intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Trí tuệ cảm xúc của các Giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:275

53
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng Trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN tại Tp. HCM; xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới Trí tuệ cảm xúc của Giám đốc doanh nghiệp tư nhân. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho các Giám đốc doanh nghiệp tư nhân này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Trí tuệ cảm xúc của các Giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----[\ [\----- NGUYỄN NGỌC QUỲNH DAO TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁC GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Hà Nội -2013
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -----[\ [\----- NGUYỄN NGỌC QUỲNH DAO TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA CÁC GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tâm lí học chuyên ngành Mã số: 62.31.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN TRỌNG NGỌ Hà Nội -2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Quỳnh dao
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ................................................................................8 1.1. Tổng quan nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân............................................................................................................8 1.2. Trí tuệ cảm xúc.................................................................................................. 16 1.3. Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ....................................... 28 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ........................................................................................ 56 1.5. Một số cách hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc ........................................62 Tiểu kết chương 1..................................................................................................... 65 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN......................................66 2.1. Nghiên cứu lý luận ............................................................................................ 66 2.2. Nghiên cứu thực tiễn ......................................................................................... 67 Tiểu kết chương 2..................................................................................................... 88 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ....................................................................89 3.1. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................ 89 3.2. So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân qua hai công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập) ......................................................... ................................................................................................................................ 115 3.3. Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân trên một số bình diện ...118 3.4. Các yêu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân .................................................................................................................................122 3.5. Kết quả thực nghiệm nâng cao một số năng lực trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân ..............................................................................................135 Tiểu kết chương 3................................................................................................... 146 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỤC LỤC PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT EQ : Emotion Quotient ĐC : Đối chứng ĐTB : Điểm trung bình GĐDNTN : Giám đốc doanh nghiệp tư nhân MSCEIT : Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligent Test TN : Thực nghiệm Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCX : Trí tuệ cảm xúc Stt : Số thứ tự
  6. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Cách tính điểm từng câu theo đáp án ........................................................ 74 Bảng 2.2. Mô hình thực nghiệm của từng nhóm nghiên cứu..................................... 87 Bảng 3.1. Mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua test MSCEIT ........................ 89 Bảng 3.2. So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiêp tư nhân với giáo viên tiểu học Hà Nội, giáo viên trung học cơ sở Tây Ninh, người lao động trẻ Việt Nam .....................................................................................................................91 Bảng 3.3. Mức độ bốn nhóm năng lực trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN ..................... 94 Bảng 3.4. Mức độ tám mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN........................ 98 Bảng 3.5. Mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua hệ thống bài tập................... 101 Bảng 3.6. Mức độ năng lực trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN phân tích trên các nhóm năng lực theo hệ thống bài tập .................................................................................. 103 Bảng 3.7. Năng lực nhận biết cảm xúc của GĐDNTN theo hệ thống bài tập ..........104 Bảng 3.8. Năng lực vận dụng cảm xúc của GĐDNTN theo hệ thống bài tập ...........106 Bảng 3.9. Năng lực thấu hiểu cảm xúc của GĐ DNTN theo hệ thống bài tập ..........108 Bảng 3.10. Năng lực điều khiển cảm xúc của GĐDNTN theo hệ thống bài tập .......111 Bảng 3.11. Kiểm nghiệm Chi bình phương và tương quan Pearson về mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua hai công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập).... 115 Bảng 3.12. So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua hai công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập) ................................................................................... 116 Bảng 3.13. Kết quả so sánh TTCX của GĐDNTN theo giới tinh` ...........................118 Bảng 3.14. Kết quả so sánh TTCX của GĐDNTN thro trình độ học vấn .................118 Bảng 3.15. Tương quan giữa mức độ TTCX của G ĐDNTN với thâm niên công tác, tuổi..............................................................................................................................119 Bảng 3.16. Mức độ TTCX phân bố theo thâm niên công tác ...................................120 Bảng 3.17. Mức độ TTCX phân bố theo độ tuổi của GĐDNTN...............................121 Bảng 3.18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng TTCX của GĐDNTN tại Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................................................... 122 Bảng 3.19. Nhận thức của G ĐDNTN về vai trỏ và sự cần thiết của TTCX.............125
  7. Bảng 3.20. Tự đánh giá của G ĐDNTN về sự ảnh hưởng của TTCX đến các mối quan hệ của bản thân .................................................................................................126 Bảng 3.21. Một số yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc GĐDNTN 128 Bảng 3.22. Ảnh hưởng công việc đến trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN .................... 129 Bảng 3.23. Các mối quan hệ của GĐDNTN ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc ........... 132 Bảng 3.24. Một số thói quen trong hoạt động thường nhật ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN............................................................................................. 133 Bảng 3.25. So sánh mức độ TTCX của GĐDNTN giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ................................................................................ 135 Bảng 3.26. So sánh mức độ TTCX của GĐDNTN ớ nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm ...............................................................................................................137 Bảng 3.27. So sánh mức độ TTCX của G ĐDNTN ở nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm .........................................................................................................140 Bảng 3.28. So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm ...................................................................... 142
  8. DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Mức độ hai lĩnh vực ở TTCX của GĐDNTN tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................................................... 97 Biểu đồ 3.2. So sánh biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ................................................................. 138 Biểu đồ 3.3. So sánh biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm .....................................................................144
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trí tuệ cảm xúc (TTCX) có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗi cá nhân. Nó không chỉ là yếu tố đảm bảo hiệu quả của hành động mà còn là yếu tố hướng đạo, dẫn đường cho hành động, đặc biệt trong những tình huống cấp bách hay bất ngờ. Ngoài ra TTCX còn là yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm một hành động. Người có năng lực TTCX sẽ có nhiều cơ hội và khả năng thành công trong cuộc sống và công việc. TTCX hay kĩ năng con người đóng vai trò quan trọng hơn các kĩ năng về mặt kỹ thuật trong việc quyết định một người quản lí tài năng hay chỉ là một người đảm nhiệm vị trí tròn vai. Trong lĩnh vực kinh tế, giám đốc doanh nghiệp tư nhân (GĐDNTN) có thể là chủ doanh nghiệp, có thể là “chủ tịch hội đồng quản trị”, là người được thuê hay bổ nhiệm làm giám đốc quản lí một doanh nghiệp tư nhân. Họ là người đứng đầu của bộ máy quản lí doanh nghiệp với hiệu lực điều hành, chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, có toàn quyền sử dụng quyền hạn được giao. Họ là đầu mối vận hành mọi hoạt động theo định hướng phát triển của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với những GĐDNTN, TTCX đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào vai trò của người giám đốc. Những giám đốc doanh nghiệp thành công không chỉ là người có khả năng tính toán giỏi, biết đưa ra những ý tưởng kinh doanh táo bạo, sáng tạo, biết nhận định và lựa chọn những giải pháp kinh doanh một cách thông minh, nhanh nhạy… mà cần có những năng lực khác. Chính những năng lực TTCX sẽ giúp họ định hướng tốt hơn cho chiều hướng phát triển của doanh nghiệp, của bản thân và lựa chọn người phù hợp nhất cho những định hướng của mình. Điều này giúp họ có thể quản lí và lãnh đạo tốt hơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, đứng vững trên thương trường và có đủ khả năng hội nhập kinh tế thế giới. 1
  10. Hiện nay, tình hình hoạt động kinh tế của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đang diễn biến phức tạp, khó khăn. Những năm gần đây tăng trưởng GDP giảm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản. Đến cuối 2011, số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất tăng 24,7% so với năm trước. Bốn tháng đầu năm 2012, cả nước có trên 17.700 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm, trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng và bất động sản. Trước thực trạng kinh tế như vậy, áp lực công việc, trách nhiệm cá nhân khiến GĐDNTN dễ dàng rơi vào những trạng thái mất cân bằng tinh thần, dẫn đến những ứng xử, phản ứng không phù hợp, thiếu bình tĩnh trong xử lí các tình huống kinh doanh… Nhiều vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần, cảm xúc đặt ra cho GĐDNTN nên vai trò của TTCX càng quan trọng, cần thiết. Vai trò của TTCX trong công việc của nhà quản lí và lãnh đạo doanh nghiệp đã được thừa nhận. Đặc biệt đối với GĐDNTN khi bản thân họ phải chịu nhiều sức ép về mối quan hệ con người một cách trực tiếp, thì sức mạnh của TTCX ở bản thân người giám đốc lại càng trở thành yêu cầu cao. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám đốc doanh nghiệp hiện nay mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp những kiến thức chuyên ngành mà chưa quan tâm đúng mực đến việc rèn luyện những phẩm chất, huấn luyện những kĩ năng cần thiết cho sự thành công trong công việc sau này. Một số khóa học đã tổ chức những chuyên đề nhằm huấn luyện một số kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tạo động lực và động viên nhân viên, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí xung đột, kĩ năng giải quyết vấn đề... nhưng chưa thực hiện được việc hình thành TTCX cho các giám đốc doanh nghiệp một cách hệ thống và hiệu quả. Như vậy, trong thực tiễn đang xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là vai trò quan trọng của TTCX trong hoạt động của GĐDNTN hiện nay với việc đào tạo hay bồi dưỡng TTCX cho đội ngũ GĐDNTN còn chưa được quan tâm đúng mức. Trước thực trạng này, để giúp cho các giám đốc doanh nghiệp duy trì và vận hành tổ chức 2
  11. của mình một cách thành công, góp phần vào sự phát triển kinh tế cho nước nhà, cần phải có một chương trình đào tạo một cách toàn diện không chỉ là trí tuệ, kiến thức chuyên ngành mà cả TTCX cho họ. Muốn vậy trước hết cần có những công trình nghiên cứu thực trạng về những vấn đề liên quan. Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “TTCX của các GĐDNTN tại Tp. HCM” được triển khai. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng TTCX của GĐDNTN tại Tp. HCM; xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới TTCX của GĐDNTN. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho các GĐDNTN này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về TTCX, xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài, xác định những cấu thành TTCX nói chung và TTCX của GĐDNTN nói riêng. 3.2. Làm rõ thực trạng mức độ TTCX của giám đốc doanh nghiệp trên các khía cạnh cụ thể: mức độ năng lực nhận biết, hiểu, sử dụng và điều khiển cảm xúc của các GĐDNTN cũng như thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của GĐDNTN tại Tp. HCM. 3.3. Thiết kế và tổ chức thực nghiệm tác động nhằm nâng cao một số thành tố TTCX còn hạn chế trong TTCX của GĐDNTN. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu TTCX của GĐDNTN. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu gồm 120 giám đốc trong các doanh nghiệp tư nhân tại Tp. HCM, 30 nhân viên dưới quyền và 10 đồng nghiệp (của các GĐDNTN) . 5. Giới hạn nghiên cứu - Giới hạn về nội dung: 3
  12. Đề tài chỉ nghiên cứu một số cấu thành cơ bản trong cấu trúc TTCX của GĐDNTN như nhận biết cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, vận dụng cảm xúc và điều khiển cảm xúc trong một số tình huống giao tiếp đặc thù của GĐDNTN. - Giới hạn về phạm vi: Đề tài chỉ khảo sát một số GĐDNTN đang hoạt động tại Tp. HCM. 6. Giả thuyết nghiên cứu TTCX của GĐDNTN tại Tp. HCM chỉ ở mức độ trung bình. Những cấu thành TTCX của GĐDNTN ở mức độ không giống nhau. Mức độ năng lực vận dụng và điều khiển cảm xúc còn hạn chế. TTCX của GĐDNTN chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như: kinh nghiệm cá nhân, trình độ học vấn và khí chất. Nếu các giám đốc doanh nghiệp được tham gia vào những hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về TTCX trong công việc và hình thành những năng lực cảm xúc bằng những hình thức khác nhau như: tham gia sinh hoạt chuyên đề, tham gia các khóa học chuyên biệt, trải nghiệm các bài tập … thì có thể nâng cao năng lực nhận biết cảm xúc, thấu hiểu, vận dụng cảm xúc và đặc biệt là năng lực điều khiển cảm xúc trong công việc. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Để nghiên cứu về TTCX của các GĐDNTN tại Tp. HCM, chúng tôi tiếp cận từ những hướng sau: Tâm lí học trí tuệ, Tâm lí học kinh doanh và Tâm lí học quản lí. Cách tiếp cận dựa trên hệ thống quan điểm: 7.1.1. Quan điểm hoạt động Tâm lí, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Hoạt động là qui luật chung nhất của tâm lí người. Sự phát triển phức tạp và các chuyển hóa của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và chuyển hóa của tâm lí. Ngoài ra, phản ánh tâm lí không bao giờ tách rời hoạt động, hoạt động vừa tạo ra tâm lí vừa sử dụng phản ánh tâm lí làm khâu trung gian của hoạt động, tác động vào đối tượng. Nghiên cứu tâm lí đặc biệt chú ý đến sự vận động của hệ thống các quan hệ giữa các thành tố của cấu trúc vĩ mô của hoạt động - một bên là điều kiện, mục đích, động cơ và bên kia tương ứng với thao tác, hành động và hoạt động. 4
  13. Vì vậy nghiên cứu TTCX của các giám đốc doanh nghiệp không tách rời hoạt động của chính họ nghĩa là thông qua các hoạt động của giám đốc (quản lí, lãnh đạo, vận hành...) các mặt biểu hiện của TTCX sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể. Tổ chức các hoạt động tác động thiết thực là một cách để giám đốc định hướng thay đổi mức độ TTCX. 7.1.2. Quan điểm hệ thống TTCX là một năng lực và biểu hiện cụ thể của đời sống tâm lí. Do đó, TTCX của GĐDNTN được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan bên ngoài, nhất là trong mối quan hệ công việc, với đồng nghiệp. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn TTCX của GĐDNTN chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong điều kiện thực tiễn. Tiếp cận trí tuệ của GĐDNTN phải gắn với việc tìm hiểu điều kiện thực tiễn hoạt động của GĐDNTN và gắn với từng trường hợp cụ thể. Con người là một thực thể xã hội. Hành vi của cá nhân được xem là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy nghiên cứu TTCX của GĐDNTN trong mối tương quan nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội, điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Những phương pháp nghiên cứu tài liệu Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phân tích một số văn bản nhằm tìm hiểu thêm vấn đề nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho việc nghiên cứu. 7.2.2. Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp trắc nghiệm - Phương pháp điều tra bằng hệ thống bài tập - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn 5
  14. - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học Nội dung và cách tiến hành các phương pháp sẽ được phân tích trong chương 2 của Luận án. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận Luận án hệ thống hóa những quan điểm khoa học về TTCX, làm rõ các khái niệm trí tuệ, TTCX, TTCX của GĐDNTN, các cấu thành của cấu trúc TTCX của GĐDNTN, những tiêu chí xem xét TTCX của GĐDNTN và xác lập được những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của GĐDNTN. Những nghiên cứu lí luận góp phần bổ sung lí luận về Tâm lí học trí tuệ, Tâm lí học quản lí và Tâm lí học kinh doanh, làm cơ sở lí luận cho việc thiết kế các chương trình nâng cao năng lực TTCX, năng lực quản lí và lãnh đạo. 8.2. Về thực tiễn Luận án đã chỉ ra được thực trạng mức độ TTCX của GĐDNTN tại Tp. HCM được biểu hiện qua các yếu tố như: năng lực nhận biết, hiểu, vận dụng và điều khiển cảm xúc. Từ đó giúp cho các đơn vị đào tạo nhận biết được những năng lực còn hạn chế của GĐDNTN để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Luận án đã xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp với nghề giám đốc dùng để tìm hiểu mức độ TTCX của GĐDNTN. Luận án đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của GĐDNTN cũng như tìm ra nguyên nhân của thực trạng TTCX của GĐDNTN tại thành phố Hồ chí Minh. Luận án đã xác lập một số biện pháp nhằm nâng cao một số năng lực còn hạn chế trong TTCX của GĐDNTN tại Tp. HCM và thực hiện thành công góp phần định hướng áp dụng trong thực tiễn. 6
  15. 9. Cấu trúc luận án Luận án dài 150 trang bao gồm các phần: mở đầu, 3 chương (chương 1- Cơ sở lí luận; chương 2- Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; chương 3- Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm), kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục. Ngoài ra, luận án còn có bảng hướng dẫn chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, sơ đồ và danh mục các công trình đã được công bố của tác giả luận án. 7
  16. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 1.1. Tổng quan nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài Có thể nói, ngay từ thời xa xưa, khi loài người chưa biết nhiều về cơ chế hoạt động của bộ não thì TTCX đã phát triển cùng với sự phát triển của loài người. TTCX chính là những yếu tố chủ yếu để con người trong thời kỳ săn bắt, hái lượm có thể tồn tại, thích nghi và sống cùng nhau. Trong thời cổ đại, người đầu tiên đề cập đến TTCX là Aristote. Trong tác phẩm “Đạo đức học cho Nihcomachean”, Aristote đã lấy hành vi trí tuệ của cuộc sống làm đối tượng nghiên cứu [Dẫn theo 45]. Ông cho rằng bản thân những xúc cảm không phải là vấn đề mà chính tính đúng đắn và cách biểu hiện của chúng mới là quan trọng. Vấn đề là làm thế nào để trí tuệ ăn nhập với những xúc cảm của chúng ta. Có thể nói đây là một trong những ý tưởng nghiên cứu khá sớm liên quan đến TTCX nói chung và những ứng dụng của nó. Ngày nay có thể khái quát các nghiên cứu liên quan đến TTCX thành năm giai đoạn chính: * Giai đoạn 1900 - 1969: Trí tuệ và cảm xúc được nghiên cứu tương đối tách biệt Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh “ngoài nhận thức” (non - cognitive). Đơn cử như ngay từ những năm 1920, nhà tâm lí học người Mỹ E.L. Thorndike, được xem là người khơi nguồn khái niệm TTCX, đã sử dụng khái niệm “hiểu biết xã hội” để miêu tả kĩ năng hiểu và quản lí người khác. 8
  17. Sau đó David Wechsler (1943), một trong những người đầu tiên đưa ra trắc nghiệm IQ, đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc. Ông đã đề cập đến trí thông minh cảm xúc và trí thông minh xã hội trong các bài báo của mình [44]. Năm 1948 một nhà nghiên cứu người Mỹ, R.W. Leeper, đã phát triển khái niệm tư duy cảm xúc và cho rằng yếu tố này là một thành phần của tư duy logic [ Dẫn theo 85]. Đến năm 1955, Albert Ellis đưa ra một liệu pháp tâm lí hình thành những hành vi cảm xúc có ý thức cho con người. Phương pháp này giúp con người kiểm soát cảm xúc của họ một cách có ý thức và mang tính logic. Đây là một trong những đóng góp khá cơ bản và quan trọng. * Giai đoạn 1970 - 1989: Các nhà Tâm lí học nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa trí tuệ và cảm xúc. Có thể nói đây là giai đoạn tiền thân của khái niệm TTCX. Năm 1983, trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences [Dẫn theo15], Howard Gardner đã giới thiệu về trí thông minh đa thành phần, trong đó bao gồm “Trí tuệ giữa các cá nhân” - interpersonal (khả năng hiểu những ý định, động cơ và mong muốn của người khác) và “Trí tuệ trong cá nhân” - intrapersonal (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Trong quan sát của H. Gardner, các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức của con người. Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (TTCX) trong luận án tiến sĩ của ông: “Nghiên cứu về cảm xúc- Phát triển TTCX” vào năm 1985. Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó do Leuner nêu ra vào năm 1966. Vào năm 1980, một nhà Tâm lí học người Israel, Reuven Bar - On nhà Tâm lí học Istael (Quốc tịch Mỹ) đã đề xuất một mô thức tiên phong về năng lực cảm xúc. Sau đó Greenspan cũng đồng thời đề xuất mô hình TTCX vào năm 1985 [82]. * Giai đoạn 1990 - 1993: Sự ra đời của khái niệm TTCX Nối tiếp vào năm 1990, hai nhà Tâm lí học Peter Salovey giảng dạy tại trường Đại học Yale và John Mayer thuộc trường Đại học New Hampshire đã đưa 9
  18. ra lí thuyết khá toàn diện về năng lực cảm xúc (1990). Cũng trong năm này, các tác giả này đưa ra những minh chứng đầu tiên về cách thức đo lường khái niệm mới này. Những nhà nghiên cứu này cũng thừa nhận rằng khái niệm ban đầu họ đưa ra về TTCX một phần nào đó là mô hình pha trộn, bởi vì nó tích hợp nhiều khía cạnh nhân cách có thể liên quan đến TTCX. Đến năm 1993, hai nhà nghiên cứu này đưa ra thang đo năng lực TTCX đầu tiên (MEIS). * Giai đoạn 1994 – 1997: Khái niệm TTCX được mở rộng và phổ biến Vào năm 1995 D. Goleman xuất bản quyển “TTCX”, đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới và đã mở ra những hướng nghiên cứu về cách đo đạc chỉ số EQ khác nhau. Đến năm 1997 lí thuyết về TTCX đã được chỉnh sửa và được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật. Cũng vào năm 1997, J. Mayer và P. Salovey điều chỉnh lại định nghĩa TTCX và cho rằng TTCX gắn liền với cách thức cá nhân lí luận về cảm xúc và nó bao hàm bốn khả năng: việc nhận biết, vận dụng, hiểu và điều chỉnh cảm xúc. Dựa trên định nghĩa này mô hình TTCX thuần năng lực được xây dựng [71,81]. Năm 1997, R. Bar - On xem xét TTCX trong phạm vi lí thuyết nhân cách, đưa ra mô hình Well - being, trong đó đặc điểm nhân cách được cho là quyết định sự thành công trong cuộc sống nằm ngoài trí tuệ nhận thức gồm năm lĩnh vực với mười lăm yếu tố. Ông đưa ra Thang mục chỉ số cảm xúc [The Emotional Quotient Inventory - (EQ - i)], ông tiếp cận TTCX theo mô hình pha trộn sử dụng những thang mục tự tường thuật để đánh giá TTCX. EQ - i đo lường một dãy những kĩ năng, tiềm năng và năng lực phi nhận thức ảnh hưởng đến khả năng thành công của một người khi đương đầu với những áp lực và đòi hỏi của môi trường [75]. * Giai đoạn 1998 - đến nay: Giai đoạn phát triển những nghiên cứu mang tính ứng dụng, đặc biệt trong công việc và trong quản lí lãnh đạo Vào năm 1998 D. Goleman cho ra đời tác phẩm “TTCX ứng dụng trong công việc”, công trình này đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng, đó là khái niệm TTCX được thừa nhận rộng rãi và manh tính ứng dụng cao, đồng thời mở ra một 10
  19. thời kỳ mới với những quan niệm mới đó là TTCX là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công của con người [17]. R. Sternberg (1998) - nhà Tâm lí học chuyên nghiên cứu về năng lực của loài người, xuất phát từ giả thuyết là con người cần chú ý nhiều hơn về một loại trí tuệ mà ông đặt tên là Trí tuệ thành công (successful intelligence), hay là khả năng thích nghi, phát triển và lựa chọn các điều kiện hoàn cảnh để hoàn thành những mục đích của mình và của xã hội cùng nền văn hoá nơi cá nhân đó sống. Nó liên quan đến ba năng lực chính: phân tích, sáng tạo và óc thực tế [Dẫn theo 64, tr 14]. Cũng vào năm 1998, Schutte đề xướng thước đo TTCX tường thuật SRETT, ông cũng tiếp cận TTCX theo mô hình pha trộn, đó là một thang đo tường thuật ngắn dựa trên sự hiểu biết của Schutte về mô hình ban đầu nguyên thuỷ của P. Salovey và J. Mayer - đề cập đến năng lực tự giám sát và phân biệt cảm xúc cũng như sử dụng cảm xúc để hướng dẫn tư duy và hành động [85]. Năm 2002, J. Mayer, P. Salovey và Caruso đưa ra trắc nghiệm MSCEIT (Mayer - Salovey - Caruso Test of Emotionnal Intelligence) để đo bốn nhánh chính của TTCX. Tương tự như các test về trí tuệ nhận thức, MSCEIT đòi hỏi việc tư duy phân tích và sự đồng nhất những câu trả lời về hai tiêu chí xác thực. Một là tiêu chí thống nhất chung dựa trên tỉ lệ phản hồi của người tham gia đối với mỗi nội dung của trắc nghiệm và hai là tiêu chí chuyên gia dựa trên tiên đoán của 21 thành viên thuộc Hội nghiên cứu Cảm xúc Quốc tế (Mayer et al, 2003) [84]. Vào các năm 2000, 2001, 2002 và 2003, điểm qua các lí thuyết vế TTCX mô hình (ban đầu) của J. Mayer gắn liền với khả năng cá nhân xử lý và suy luận cảm xúc. Các nhà nghiên cứu như J. Mayer, Robert, Zeider, Matthews, P. Salovey, Caruso và Lopes đã phân biệt mô hình khả năng của họ với những mô hình pha trộn khác của TTCX. Họ khẳng định rằng thuật ngữ TTCX được giải phóng khỏi phạm vi của cả trí thông minh lẫn cảm xúc, vì những cái gọi là mô hình pha trộn đã kết hợp những khả năng tinh thần (như khả năng tri nhận cảm xúc) với những phẩm chất tự tường thuật (như lạc quan và sự thoải mái tâm lý) trong khi những phẩm chất này hoàn toàn biệt lập với cách tiếp cận của họ về khả năng tinh thần [76] [77]. 11
  20. Vào hai năm 2003 và 2004, hai tác giả M. Bracket và J. Mayer đã nghiên cứu mối tương quan giữa ngôn từ và TTCX. Hai ông nhận định rằng có thể phân biệt TTCX với trí tuệ ngôn ngữ nhưng cả hai có mối tương quan với nhau. TTCX cũng tương quan thuận nhiều hơn với những tương tác xã hội tích cực trong khi tương quan nghịch với việc sử dụng trái phép thuốc và chất có cồn và cả với việc gây hấn, hung hăng. Ngoài ra, tương tự như trí tuệ nhận thức, TTCX chỉ có tương quan với các đặc nét nhân cách. Các tác giả cho rằng cả tính dễ chịu và TTCX đều đề cập đến các thuộc tính cảm xúc đóng góp vào chất lượng các mối quan hệ xã hội, dẫu là giữa chúng có những khác biệt quan trọng [Dẫn theo 76]. Sau đó liên tiếp những nghiên cứu lí thuyết cũng như những tác phẩm mang tính ứng dụng của các nhà Tâm lí học trên thế giới ra đời. Những tác phẩm, những công trình nghiên cứu đã chứng minh và thể hiện tính ứng dụng cao của TTCX cũng như vai trò của nó đối với công việc và cuộc sống của con người. Có thể kể đến một số tác giả sau: Jordan, Ashkanasy và Hartel (2002) đã nêu rõ vai trò của TTCX đối với sự thiếu tự tin cũng như phản ứng của nhân viên. Nhiều tác giả khác cũng đã nhận định TTCX có ảnh hưởng đến khả năng đối diện với những sự thay đổi. Bên cạnh đó, hai nhà Tâm lí học người Canada Steven J. Stein và Howard E. Book với “Trí tuệ cảm xúc và sự thành công của con người” (Emotional Intelligence and your Success) (2006) đưa ra lí luận về TTCX, vai trò của yếu tố này với nghề nghiệp và sự thành công của con người… Cũng vào giai đoạn này, vấn đề về mối quan hệ của TTCX với những khía cạnh nhất định của năng lực lãnh đạo bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. K. Law và C. Wong đã chứng minh ảnh hưởng của TTCX đối với những người lãnh đạo vào những năm 2000. Trong nghiên cứu thăm dò đầu tiên của mình, các tác giả đã nghiên cứu tỉ mỉ và luận chứng rằng TTCX là điểm cốt lõi biến thiên có ảnh hưởng đến biểu hiện của những người lãnh đạo [Dẫn theo 64, tr.17]. Tác phẩm “Nhà quản lí tài năng” của tác giả Noriyuki Sasaki đã tổng hợp các vấn đề mà một nhân viên muốn trở thành nhà quản lí phải trang bị cho mình 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0