Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
lượt xem 10
download
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận chung và pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI; nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng AI đối với quyền con người, đồng thời đánh giá những nỗ lực và thách thức của các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI; từ đó tác giả kiến nghị giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI nói chung và bước đầu đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam nói riêng trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN VĂN NHẬT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐOÀN VĂN NHẬT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Chuyên ngành : Pháp luật về quyền con người Mã số : 8380101.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÃ KHÁNH TÙNG Hà Nội – 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các trích dẫn, số liệu, ví dụ minh họa trong Luận văn bảo đảm tính trung thực, tin cậy và độ chính xác. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 09 năm 2020 NGƯỜI CAM ĐOAN Đoàn Văn Nhật
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Artificial General Intelligence AGI (Trí tuệ nhân tạo tổng quát) Artificial Intelligence AI (Trí tuệ nhân tạo) International Convenant on Civil and Polotical Rights ICCPR (Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị) International Convenant on Economic, Social and Cultural Rights ICESCR (Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa) Universal Declaration of Human Rights UDRH (Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người) United Nations Development Programme UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc). Universal Periodic Review UPR (Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể)
- MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1 .......................................................................................................... 8 KHÁI QUÁT VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ QUYỀN CON NGƯỜI ...... 8 1.1. Trí tuệ nhân tạo và quá trình phát triển của nó .......................... 8 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trí tuệ nhân tạo ............................... 8 1.1.2. Lược sử quá trình phát triển của trí tuệ nhân tạo .................... 11 1.2. Quyền con người và chủ thể có trách nhiệm bảo vệ .................. 15 1.2.1. Khái niệm quyền con người ...................................................... 15 1.2.2. Trách nhiệm bảo vệ quyền con người ....................................... 17 1.2.3. Chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người...................... 20 1.3. Mối quan hệ giữa trí tuệ nhân tạo và quyền con người............. 24 1.4. Sự cần thiết của việc tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ............................................ 27 Chương 2 ........................................................................................................ 31 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ............ 31 ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI ................. 31 2.1. Những ảnh hưởng tích cực của trí tuệ nhân tạo đối với trách nhiệm bảo vệ quyền con người................................................................. 31 2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực của trí tuệ nhân tạo đối với trách nhiệm bảo vệ quyền con người................................................................. 33 2.2.1. Quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử và được xét xử công bằng ................................................................................................ 34
- 2.2.2. Quyền sống và an toàn cá nhân ................................................ 35 2.2.3. Quyền riêng tư........................................................................... 37 2.2.4. Quyền sở hữu ............................................................................ 39 2.2.5. Quyền tự do ngôn luận và biểu đạt ........................................... 41 2.3. Những thách thức đối với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ......................... 43 2.3.1. Về phía các nhà nước ................................................................ 43 2.3.2. Về phía các doanh nghiệp ......................................................... 50 2.3.3. Về phía các chủ thể khác........................................................... 53 Chương 3 ........................................................................................................ 55 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG VIỆC ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............................ 55 3.1. Giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo ....................................................... 55 3.1.1. Giải pháp thể chế ...................................................................... 55 3.1.2. Giải pháp kỹ thuật ..................................................................... 64 3.1.3. Giải pháp xã hội ........................................................................ 67 3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo ............. 68 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................... 78 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là những giá trị phổ quát, thiêng liêng mà bất cứ ai không phân biệt dân tộc, màu da, địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác … đều được hưởng thụ như nhau. Những giá trị phổ quát, thiêng liêng ấy được thừa nhận và được bảo vệ bởi các văn kiện pháp lý quốc tế, hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống các cơ quan chuyên môn về quyền con người. Trách nhiệm bảo vệ quyền con người trên thực tế thuộc về mọi tổ chức, cá nhân, song vai trò đầu tiên và trước hết thuộc về Nhà nước. Bởi lẽ, tất cả cá nhân và tổ chức trong xã hội vừa là chủ thể của quyền, vừa là chủ thể của trách nhiệm trong mối quan hệ với quyền con người. Các Nhà nước cũng vậy, vừa là chủ thể đóng vai trò chính trong việc bảo vệ quyền con người, đồng thời cũng là chủ thể chính vi phạm quyền con người. Trách nhiệm bảo vệ quyền con người yêu cầu tất cả các chủ thể có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm và thúc đẩy quá trình thực hiện quyền được thừa nhận trong Bộ luật Nhân quyền quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia bằng hệ thống các cơ quan chuyên môn. Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang diễn ra và có sức lan tỏa rất mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. AI với tư cách là một trong những thành tựu nổi bật của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư chưa có một định nghĩa thống nhất, mà được hiểu theo nhiều phương diện khác nhau. Điều này là do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, định nghĩa về AI cũng phát triển và ngày càng mở rộng nội hàm. Nếu như trước đây AI được biết đến thông qua các bộ phim khoa học viễn tưởng thì ngày nay nó đã hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống theo những chiều hướng khác nhau. Một mặt, AI đem lại những lợi ích như: hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh, phát hiện bệnh hiểm nghèo, dự báo thiên tai, tham gia vào quá trình quản trị nhà nước… Mặt khác, AI có thể bị lạm dụng, trở thành 1
- tác nhân xâm phạm quyền con người, nhất là trong điều kiện cường độ phát triển nhanh chóng thì sự vi phạm sẽ không dừng lại. Trong các điều kiện ngăn chặn sự vi phạm quyền con người: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và pháp luật… thì pháp luật có vai trò quan trọng nhất. Bởi vì, ở phạm vi quốc tế, pháp luật là sự ghi nhận của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác; ở phạm vi quốc gia, pháp luật được nhà nước thừa nhận về giá trị của con người, là phương tiện hữu hiệu để Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và các nhà nước bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. Pháp luật tạo ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn, căn cứ pháp lý để mọi chủ thể thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình và những cá nhân bị vi phạm; và chính pháp luật còn được thể hiện trong mối quan hệ với các điều kiện khác như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Pháp luật quốc tế, khu vực và các quốc gia đều quy định trách nhiệm bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, trong điều kiện hoàn cảnh là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, đặc biệt là việc ứng dụng AI ngày càng phổ biến, thì hệ thống những quy định và vai trò của các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm bảo vệ quyền con người chưa thật sự phù hợp. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có nền văn hóa đa dạng, có lực lượng lao động đông đúc... việc ứng dụng AI ít nhiều được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, cũng như các quốc gia khác, khuôn khổ pháp luật ở Việt Nam quy định về trách nhiệm bảo vệ quyền con người vẫn còn những hạn chế nhất định, nhất là khi ứng dụng AI – một lĩnh vực mới, luôn phát triển không ngừng. Chính bởi những lý do trên mà tác giả lựa chọn đề tài: “Trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo” làm luận văn thạc sĩ của mình. Thông qua luận văn, tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ những nội dung lý luận, thực tiễn và pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI trên phạm vi toàn cầu và một số khu vực, quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp tăng 2
- cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI nói chung, đồng thời gợi mở bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Quyền con người và trách nhiệm bảo vệ quyền con người là nội dung quan trọng được cộng đồng quốc tế và các quốc gia đặc biệt coi trọng trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ mà đặc biệt là hệ thống AI, trách nhiệm bảo vệ quyền con người khỏi những rủi ro từ AI gây ra lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Để hoàn thành luận văn này, tác giả nghiên cứu, tham khảo những nhóm tài liệu sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về quyền con người và trách nhiệm bảo vệ quyền con người nói chung: Giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người” do nhóm tác giả Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng thuộc Khoa Luật, ĐHQG Hà Nội (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, 2015; Sách tham khảo “Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966)”, do nhóm tác giả Lã Khánh Tùng, Vũ Công Giao, Tường Duy Kiên thuộc Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân biên soạn, Nxb Hồng Đức, 2012; Sách “Doanh nghiệp và quyền con người – Một số vấn đề cơ bản”, do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải, Lã Khánh Tùng, Đinh Hồng Hạnh biên soạn, Nxb. Tri thứ, 2017; Sách tham khảo “Cơ quan nhân quyền quốc gia 101 câu hỏi – đáp” do tác giả Lã Khánh Tùng biên soạn, Nxb Hồng Đức, 2017. Thứ hai, nhóm công trình nghiên cứu về ngành khoa học máy tính và AI, bao gồm cả tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Tài liệu tiếng Việt gồm: Sách “Trí tuệ nhân tạo – Các phương pháp giải quyết vấn đề và kỹ thuật xử lý tri thức” do tác giả Nguyễn Thanh Thủy biên soạn, Nxb Khoa học kỹ thuật, 1995; Bài báo “Trí tuệ nhân tạo trong thời đại số: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Công thương, do nhóm tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Hà Quang Thụy, Phan Xuân Hiếu, Nguyễn Trí Thành biên soạn. 3
- Tài liệu tiếng Anh có sách “Artificial Intelligence: A Modern Approach”, do nhóm tác giả Stuart Russell và Peter Norvig biên soạn, 2010. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu liên quan cụ thể hơn đến trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI, bao gồm cả tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh. Tài liệu tiếng Việt có: Sách tham khảo “Trí tuệ nhân tạo với pháp luật và quyền con người” do nhóm tác giả Nguyễn Thị Quế Anh, Vũ Công Giao, Mai Văn Thắng đồng chủ biên, Nxb Tư pháp, 2019; Sách chuyên khảo “Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền ảo trong bối cảnh hội nhập và phát triển” do tác giả Nguyễn Minh Oanh chủ biên, Nxb Tư pháp, 2019; Sách “Life 3.0 – Loài người trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo” do tác giả Max Tegmark biên soạn, (Hiểu Trần và Thảo Trần dịch), Nxb Thế giới, 2019; Sách “AI – Bước tiến đột phá hay tham vọng kinh tế của 9 gã khổng lồ” do tác giả Amy Webb biên soạn, (Phượng Linh dịch), Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, 2019; Bài báo “Quyền con người và pháp luật trong thời đại trí tuệ nhân tạo” do tác giả Nguyễn Minh Tuấn đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Luật học trước biến đổi của thời đại, 2019. Tài liệu tiếng Anh có: Báo cáo “Peparing for the future of artificial intelligence” (Dịch: Chuẩn bị cho tương lai của trí tuệ nhân tạo), do Văn phòng điều hành của Hội đồng Chủ tịch Ủy ban khoa học và công nghệ quốc gia Hoa Kỳ biên soạn, Washington, D.C, 2016; Báo cáo “Human rights in the robot age - Challenges arising from the use of robotics, artificial intelligence, and virtual and augmented reality”, (Dịch: Nhân quyền trong thời đại robot – Những thách thức phát sinh từ việc sử dụng robot, trí tuệ nhân tạo và thực tế ảo tăng cường), do Ủy ban Nghị viện của Hội đồng Châu Âu chủ trì biên soạn, 2017; Bài viết “Legal Status of Artificial Intelligence Across Countries: Legislation on the Move”, (Dịch: Tình trạng pháp lý của trí tuệ nhân tạo tại các quốc gia: Pháp luật về việc thay đổi), do tác giả A. Atabekov và O. Yastrebov, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 2018. 4
- Ngoài ra, tác giả còn tham khảo một số bài báo của các tác giả khác nhau như: Đặng Thị Thu Hương, “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tại Hồng Kông”; Tú Anh, “Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan : một công đôi ba việc”; Ngọc Minh, “Bảo đảm quyền riêng tư dữ liệu”; Thiên Long, “Cha đẻ của trí tuệ nhân tạo lo ngại về việc Trung Quốc lạm dụng AI để giám sát người dân”; Thiên Hương (tổng hợp), “Hate speech trên mạng xã hội - đâu là giới hạn?”; Phạm Thị Thu Hà, “Phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam: Thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và xu hướng phát triển”. Đánh giá chung thì các công trình được công bố trên đây có nội dung đề cập đến trách nhiệm bảo vệ quyền con người nói chung và bước đầu đề cập đến trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI. Tuy nhiên, trong những công trình này chưa có một công trình nào tiếp cận một cách toàn diện, hệ thống, đồng bộ về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. Mặc dù vậy, các công trình nêu trên vẫn là những tài liệu tham khảo quan trọng, quý báu để tác giả hoàn thành luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm rõ những vấn đề lý luận chung và pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. Nghiên cứu ảnh hưởng của việc ứng dụng AI đối với quyền con người, đồng thời đánh giá những nỗ lực và thách thức của các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI. Từ đó tác giả kiến nghị giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI nói chung và bước đầu đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam nói riêng trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. 5
- - Phân tích ảnh hưởng của AI đối với quyền con người, đồng thời đánh giá những nỗ lực và thách thức đối với các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. - Kiến nghị giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI nói chung và đưa ra bài học kinh nghiệm đối với nước ta vào thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận và pháp luật quốc tế, khu vực và pháp luật một số quốc gia về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. Luận văn cũng khảo sát những ảnh hưởng hai chiều của AI đối với quyền con người, đồng thời nghiên cứu sự cần thiết và giải pháp bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn như sau: - Những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. - Quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật một số khu vực, một số quốc gia và pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. Luận văn không tập trung phân tích nội hàm các quyền con người, tuy có đề cập đến một số quyền con người bị tác động bởi AI để làm cơ sở cho những nhận định, đánh giá. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên hệ thống các cơ sở lý luận bao gồm: - Quan điểm của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế về quyền con người được thể hiện thông qua Bộ luật Nhân quyền và các văn kiện pháp lý 6
- quốc tế chuyên biệt; Hệ thống văn kiện pháp lý khu vực, một số quốc gia và Việt Nam về quyền con người. - Quan điểm của một số học giả pháp lý, các nhà lập pháp và thực tiễn thực hiện pháp luật trên thế giới, các khu vực và ở Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, luật học so sánh, tiếp cận dựa trên quyền… để luận giải, làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài luận văn là một công trình nghiên cứu khoa học liên ngành pháp luật về quyền con người và khoa học máy tính, AI. Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và khuôn khổ pháp lý quốc tế, khu vực và một số quốc gia về trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. Đề tài bước đầu đề xuất giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người khi ứng dụng AI nói chung và gợi mở khuyến nghị đối với Việt Nam trong thời gian tới. Với những đóng góp như trên, tác giả hy vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chủ thể có liên quan thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng AI. Bên cạnh đó, luận văn cũng đóng góp vào thư viện học liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành pháp luật về quyền con người. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cầu gồm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về trí tuệ nhân tạo và quyền con người. Chương 2: Ảnh hưởng của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đối với trách nhiệm bảo vệ quyền con người Chương 3: Giải pháp tăng cường trách nhiệm bảo vệ quyền con người trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 7
- Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO VÀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Trí tuệ nhân tạo và quá trình phát triển của nó 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của trí tuệ nhân tạo Trước đây, chúng ta chỉ biết đến AI thông qua những bộ phim khoa học viễn tưởng. Ngày nay, với tư cách là một trong những phát minh công nghệ cấu thành của Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, AI dần trở nên phổ biến, gần gũi trong cuộc sống của con người. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về AI, nhưng có khá nhiều quan điểm tạm thời được tiếp cận theo các chiều hướng khác nhau. Có thể dẫn như: Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa: “AI là một hệ thống thể hiện hành vi thông minh bằng cách phân tích môi trường của chúng và thực hiện các hành động một cách tự chủ để đạt được các mục tiêu cụ thể” [50]. Các nhà khoa học trong lĩnh vực AI tiếp cận khái niệm này bằng cách phân loại nó theo phạm vi tác động rộng, hẹp khác nhau. Ở góc độ tiếp cận rộng, các nhà nghiên cứu AI là Shane Legg, Mark Gubrud và Ben Goertzel gọi tên là “trí tuệ nhân tạo tổng quát” (Artificial General Intelligence – AGI). AGI được định nghĩa là “hệ thống có khả năng hoàn thành bất kỳ mục tiêu nào ở mức ít nhất cũng giỏi như con người” [12, tr.71]. Ở góc độ tiếp cận hẹp, các nhà khoa học dựa trên đặc điểm chuyên môn hoặc khả năng hoàn thành nhiệm vụ cụ thể mà chia AI theo 4 cách như sau: (i) các hệ thống có suy nghĩ giống con người (ví dụ: kiến trúc nhận thức và mạng lưới thần kinh); (ii) các hệ thống hoạt động giống như con người (ví dụ: khả năng vượt qua bài kiểm tra bằng cách xử lý ngôn ngữ tự nhiên hay khả năng biểu diễn tri thức); (iii) các hệ thống suy nghĩ hợp lý (ví dụ như khả năng suy luận, giải quyết logic vấn đề); (iv) các hệ thống hoạt động hợp lý (ví dụ: khả năng lập kế hoạch, đưa ra quyết định và hành động) [44, tr.2]. 8
- Những cách tiếp cận trên đây xuất phát từ sự đa dạng trong khả năng giải quyết vấn đề mà AI đem lại. Nội dung này liên quan đến công năng, hiệu suất cũng như độ chính xác của các thuật toán khiến cho việc xác định rõ ràng khái niệm về AI cũng có sự khác biệt. Mặc dù các cách hiểu có thể chưa thống nhất và luôn có xu hướng thay đổi theo thời gian, nhưng điều quan trọng, cốt lõi của các nghiên cứu trên đều chỉ ra những khả năng vượt trội của AI là việc tư duy, hiểu biết và việc tái tạo hành vi thông minh của con người trong những trường hợp cụ thể. Những ví dụ gần gũi minh chứng cho điều này có thể thấy như hệ thống xe tự lái, google maps dùng để tra cứu bản đồ, hệ thống nhận dạng thông qua sinh trắc học, camera dùng để theo dõi giám sát... Trên thực tế, AI có những dạng thức phổ biến sau: học máy, học sâu, hệ thống tự động hóa, đội ngũ robot. Những dạng thức này ít nhiều đều có sự giao thoa, hòa trộn với nhau, đồng thời có sự liên kết với các lĩnh vực khác không phải là khoa học máy tính như ngôn ngữ học, khoa học nhận thức, y học, logic học, tâm lý học, xác suất, thương mại. Thứ nhất, AI được thể hiện dưới dạng học máy (machine learning). Học máy là một quy trình ứng dụng các thuật toán để phân tích khối dữ liệu đầu vào, từ đó đưa ra quy tắc hoặc thủ tục giải thích dữ liệu hoặc có thể dự đoán dữ liệu trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản thì học máy là cách tiếp cận tổng quát đối với khối dữ liệu để tìm ra mẫu số chung và thực hiện quyết định có liên quan. Cách thức giải quyết dữ liệu của học máy dựa trên phương pháp thống kê là chủ yếu, cho phép nó thực hiện các tác vụ để tìm ra quy trình hoạt động tốt hơn so với cách thức thủ công. Để áp dụng học máy, người dùng bắt đầu với một tập dữ liệu được tổng hợp, thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Người dùng tiến hành phân loại dữ liệu và lựa chọn thuật toán đặc trưng để đưa ra quyết định về dữ liệu đó. Một ví dụ đơn giản có thể thấy đó là Google Translate. Có thể nhiều người nghĩ rằng nó là cuốn đại từ điển tương đối hoàn hảo, nhưng thực ra nó là một tập hợp các thuật toán được lựa chọn để sử dụng. Thuật toán này dần phát triển theo thời gian, dựa trên việc cập nhật từ 9
- mới, ngữ pháp mới trong hệ ngôn ngữ từ người dùng và từ đó đưa ra các câu dịch tương đối phù hợp. Một ưu điểm của học máy là nó có thể được sử dụng ngay cả trong trường hợp khó đưa ra được quy tắc hoặc thủ tục giải quyết về dữ liệu. Ví dụ hệ điều hành dịch vụ thư điện tử có thể sử dụng học máy để phát hiện các nỗ lực đăng nhập của người dùng là gian lận. Hệ thống quản lý có thể bắt đầu với dữ liệu về các lần đăng nhập trong quá khứ, để phân loại đâu là hành vi đăng nhập có khả năng gian lận và phải áp dụng biện pháp bảo mật bổ sung. Thứ hai, AI được thể hiện thông qua hình thức học sâu (deep learning). Phương pháp này sử dụng các cấu trúc được lấy cảm hứng từ sự hiểu biết về bộ não con người – tập hợp liên kết về mặt sinh học giữa các nơ-ron thần kinh. Tuy nhiên, không giống như bộ não sinh học của con người, hệ thống học sâu là tập hợp các đơn vị dữ liệu đầu vào được phân tích, chuyển đổi tạo thành dữ liệu đầu ra, lần lượt được truyền tải đến các tập hợp đơn vị tiếp theo cho phép nhận dạng dữ liệu cực kỳ phức tạp, bảo đảm độ chính xác. Chẳng hạn, trong một ứng dụng nhận dạng hình ảnh, một tập hợp đơn vị đầu tiên kết hợp dữ liệu thô của hình ảnh để nhận dạng mẫu đơn giản trong hình ảnh; tập hợp đơn vị thứ hai kết hợp kết quả của tập hợp thứ nhất để nhận dạng hình ảnh mẫu tiếp theo và cứ như thế cho đến khi tạo thành sản phẩm cuối cùng. Trong những năm gần đây, hệ thống máy tính lớn mạnh hơn cả về số lượng và độ bao phủ, tạo điều kiện cho cấp độ học sâu phát triển nhanh chóng. Thứ ba, AI biểu hiện thông qua hệ thống tự động hoá. Thông thường thì đối với hệ thống học máy, học sâu bắt buộc phải có sự tác động vật lý từ con người để kích hoạt các hành động trực tuyến. Hệ thống tự động hoá đề cập đến khả năng hoạt động xử lý dữ liệu nhằm giảm bớt hoặc không có sự tác động vật lý của con người. Hệ thống tự động hoá dễ dàng nhận thấy trong cuộc sống ngày nay như ô tô và máy bay không người lái. Tuy nhiên, tính chất tự chủ này còn rộng lớn hơn bao gồm các hình thức thể hiện như giao dịch tài chính tự động, hệ thống máy móc có thể tự chuẩn đoán và sữa chữa 10
- các lỗi về xác định danh tính người dùng hay lỗ hổng bảo mật. Hệ thống tự động hoá này sẽ có nhược điểm là chỉ giới hạn trong các hành động được lập trình sẵn để thực hiện. Khi hệ thống được khởi động bởi một thuật toán nó sẽ thực thi nhiệm vụ của mình theo các hướng dẫn và chương trình được cài đặt hợp lý. Thứ tư, một dạng thức đỉnh cao của AI chính là đội ngũ robot. Đội ngũ robot được thiết kế và ứng dụng thông qua sự điều khiển của hệ thống máy tính hoặc các vi mạch điện tử để phản hồi tín hiệu cảm biến và xử lý thông tin dữ liệu. Một trong những lý do robot được xây dựng, thiết kế là để hỗ trợ, bổ sung cho khả năng nhận thức của con người, đôi khi được hiểu là tăng cường trí thông minh. Một ví dụ trong lĩnh vực y học, robot có thể kết hợp với trí thông minh của con người để tăng cường tính chính xác trong việc xác định hình ảnh của các tế bào hạch bạch huyết có khả năng bị ung thư hay không. Cụ thể, kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi nhà nghiên cứu bệnh học ở người có tỷ lệ lỗi 3,5%; phương pháp tiếp cận dựa trên AI đưa ra tỷ lệ lỗi là 7,5%; cách tiếp cận kết hợp giữa AI và bộ não của nhà nghiên cứu đã hạ tỷ lệ lỗi xuống 0,5% [41, tr.10,11]. Tựu chung lại, những khái niệm và dạng thức phổ biến của AI được trình bày trên đây ít nhiều giúp chúng ta dễ dàng hình dung hơn về nó. Dù tiếp cận dưới góc độ nào thì những khái niệm, dạng thức đó đều đề cập đến hai đặc tính quan trọng của AI như sau: (i) khả năng tư duy, hiểu biết của học máy; (ii) khả năng thay thế con người trong một số công việc nhất định. Xin nhấn mạnh rằng, tác giả không hướng đến mục đích tìm ra khái niệm chung về AI, bởi đây là lĩnh vực không có tính bất biến, mà luôn phát triển, thay đổi nhanh chóng theo thời gian. 1.1.2. Lược sử quá trình phát triển của trí tuệ nhân tạo Ngày nay, AI được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, nhưng ít ai biết rằng nó xuất hiện từ bao giờ. Mặc dù thuật ngữ AI được xuất 11
- hiện lần đầu tiên vào năm 1956, nhưng gốc rễ của lĩnh vực này bắt nguồn từ năm 1930. Điều này được thể hiện thông qua hai bài báo chuyên đề: “Phân tích tượng trưng về Chuyển mạch và Rơ-le” của Claude Shannon và “Các số khả tính, ứng dụng trong Entcheidungsproblem (Vấn đề quyết định)” của Alan Turing [1, tr.45,46]. Cả hai bài báo chuyên đề này đều cho chúng ta thấy bước nhảy vọt của máy móc từ có tư duy trong lý thuyết tới máy tính biết mô phỏng suy nghĩ con người. Shannon đã có bước đột phá khi vẽ bản đồ mạch điện theo logic tượng trưng, mà thời điểm đó thiết kế mạch điện vẫn chưa theo hệ thống logic nào. Ông phát hiện ra rằng máy tính có hai tầng: vật lý (phần chứa) và logic (mã). Còn đối với Turing lại thử nghiệm dịch giả ngôn ngữ phổ quát và đi đến kết luận rằng một chương trình và dữ liệu mà nó sử dụng có thể được lưu trữ trong cùng một máy tính. Thập kỷ tiếp theo, các nghiên cứu về AI dần dần được thực hiện bởi các nhà khoa học trên các lĩnh vực khác nhau. Năm 1943, hai nhà nghiên cứu tâm thần học Warren McCulloch và Walter Pitts từ Đại học Chicago đã đưa ra bài báo: “Tính toán logic của các suy nghĩ nội tại trong hoạt động thần kinh”. Bài báo này mô tả một dạng hệ thống mới về các nơ-ron sinh học thành cấu trúc mạng thần kinh đơn giản cho trí thông minh. Tiếp đến năm 1944, John von Neumann (nhà khoa học máy tính, vật lý và toán học) cộng tác cùng với Princeton (nhà kinh tế học) cho xuất bản cuốn sách dày 641 trang giải thích chi tiết cách khoa học lý thuyết trò chơi tiết lộ nền tảng của mọi quyết định kinh tế [1, tr.48,49]. Năm 1950, Alan Turing cho xuất bản trên Tạp chí Triết học Mind. Bài báo đặt ra câu hỏi: máy móc có thể suy nghĩ gì không? Đồng thời bài báo cũng đề xuất một bài kiểm tra để trả lời chính câu hỏi đó, và nêu ra khả năng một cỗ máy có thể được lập trình để học hỏi kinh nghiệm như một đứa trẻ. Nghiên cứu này có tên gọi: Phép thử Turing [1, tr.50]. Đến năm 1955, các nhà khoa học Marvin Minsky (Đại học Harvard), John McCarthy (Đại học Dartmouth), cùng Claude Shannon (Phòng thí 12
- nghiệm điện thoại Bell) và Nathaniel Rochester (Tập đoàn IBM) đã đề xuất một hội thảo nhằm khám phá công trình của Turing. Nghiên cứu này được tiến hành trên cơ sở phỏng đoán rằng mọi khía cạnh của việc học hoặc bất kỳ tính năng nào khác của trí thông minh có thể được mô tả chính xác bằng một cỗ máy được chế tạo. Nỗ lực nghiên cứu này nhằm mục đích sử dụng máy móc để mô phỏng lại ngôn ngữ, hình ảnh trừu tượng mà trước đây vốn chỉ do con người thực hiện [55]. Tuy nhiên, kỳ vọng về kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học không thành, bởi họ không có đủ thời gian. Bên cạnh đó, để thực hiện được công việc này cần đến một nhóm các nhà khoa học đến từ nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, và việc tập hợp được họ là một công việc khó khăn, căng thẳng. Trong những thập kỷ tiếp theo, lĩnh vực AI đã trải qua những thăng trầm khi gặp những khó khăn nằm ngoài dự đoán, trong đó có cả những khó khăn về mặt công nghệ và nguồn viện trợ tài chính thời đó. Tuy nhiên, thập niên 70-80, lĩnh vực nghiên cứu AI cũng có một vài điểm đáng được ghi nhận. Sự kiện năm 1972, nhà khoa học Alain Calmerauer cho ra đời ngôn ngữ lập trình PROLOG [21, tr.7]. Đây là dạng lập trình ngôn ngữ phi thủ tục, cho phép hướng tới xử lý và lập trình logic và xử lý ngôn ngữ tự nhiên sang ngôn ngữ máy. Năm 1981, Nhật Bản tuyên bố kế hoạch mười năm nhằm phát triển AI với tên gọi Thế hệ thứ Năm [1, tr.64] lấy ngôn ngữ lập trình PROLOG làm nền tảng cơ sở. Những động thái này đã thúc đẩy Mỹ, cũng như Châu Âu tăng cường đầu tư tiềm lực tài chính, hỗ trợ chính sách cho việc nghiên cứu và phát triển AI. Đến cuối những năm 1990, nghiên cứu về AI bắt đầu tăng tốc và đạt những thành tích nhất định. Những nghiên cứu về AI thời điểm này tập trung vào các ứng dụng thực tế mà nó đem lại như nhận dạng hình ảnh và chuẩn đoán y khoa. Vào năm 1997, siêu máy tính chơi cờ vua Deep Blue của IBM đánh bại kiện tướng thế giới Garry Kasparov. Kiện tướng này phải vật lộn với sự căng thẳng đến từ sáu ván cờ cùng một đối thủ dường như không thể đánh 13
- bại được [41, tr.5]. Những kết quả tiếp theo trong lĩnh vực AI phải kể đến là siêu máy tính trả lời câu hỏi Watson của IBM, dòng xe tự lái Grand Challenge ra đời năm 2000 của Cơ quan Quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA). Có thể nói đây là những kết quả tương đối tuyệt vời khi khép lại thế kỷ XX, tạo những bước đệm quan trọng cho việc ra mắt những siêu phẩm công nghệ trong thế kỷ tiếp theo. Thập niên đầu của thế kỷ XXI đánh dấu những bước phát triển vượt bậc của AI khi các nhà khoa học lần lượt cho ra đời các robot có thể mô phỏng các hành động, thực hiện công việc vốn dĩ của con người. Đầu tiên, năm 2000 robot Kismet, Asimo có khả năng tương tác xã hội, giao tiếp với con người, nhận diện giọng nói. Tiếp đến, năm 2002, một robot dọn nhà tên Roomba được sản xuất có khả năng phát hiện và tránh các vật cản. Năm 2004, bề mặt sao Hỏa được khám phá bằng một robot xe tự hành của NASA với tên gọi Robot Robonaut B. Năm 2006, một nhóm các nhà khoa học máy tính lần đầu sử dụng thuật ngữ “machine reading” (máy đọc) để định nghĩa khả năng nhận biết văn bản của AI. Thành công tiếp theo trong năm 2007 khi các cường quốc công nghệ cho ra đời hàng loạt các loại hình robot phục vụ mục đích khác nhau như: robot BEAR của công ty công nghệ Vecna, Mỹ, có khả năng đưa binh sĩ bị thương ra khỏi chiến trường; Eurobot của cơ quan không gian châu Âu có khả năng khám phá Trạm không gian quốc tế. Sang năm 2009, Google bí mật phát triển công nghệ xe tự hành và 5 năm sau, công nghệ của họ đã vượt qua bài kiểm tra xe tự hành của Nevada. Có thể khẳng định rằng có rất nhiều những thành công đáng ghi nhận trong lĩnh vực AI được đưa vào ứng dụng phục vụ con người ở thập kỷ này. Làn sóng nghiên cứu và chế tạo AI trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI ngày càng phát triển mạnh mẽ nhờ sự sẵn có của dữ liệu lớn từ các nguồn như thương mại điện tử, hoạt động của phương tiện truyền thông xã hội, từ doanh nghiệp và chính phủ. Những hoạt động từ các chủ thể khác nhau sẽ cung cấp nguồn dữ liệu thô cho các hệ thống máy tính thực hành thông qua các phương 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 317 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 188 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 246 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 108 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 127 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự Việt Nam
14 p | 235 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 162 | 13
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực kinh doanh - qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị
31 p | 112 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật bảo vệ tài nguyên rừng - qua thực tiễn Quảng Bình
30 p | 87 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn