Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 10
download
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các thành tố trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán; đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố thuộc trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán; đưa ra hàm ý quản trị cải thiện các thành tố của trí tuệ cảm xúc từ đó giảm bớt căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- PHAN THỊ CẨM LINH TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH TP Hồ Chí Minh, Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- PHAN THỊ CẨM LINH TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC ĐẾN CĂNG THẲNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số chuyên ngành: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học TS. VŨ VIỆT HẰNG TP Hồ Chí Minh, Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này: “Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 Tác giả bài luận văn Phan Thị Cẩm Linh Trang i
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Việt Hằng, người đã song hành cùng với tôi từ khi đề tài mới được hình thành cho đến ngày hôm nay. Cô đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm để cho tôi có thể hoàn thành luận văn này với kết quả tốt nhất. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường, quý thầy cô khoa đào tạo Sau đại học, quý thầy cô giảng viên đã tận tâm, tổ chức, giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập trung tại trường. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình lấy kết quả khảo sát để tôi có thể thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn bên cạnh động viên, tạo động lực cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Vũ Việt Hằng, gia đình, đồng nghiệp và tất cả bạn bè của tôi. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN PHAN THỊ CẨM LINH Trang ii
- TÓM TẮT Trong thời gian gần đây, căng thẳng trong công việc – vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến tất cả các nhóm chuyên môn và nghề nghiệp trong xã hội – đang là một trong những thách thức của các nhà quản trị. Và trí tuệ cảm xúc – một khái niệm được các nhà tâm lý học quan tâm cũng như thừa nhận giá trị của nó đến việc cải thiện sự căng thẳng, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên, từ đó tăng lợi nhuận – đang được các doanh nghiệp quan tâm, nhằm tìm kiếm giải pháp giảm thiểu những tổn thất trong tổ chức. Luận văn nghiên cứu“Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của Trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính thông qua thảo luận nhóm. Đối tượng tham gia thảo luận là các nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một giám đốc doanh nghiệp tư nhân, nhằm điều chỉnh và phát triển thang đo Trí tuệ cảm xúc và căng thẳng trong công việc. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Đối tượng nghiên cứu là các nhân viên kế toán đang làm việc trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả khảo sát có 291 mẫu hợp lệ được đưa vào nhập liệu, mã hóa, làm sạch, phân tích và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20. Sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha đã loại đi 3 biến quan sát không đạt yêu cầu, mô hình còn lại 24 biến quan sát đảm bảo yêu cầu được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã khẳng định các biến quan sát của thang đo đều đạt yêu cầu và có bốn nhân tố được rút ra là: tính đa cảm, khả năng tự kiểm soát, tính hòa đồng và hạnh phúc. Trang iii
- Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định giả thuyết của mô hình cho kết quả như sau: căng thẳng trong công việc của nhân viên chịu ảnh hưởng ngược chiều và xếp theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp bởi bốn nhân tố đó là: khả năng tự kiểm soát, tính hòa đồng, tính đa cảm và hạnh phúc. Kiểm định T-test, Kruskal-Wallis và Anova cho các kết quả như sau: có sự khác biệt trong đánh giá căng thẳng trong công việc của phái nam và nữ, không có sự khác biệt trong đánh giá căng thẳng trong công việc giữa các nhóm tuổi có độ tuổi khác nhau, có sự khác biệt trong đánh giá căng thẳng trong công việc giữa các nhóm tình trạng hôn nhân khác nhau, có sự khác biệt giữa các nhóm có trình độ học vấn khác nhau trong đánh giá căng thẳng trong công việc, không có sự khác biệt trong đánh giá căng thẳng trong công việc giữa các nhóm nhân viên ở mỗi loại hình công ty khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao Trí tuệ cảm xúc của nhân viên dẫn đến giảm căng thẳng trong công việc, từ đó, nâng cao hiệu quả làm việc. Trang iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii TÓM TẮT ........................................................................................................................... iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ v DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................. ix DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................ x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................. xii 1. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 5 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 5 2. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 7 2.1 Các khái niệm ......................................................................................................... 7 2.1.1 Căng thẳng (stress)........................................................................................... 7 2.1.2 Căng thẳng trong công việc ............................................................................. 7 2.1.3 Trí tuệ cảm xúc (Emotional intelligence-EI) ................................................... 8 2.2 Các lý thuyết về trí tuệ cảm xúc ............................................................................. 9 Trang v
- 2.2.1 Lý thuyết trí tuệ cảm xúc thuần năng lực của Mayer và Salovey (mental ability model of emotional intelligence (1990;1997) .................................................... 9 2.2.2 Lý thuyết hỗn hợp về trí tuệ cảm xúc (Mixed model of Emotional Intelligence) ................................................................................................................. 10 2.2.3 Lý thuyết trí tuệ cảm xúc đặc điểm của Petrides và Furnham (2001) .......... 11 2.2.4 So sánh cáclý thuyết trí tuệ cảm xúc ............................................................. 12 2.3 Các nghiên cứu trước đây ..................................................................................... 13 2.3.1 Nghiên cứu của Oginska-Bulik (2005) .......................................................... 13 2.3.2 Nghiên cứu của Mikolaiczak và Luminet (2007) .......................................... 14 2.3.3 Nghiên cứu của Landa và các cộng sự (2008) ............................................... 14 2.3.4 Nghiên cứu của Arora và các cộng sự (2011) ............................................... 15 2.3.5 Nghiên cứu của Yamani và các cộng sự (2014) ............................................ 16 2.4 Đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 17 2.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 18 2.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 18 3. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 21 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 21 3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 22 3.3 Hình thành thang đo sơ bộ .................................................................................... 22 3.4 Kiểm tra thang đo sơ bộ thông qua thảo luận nhóm............................................. 23 3.5 Nghiên cứu chính thức.......................................................................................... 26 3.5.1 Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 26 3.5.2 Thu thập dữ liệu ............................................................................................. 27 3.5.3 Mã hóa thang đo ............................................................................................ 27 Trang vi
- 3.5.4 Mã hóa lại biến .............................................................................................. 29 3.5.5 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................. 30 3.5.6 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 30 4. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 34 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 34 4.1.1 Thống kê mẫu theo các đặc điểm .................................................................. 34 4.1.2 Thống kê mẫu theo các biến độc lập ............................................................. 36 4.1.3 Thống kê mẫu theo biến phụ thuộc căng thẳng trong công việc ................... 40 4.2 Kết quả kiểm định thang đo .................................................................................. 41 4.2.1 Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo bằng phân tích Cronbach’s Alpha .. 41 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA ................................................................................... 46 4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội ........................................................................... 48 4.3.1 Phân tích tương quan ..................................................................................... 49 4.3.2 Phân tích hồi quyđa biến................................................................................ 50 4.3.3 Kiểm định các giả định hồi quy ..................................................................... 50 4.3.4 Đánh giá sự phù hợp của mô hình, kiểm định sự phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến ............................................................................................ 54 4.3.5 Kết quả phân tích hồi quy và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố 55 4.3.6 Kiểm định sự khác biệt .................................................................................. 58 4.4 Thảo luận kết quả ................................................................................................. 63 4.4.1 Tính đa cảm gia tăng sẽ làm giảm căng thẳng trong công việc ..................... 64 4.4.2 Khả năng tự kiểm soát tăng sẽ làm giảm căng thẳng trong công việc .......... 65 4.4.3 Tính hòa đồng tăng sẽ làm giảm căng thẳng trong công việc ....................... 65 Trang vii
- 4.4.4 Hạnh phúc tăng sẽ làm giảm căng thẳng trong công việc ............................. 66 Tóm tắt chương IV ............................................................................................................. 68 5. CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................. 69 5.1 Kết luận ................................................................................................................. 69 5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................................... 69 5.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 73 5.3.1 Hạn chế .......................................................................................................... 73 5.3.2 Các nghiên cứu tiếp theo ............................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 75 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 79 Trang viii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình của Oginska-Bulik (2005) ................................................. 14 Hình 2.2:Mô hình của Landa và các cộng sự (2008) ....................................... 15 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Arora và các cộng sự (2011) .................... 16 Hình 2.4:Mô hình của Yamani và các cộng sự (2014) .................................... 17 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 18 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 21 Hình 4.1: Biểu đồ tần số Histogram căng thẳng trong công việc ................... 52 Hình 4.2: Biểu đồ P-P Plot ............................................................................... 53 Hình 4.3: Biểu đồ phân tán giữa hai biến giá trị phần dư và giá trị dự đoán ... 55 Hình 4.4: Mô hình kết quả nghiên cứu ............................................................ 58 Trang ix
- DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo hiệu chỉnh sau phỏng vấn định tính ................................ 23 Bảng 3.2: Thang đo và mã hóa thang đo ......................................................... 28 Bảng 3.3: Bảng mã hóa các biến ...................................................................... 29 Bảng 4.1: Bảng mô tả mẫu theo giới tính ......................................................... 34 Bảng 4.2: Bảng mô tả mẫu theo độ tuổi............................................................ 34 Bảng 4.3: Bảng mô tả mẫu theo tình trạng hôn nhân ...................................... 35 Bảng 4.4: Bảng mô tả mẫu theo trình độ học vấn............................................ 35 Bảng 4.5: Bảng mô tả mẫu theo loại hình doanh nghiệp ................................. 36 Bảng 4.6: Bảng thống kê mô tả nhân tố “Tính đa cảm” .................................. 37 Bảng 4.7: Bảng thống kê mô tả nhân tố”Khả năng tự kiểm soát” ................... 38 Bảng 4.8: Bảng thống kê mô tả nhân tố “Tính hòa đồng” ............................... 38 Bảng 4.9: Bảng thống kê mô tả nhân tố”Hạnh phúc” ...................................... 39 Bảng 4.10: Bảng thống kê mô tả nhân tố”Căng thẳng trong công việc” ......... 40 Bảng 4.11: Bảng kết quả phân tích thang đo Tính đa cảm lần 1 ..................... 41 Bảng 4.12: Kết quản phân tích thang đo Tính đa cảm lần 2 ............................ 41 Bảng 4.13: Bảng kết quả phân tích thang đo Khả năng tự kiểm soát .............. 42 Bảng 4.14: Bảng kết quả phân tích thang đo Tính hòa đồng lần 1 .................. 43 Bảng 4.15: Bảng kết quả phân tích thang đo Tính hòa đồng lần 2 .................. 44 Bảng 4.16: Bảng kết quả phân tích thang đo Hạnh phúc lần 1 ........................ 44 Bảng 4.17: Kết quả phân tích thang đo Hạnh phúc lần 2 ................................ 45 Bảng 4.18: Bảng kết quả phân tích thang đo Căng thẳng trong công việc ...... 45 Bảng 4.19: Bảng kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo Trí tuệ cảm xúc ... 47 Bảng 4.20: Bảng kết quả phân tích tương quan ............................................... 49 Bảng 4.21: Bảng kiểm định Spearman các nhân tố với trị tuyệt đối phần dư . 51 Bảng 4.22: Đánh giá độ phù hợp của mô hình................................................. 54 Bảng 4.23: Bảng kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy .................... 54 Bảng 4.24: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình ......................................... 56 Trang x
- Bảng 4.25: Bảng kết quả kiểm định giả thuyết ................................................ 58 Bảng 4.26:Kiểm định Independent-sample T-test về sự khác biệt giữa các nhóm theo giới tính .......................................................................................... 59 Bảng 4.27: Bảng kiểm định phương sai theo độ tuổi....................................... 60 Bảng 4.28: Bảng kiểm định ANOVA –theo độ tuổi ....................................... 60 Bảng 4.29:Bảng kiểm định phương sai theo trình trạng hôn nhân .................. 60 Bảng 4.30: Bảng kiểm định ANOVA - trình trạng hôn nhân .......................... 61 Bảng 4.31: Bảng kết quả phân tích sâu Tukey................................................. 61 Bảng 4.32: Bảng kiểm định phương sai theo loại hình công ty ....................... 62 Bảng 4.33: Bảng kiểm định ANOVA – Loại hình công ty.............................. 62 Bảng 4.34: Bảng kiểm định phương sai theo trình độ học vấn........................ 62 Bảng 4.35: Bảng kiểm định Kruskal-Wallis theo trình độ học vấn ................. 63 Bảng 4.36: Bảng thống kê mô tả các thang đo ................................................ 64 Trang xi
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTCX : Trí tuệ cảm xúc DC : Tính đa cảm KS : Khả năng tự kiểm soát HD : Tính hòa đồng HP : Hạnh phúc EFA: : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá KMO : Kaiser Meyer Olkin – Chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Sig. : Significance level – Mức ý nghĩa SPSS : Statistical Package for Sciences – Phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội VIF : Variance Inflation Factor – Hệ phóng đại phương sai. Trang xii
- 1. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Quản trị được coi là một nghệ thuật, mà qua đó có thể hoàn thành các mục tiêu nhờ sự phối hợp tất cả các tài nguyên thông qua tiến trình một người (hoặc một nhóm người) hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra những người khác. Do đó có thể thấy con người là nguồn gốc của mọi vấn đề trong lĩnh vực quản trị. Để có thể trở thành một nhà quản trị giỏi, người lãnh đạo không chỉ cần có kỹ năng, hay kiến thức về mặt quản trị mà còn phải am hiểu tâm lý và tình trạng của nhân viên; từ đó có thể tác động, động viên, dẫn dắt nhân viên mình vượt qua các trở ngại và khó khăn trong công việc đến mục tiêu mong muốn. Trong đó các trở ngại và khó khăn có thể gặp phải, thậm chí liên tục và thường xuyên là căng thẳng trong công việc. Căng thẳng trong công việc là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến các cá nhân thuộc tất cả các nhóm chuyên môn và nghề nghiệp trong xã hội. Nó gây ra cho con người rất nhiều căn bệnh, cả về tâm thần lẫn thể chất, đồng thời còn gây thiệt hại cho các tổ chức, các công ty do làm giảm hiệu suất làm việc, tăng tình trạng nghỉ việc của người lao động, từ đó làm tăng chi phí tuyển dụng mới. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên như: tính chất công việc, quan hệ với đồng nghiệp, với cấp trên, phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc…Tuy nhiên,có một yếu tố cá nhân mà các nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam còn ít đề cập đến - đó là Trí tuệ cảm xúc. Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết và vận hành cảm xúc của cá nhân. Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này chỉ mới được đi sâu trong khoảng từ năm 1990 đến nay,nhưng trong hơn hai thập kỷ qua nó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, cả trong giới học thuật và công chúng. Một số công trình nghiên cứu khẳng định rằng Trí tuệ cảm xúc là một dạng trí tuệ của con người và là một thành tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa trí tuệ cảm xúc và sự thành công trong hoạt động học tập, hoạt động nghề nghiệp của các cá nhân: đối với tuổi trẻ, trí tuệ Trang 1
- cảm xúc giúp hạn chế sự thô bạo, sự hung hãn, cải thiện khả năng học tập; đối với người làm việc, trí tuệ cảm xúc tốt sẽ tạo ra ở họ tinh thần đồng đội, tinh thần hợp tác và giúp nhau học hỏi làm thế nào để làm việc có hiệu quả hơn. Ngày nay, cũng như năng lực chuyên môn, trí tuệ cảm xúc đóng vai trò quan trọng đối với thành công của mỗi người. Các doanh nghiệp đã thừa nhận giá trị của Trí tuệ cảm xúc – thông qua khả năng kiểm soát cảm xúc và điều khiển căng thẳng – đã cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên, từ đó tăng lợi nhuận. Daniel Goleman – tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo được độc giả trên thế giới chú ý – nói rằng “Nếu bạn không có khả năng về Trí tuệ cảm xúc thì bạn không thể nào tiến xa được”. Nhiều dự án nghiên cứu đã được thực hiện tại các công ty, các trường học để tìm hiểu ảnh hưởng của Trí tuệ cảm xúc đối với hiệu quả, chất lượng hoạt động của doanh nghiệpvà thử nghiệm chương trình giáo dục nâng cao Trí tuệ cảm xúc trong tổ chức. Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được ảnh hưởng của Trí tuệ cảm xúc đến hiệu quả làm việc, sự hài lòng, căng thẳng nghề nghiệp(Petrides và Furnham (2006), Petrides và các cộng sự (2009)…). Tuy nhiên, ở Việt Nam, các nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc chưa được thực hiện nhiều. Những năm gần đây, vấn đề căng thẳng trong công việc đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là các công việc thuộc các ngành giáo dục, y tế, cảnh sát...Tuy nhiên, một dạng công việc khác giữ vị trí quan trọng không kém đối với hoạt động của doanh nghiệp và người thực hiện nó cũng thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng và áp lực nhưng lại ít được chú ý tới – đó là kế toán. Trong các doanh nghiệp hiện nay, từ các nhóm ngành dịch vụ đến sản xuất, kế toán luôn là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình hoạt động. Công việc của kế toán là thu thập - xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Tất cả những thông tin về kinh tế, tài chính đều phải qua bộ phận kế toán phân tích, xử lý. Thông qua bộ phận kế toán, những nhà quản lý có thể theo dõi được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, diễn biến của thị trường... Từ đó, có cơ sở để đưa ra những đánh giá và hướng đi cho Trang 2
- doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy vai trò của kế toán trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó có thể quyết định được sự thành hay bại của một doanh nghiệp. Nếu thông tin kế toán bị sai lệch, các quyết định của chủ doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng rất lớn, từ đó gây ra tình trạng khó khăn cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng, nếu một doanh nghiệp có bộ phận kế toán mạnh, làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp ích rất nhiều cho người điều hành, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu bộ phận kế toán không đủ trình độ sẽ khiến cho doanh nghiệp điêu đứng hoặc tệ hơn nữa có thể đối mặt với những rắc rối từ cơ quan pháp luật về thuế. Vai trò của bộ phận kế toán đối với nền kinh kế hiện nay là cực kỳ quan trọng. Hoạt động của kế toán cần thiết ở tất cả các cơ quan hành chính cũng như các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, quy mô. Việc tuyển được một hệ thống kế toán tốt sẽ giúp doanh nghiệp lớn mạnh hơn rất nhiều. Trong một doanh nghiệp bộ phận kế toán giữ vai trò quan trọng và có mối quan hệ với các bộ phận khác như: quan hệ tiếp nhận thông tin thông qua chứng từ, quan hệ thanh toán (thu-chi-công nợ), quan hệ phân phối (thuế-lợi nhuận-cổ tức), quan hệ cung cấp thông tin (báo cáo tài chính và các báo cáo khác) nên việc xảy ra mâu thuẫn, bất hòa với các bộ phận khác là đều khó tránh khỏi. Vậy, ở ngành kế toán, trí tuệ cảm xúc có tác động gì đến sự căng thẳng và áp lực công việc đối với những kế toán viên hay không? Và nếu có, làm cách nào để kiểm soát, giảm thiểu căng thẳng cho họ? Nghiên cứu “Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi trên. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định các thành tố trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các thành tố thuộc trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán. Trang 3
- Đưa ra hàm ý quản trị cải thiện các thành tố của trí tuệ cảm xúc từ đó giảm bớt căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu này trả lời các câu hỏi sau: Các thành tố nào của trí tuệ cảm xúc có ảnh hưởng đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán không ? Và ảnh hưởng như thế nào? Hàm ý quản trị giúp trị doanh nghiệp nâng cao trí tuệ cảm xúc của nhân viên, đồng thời giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc của nhân viên kế toán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian nghiên cứu: 06 tháng (từ tháng 04 đến tháng 09 năm 2015) - Đối tượng khảo sát: là các nhân viên kế toán đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiên qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ dựa trên các nghiên cứu trước và các tài liệu về tác động của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc. Đồng thời, tiến hành thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Trong nghiên cứu chính thức, nghiên cứu được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp. Dữ liệu thu thập trong nghiên cứu là dữ liệu sơ cấp và được xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 20. Các phân tích được sử dụng trong nghiên cứu này là: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm tra mức độ phù hợp của thang đo, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn các biến Trang 4
- quan sát và xác định lại các nhóm trong mô hình nghiên cứu, phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các thành tố thuộc trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có được những thông tin về mức độ ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việccủa nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học khách quan giúp cho các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân viên của mình và đưa ra những giải pháp giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc đồng thời giảm căng thẳng trong công việc của nhân viên, cải thiện hiệu quả làm việc. 1.7 Kết cấu của đề tài nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu này được chia thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, xác định mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Giới thiệu cơ sở lý thuyết của nghiên cứu , mô hình và giả thuyết đề xuất. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Giới thiệu phương pháp nghiên cứu sử dụng để xây dựng và điều chỉnh thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Trình bày kết quả thực hiện nghiên cứu, phân tích mức độ ảnh hưởng của các thành trí tuệ cảm xúc đến căng thẳng trong công việc. Phân tích dữ liệu thu thập được, tiến hành kiểm định và đánh giá thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết đề ra. Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị Trang 5
- Tóm tắt những nội dung chính trong đề tài nghiên cứu, kết quả của đề tài nghiên cứu. Nêu ra một số hàm ý quản trị giúp các nhà quản lý tìm cách nâng cao trí tuệ cảm xúc của nhân viên, đồng thời giảm căng thẳng trong công việc. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và gợi ý các hướng nghiên cứu tiếp theo. Trang 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác Hầm đường bộ Hải Vân
87 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại Công ty cổ phần truyền hình cáp sông Thu
113 p | 9 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ
110 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị kênh phân phối trên thị trường trong nước của Công ty Cổ phần Vinatex Đà Nẵng
120 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Đà Nẵng
115 p | 5 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Dược TW3
106 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ứng dụng mô hình IDIC nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đà Nẵng
105 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp thu hút khách du lịch tàu biển đến Đà Nẵng của Công ty Lữ Hành Vitours
158 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang
118 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo nhân viên kinh doanh tại Công ty Điện lực Kiên Giang
128 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quả trị rủi ro trong hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
112 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ biên tập sách lý luận chính trị, pháp luật của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật
88 p | 4 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ nhân viên tại BIDV Quảng Nam
112 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng
114 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam
116 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực 3
126 p | 4 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại CÔng ty Cổ phần Kiến trúc - Nội thất L&W
105 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Tập đoàn TH
130 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn