy. Do nội dung của khái niệm trí tuệ ñược mở rộng nên các thuật ngữ về trí tuệ cũng ñược thay ñổi. Ngày nay, trí tuệ ñược hiểu theo nghĩa rộng hơn trí thông minh, nó 13
  14. không chỉ bao gồm trí thông minh theo quan niệm truyền thống, mà bao gồm trí sáng tạo (creativity) và trí tuệ xã hội (social intelligence). Năm 1989, H.J. Eysenck ñã tổng hợp các quan niệm và kết quả nghiên cứu trước ñó ñể ñề xuất mô hình trí tuệ ba tầng bậc, gồm: - Trí tuệ sinh học (Biological Intelligence): là mặt sinh học của các năng lực trí tuệ, là nguồn gốc chính của những khác biệt về trí tuệ cá nhân. - Trí tuệ tâm trắc (Psychometric Intelligence): là mặt trí tuệ ño ñược bằng các trắc nghiệm IQ, CQ truyền thống, ñược xây dựng trong tình huống giả ñịnh, có tính hàn lâm (chưa phải là tình huống thực trong cuộc sống). - Trí tuệ xã hội (Social Intelligence): là thể hiện của trí tuệ tâm trắc trong việc giải quyết nhiệm vụ cuộc sống của chủ thể có nhận thức rõ ràng về bản thân, xã hội và mối quan hệ giữa bản thân với xã hội. Tóm lại, từ các quan ñiểm của các nhà tâm lý học về trí tuệ có thể rút ra ñiểm thống nhất rằng: Trí tuệ là thuộc tính nhận thức tương ñối ñộc lập của nhân cách mà cốt lõi là khả năng tư duy trừu tượng. Trí tuệ chịu sự chế ước của các ñiều kiện văn hóa – lịch sử. Trí tuệ có chức năng chủ yếu là ñảm bảo sự tác ñộng qua lại phù hợp với môi trường xung quanh. 1.2.2. Cảm xúc 1.2.2.1. Khái niệm cảm xúc Trong từ ñiển Oxford English Dictionary: cảm xúc (emotion) như là một kích ñộng hay một rối loạn tinh thần, tình cảm, ñam mê, mọi trạng thái mãnh liệt hay kích thích. Theo từ ñiển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên - 1997): cảm xúc - rung ñộng trong lòng do tiếp xúc với sự việc gì ñó. Theo từ ñiển Tâm lí (Nguyễn Khắc Viện chủ biên - 1991): cảm xúc - phản ứng rung chuyển của con người trước một kích ñộng vật chất hoặc một sự việc gồm hai mặt: 14
  15. Những phản ứng sinh lí do thần kinh thực vật như: tim ñập nhanh, toát mồ hôi, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa. Phản ứng tâm lí qua những thái ñộ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ chịu, khó chịu, vui sướng, buồn khổ,… có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn. Lúc phản ứng chưa phân ñịnh gọi là cảm xúc, lúc phân ñịnh rõ nét gọi là cảm ñộng, lúc biểu hiện với cường ñộ cao gọi là cảm kích [22, tr.30-31]. Theo từ ñiển Tâm lí học (Vũ Dũng chủ biên - 2000): Cảm xúc - sự phản ánh tâm lí về mặt ý nghĩa sống ñộng của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tính khách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung ñộng trực tiếp. Trong tâm lý học, xúc cảm thường ñược quan niệm là thái ñộ phản ánh ý nghĩa của sự vật, hiện tượng với nhu cầu của cá thể có tính chất tình huống. Hiện nay trong tâm lí học, có rất nhiều quan niệm khoa học khác nhau về bản chất và ý nghĩa của xúc cảm, thậm chí trái ngược nhau: Schachtel (1959) khẳng ñịnh rằng: Không có các hoạt ñộng và các hành vi nếu không có xúc ñộng mạnh. Tomkins (1963) và Izard (1972) khẳng ñịnh: các xúc cảm tạo nên một hệ thống ñộng cơ sơ cấp của con người, chính xúc cảm ñóng vai trò quan trọng trong sự tổ chức, sự tạo ñộng cơ và sự củng cố hành vi. [1] Trong tâm lý học, việc nghiên cứu bản chất, cấu trúc xúc cảm luôn là một vấn ñề phức tạp vì nó là ñối tượng của nhiều khoa học liên nghành như tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân cách, tâm lý học y học, tâm thần học, thần kinh học, sinh hóa học… X.L. Rubinstein, nhà tâm lí học Xô Viết: “Xúc cảm là một sự trải nghiệm ñặc biệt ñược ñặc trưng bởi phẩm chất tính cách của nó như vui, buồn, giận dữ, khùng…” Ông cho rằng: “Về mặt nội dung, các xúc cảm ñược xác ñịnh bởi các mối quan hệ xã hội của con người, bởi tập quán và thói quen trong từng hoàn cảnh xã hội, tư tưởng của nó”. Qua việc phân tích nguồn gốc, sự nẩy sinh và biểu hiện dưới góc ñộ lí thuyết hoạt ñộng, ông khẳng ñịnh: xúc cảm của người, xét về nguồn gốc, chức năng hay sự biểu hiện luôn mang tính xã hội. 15
  16. Nguyễn Huy Tú ñã ñịnh nghĩa: “Xúc cảm của con người là những rung ñộng khác nhau của chúng ta nẩy sinh do sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu nào ñó, do sự phù hợp hay không phù hợp của các biến cố, hoàn cảnh cũng như trạng thái bên trong cơ thể với mong muốn, hứng thú, khuynh hướng, niềm tin và thói quen của chúng ta” [23, tr.23]. Trần Trọng Thủy quan niệm: Xúc cảm là một quá trình tâm lí, biểu thị thái ñộ của con người hay con vật với sự vật, hiện tượng có liên quan ñến nhu cầu của cá thể ñó, gắn liền với phản xạ không ñiều kiện, với bản năng. Carroll E. Izard, nhà tâm lí học Mĩ nhận ñịnh: một ñịnh nghĩa cảm xúc trọn vẹn phải tính ñến tính chất thể nghiệm của nó, phải bao hàm những thành tố thần kinh và biểu cảm. Ông cho rằng: “cảm xúc là một hiện tượng phức tạp bao gồm những yếu tố sinh lí thần kinh, những yếu tố vận ñộng biểu cảm và sự thể nghiệm chủ quan” [1, tr.89]. Theo Izard, các cảm xúc nẩy sinh như là kết quả của những biến ñổi trong hệ thần kinh và những biến ñổi này có thể ñược qui ñịnh bởi các sự kiện bên trong cũng như bên ngoài [1, tr.34]. Izard chỉ ra rằng: mỗi xúc cảm trọn vẹn phải ñược tạo thành bởi ba yếu tố: cơ chất thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phức hợp biểu cảm bằng nét mặt ñặc trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt. Ông ñưa ra thuyết các xúc cảm phân hóa và khẳng ñịnh rằng xúc cảm có cấu trúc tầng bậc gồm những xúc cảm nền tảng và những xúc cảm phức hợp. Các xúc cảm nền tảng gồm: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, ñau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ và tội lỗi. Các phức hợp xúc cảm là cấp bậc thứ hai của xúc cảm, ñược tạo nên từ “những tổ hợp có biến thiên của các xúc cảm nền tảng và các quá trình xúc ñộng” như: lo lắng, sự trầm uất, tình yêu, lòng thù ñịch [1, tr.112]. Daniel Goleman, dưới góc ñộ nghiên cứu xúc cảm và mối quan hệ giữa xúc cảm và trí tuệ, ñã ñịnh nghĩa: “Xúc cảm vừa là một tình cảm và các ý nghĩ, các trạng thái tâm lí và sinh lí ñặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành ñộng do nó gây ra”. Ông cho rằng xúc cảm rất phong phú và ña dạng: “có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp, những biến thể và những biến ñổi của chúng. Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều ñến mức chúng ta không có ñủ từ ñể chỉ” [4, tr.622]. 16
  17. Goleman ñã chỉ ra một số xúc cảm phổ biến như: giận, buồn, sợ, khoái, yêu, ngạc nhiên, ghê tởm, xấu hổ [3, tr.623]. Ông xem xét các xúc cảm theo họ (familles) Theo ông những họ chính của xúc cảm là: giận, buồn, sợ, thích, xấu hổ… Mỗi họ này có một hạt nhân xúc cảm căn bản làm trung tâm, còn xung quanh là những làn sóng nối tiếp nhau của vô số các xúc cảm có họ hàng với nó. J. Mayer, P. Salovey và D. Caruso ñịnh nghĩa: “Xúc cảm là một hệ thống ñáp lại của cơ thể giúp ñiều phối những thay ñổi về sinh lí, tri giác, kinh nghiệm, nhận thức và các thay ñổi khác thành những trải nghiệm mạch lạc về tâm trạng và tình cảm, chẳng hạn như hạnh phúc, tức giận, buồn chán, ngạc nhiên…” [9, tr.4]. Tóm lại, khi bàn ñến khái niệm cảm xúc, các nhà tâm lí học ñều thống nhất với một số ñặc ñiểm cơ bản sau: - Xúc cảm phản ánh ý nghĩa của mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của cơ thể. - Xúc cảm bao gồm quá trình sinh lí - thần kinh và quá trình tâm lí của cá thể - Các cơ chế thần kinh cơ của bộ mặt thực hiện những biểu hiện xúc cảm. - Xúc cảm người rất phong phú, mang bản chất xã hội. - Xúc cảm là phương thức thích nghi của con người với môi trường. 1.2.2.2. Cấu trúc của xúc cảm Arnold, cho rằng trước khi xúc cảm nảy sinh, có thể tri giác ñược ñối tượng và ñánh giá ñối tượng trên cơ sở nhu cầu của mình. Chính phản ứng ñáp lại sự ñánh giá ñối tượng ñã ảnh hưởng tới chủ thể tri giác làm nảy sinh ở cá thể là sự chấp nhận hay bác bỏ, thỏa mãn hay không thỏa mãn. Theo ông, xúc cảm ñược cấu tạo bởi 3 thành tố: tri giác, ñánh giá, nhu cầu. R.S.Lazarus (1972) cho rằng xúc cảm là một phản ứng ñáp lại phức hợp và xúc cảm ñược cấu tạo từ 3 thành tố: - Tín hiệu hay kích thích - Sự ñánh giá - ñược coi như là chức năng của bộ não mà nhờ ñó cá thể ñã ñánh giá ñược tình huống kích thích so với nhu cầu của bản thân. - Phản ứng phức hợp, gồm 3 loại: phản ứng nhận thức, phản ứng biểu cảm, phản ứng phương thức 17
  18. Phản ứng nhận thức ñược coi như là cơ chế tự vệ (dồn nén hay từ chối). Phản ứng biểu cảm mà quan trọng nhất là biểu cảm ở nét mặt, thường chia làm 2 kiểu: biểu cảm sinh vật và biểu cảm tự tạo (biểu cảm văn hóa). Phản ứng phương thức thể hiện ở 3 loại là tín hiệu tượng trưng, những hành ñộng phức tạp và có hướng (sự gây hấn hay bỏ chạy), tập quán - những phản ứng bị quy ñịnh về mặt văn hóa. Carroll. E. Izard ñưa ra lý thuyết các xúc cảm phân hóa và cho rằng xúc cảm có cấu trúc tầng bậc gồm những xúc cảm nền tảng và những xúc cảm phức hợp. Mỗi xúc cảm trọn vẹn phải ñược tạo thành bởi 3 yếu tố: cơ chế thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phức hợp biểu cảm nét ñặc trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt. Theo ông mười xúc cảm nền tảng gồm: hứng thú, hồi hộp, vui sướng, ngạc nhiên, ñau khổ, căm giận, ghê tởm, khing bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội lỗi. C.E.Izard quan niệm cấp bậc thứ hai của xúc cảm là phức hợp xúc cảm ñược tạo nên từ “những tổ hợp có biến thiên của xúc cảm nền tảng và quá trình xúc ñộng” [1, tr.112], như là: Lo lắng: như là phức hợp các xúc cảm nền tảng, bao gồm sự khiếp sợ, ñau khổ, căm giận, xấu hổ, tội lỗi và ñôi khi cả hứng thú, hưng phấn. Sự trầm uất: các xúc cảm nền tảng tham gia vào là ñau khổ, căm giận, khinh bỉ, có liên quan tới chính bản thân mình và với người khác. Tình yêu: là dạng phức hợp xúc cảm ñặc biệt trong mỗi con người, như tình mẫu tử, tình yêu ñôi lứa, tình cảm bạn bè, …Cái chung của kiểu xúc cảm tình yêu là sự gắn kết con người với nhau, nó có ý nghĩa tiến hóa sinh vật, văn hóa xã hội và cá nhân. Tình yêu có ảnh hưởng ñến tất cả các ngưỡng xúc cảm khác và mọi quá trình nhận thức của con người. Lòng thù ñịch: là sự tác ñộng lẫn nhau của các xúc cảm nền tảng như căm giận, ghê tởm, khinh bỉ. Nó là cơ sở của hành vi xâm lược (Izard, 1975). Daniel Goleman, khi bàn ñến cấu trúc xúc cảm ñã chỉ ra rằng: “có hàng trăm xúc cảm với những kết hợp, những biến thể và những biến ñổi của chúng. Những sắc thái của chúng trên thực tế nhiều ñến mức chúng ta không có ñủ từ ñể chỉ”[3, 622]. 18
  19. Ông ñã chỉ ra một số xúc cảm thường ñược nhắc tới ñối với một số thành phần của chúng: Giận: cuồng nộ, phẫn nộ, oán giận, bực tức, gay gắt, hung hăng, bất mãn, cáu kỉnh, thù ñịch và có thể ñạt tới ñộ tột cùng của thù hằn và bạo lực bệnh lý. Buồn: buồn phiền, sầu não, rầu rĩ, u sầu, thương thân, cô ñơn, thất vọng, trầm cảm sâu. Sợ: lo hãi, e sợ, bị kích thích, lo âu, sợ sệt, khiếp hãi, khủng khiếp, ghê sợ và trở thành bệnh lý là chứng sợ, chứng hoảng hốt. Khoái: sung sướng, vui vẻ, nhẹ nhõm, bằng lòng, hạnh phúc, hoan hỉ, tự hào, khoái cảm, sảng khoái, ngây ngất. Yêu: ưng ý, tình bạn, tin cậy, dễ ưa, cảm tình, tận tụy, hâm mộ. Ngạc nhiên: choáng váng, ngơ ngác, kinh ngạc. Ghê tởm: khinh miệt, coi thường, kinh tởm, chán ghét, phát ngấy. Xấu hổ: ý thức phạm tội, bối rối, phật ý, ăn năn, nhục nhã, hối tiếc [3, 623]. Daniel Goleman xem xét các xúc cảm theo họ (familles) hay các chiều kích (dimensions). Ông cho rằng những họ chính của xúc cảm là: giận, buồn, sợ, thích, xấu hổ… Mỗi họ này có một hạt nhân xúc cảm căn bản là trung tâm, các xúc cảm có họ với nó thì nằm xung quanh như những làn sóng nối tiếp của vô số những biến ñổi, ở ngoại vi có những tâm trạng (humeurs) mà xét về mặt kĩ thuật, chúng ít sinh ñộng hơn và kéo dài lâu hơn những xúc cảm ñích thực. Sau các tâm trạng ñến các tính khí, một thiên hướng gây ra một xúc cảm hay một tâm trạng nào ñó, khiến người ta thành u buồn, nhút nhát hay vui vẻ. Sau ñó là những rối nhiễu (troubles) tâm lý thật sự, như sự trầm cảm lâm sàng hay sự lo hãi mãn tính…[4, tr.625]. 1.2.3. Trí tuệ cảm xúc 1.2.3.1.Khái niệm trí tuệ cảm xúc Quan niệm truyền thống của các nhà triết học duy lý là luôn ñề cao trí tuệ lý trí và ñối lập trí nó với xúc cảm. Họ cho rằng con người cần vươn tới khuôn mẫu lý tưởng bằng cách giải thoát mình khỏi xúc cảm và thay thế chúng bằng lý trí. Tuy nhiên cách nhìn hiện ñại xem xúc cảm chở những thông tin về mối liên hệ ñã gợi ý rằng xúc cảm và trí thông minh có thể hoạt ñộng nương tựa lẫn nhau. 19
  20. Qua các kết quả nghiên cứu về cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt ñộng xúc cảm, ñến nay các nhà khoa học ñã khẳng ñịnh rằng: “những liên lạc giữa vùng trán trước và vùng rìa ñóng vai trò quyết ñịnh trong ñời sống tinh thần và những sự liên lạc ấy là cần thiết ñể hướng dẫn chúng ta khi chúng ta có những quyết ñịnh lớn trong cuộc ñời mình”. Cụ thể hơn là “những sự liên lạc giữa hạnh nhân và vỏ não mới nằm ở trung tâm những “chiến trận” hay những hiệp ước hợp tác giữa ñầu và trái tim, giữa tư duy và xúc cảm. Sự tồn tại của vòng mạch này giải thích tại sao các xúc cảm là cần thiết cho tư duy, khi cần những quyết ñịnh khôn ngoan hay chỉ là ñể suy nghĩ một cách sáng tạo”. Như vậy, các chứng cứ khoa học ñã làm ñảo lộn quan niệm truyền thống về sự ñối kháng giữa lý trí và tình cảm. Từ việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu về cảm xúc và hoạt ñộng của bộ não xúc cảm và bộ não suy nghĩ, D. Goleman ñã ñưa ra quan niệm mới về mối quan hệ giữa hai hình thức khác nhau của trí tuệ, trí tuệ lí trí và trí tuệ xúc cảm. Cách chúng ta hướng dẫn cuộc sống của mình ñược quyết ñịnh bởi hai thứ trí tuệ ấy, trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như trí thông minh. Trên thực tế, không có trí tuệ cảm xúc thì trí tuệ không thể hoạt ñộng một cách thích ñáng” [3, tr.78]. D. Goleman lý giải về mối quan hệ chặt chẽ giữa xúc cảm và tư duy trên cơ sở lý thuyết sinh lý thần kinh, ñó là do trong hoạt ñộng của não bộ luôn có sự bổ sung cho nhau giữa hệ thống rìa và vỏ não mới, giữa hạnh nhân và thùy trán trước, có nghĩa là mỗi hệ thống là một tác nhân riêng biệt của ñời sống tinh thần. Khi “sự ñối thoại” ñược thiết lập một cách thích hợp giữa các hệ thống ấy, trí tuệ cảm xúc và năng lực trí tuệ nói chung ñược hoàn thiện. Ngày nay con người lý tưởng phải ñạt ñược sự hòa hợp giữa cái ñầu và trái tim tức là giữa lý trí và tình cảm. Để ñạt ñược ñiều này, D. Goleman và các nhà tâm lý học thế hệ mới của Mỹ ñã chỉ ra rằng: “con người phải có trí tuệ cảm xúc, phải suy nghĩ thông minh với xúc cảm của mình và ngược lại những xúc cảm ñó giúp tăng cường trí thông minh”. Vì trí tuệ cảm xúc là một khái niệm mới và phức tạp nên có nhiều quan ñiểm tiếp cận khác nhau, do ñó ñưa ñến nhiều ñịnh nghĩa trí tuệ cảm xúc cũng khác nhau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2