CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngày nay phân tích chuỗi giá trị là quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa, với<br />
sự phân công lao động ngày càng tăng và sự phân tán toàn cầu các hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh, sức cạnh tranh hệ thống trở nên càng quan trọng, hiệu quả trong sản xuất<br />
chỉ là điều kiện cần để thâm nhập thành công vào thị trường toàn cầu. Để việc tham<br />
gia thị trường toàn cầu mang lại lợi nhuận bền vững thì đòi hỏi phải am hiểu các yếu tố<br />
tác động trong toàn thể chuỗi giá trị. Việc phân tích chuỗi giá trị trong kinh doanh<br />
chính là chìa khóa then chốt để mở khóa quá trình bế tắc và đạt được hiệu quả tối đa<br />
trong quá trình như: tổng chi phí thấp nhất, khâu đầu vào, hình ảnh thương hiệu, phản<br />
ứng nhanh hơn với các môi đe dọa và cơ hội…Từ đó giúp doanh nghiệp kinh doanh<br />
tạo ra những ưu thế so với đối thủ cạnh tranh<br />
Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của<br />
nông nghiệp Việt Nam, phát huy thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam thì hiện nay<br />
Việt Nam xuất khẩu tiêu đứng thứ 1 trên thế giới.<br />
Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1990 khi giá Hồ tiêu trên thị<br />
trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt<br />
gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Trong hơn 5 năm trở lại đây từ đầu năm<br />
2010 đến nay khi giá tiêu tăng gấp đôi các năm trước và đến năm 2011 gía tiêu đã đạt<br />
mức kỷ luật 5,500 - 5,800 USD/ tấn đối với tiêu đen và 8,000 – 8,500 USD/tấn tiêu<br />
trắng đã gia tăng diện tích trồng tiêu lên nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2014 diện<br />
tích trồng tiêu của Việt nam đã đạt gần 62.000 ha (VPA 2015)<br />
Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam<br />
hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học<br />
kỹ thuật trong sản xuất và chế biến. Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu<br />
cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham<br />
1<br />
<br />
học hỏi. Năm 2004 Việt Nam gia nhập WTO, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã tham gia sâu<br />
hơn vào quy luật thị trường, doanh nghiệp Việt nam và doanh nghiệp FDI cùng kinh<br />
doanh mua bán, chế biến và XNK hồ tiêu và cạnh tranh lành mạnh ngay trên sân nhà.<br />
Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam đã sẵn<br />
sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để phát triển hơn nữa,<br />
khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế.<br />
Năm 2005, được sự nhất trí của tổ chức Liên hiệp quốc và Cộng đồng Hồ tiêu<br />
Quốc tế Việt nam đã gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), hiệp hội Hồ tiêu Việt<br />
nam được Bộ NN-PTNT giao trực tiếp tham gia các hoạt động của IPC, cùng chia sẻ<br />
thông tin ngành hàng về thị trường giá cả, về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng tiêu theo<br />
phương pháp hữu cơ bền vững( GAP ), về tiêu chuẩn chất lượng .v.v..<br />
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cũng còn hạn chế về nhiều mặt, thứ nhất do tình<br />
hình sâu bệnh nặng làm tiêu chết dẫn đến diện tích trồng hồ tiêu giảm, thứ hai giống<br />
tiêu trồng không được chọn lọc, không bảo đảm được chất lượng, sản xuất chế biến<br />
theo qui trình chưa phù hợp, thứ ba phương thức trồng hồ tiêu chưa đúng kỹ thuật canh<br />
tác, nông dân đa phần chạy theo sản lượng do giá tăng cao trong những năm gần đây<br />
làm mất đi tính bền vững sinh học của hồ tiêu, và cuối cùng do cấu trúc nghành chưa<br />
hợp lý, tình hình trồng hồ tiêu do tự phát, tự do bán, thu mua, sơ chế chưa hình thành<br />
được chuỗi giá trị đúng nghĩa làm mất đi sự phát triển bền vững hồ tiêu huyện Bù Đốp,<br />
tỉnh Bình Phước.<br />
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước có ý nghĩa<br />
rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu<br />
rõ hơn về hoat động sản xuất kinh doanh hồ tiêu, về mối quan hệ, các tác nhân tương<br />
tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải<br />
pháp tác động hợp lý nhằm mục đích phát triển hoàn thiện thực hiện chiến lược nâng<br />
cấp chuỗi giá trị hồ tiêu<br />
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài<br />
“Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu Huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước”<br />
<br />
2<br />
<br />
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
1.2.1 Mục tiêu chung:<br />
Khảo sát, phân tích để đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị hồ tiêu<br />
từ đó đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững hồ<br />
tiêu của tỉnh Bình Phước trong những năm tiếp theo.<br />
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:<br />
-Xác định cấu trúc chuỗi giá trị và giá trị gia tăng của từng tác nhân tham gia<br />
hồ tiêu của tỉnh trong những năm 2014<br />
-Xác định những lợi thế và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức của các<br />
khâu trong chuỗi giá trị hồ tiêu<br />
-Đề xuất những giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị hồ tiêu từ năm 2015<br />
-Chương trình hành động nhằm nâng cấp chuỗi giá trị hồ tiêu từ năm 2015<br />
1.3 Câu hỏi nghiên cứu<br />
− Chuỗi giá trị hồ tiêu tỉnh Bình Phước có cấu trúc như thế nào và giá trị gia tăng<br />
ra sao?<br />
−<br />
<br />
Hiện trạng các hoạt động thương mại của hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình<br />
<br />
Phước?<br />
− Phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào?<br />
− Những khó khăn gặp phải, cũng như cơ hội khi phát triển hồ tiêu của các tác<br />
nhân tham gia là gì?<br />
− Những chiến lược và giải pháp nào để nâng cấp chuỗi giá trị hồ tiêu nhằm phát<br />
triển bền vững hồ tiêu tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước?<br />
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
3<br />
<br />
− Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị, cơ sơ lý thuyết và thực tiễn<br />
các nghiên cứu đã thực hiện về chuỗi sản phẩm.<br />
− Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: chuỗi giá trị hồ tiêu trên địa bàn huyện Bù<br />
Đốp, tỉnh Bình Phước và các yếu tố liên quan chuỗi giá trị này như: các hoạt động<br />
chính trong chuỗi giá trị: vận chuyển đầu vào, thu gom, chế tạo, tiếp thị bán hàng, dịch<br />
vụ v.v..<br />
− Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân, người thu gom, công ty, người bán lẻ, người<br />
bán sỉ, người tiêu dùng.<br />
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
Không gian: Đối với sản phẩm hồ tiêu, nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn<br />
Huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước<br />
Thời gian: Số liệu thu thập năm 2014<br />
Nội dung: Tập trung vào những vấn đề chính như: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ<br />
tiêu, chuỗi giá trị hồ tiêu, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến chuỗi từ đó<br />
có những đề xuất, giải pháp để phát triển chuỗi trong những năm tới trên địa bàn<br />
Huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.<br />
<br />
4<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Bố cục của nghiên cứu<br />
Bố cục luận văn này được chia thành 5 chương như sau:<br />
• Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu<br />
• Chương 2: Tổng quan lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị<br />
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu<br />
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
5<br />
<br />