intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral finance) trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối

Chia sẻ: Mad Saint | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

204
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral finance) trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối" có kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1 những vấn đề cơ bản về kinh doanh ngoại hối và tài chính hành vi, chương 2 phân tích ứng dụng lý thuyết Tài chính hành vi trong kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế, chương 3 đánh giá một số biểu hiện của Tài chính hành vi trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết tài chính hành vi (Behavioral finance) trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3 NỘI DUNG ................................................................................................................5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH .......................5 NGOẠI HỐI VÀ TÂM LÝ TÀI CHÍNH (BEHAVIORAL FINANCE) ..........5 1.1. Tổng quan về kinh doanh ngoại hối .........................................................5 1.1.1. Thị trường ngoại hối(FOREX) ..................................................... 5 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của FOREX ..............................................5 1.1.1.2. Các chức năng của FOREX ...........................................................6 1.1.1.3. Thành viên tham gia trên FOREX..................................................7 1.1.2. Kinh doanh ngoại hối................................................................... 7 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại hối ................ 1.1.2.2. Lợi ích từ hoạt động kinh doanh ngoại hối ....................................7 1.1.2.3. Rủi ro khi kinh doanh ngoại hối.....................................................8 1.1.3. Vấn đề tỷ giá và lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối .............. 9 1.1.3.1. Khái niệm tỷ giá ...........................................................................10 1.1.3.2. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và lãi kinh doanh ngoại hối ....................11 1.1.3.2.1. Tỷ giá mua và tỷ giá bán ...........................................................11 1.1.3.2.2. Chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán .........................................12 1.1.3.3. Hành vi đầu cơ và kinh doanh chênh lệch tỷ giá .........................13 1.1.4. Các giao dịch ngoại hối cơ bản ................................................. 14 1.2. Tài chính hành vi .......................................................................... 16 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 1.2.2. Đặc điểm .........................................................................................16 1.2.3. Các trường phái chính lý thuyết Tài chính hành vi cơ bản ...........20 1.3. Biểu hiện của Tài chính hành vi trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối .............................................................................................. 22
  2. CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH HÀNH VI TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TRÊN THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ ...............................................................................................................................24 2.1. Điều kiện ứng dụng lý thuyết Tài chính hành vi ........................... 24 2.2. Úng dụng lý thuyết Tài chính hành vi trong kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế ......................................................... 26 2.2.1. Lý thuyết triển vọng (prospect theory) ............................................26 2.2.2. Thuyết không thích sự mơ hồ (ambiguity aversion) ........................27 2.2.3. Thuyết Tài khoản tinh thần (mental accounting) ............................28 2.2.4. Thuyết Tự kiểm soát (self- control) .................................................29 2.2.5. Thuyết về sự hối tiếc (regret) ..........................................................29 2.2.6. Thuyết Thử và sai- tâm lý dựa vào kinh nghiệm hay thuật toán (heuristics).................................................................................................30 2.2.6.1. Tâm lý bày đàn (herd behavioral)................................................30 2.2.6.2. Quá tự tin (overconfident) ............................................................31 2.2.6.3. Phản ứng quá chậm với thay đổi- chủ nghĩa bảo thủ (conservatism) ...........................................................................................31 2.2.6.4. Lệch lạc do tình huống điển hình (representativeness) ...............32 2.2.6.5. Tâm lý giữ chặt (anchoring) ........................................................33 2.3. Mô hình nhận biết ảnh hưởng của Tài chính hành vi đến sự biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối: ................................................. 34 2.3.1. Giả định ...........................................................................................34 2.3.2. Nguyên tắc dự báo ..........................................................................35 2.3.3. Mô phỏng ngẫu nhiên của mô hình .................................................39 2.3.4. Những tồn tại chưa giải quyết được từ mô hình .............................41 CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TÀI CHÍNH HÀNH VI TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM ......................................43 3.1. Khái quát về thị trường ngoại hối Việt Nam................................. 43 3.1.1. Giai đoạn 1988-1991: Nền tảng cho sự hình thành ......................43
  3. 3.1.2. Giai đoạn 1991-1994: Giai đoạn hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ. .............................................................................................45 3.1.3. Từ 1994 đến nay: Giai đoạn hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. .................................................................................................49 3.2. Những tâm lý tài chính phổ biến trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối Việt Nam giai đoạn từ 2005 dến tháng 6 năm 2011 ............ 51 3.2.1.Tâm lý găm giữ ngoại tệ ................................................................. 3.2.2. Sự tổng hợp các nhân tố liên quan đến tâm lý............................... 3.3. Một vài gợi ý cho kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam dưới góc độ của Tài chính hành vi ........................................................................... 52 KẾT LUẬN ..................................................................................................................
  4. Danh mục bảng biểu Bảng 1: Phân biệt nghiệp vụ arbitrage và Speculation Bảng 2: Các trƣờng phái tâm lý và ứng dụng trong tài chính hành vi Bảng 3: So sánh TTGDNT và TTNTLNH
  5. Danh mục các từ viết tắt GD: Giao dịch NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTW: Ngân hàng Trung ương TTGDNT: Trung tâm giao dịch ngoại tệ TTNTLNH: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
  6. Danh mục tài liệu tham khảo - Tài chính quốc tế- GS.TS Nguyễn Văn Tiến- Nhà xuất bản thống kê 2010. - Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối- GS.TS Nguyễn Văn Tiến- Nhà xuất bản thống kê 2008. - Thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế- GS.TS Nguyễn Văn Tiến- Nhà xuất bản thống kê 2002. - Ineffective market- An introduction to Behavioral finance- Andrei Schleifer. - Behaviroal finance- Martin Sewell, 2007- revised 2010.
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Kinh doanh ngoại hối có thể được hiểu là kinh doanh tiền tệ (curency trading) có nhiều điểm khác biệt đối với đầu tư trên thị trường chứng khoán vốn quen thuộc với nhiều nhà đầu tư. Thị trường ngoại hối với khối lượng giao dịch khổng lồ, luôn luôn tồn tại cơ hội thu lợi nhuận song cũng mang nhiều rủi ro. Thêm vào đó, sự không hiệu quả của thị trường ngoại hối sẽ là tiền đề để ứng dụng các yếu tố tâm lý. Đối với thị trường ngoại hối giao ngay, tâm lý tác động lớn đến quyết định mua hay bán của các nhà kinh doanh đặc biệt là các nhà đầu tư theo hướng phân tích kỹ thuật. Một xu hướng rõ ràng vẫn có thể bị phá vỡ khi các nhà đầu tư nhận định tương lai ảm đạm. Lý thuyết Tài chính hành vi (behaviroal finance) còn có một số tên gọi khác như Tâm lý hành vi, Tâm lý tài chính … với nền tảng cơ bản là “thị trường không luôn luôn đúng”, đã đặt ra một đối trọng lớn đối với Lý thuyết Thị trường hiệu quả (EMH- effective market hypothesis), cơ sở của các lý thuyết tài chính từ những thập niên 1960 trở lại đây. Lý thuyết thị trường hiệu cho rằng một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường nghĩa là giá của các công cụ tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, …) không phản ánh một cách chính xác giá trị hợp lý thì sẽ tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và những nhà đầu tư hợp lý khi tận dụng những cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao), sẽ góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng. Cơ chế điều chỉnh kinh doanh chênh lệch giá giúp tạo ra thị trường hợp lý trở thành nền tảng cho rất nhiều lý thuyết định giá: từ đường cong thị trường hiệu quả, CAPM cho đến Black Scholes, đến các lý thuyết tài chính quốc tế như PPP, backwardation, … Tuy nhiên, lý thuyết Tài chính hành vi chỉ ra rằng có những trường hợp những nhà đầu tư “hợp lý’ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý” và khi đó thị trường sẽ không hiệu quả, hay “sai” (tức là định giá quá cao hoặc quá thấp giá cổ phiếu hay các loại sản phẩm tài chính khác).
  8. 2 Các lý thuyết Tài chính hành vi chủ yếu được đề cập nhiều trong thị trường chứng khoán, được dùng để giải thích hiện tượng bong bóng tài chính hay tài sản (chủ yếu là bất động sản) trong khí đó thị trường ngoại hối là một thị trường nhạy cảm với yếu tố tâm lý lại ít được đề cập. Đặc biệt, thị trường ngoại hối Việt Nam- một thị trường chịu rất nhiều ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý nhưng hiện vẫn chưa có những tài liệu nghiên cứu, đánh gái một cách tổng thể về vấn đề Tài chính hành vi trong kinh doanh ngoại hối. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết Tài chính hành vi (Behavioral finance) trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối”. 2. Tình hình nghiên cứu: Trên thế giới, có thể kể đến một số tác phẩm nghiên cứu về Tài chính hành vi trên thị trường ngoại hối và thị trường tài chính nói chung như: - A behavioral finance model of the exchange rate with many forcasting rules- Paul De Grauwe, Pablo Rovira Kaltwasser, 2006. - Behavioral finance and wealth management- Michael M.Pompian, 2006. - Behavioral Finance- Jay R. Ritter, The Pacific-Basin Finance Journal, 2003. Tại Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về Tài chính hành vi trong kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên có một số nghiên cứu cung cấp những kiến thức nền tảng về Lý thuyết Tài chính hành vi như: - Ứng dụng Tài chính hành vi vào nghiên cứu thực tiễn- Trần Ngọc Thơ và Hồ Quốc Tuấn, Tạp chí kinh tế phát triển tháng 7 năm 2007. - Tài chính hành vi và những bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam- Thạc sỹ Lê Đạt Chí, Tạp chí kinh tế phát triển tháng 7 năm 2007.
  9. 3 Các nghiên cứu này đều chủ yếu đề cập đến phân tích Tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu mang đến những lý luận về Tài chính hành vi nhằm ứng dụng vào phân tích diến biến hành động của nhà kinh doanh trên thị trường ngoại hối nói chung và trên thị trường ngoại hối Việt Nam nói riêng. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản sau:  Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh ngoại hối và Tài chính hành vi.  Phân tích ứng dụng của Tài chính hành vi trong kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế. Xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố tâm lý đến sự biến động của tỷ giá.  Tìm hiểu ứng dụng của Tài chính hành vi trên thị trường ngoại hối Việt nam- Vinaforex. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: ứng dụng các lý thuyết tài chính hành vi trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế và một vài đánh giá đối với thị trường ngoại hối Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, đề tài cso sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp tổng hợp, thống kê - Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp định tính.
  10. 4 - Số liệu phân tích trong đề tài là số liệu về tỷ giá hối đoái chính thức công bố của thị trường ngoại hối quốc tế lấy từ các phần mềm dữ liệu trực tuyến như Historical Exchange rate, Forex.com. Tỷ giá sử dụng là midpoint- trung bình của tỷ giá bid-ask lấy giá trị theo ngày. 6. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống hóa các học thuyết về Tài chính hành vi đồng thời đưa ra các chỉ số nhằm nhận biết tác động của yếu tố tâm lý trong kinh doanh ngoại hối. Từ đó, đề tài cũng chỉ ra mức độ ứng dụng tại thị trường Việt Nam. Những lý thuyết cơ bản về Tài chính hành vi cũng là tiền đề quan trọng cho các nghiên cứu sâu hơn không chỉ trên thị trường ngoại hối mà trên cả thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… Những lý thuyết này cũng có thể ứng dụng nhằm giải thích các hiện tượng bong bóng đầu cơ, khủng hoảng tài chính… 7. Kết cấu đề tài: Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận thì bao gồm 3 chương giải quyết phần nội dung sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh doanh ngoại hối và Tài chính hành vi (Behavioral fianance). Chương 2: Phân tích ứng dụng lý thuyết Tài chính hành vi trong kinh doanh ngoại hối trên thị trường quốc tế. Chương 3: Đánh giá một số biểu hiện của Tài chính hành vi trên thị trường ngoại hối Việt Nam.
  11. 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH DOANH NGOẠI HỐI VÀ TÀI CHÍNH HÀNH VI (BEHAVIORAL FINANCE) 1.1. Tổng quan về kinh doanh ngoại hối: 1.1.1. Những vấn đề cơ bản thị trường ngoại hối: 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm: Thị trường ngoại hối (Foreign Exchange- FOREX hay FX) hiểu theo nghĩa rộng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ngoại hối1. Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối được hiểu là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính– tín dụng với nhau.2 Thị trường ngoại hối có những đặc điểm cơ bản sau: - Không nhất thiết phải tập trung tại một vị trí địa lý hữu hình nhất định mà có thể diễn ra ở bất cứ đâu nơi mà các chủ thể kinh tế có thể mua hoặc bán các đồng tiền khác nhau thông qua điện thoại, telex, fax, máy tính...). Do đó nó mang tính chất quốc tế hơn là quốc gia và nó còn được gọi là thị trường không gian (space market). Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường “không ngủ” do có sự chênh lệch về múi giờ nên các giao dịch được diễn ra suốt ngày đêm. - Các giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các ngân hàng với nhau- chiếm 85% còn 14% là giữa ngân hàng với khách hàng, chỉ 1% diễn ra giữa những người bán lẻ với 1 Ngoại hối bao gồm ngoại tệ đối với một quốc gia, các phương tiện thanh toán quốc tế ghi bằng ngoại tệ (hối phiếu, séc,…), các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ (tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu…), đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ và vàng theo tiêu chuẩn quốc tế (Việt Nam quy định là vàng khối, vàng thỏi có chất lượng từ 99,5% và khối lượng từ 1 kg trở lên, có nhãn hiệu của nhà sản xuất vàng được Hiệp hội vàng, Sở giao dịch vàng quốc tế công nhận. London Bullion Market Association quy định đơn vị giao dịch tại the London Bullion Market là 1 ounce vàng tinh khiết/nguyên chất (pure gold). Khách hàng trả tiền theo hàm lượng vàng tinh khiết chứ không phải theo trọng lượng của thỏi vàng. Vàng 24 carat/Karat (viết tắt là ct/K) là vàng tinh khiết với hàm lượng vàng là 99,9%). 2 Khái niệm được tổng hợp từ giáo trình Tài chính quốc tế- GS.TS Nguyễn Văn Tiến, 2010.
  12. 6 nhau nên thị trường ngoại hối được biết đến như thị trường bán buôn, liên ngân hàng- Interbank. - Thị trường ngoại hối có khối lượng giao dịch lớn ước tính khoảng 4500 tỷ mỗi ngày trong đó 40% giao dịch ở chấu Âu, 40% tại Mỹ và phần còn lại của thế giới chỉ khoảng 20%.3 - Tỷ giá trên các thị trường khác nhau có độ chênh lệch không đáng kể do thị trường có tính toàn cầu và hoạt động hiệu quả. - Đồng tiền sử dụng nhiều nhất là USD (chiếm 41,5% tổng số các đồng tiền tham gia, xét trên tổng số là 83% vì tỷ giá bao giwof cũng gồm 2 đồng tiền) - Thị trường ngoại hối có tính thanh khoản cao và nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý, chính sách tiền tệ của các nước phát triển. 1.1.1.2. Các chức năng của FOREX: - Thực hiện kịp thời các hoạt động về thanh toán quốc tế từ hoạt động thương mại, tín dụng và đầu tư. - Thị trường ngoại hối là nơi hình thành và điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ cũng sẽ góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. - Thị trường ngoại hối mang đặc điểm của thị trường tiền tệ giúp các nhà đàu tư đang dạng hóa danh mục đầu tư, bổ sung nguồn dự trữ ngoại hối cho các doanh nghiệp, ngân hàng và quốc gia. - Thị trường ngoại hối cung cấp các công cụ nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cũng như tìm kiếm lợi nhuận trực tiếp. 3 Số liệu công bố của Ngân hàng Thanh toán quốc tế tháng 6/2011. Theo ước tính đến năm 2020 sẽ đạt tới 10.000 tỷ USD mỗi ngày.
  13. 7 1.1.1.3. Thành viên tham gia trên FOREX4: Có nhiều cách thức phân chia thành viên tham gia trên thị trường ngoại hối song xét từ góc độ kinh doanh ngoại hối ta thấy các đối tượng chính: -Ngân hàng và các nhà giao dịch ngoại hối phi ngân hàng (Non-bank foreign exchange dealers): hoạt động trên cả 2 thị trường bán buôn và bán lẻ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thu lời từ chênh lệch (spread) giữa giá mua (bid price) và giá bán (ask/offer price), chênh lệch do thay đổi tỉ giá. EBS (Electronic Broking System) ngày nay thay thế phần lớn hoạt động của brokers. - Cá nhân và công ty thực hiện giao dịch đầu tư và thương mại: nhà xuất nhập khẩu, nhà đầu tư chứng khoán, MNEs, người du lịch... - Nhà đầu cơ (speculators) và kinh doanh chênh lệch giá (arbitrageurs): kiếm lợi nhuận cho chính mình, không có nghĩa vụ phải phục vụ khách hàng và đảm bảo cho thị trường được liên tục. Speculators kiếm lợi nhuận từ biến động tỷ giá, arbitrageurs kiếm lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường. - Ngân hàng trung ương và Kho bạc: Sử dụng thị trường để làm thay đổi dự trữ ngoại tệ, tác động lên tỷ giá theo cách có lợi cho nền kinh tế. 1.1.2. Kinh doanh ngoại hối: 1.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh ngoại hối: Kinh doanh ngoại hối là hoạt động mua bán, đầu tư, cho vay hoặc đầu cơ ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD) hoặc phi tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối và công ty lớn trên thị trường tài chính trong và ngoài nước với mục đích chính là tìm kiếm lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh. 4 Tham khảo slides bài giảng của TS. Mai Thu Hiền- Giảng viên Bộ môn Tài chính quốc tế, Đại học Ngoại Thương.
  14. 8 Kinh doanh ngoại hối mang đầy đủ các đặc điểm đã đề cập ở thị trường ngoại hối và các đặc điểm riêng biệt mà nổi bật là khả năng sinh lợi cao kèm theo rủi ro lớn. 1.1.2.2. Lợi ích từ hoạt động kinh doanh ngoại hối: Kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn nhất hiện nay bởi những lợi ích mà lĩnh vực mang lại: - Trước hết, các giao dịch được diễn ra với một mức phí rất thấp. Hơn nữa nhờ vào việc cho phép sử dụng đòn bẩy nên tỷ suất sinh lợi khá hấp dẫn có thể đạt mức 100:1 hay 200:1. - Do thị trường hoạt động liên tục 24h nên cho phép các nhà tham gia thị trường có thể vào ra bát cứ lúc nào mà không phải chờ đợi giờ mở cửa và đóng cửa. - Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với thị trường trên các phần mềm giao dịch với sàn và được cập nhật thông tin trực tiếp về tỷ giá nên giao dịch diễn ra nhanh chóng, giảm thiểu vấn đề thông tin bất cân xứng. - Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu nên sẽ rất ít khi xảy ra trường hợp một ai đó kiểm soát toàn bộ thị trường vì vậy trong dài hạn đây là một thị trường đầu tư an toàn. 1.1.2.3. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối: Trước những lợi ích mang lại, các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận một mức rủi ro cao thể hiện qua biên độ biến động lớn của giá và lực đòn bẩy. Mỗi một cặp tỷ giá chịu rủi ro không mang tính hệ thống- rủi ro mang tính cá biệt, có thể loại bỏ rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục các đồng tiền đầu tư và rủi ro mang tính hệ thống- tác động đến hầu hết các cặp tỷ giá như khủng hoảng toàn cầu.Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động KDNT bao gồm: rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro công nghệ.
  15. 9 - Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là loại rủi ro gây nên bởi sự biến động mạnh của tỷ giá dẫn đến thua lỗ trong giao dịch. Nói một cách khác, rủi ro tỷ giá là rủi ro thua lỗ từ trạng thái không cân bằng (trạng thái mở) không bảo hiểm do sự biến động của tỷ giá. Trường hợp thường xảy ra nhất đối với loại rủi ro này là việc duy trì một trạng thái hối đoái mở của một đồng tiền nhất định. Nếu như trạng thái hối đoái dương (Long position) đối với một loại ngoại tệ mà ngoại tệ đó bị giảm giá thì chắc chắn sẽ bị rủi ro và ngược lại. - Rủi ro lãi suất: sự chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền trong cặp tỷ giá có thể khiến cho một đồng tiền tăng giá song vãn không mang lại lợi nhuận. - Rủi ro thanh khoản: xảy ra khi một đồng tiền mất khả năng giao dịch hay thanh toán, trường hợp này ít khi xảy ra nhưng cũng không thể loại trừ - Rủi ro công nghệ: các hoạt động kinh doanh ngoại hối phần lớn diễn ra thông qua mạng điện tử, telex, fax… nên có thể gặp phải các trục trặc liên quan đến vấn đề công nghệ trong khi tỷ giá biến động rất nhanh. Để quản trị những rủi ro cơ bản này, ta có thể: - Duy trì sự cân xứng về trạng thái ngoại hối thông qua quản lý bằng công cụ hạn mức. - Thực hiện việc đa dạng hóa danh mục đầu tư với các đồng tiền khác nhau và các nghiệp vụ khác nhau- giao ngay và phái sinh. - Chọn mức đặt cọc thích hợp và đòn bày hợp lý, phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro đặt ra từ đầu. Lựa chọn các nguyên tắc khi bắt đầu tham gia vào thị trường. 1.1.3. Vấn đề tỷ giá: Tỷ giá là vấn đề quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành kinh doanh ngoại hối, tỷ giá có coi tương tự như giá cả hàng hóa thông thường hay tài sản tài chính trên thị trường ngoại hối. Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tỷ giá chính là
  16. 10 cơ sở nền tảng cho những nghiên cứu về Tâm lý tài chính trong kinh doanh ngoại hối. 1.1.3.1. Khái niệm: Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được hiển thị thông qua đồng tiền khác 5.Ví dụ: 1 USD = 20.400 VND. Trong ví dụ này, giá của USD được hiện thị thông qua VND và 1 USD có giá là 20.400 VND. Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá, còn đồng tiền kia đóng vai trò đồng tiền định giá. Đồng tiền yết giá (Commodity Currency – ký hiệu là “C” ) : là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị. Đồng tiền định giá (Term Currency – ký hiệu là “T”) : là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Ví dụ 1: 1 AUD = 0,7642 USD, trong đó: AUD là đồng tiền yết giá, còn USD là đồng tiền định giá. Ví dụ 2: 1 USD = 20.400 VND, trong đó: USD là đồng tiền yết giá, còn VND là đồng tiền định giá. Yết giá trực tiếp- yết giá gián tiếp: - Yết tỷ giá trực tiếp ( yết giá ngoại tệ trực tiếp) giá ngoại tệ được bộc lộ trực tiếp bằng tiền, chúng ta không cần tính toán suy đoán gì thêm. Như vậy, phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp yết giá ngoại tệ xét từ giác độ của quốc gia, trong đó: Ngoại tệ, với vai trò là hàng hoá (Commodity Currency), là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị. Nội tệ, với vai trò là tiền tệ (Terms Currency), là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên Forex. Ví dụ tại Việt Nam, E(VND/USD)6= 20.693 5 Khái niệm tỷ giá mang tính thị trường theo Giáo trình Thanh toán quốc tế- GS.TS. NGƯT Đinh Xuân Trình, 2009. 6 Cách viết VND/USD mang tính học thuật nghiên cứu còn thông thường các ngân hàng thường niêm yết theo cách viết USD/ VND.
  17. 11 - Yết tỷ giá gián tiếp (Yết giá ngoại tệ gián tiếp). giá ngoại tệ chỉ được bộc lộ một cách gián tiếp bằng tiền: nội tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, có số đơn vị cố định và là bằng 1 đơn vị; ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá, có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Ví dụ vaanms tỷ giá E(VND/USD)= 20.693 nhưng tại thị trường Hoa Kỳ. - Trên thế giới chỉ có đồng tiền quốc tế SDR là hoàn toàn được yết giá tỷ giá trực tiếp. Bởi vì: thứ nhất, SDR luôn đóng vai trò là ngoại tệ (hàng hoá) trong mối quan hệ với tất cả các đồng tiền còn lại; thứ hai, trên thị trường ngoại hối SDR luôn đóng vai trò là đồng tiền yết giá. - Các nước Anh, New Zeland, Úc và các nước đồng tiền chung EURO là dùng phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ gián tiếp. - Tất cả quốc gia còn lại đều áp dụng phương pháp yết tỷ giá ngoại tệ trực tiếp. - Riêng Mỹ áp dụng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp với các ngoại tệ GBP, AUD, NZD, EUR và SDR; còn với các ngoại tệ khác, áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp thì spread nhỏ hơn so với đồng tiền không ổn định. 1.1.3.2. Tỷ giá mua, tỷ giá bán và lãi kinh doanh ngoại hối Rất nhiều nhầm lẫn giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán, bởi vì trong mỗi giao dịch ngoại hối có 2 đối tác, 2 tỷ giá và 2 đồng tiền. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tỷ giá mua và tỷ giá bán nhầm kiếm lợi nhuận thông qua việc tạo thị trường và kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) mỗi khi có cơ hội phát sinh. 1.1.3.2.1. Tỷ giá mua và tỷ giá bán Tỷ giá mua là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá. Tỷ giá bán là tỷ giá mà tại đó Ngân hàng yết giá sẵn sàng ban đồng tiền yết giá. Với cách yết giá 2 chiều, thì tỷ giá đứng trước gọi là tỷ giá mua và tỷ giá đứng sau gọi là tỷ giá bán.
  18. 12 Ví dụ: một ngân hàng tại Singapore yết tỷ giá: E(SGD/USD)= 1,6410 – 1,6415. Tỷ giá đứng trước 1,6410 gọi là tỷ giá mua, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua đồng tiền yết giá là USD. Hay nói cách khác, ngân hàng yết giá sẵn sàng mua USD tại tỷ giá: 1 USD= 1,6410 SGD. Tỷ giá đứng sau 1,6415 gọi là tỷ giá bán, nghĩa là tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán đồng tiền yết giá là USD. Hay nói cách khác, ngân hàng yết giá sẵn sàng bán USD tại tỷ giá : 1 USD = 1,6415 SGD. Ngân hàng hỏi giá hay khách hàng sẽ tiến hành các giao dịch ngược với ngân hàng yết giá thì phải trả cho ngân hàng yết giá theo tỷ giá bán, tức là tỷ giá 1 USD = 1,6410 SGD. 1.1.3.2.2. Chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán gọi là spread- là thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nếu không có chi phí xảy ra. Để có được thu nhập từ hoạt động mua bán ngoại hối, ngân hàng yết tỷ giá sao cho tỷ giá mua vào là thấp hơn tỷ giá bán ra. Ví dụ, E(VND/USD) = 20.380-20.430. Spread được tính theo hai cách sau: - Tính theo điểm tỷ giá (số tuyệt đối): Spread = 20.430-20.380 = 50 tức 50 điểm. Điều này có nghĩa là: Nếu ngân hàng yết giá đồng thời vừa mua vừa bán 1 USD thì lãi sẽ là 50 điểm, tức 50 VND. Tính theo tỷ lệ % (số tương đối): Spread = .100% Thay vào ta tính được Spread là 0,25%.
  19. 13 Speard là điều ngân hàng yết giá hướng đến bởi khi speard càng nhỏ thì khối lượng giao dịch có xu hướng lớn hơn, do đó tổng lợi nhuận thu về sẽ lớn. 1.1.3.3. Hành vi đầu cơ và kinh doanh chênh lệch tỷ giá: Đây là hai mục đích quan trọng khi các nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh ngoại hối để tìm kiếm lợi nhuận bên cạnh mục đích phòng vệ rủi ro tỷ giá. Hành vi đầu cơ tỷ giá ( Speculations) : Đầu cơ là việc mua một đồng tiền ngày hôm nay và bán lại đồng tiền này tại một thời điểm nhất định trong tương lai nhằm ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua và bán diễn ra tại hai thời điểm khác nhau, nên hành vi đầu cơ đã tạo ra trạng thái ngoại hối mở, nên chịu rủi ro tỷ giá và phải bỏ vốn kinh doanh. Ví dụ: Giả sử tỷ giá kì hạn thời hạn t là Ft (VND/USD) = Ft’ ; nếu nhà kinh doanh dự tính tỷ giá giao ngay tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn Set (VND/USD) = Set lớn hơn tỷ giá kỳ hạn, thì có thể tiến hành đầu cơ tỷ giá bằng cách: ngày hôm nay ký một hợp đồng mua bán kỳ hạn USD, sau đó bán giao ngay USD tại thời điểm hợp đồng đến hạn để kiếm lãi (Set – St) > 0 Nếu nhà kinh doanh dự tính tỷ giá spot tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn đến hạn Set (VND/USD) = Set thấp hơn tỷ giá kỳ hạn Ft, thì có thể tiến hành đầu cơ tỷ giá bằng cách: ngày hôm nay ký một hợp đồng bán kỳ hạn USD, sau đó mua giao ngay USD tại thời điểm hợp đồng đến hạn để kiếm lãi (Ft - Set) > 0. Kinh doanh chênh lệch tỷ giá ( Arbitrage): Là việc cùng một thời điểm mua một đồng tiền ở nơi rẻ và bán lại ở nơi có giá cao hơn để ăn chênh lệch tỷ giá. Vì hành vi mua vào và bán ra diễn ra tại cùng một thời điểm, nên về mặt lý thuyết thì kinh doanh chênh lệch tỷ giá không chịu rủi ro tỷ giá và không phải bỏ vốn. Khi các ngân hàng đã nhận ra việc yết tỷ giá không thống nhất, ngay lập tức một hoặc cả hai ngân hàng sẽ điều chỉnh tỷ giá mua bán của mình, điều này làm cho cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá cũng biến mất.
  20. 14 Ví dụ: Ngân hàng A yết tỷ giá VND/USD là 15.667-15.674, ngân hàng B yết tỷ giá 15.676-15.679. Là nhà kinh doanh, ta có thể Arbitrage bằng cách mua USD tại ngân hàng A với tỷ giá 15.674 sau đó bán lại cho ngân hàng B với tỷ giá 15.676. Kết quả Arbitrage là: 2 VND/USD. Phân biệt Arbitrage và Speculation: Bảng 1: Phân biệt nghiệp vụ arbitrage và Speculation Tiêu chí Arbitrage Speculation Thời gian Mua và bán xảy ra đồng thời Mua và bán xảy ra tại hai thời điểm Vốn kinh doanh Không cần bỏ vốn Phải bỏ vốn Trạng thái ngoại hối Không tạo ra trạng thái Tạo ra trạng thái ngoại hối ngoại hối mở Rủi ro tỷ giá Không chịu rủi ro tỷ giá Chịu rủi ro tỷ giá Cơ sở kinh doanh Quan sát thị trường Phán đoán thị trường và sẵn sàng chịu rủi ro Lãi kinh doanh Chắc chăn và biết được Không chắc chắn và không biết trước Địa điểm kinh doanh Tại hai thị trường Có thể tại một thị trường Cơ hội kinh doanh Chỉ là thoáng qua Có thể tiến hành bất cứ lúc nào 1.1.4. Các giao dịch ngoại hối cơ bản7: Trên thị trường ngoại hối có 5 nghiệp vụ kinh doanh phổ biến là: giao ngay, kỳ hạn , hoán đổi,, tương lai và quyền chọn, trong đó, nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở, còn các nghiệp vụ khác là phát sinh, tức là được bắt nguồn từ các thông số có 7 Các khái niệm trong phần này được tổng hợp từ slides bài giảng của TS. Mai Thu Hiền- Giảng viên bộ môn Tài chính quốc tế, đại học Ngoại Thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2