intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài “Nghiên cứu về hoạt động của nước dưới đất-tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở Nghệ An”

Chia sẻ: đỗ Văn Thoại | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

216
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhân loại đang đứng trước những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ khoa học và công nghệ đem lại. Mặt khác lại đanh phải đối đầu với những vấn đề vô cùng gay cấn về tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên và môi trường. So sánh với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước lục địa khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, tài nguyên và môi trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài “Nghiên cứu về hoạt động của nước dưới đất-tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở Nghệ An”

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đang đứng trước những triển vọng phát triển to lớn do tiến bộ khoa học và công nghệ đem lại. Mặt khác lại đanh phải đối đầu với những vấn đề vô cùng gay cấn về tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên và môi trường. So sánh với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam có nguồn tài nguyên nước lục địa khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên với tiến trình gia tăng dân số, thâm canh công nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, tài nguyên và môi trường nước lục địa của Việt Nam đang thay đổi hết sức nhanh chóng và đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt về số lượng, ô nhiễm về chất lượng, tác động tiêu cực tới cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của cả nước. Vấn đề đáng báo động là nguồn nước dưới đất của Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng đang đối mặt với vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng, do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ nguồn nước. Nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần. Tình trạng ô nhiễm phốt phát (P-PO4) cũng có xu hướng tăng theo thời gian.Công tác điều tra đánh giá địa chất thủy văn nhằm thể hiện một cách tổng thể trữ lượng tiềm năng nước dưới của tỉnh Nghệ An, đồng thời nêu lên hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất trong địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất phương án quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Với những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu về hoạt động của nước dưới đất-tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở Nghệ An”. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về tài nguyên thiên nhiên để có phương án quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước dưới đất phục vụ các mục đích sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 1 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 2.2 Mục tiêu nghiên cứu  Nghiên cứu về hoạt động của nước dưới đất ở tỉnh Nghệ An, hoạt động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở tỉnh Nghệ An.  Phân tích đánh giá thực trạng và tình hình sử dụng nguồn tài nguyên nước dưới đất  Phân tích đánh giá tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở Nghệ An.  Đề ra một số giải pháp, ý kiến nhằm bảo về nguồn nước sạch sử dụng hợp lý cho cuộc sống của nhân dân và sự lành mạnh về sinh thái của Nghệ An nói riêng, Việt Nam nói chung. 3. Giới hạn nghiên cứu 3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ Do điều kiên không cho phép,trong khôn khổ một bài tập lớn một sinh viên khó có thể nghiên cứu thực địa toàn diện địa bàn Nghệ An nên lấy khu vực trong thành phố Vinh,Nghệ An phục vụ cho nghiên cứu . 3.2.Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của nước dưới đất và tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở Nghệ An 4. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động của nước dưới đất-tác động của bơm hút nước ngầm trên môi trường địa chất ở tỉnh Nghệ An. 5. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu  Quan điểm duy vật biện chứng : cho phép nhìn nhận sự vật hiện tượng trong trạng thái vận động và phát triển,trong mối quan hệ biện chứng với sự vật hiện tượng khác  Quan điểm tổng hợp :giúp cho việc nhìn nhận đánh giá đối tượng nghiên cứu một cách cụ thể,toàn diện.trong đề tài quan điểm tổng hợp được sử dụng để trình bày ảnh hưởng của bơm hút nước ngầm lên môi trường địa chất để từ đó đưa ra phương án xử lí và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước và địa phương. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 2 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu,tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình thực hiện đề tài như: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu , xử lý thông tin, thống kê, phân tích , so sánh.. qua đó,kế thừa nguồn thông tin đầu để đưa ra những phân tích và đánh giá cho đề tài. 6. Bố cục đề tài Đề tài gồm  Phần mở đầu  Phần nội dung (gồm 3 chƣơng)  CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN-KINH TẾ,XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN  CHƢƠNG II:HOẠT ĐỘNG CỦA NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG BƠM HÚT NƢỚC NGẦM Ở TỈNH NGHỆ AN A. Động lực ngoại sinh-hoạt động của nƣớc dƣới đất ở Nghệ An B. Động lực nhân sinh-tác động bơm hút nƣớc ngầm trên môi trƣờng địa chất ở tỉnh Nghệ An  CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƢỚC DƢỚI ĐẤT Ở NGHỆ AN  Phần kết luận. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 3 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  4. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN NỘI DUNG CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ, XÃ HỘI Ở TỈNH NGHỆ AN I. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lí  Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ  Tọa độ địa lý: từ 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ Bắc và 102052’53” đến 105045’30” kinh Đông.  Vị trí tiếp giáp  Phía bắc giáp Thanh Hóa  Phía nam giáp Hà Tĩnh  Phía tây giáp với nước Lào  Phía đông giáp với Biển Đông.  Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn Hình 1: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An  Diện tích: 16.487 km2  Dân số: 2.915.055 người  Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Sán Dìu, Thái, H'Mông, Ơ Đu, tộc người Đan Lai... LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 4 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  5. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN  Tỉnh lỵ: Thành phố Vinh  Huyện thị: Thị xã Cửa Lò, Thị xã Thái Hòa và 17 huyện, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.. 2. Địa hình Địa hình Nghệ An đa dạng, phức tạp, có đầy đủ các dạng địa hình: Đồi núi, đồng bằng và biển Địa hình đồi núi chiếm 86% diện tích tự nhiên của tỉnh, bị chia cắt mãnh liệt, nghiêng dốc mạnh từ Tây sang Đông, nhiều dãy núi dài, nhiều khối núi cao, khe sâu, sông suối chằng chịt, thì thoảng có vài dải đât hẹp ở thượng lưu sông Con, sông Cả. Trong đó, địa hình núi thấp và trung bình chiếm ưu thế,tập trung ở Thanh Chương, Con Cuông, Tương Dương….. Địa hình đồng bằng tích tụ có diện tích nhỏ, chiếm 14% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở phía Đông và Đông Nam. Đại hình bờ biển thuộc loại thấp và bằng phẳng, tập trung chủ yếu ở các huyện: Quỷnh Lưu, Diện Châu, Nghi Lộc, Thị xã Cửa Lò. 3. Mạng lƣới thủy văn Tỉnh Nghệ An có 7 lưu vực sông(có cửa riêng biệt), tuy nhiên 6 trong số này là các sông ngắn ven biển có chiều dài dưới 50km, duy nhất có sông Cả với lưu vực 15.346km2 ,chiều dài 361km.Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,phù hợp với độ nghiêng của địa hình,địa hình núi thấp và gò đồi chiếm tỷ trọng lớn nên mạng lưới sông ngòi trong khu vực khá phát triển với mật độ trung bình đạt 0.62km/km2 nhưng phân bố không đều. Phần lớn sông ngòi của tỉnh nằm trong hệ thống sông Cả.Sông ngòi có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.Đó là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho nông nghiệp,là tuyến giao thông tiện lợi và ở mức độ nhất định là nguồn thủy điện phục vụ nội tỉnh. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 5 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  6. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 4. Khí hậu khí tƣợng Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt :xuân, hạ, thu, đông. Nghệ An là một trong những tỉnh chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng, từ tháng 4 đến tháng 8,gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình là 24,20C, lượng mưa trung bình từ 1500- 2000 mm, độ ẩm trung bình 84% có khi thấp 42% vào tháng 7. Tổng chiều dài sông suối là 9828km, mật độ trung bình 0,7km/km2. 5. Tài nguyên nƣớc Vùng nguyên liệu có nguồn tài nguyên nước phong phú đa dạng cả về nước mặt và nước ngầm :  Nguồn nước mặt: có các con sông lớn như sông Lam, sông Cả, sông Giăng,sông Đào, sông Hiếu và một số khe suối nhỏ khác, có nước chảy quanh năm. Ngoài ra còn có 210 hồ, đập và 35 trạm bơm. Nguồn nước khai thác chủ yếu để tưới cho lúa.  Nguồn nước ngầm: Nguồn nước dồi dào,mực nước ngầm trung bình từ 3- 7m, riêng các xã ở huyện Kỳ Sơn 10-12m, về mùa khô có thể đến 20m. Chát lượng nước khá tốt, đây là nguồn nước dự trữ quan trọng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của nhân dân. Nước dưới đất trên toàn tỉnh Nghệ An có tổng trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 21.223.000 m3, phân bố trong nhiều tầng chứa nước và có nhiều cấp độ trữ lượng khác nhau có thể khai thác phục vụ cho các mục đích dân sinh và phát triển nông nghiệp. Sử dụng nguồn nước dưới đất có thể đáp ứng được 60% nhu cầu dùng nước. Dải ven biển từ Quỳnh Lưu đến Cửa Hội có trữ lượng nước dưới đất kém phong phú, chỉ phục vụ một phần cho tưới và sinh hoạt. Vùng Vinh, Cửa Lò, Hưng Nguyên có trữ lượng nước lợ khá dồi dào, đạt 58.140 m3/ng có thể khai thác phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 6 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Nước dưới đất ở Nghệ An chủ yếu được khai thác phục vụ cho mục đích nông nghiệp và dân sinh. Trong nông nghiệp, nước được dùng theo nhiều quy mô khác nhau, trong đó tưới mang tính tập trung chỉ có một số vùng như Bãi Ngang (Quỳnh Lưu), Diễn Thịnh, Diễn Hùng (Diễn Châu), Nghi Thạch, Nghi Ân (Nghi Lộc) và một vài nông trường. Diện tích tưới cho vùng ven biển: 654,3 ha, Diễn Châu: 303 ha, Nghi Lộc: 47 ha, vùng núi thấp: 165 ha, Xuân Thành: 40 ha và Nông trường Tây Hiếu: 125ha Bảng 1. Định hƣớng quy hoạch cấp nƣớc phân theo các vùng Diện Khả năng Tầng khai Nhu cầu dùng Đối tƣợng Vùng tích cấp nƣớc thác nƣớc (103 m3) cấp nƣớc (ha) (103 m3) Sinh hoạt, nông pq1-2, O3-S1 Nam Đàn 3.100 1.546 5.285 nghiệp, cấp cho sc Tp Vinh Sinh hoạt, tưới, Tp. Vinh 6.400 pq2 21.000 3.738 công nghiệp Cửa Lò 2.800 qh2 11.083 2.102 Tưới rau màu Bãi Ngang - Sinh hoạt, tưới 3.683 qh2 8.805 2.318 Quỳnh Lưu rau màu Đô Lương - Sinh hoạt, nông 65.800 qC-P bs 10.250 11.800 Diễn Châu nghiệp Đông Nghi Sinh hoạt, tưới 4.334 qh2 11.408 1.460 Lộc rau màu Bãi Tập - Sinh hoạt, nông 11.608 q 798 827 Quỳ Hợp nghiệp Hạ Sơn - 16.000 C-P bs 5.346 8.911 Tưới rau màu, LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 7 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  8. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Quỳ Hợp sinh hoạt Phủ Quỳ - Nông nghiệp và 2.648 C-P bs 5.796 5.605 Nghĩa Đàn sinh hoạt Trữ lƣợng nƣớc dƣới đất  Phần nƣớc nhạt  Vùng 1 - Nam Đàn: Trong vùng này, đối tượng chứa nước triển vọng nhất là tầng Pleistocen hạ - trung (qp1-2). Kết quả thăm dò cho thấy tại lỗ khoan Nam Trung nước dưới đất có lưu lượng 1.078,27 m3/ngày, tỷ lưu lượng đạt 3,86 l/s.m, độ tổng khoáng hóa 0,154 g/l. Trữ lượng đánh giá trên diện tích 70 km2 đạt cấp C1: 6706,37 m3/ngày và cấp C2: 252.000 m3/ngày(*Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra “Quy định mới về phân cấp trữ lượng và tài nguyên khoáng sản rắn” (xem TCĐC số A/294). Đối với tài nguyên nước chưa có quy định gì, nên chúng tôi tạm giữ nguyên cách dùng của tác giả (BBT). Để khai thác sử dụng nước dưới đất có thể bố trí các công trình khai thác dọc theo dải cát, sỏi qp1-2 ở các xã Nam Lạc, Nam Long, Nam Hùng, Nam Tiến và dọc theo Sông Cả để tăng cường trữ lượng lôi cuốn khi khai thác. Chiều sâu các lỗ khoan từ 40 đến 60 m. Công suất dự kiến mỗi công trình là 1.000 - 3.000 m3/ngày hoặc có thể tới 5.000 m3/ngày (trong 7 lỗ khoan trữ lượng cấp C1, có 5 lỗ khoan có lưu lượng khi bơm hút thí nghiệm đạt 1.000 - 1.500 m3/ngày, nhưng độ hạ thấp chỉ từ 1,2 đến 3,86 m). Đây là đối tượng có khả năng nhất cung cấp nước cho Tp. Vinh, vì khoảng cách từ Vinh đến vùng điều tra chỉ trên 20 km. Vì vậy, cần đầu tư thăm dò để đánh giá chính xác và nâng cấp trữ lượng khai thác. Đối với tầng chứa nước Orđovic thượng - Silur hạ, hệ tầng Sông Cả (O3-S1 sc), trong phạm vi đánh giá 26 km2 kết quả cấp C1 + C2 là 24.376 m3/ngày.  Vùng 2 - Vinh, Cửa Lò: Đối tượng có triển vọng nhất là tầng chứa nước Holocen trung (qh2) và O3-S1 sc. Tầng qh2 (diện tích bao phủ khoảng 200 km2) đã được thăm dò trên 45 km2 cho thấy trữ lượng cấp B là 1.920 m3/ngày, cấp C1 là 1.992 m3/ngày, cấp C2 là LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 8 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  9. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 7.200 m3/ngày (tính cho riêng mùa khô) và 16.560 m3/ngày tính cho cả năm. Trên toàn vùng (theo Hoàng Văn Khổn), trữ lượng khai thác tiềm năng đạt 71.400 m3/ngày. Do đặc điểm của đất đá chứa nước chủ yếu là cát, nên có thể bố trí các lỗ khoan khai thác theo dạng hành lang (song song với đường bờ biển) hoặc vòng tròn. Chiều sâu lỗ khoan là 10 - 20 m. Công suất dự kiến của mỗi công trình là 100 - 150 m3/ngày. Tầng chứa nước O3-S1sc phân bố dọc theo đứt gãy là tầng giàu nước nhất. Giai đoạn thăm dò trữ lượng (trên diện tích 45 km2) đã tính được cấp B là 1.176 m3/ngày, cấp C1 là 3.550 m3/ngày. Có thể sử dụng các lỗ khoan sâu từ 80 đến 100 m và khai thác 100 - 3.500 m3/ngày.  Vùng 3 - Hoàng Mai: Đối tượng giàu nước là tầng chứa nước Trias trung, hệ tầng Đồng Trầu (T2a đt2). Trong giai đoạn tìm kiếm, có 3 lỗ khoan (phạm vi 6,5 km2) được xếp vào cấp C1 là 2.950 m3/ngày và cấp C2 tính được 9.350 m3/ngày, có thể khai thác nước ở các điểm lộ và các lỗ khoan đến đới dập nát hoặc karst. Các lỗ khoan có độ sâu 80 – 100 m. Năng suất của mỗi công trình là 500 - 2.000 m3/ngày.  Vùng 4 - Quỳnh Lƣu: Đối tượng tương đối giàu nước là tầng qh2 (dải cát ven biển). Từ lỗ khoan ở giai đoạn điều tra tính được cấp C1 là 745 m3/ngày. Dựa vào tài liệu đã được thăm dò tỉ mỉ ở vùng Vinh, Cửa Lò, Cửa Hội áp dụng vào vùng Quỳnh Lưu, tính được trữ lượng tiềm năng khai thác (cấp C2) là 6.000 m3/ngày, có thể khai thác bằng các lỗ khoan bố trí dọc theo bãi cát. Các lỗ khoan có độ sâu trên dưới 10 m. Năng suất của mỗi công trình dự kiến khoảng 100 - 200 m3/ngày.  Vùng 5 - Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn: Đối tượng có khả năng cấp nước là tầng chứa nước Đệ tứ (q), phân bố ven các sông, tầng qh2, T2a đt2 và tầng Carbon - Permi, hệ tầng Bắc Sơn (C-P bs). Trữ lượng trong các tầng chứa nước được xếp vào cấp C2 cụ thể là tầng q (phạm vi 18 km2): 40.770 m3/ngày, qh2 (phạm vi 50 km2): 40.907 m3/ngày, T2a đt2 (phạm vi 150 km2): 33.318 m3/ngày, C-P bs (phạm vi LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 9 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  10. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 350 km2): 129.465 m3/ngày. Có thể khai thác bằng các lỗ khoan có độ sâu 25 - 50 m đến trên 100 m. Năng suất của mỗi công trình dự kiến là 100 - 1.000 m3/ngày.  Vùng 6 - Đô Lƣơng - Diễn Châu: Trong vùng này đối tượng chứa nước chính là tầng q và C-P bs. Trữ lượng nước xác định được ở cấp C2 cho tầng C-P bs (phạm vi 290 km2) đạt 247.576 m3/ngày và tầng q trên diện tích 150 km2 đạt 224.911 m3/ngày. Như vậy, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nước nhạt dưới đất đã được thăm dò đánh giá theo các cấp trữ lượng trên tổng diện tích 1.147 km2 cho thấy cấp B: 3.096 m3/ngày, cấp C1: 17.619 m3/ngày và cấp C2: 1.010.000 m3/ngày.  Phần nƣớc mặn và lợ Nước mặn và lợ phân bố chủ yếu ở dải ven biển từ Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc đến Hưng Nguyên. Do bị ảnh hưởng của thủy triều, nước biển cũng như quá trình thành tạo, nước ngầm mặn và lợ thường phân bố ở tầng sâu và vùng cửa sông ven biển. Theo Hoàng Văn Khổn, trữ lượng tiềm năng khai thác đã tính cho tầng qp2 vùng Vinh, Cửa Lò, Cửa Hội là 58.140 m3/ngày. Có thể khai thác bằng các lỗ khoan sâu khoảng 40 - 80 m bố trí theo dãy dọc bờ biển với lưu lượng lỗ khoan đặt 150 - 700 m3/ngày. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 1. Dân cƣ Năm 2010 số dân cư Nghệ An là 2.929.107 người, mật độ dân số trung bình là 178người/km2, trong đó nguồn lao động chiếm 63% dân số. Đa số dân cư sông ở vùng nông thôn. Năm 2010 có 2.545.466 người sống ở khu vưc nông thôn (chiếm 86,9% dân cư của tỉnh ),thu nhập thấp, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. 2. Cơ sở hạ tầng 2.1. Hệ thống giao thông LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 10 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  11. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN  Đƣờng bộ: Quốc lộ 1A chạy từ Bắc vào Nam, qua các huyện ven biển và thành phố Vinh, cùng với 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du là vùng nguyên liệu tập trung phong phú của Nghệ An. QL7, QL46, QL48 chạy dọc từ Cảng biển Cửa Lò, qua QL1A, qua các xã miền núi cho đến các Cửa khẩu Nậm Cắn, Thanh Thủy, Thông Thụ sang nước bạn Lào. Các tuyến tỉnh lộ ngang dọc tạo ra một mạng lưới giao thông liên hoàn nối các huyện, các vùng kinh tế trong tỉnh với nhau và tỏa ra cả nước cũng như các nước trong khu vực.  Đƣờng sắt: Có đường sắt Bắc – Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh. Nhánh đường sắt Cầu Giát – Thái Hòa (Nghĩa Đàn) nối đường sắt Bắc Nam với vùng cây công nghiệp dài, ngắn ngày và vùng trung tâm vật liệu xây dựng của tỉnh. Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước.  Đƣờng biển: Có cảng biển Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15 km) đã đón tàu 1,8 vạn tấn cập cảng. Hiện nay, cảng đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng công suất để đón tàu 2 vạn tấn phục vụ xuất , nhập khẩu hàng hoá.  Đƣờng không: Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp và mở rộng để máy bay hiện đại loại lớn có thể lên xuống dễ dàng và đang được mở thêm tuyến bay đi các nước trong khu vực.  Cửa khẩu: Có 2 cửa khẩu đi sang nước CHDCND Lào là Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Kỳ Sơn) và Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thủy (Thanh Chương 2.2. Hệ thống điện Điện lưới Quốc gia đã phủ hết 19 huyện, thành, thị trong tỉnh. Hàng năm cung cấp khoảng 780 – 790 triệu KW và từ 1,5 đến 1,8 tỷ KW đến năm 2010. Nhiều công trình thủy điện đang và sắp tới sẽ khởi công xây dựng như NM thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Cắn 1 , Nậm Cắn 2, Bản Cốc, Nhạn Hạc và còn khoảng 7 – 8 Nhà máy thủy điện vừa và nhỏ khác trên lưu vực sông Cả, sông Hiếu, sông Giăng đang kêu gọi đầu tư. Hiện tại nguồn điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt. 2.3. Hệ thống cấp nƣớc LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 11 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  12. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước đảm bảo đủ cung cấp. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày . Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo đủ cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp. 2.4. Hệ thống thông tin liên lạc Cơ sở vật chất và mạng lưới Bưu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế 2.5. Giáo dục và đào tạo Cơ cấu tổ chức hiện nay của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An bao gồm:Ban Giám đốc, Công đoàn Ngành, 12 phòng ban sở, 20 phòng giáo dục và đào tạo, 19 trung tâm giáo dục thường xuyên, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, 91 trường THPT (trong đó 01 trường chuyên), 1 trung tâm Kĩ thuật tổng hợp- hướng nghiệp tỉnh, Công ty Sách- Thiết bị trường học Trong đó Đại học Vinh đào tạo đa ngành, bao gồm 30 chuyên ngành khác nhau với quy mô đào tạo 15.000 sinh viên / năm (dự kiến 30.000 sinh viên vào năm 2020), 5 trường Cao đẳng: Kỹ thuật 3, Kinh tế -Kỹ thuật, Y tế, Sư phạm, Văn hóa Nghệ thuật hàng năm đào tạo gần 10.000 sinh viên (trong đó trường Cao đẳng kỹ thuật 3 sắp tới sẽ được nâng lên thành Đại học Kỹ thuật Công nghiệp). Bên cạnh còn có 3 trường Trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề, cùng với nhiều trung tâm dạy nghề ở các huyện, hàng năm đào tạo 22.000 – LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 12 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  13. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN 25.000 lao động kỹ thuật, có thể đáp ứng nhu cầu cung ứng nguồn lực lao động kỹ thuật cho các nhà đầu tư. Hiện nay Nghệ An có mạng lưới Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các phòng khám đa khoa khu vực và mạng lưới trạm y tế xã, phường tương đối tốt. Cơ sở vật chất và đội ngũ thầy thuốc về cơ bản đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân, cho các nhà đầu tư. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 13 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  14. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN CHƢƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA NƢỚC DƢỚI ĐẤT VÀ TÁC ĐỘNG BƠM HÚT NƢỚC NGẦM Ở TỈNH NGHỆ AN A. ĐỘNG LỰC NGOẠI SINH - HOẠT ĐỘNG CỦA NƢỚC DƢỚI ĐẤT 1. Hoạt động của nƣớc dƣới đất Khái niệm: Luật Tài nguyên nước Việt Nam (1998, điều 3) định nghĩa: Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất. Nước dưới đất chứa trong các lỗ hổng, khe nứt, hang động ngầm kích thước khác nhau, tồn tại ở ba trạng thái rắn, lỏng, khí và có thể chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái kia. Nước dưới đât là một loại động lực ngoại sinh đáng chú ý về các mặt:rửa rũa,hòa tan,xói ngầm,vận chuyển và tích tụ vật liệu.Nước dưới đất cũng tham gia tích cực vào hoạt động phong hóa như oxi hóa,hydrat hóa,thủy phân. 1.1. Hoạt động rửa lũa Khái niệm: Nước dưới đất thường có hoạt tính hóa học cao vì thường chứa các ion SO42-, HCO3-,Cl- .Khi nhảy len lỏi trongkhe nứt hay lỗ hổng của đá,nước dưới đất có thể rửa rũa đất đá và khoáng vật.Rửa rũa là hòa tan có chọn lọc các ion,các hợp chất linh động và hoà tan một số hợp phần dễ hoà tan của đất đá như natri clorua (NaCl), kali clorua (KCl)... sau đó là canxi sunfat (CaSO4) và canxi cacbonat (CaCO3), khiến các hợp phần đó bị cuốn theo nước chảy hoặc nước ngầm và có thể để lại bộ khung kém linh động Kết quả: nước dưới đất có độ khoáng cao,nhất là giàu nguyên tố hiếm và nguyên tố vết 1.2. Hoạt động hòa tan Khái niệm: Nước dưới đất có khả năng hòa tan 1 số kim loại khoáng vật và đá như thạch anh,muối mỏ… -Ví dụ: Nước hòa tan đá vôi bằng cách chuyển Cacbonat Canxi thành Ca(HCO3)2 LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 14 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  15. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 Hoạt động hòa tan tạo ra trong đó đá vôi các hang hốc,khe rãnh là các hoạt động Karst Điều kiện phát sinh,phát triển Karst  Đá - Đá phải có tính hòa tan trong nước (như : CaCO3,MgCO3….) - Đá phải có khe nứt để nước có thể xâm nhạp vào bên trong đá - Và quan trọng để phát triển kasrt là khả năng thấm của đất đá,đất đá càng dễ thấm thì quá trình kasrt phát triển càng mãnh liệt  Nước dưới đât - Phải có tính hòa tan,thành phần hóa học gồm các muối khoáng,và nhiệt độ của nước cũng ảnh hưởng tới quá trình kasrt hóa,nhiệt độ càng cao thì phản ứng hòa tan đá càng nhanh. - Nước phải vận động để đảm bảo cho phản ứng hoa tan đất đá xảy ra liên tục,không bị bão hòa,lớn đất đá liên tục bị hòa tan và cuốn đi. Biện pháp phòng chống: trước khi dựng cần khảo sát kĩ,tránh xây dựng nơi có địa hình kasrt Kết quả: tạo thành các hang động.hồ ngầm… 1.3. Hoạt động xói ngầm Khái niệm: là hoạt động của nước ngầm lôi cuốn các hạt rất nhỏ(sét,bụi,cát) chảy qua cá lỗ hổng giữa các hạt lớn hay các khe nứt trong tầng trầm tích bỏ rời hoặc nước ngầm hòa tan muối khoáng trong tầng trầm tích nên tạo ra các lỗ hổng, các khe rãnh ngầm Điều kiện phát sinh xói ngầm - Đất không đồng nhất về kích thước hạt - Tồn tại một miền xả vật liệu xói ngầm - Áp lực thủy động dòng thấm lớn hơn giá trị giới hạn LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 15 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  16. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN Khu vực hoạt động: trong các tầng cát sét hay bột sét nguồn gốc vũng vịnh hay biển(giàu muối khoáng) Kết quả: gọi là hiện tượng karst sét ( gần giống hiện tượng Karst) Biện pháp phòng chống: hạn chế hay chấm dứt quá trình thấm nước dưới đất như điều tiết dòng nước mặt và dòng nước dưới đất,gia cố đất đá giảm áp lực dòng thấm,tăng lực liên kết,giảm tính thấm của đất đá,triệt tiêu miền xả vật liệu gói ngầm 1.4. Tích tụ vật liệu Khái niệm: các chất hòa tan bị kết tủa lại làm nước dưới đất lộ lên trên mặt đất ( sẽ giảm áp suất ,giảm lượng CO2 hòa tan,bay hơi) Phân loại ( do thành phần kết tủa) - Tuf vôi là thành phần chủ yếu của thạch nhũ,chuông đá,măng đá và Travetin trong các hang động… - Tuf Silic (SiO2.NH2O) đọng lại từ các nguồn khoáng nóng. - Quặng Sắt: được tích đọng do nước hòa tan FeCO3 có mặt của vi khuẩn được xuất hiện cách bờ trên 100 m và sâu chưa đến 10 m. Kết quả: Nước dưới đất quá bão hòa và có thể kết tủa trong các hang hốc hay khe nứt của đá tùy trường,kết hợp mà tạo thành các kết hoach hốc tinh thể. B. ĐỘNG LỰC NHÂN SINH - TÁC ĐỘNG BƠM HÚT NƢỚC NGẦM TRÊN MÔI TRƢỜNG ĐỊA CHẤT 1. Thực trạng khai thác, bơm hút nƣớc ngầm hiện nay. Sự biến đổi chất lƣợng nguồn nƣớc và sự tác động lên môi trƣờng địa chất. 1.1. Thực trạng môi trƣờng nƣớc ngầm hiện nay Hiện nay, nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt chủ yếu khai thác từ nguồn nước ngầm. Các đô thị ngày một phát triển và tăng nhanh kéo theo sự gia tăng dân số, các chung cư, cao ốc văn phòng, khu chế xuất... Theo đó, nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng. Và chính các đô thị đang từng ngày thọc sâu hút cạn kiệt nguồn LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 16 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  17. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN nước dưới đất từ lòng đất. Đó là chưa kể việc khoan sâu không theo qui hoạch đã làm suy yếu địa tầng cấu trúc đô thị, gây ảnh hưởng khôn lường đến các công trình xây dựng. Và khi nguồn nước đã cạn kiệt, chi phí và năng lượng để sản xuất nước sạch cho đô thị sẽ ngày một cao, những giọt nước sẽ trở nên vô cùng quí hiếm. Vậy là các đô thị đang phải đối mặt với một tình trạng thật trớ trêu. Sự khan hiếm nước nặng nề và tình trạng ngập lụt đường phố mỗi khi có những cơn mưa rào xối xả. Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm . Nguồn nước ngầm được khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Chỉ tính riêng Hà Nội, hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000 m3 (khoảng 300 triệu m3/năm); TP.HCM khai thác khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm). Các kết quả nghiên cứu quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… nguồn nước ngầm đang có những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước khai thác bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistoxen hạ thấp với tốc độ 0,4 m/năm; TP.HCM là 0,6 m/năm; Cà Mau là 1m/năm... Sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TP.HCM...; lún sụt nền đất ở Hà Nội, TP.HCM, vùng Hoài Đức (Hà Nội), Cam Lộ (Quảng Trị)... Tại thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông Cầu đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng. Ở nội thành Hải Phòng, nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn và mực nước tụt sâu 1 – 2 m. Với các đô thị miền Trung, nước ngầm được khai thác ở độ sâu nhỏ ( khoảng 10 – 25 m), lớp phủ bề mặt mỏng nên dễ bị ô nhiễm. Qua khảo sát, phần lớn các nguồn nước này đều bị nhiễm vi sinh và một số chỉ tiêu vi lượng vượt mức cho LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 17 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  18. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN phép nhiều lần. Đáng quan ngại là tình trạng xuất hiện hàm lượng thủy ngân vượt quá giới hạn cho phép có nguyên nhân từ quá trình khai khoáng, sản xuất công nghiệp và phân bón... Hậu quả của việc nước ngầm bị khai thác quá mức là tình trạng lún, sụt trên bề mặt. Kết quả quan trắc tại 10 trạm đo lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm của Viện Khoa học công nghệ và Kinh tế xây dựng Hà Nội ( Sở Xây dựng) cho thấy, bề mặt đất thành phố hàng năm có sụt lún, nhưng không đồng đều. Hiện tượng này đã tạo nên trên bề mặt những phễu lún phân bố rải rác ở nội thành và các vùng ven. Đáng chú ý, kích thước các phễu lún phát triển theo thời gian. Mỗi năm, các phễu này lại sâu hơn, rộng hơn. Trong số những khu vực bị lún, khu Thành Công có tốc độ lún lớn nhất ( trên 41 mm/năm). Tiếp đó là các khu vực có các nhà máy nước lớn như Mai Dịch, Pháp Vân, Lương Yên, Tương Mai, Hạ Đình... cũng bị lún trong thời gian dài. Có thể thấy rõ hiện tượng này qua việc nhiều tòa nhà tại đây đã, đang và sẽ bị lún, nứt khá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề tới đời sống người dân trong khu vực. Nguồn nước ngày càng ô nhiễm: ngoài lún sụt bề mặt, do bị khoan và khai thác bừa bãi, nguồn nước ngầm ngày càng ô nhiễm. Đặc biệt là các giếng đã khai thác xong hoặc không sử dụng, lại không được trám lấp càng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, bởi các chất độc hại như amoni, thạch tín, nước rác, nước thải... sẽ theo các giếng này xâm nhập vào lòng đất. Ở nhiều nơi, chất lượng nước ngầm không ổn định. Có lúc hàm lượng các chất độc hại trong nước khi xét nghiệm bảo đảm mức cho phép, nhưng ngay sau đó cũng loại nước đó khi xét nghiệm lại cho các chỉ số cao hơn mức cho phép nhiều lần, khiến cho công tác quản lý chất lượng nước rất khó khăn. Ghi nhận thực tế tại các khu vực phía Nam thành phố cho thấy, tầng chứa nước Haloxen bắt đầu nhiễm Amoni, vi sinh vật và các vi nguyên tố khác. Nhiều khu vực trong thành phố, ở cả 2 tầng chứa nước đang khai thác, hàm lượng sắt, măng-gan, các hợp chất nitơ đều vượt quá giới hạn cho phép. Đặc biệt, ở tầng thứ nhất, các chất bẩn đã bắt đầu xuất hiện do nước thải, chất thải và phân bón xâm nhập. Hiện nay, nhiều hộ dân sử dụng nước ngầm ở khu vực phía Nam thành LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 18 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  19. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN phố như Thanh Trì, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng... đều phải trang bị hệ thống lọc mới có thể sử dụng trong sinh hoạt. Bảng 2. Các biện pháp khai thác sử dụng nƣớc ngầm ở Nghệ An Hình thức bố trí Chiều sâu Vùng khai Tầng Công suất Stt công trình khai lỗ khoan thác khai thác m3/ngày thác (m) - Khoan song song với đường 10 ÷ 20 100 ÷ 150 qh2 O3-S1 1 Vinh - Cửa Lò bờ biển sc 80 ÷ 100 100 ÷ 3.500 - Giếng khoan - Khoan dọc sông pq1-2 40 ÷ 60 1000 ÷ 5000 Cả 2 Nam Đàn O3-S1 sc 80 ÷ 100 100 ÷ 3.500 - Khoan giếng Giếng khoan 3 Hoàng Mai T2a đt2 (trong đới đập nát 80 ÷ 100 500 ÷ 2.000 hoặc karst) Khoan dọc theo 4 Bãi Ngang qh2 10 100 ÷ 250 bãi cát q, 20 ÷ 60 125 ÷ 700 Giếng đào, giếng T2a đt2, 50 ÷ 70 100 ÷ 200 Quỳ Hợp - khoan 5 Nghĩa Đàn C-Pbs 50 ÷ 70 150 ÷ 1.000 q 12 ÷ 100 50 ÷ 100 q Giếng đào, giếng 20 ÷ 60 120 ÷ 1000 Đô lương - 6 khoan dọc bờ Diễn Châu C-P bs biển 50 ÷ 70 150 ÷ 1.000 Theo thống kê năm 2004, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 59.000 giếng khoan và 460.000 giếng đào cấp nước cho 2,6 triệu người. Phần lớn các công trình khai thác không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định, nhất là giếng đào ( chỉ đạt yêu cầu 47%), nước khai thác sử dụng không qua xử lý, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trong khi đó, các cơ quan chức năng chưa có các biện pháp quản lý và quy hoạch cụ thể. Nghệ An đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ tốt tài nguyên nước tại 4 huyện ven biển là Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và Cửa Lò. Đây là những địa phương có nguy cơ cao về nhiễm mặn và ô nhiễm môi trường nước. LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 19 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
  20. TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH BÀI TẬP LỚN UBND tỉnh giao các Sở Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Du lịch, các công ty cấp nước quy hoạch cụ thể vùng khai thác nước ở các huyện ven biển; yêu cầu các doanh nghiệp và hộ dân sử dụng nguồn nước ngầm một cách hợp lý; hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng nước dưới đất. Tất cả tổ chức, cá nhân đang kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến thuỷ sản của thị xã du lịch biển Cửa Lò không được phép khoan, khai thác sử dụng nước dưới đất mà phải sử dụng nguồn nước máy do Nhà máy nước Cửa Lò cung cấp. Từ đầu năm 2008 đến nay, tại các huyện ven biển ở Nghệ An, tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước đang diễn biến phức tạp. Việc khai thác tài nguyên nước một cách tràn lan, lãng phí, gây nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên nước. Thị xã Cửa Lò với trên 120 hộ kinh doanh dịch vụ nhà hàng và hàng trăm khách sạn lớn nhỏ nhưng có rất ít hộ sử dụng nguồn nước máy mà tự tổ chức khoan giếng lấy nước làm cho nguồn nước ngầm của thị xã bị cạn kiệt và nhiễm mặn. Cùng với việc quản lý, bảo vệ nguồn nước, Nghệ An khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy nước tại các huyện ven biển và đưa dịch vụ cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn đến mọi người dân, góp phần làm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng tự phát khai thác tài nguyên nước. Trước thực trạng người dân và các khách sạn, nhà hàng tự khoan giếng lấy nước tràn lan, các cấp chính quyền thị xã Cửa Lò phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý tốt tài nguyên nước trên địa bàn. Theo đó, từ nay trở đi, tất cả các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thị xã không được phép khoan, khai thác sử dụng nước dưới đất. Trước mắt, đối với những khu vực chưa có đường ống cấp nước máy đi qua, tạm thời cho phép sử dụng nước dưới đất đến khi có ống nước máy chính đi qua; ở những khu vực đã có ống nước máy chính sẽ bắt buộc phải sử dụng nước máy. Thực tế, đến nay tình trạng vi phạm tài nguyên nước tại Cửa Lò đã đến mức báo động. Cụ thể, hầu hết các tổ chức, cá nhân trên thị xã đã tự do khoan giếng lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt; trong đó có khách sạn khoan đến 5 giếng. Việc làm này không những gây cạn kiệt nguồn nước mà còn làm cho môi trường nước ô LỚP: 53K7QLTN&MT Trang: 20 SVTH NGUYỄN THANH PHONG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2