CHƯƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
1.1 Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng với<br />
thế giới, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, quá trình toàn cầu hóa ngày càng<br />
diễn ra nhanh chóng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, bên cạnh những cơ hội,<br />
doanh nghiệp còn đứng trước những khó khăn, thách thức. Để đáp ứng được yêu<br />
cầu của thị trường rộng lớn và đòi hỏi phát triển bền vững, các doanh nghiệp ngày<br />
nay cần tiến hành phân tích và đánh giá lại cả quá trình từ khi còn là nghiên cứu<br />
đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm xác định được lợi thế cạnh tranh nằm ở<br />
giai đoạn nào để có chiến lược phát triển dựa trên thế mạnh sẵn có của mình. Về<br />
phía Nhà nước cần có những chính sách cần thiết để tháo gỡ những nút thắt đối với<br />
cả quá trình khởi điểm từ những ý tưởng, nghiên cứu, đến sản xuất, kênh phân<br />
phối và tiêu thụ sản phẩm.<br />
Theo Micheal Porter khởi xướng vào giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 trong<br />
cuốn sách Best-seller, có thể nói, chuỗi giá trị là một tập hợp những hoạt động để<br />
đưa một sản phẩm từ khi còn ý tưởng đến khi được sản xuất, đưa vào sử dụng và<br />
cả dịch vụ sau bán hàng. Như vậy, chuỗi giá trị đã bao gồm các hoạt động như<br />
thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng cho<br />
người tiêu dùng cuối cùng. Các công đoạn này diễn ra kế tiếp nhau và tác động lẫn<br />
nhau để cùng tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó. Để chuỗi giá trị diễn ra<br />
bình thường thì bên cạnh các hoạt động sản xuất phải có các hoạt động dịch vụ hỗ<br />
trợ, đó là: quản lý hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý nguồn nhân lực,<br />
cung cấp thông tin và những dịch vụ bảo trì thiết bị, nhà xưởng sản xuất,…<br />
Vì vậy, việc phân tích chuỗi giá trị là một phương pháp hữu hiệu để đánh<br />
giá tốt nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của một ngành hàng, cũng như<br />
đánh giá vai trò và phạm vi ảnh hưởng của nó trong một quốc gia hay toàn cầu.<br />
<br />
Ở Việt Nam, đối với một vài sản phẩm nông nghiệp đã được các chuyên<br />
gia kinh tế hàng đầu tiến hành phân tích, theo đó, các công đoạn nghiên cứu, sản<br />
xuất, phát triển và xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm của chuỗi là nhằm tạo<br />
ra giá trị cao trong việc tạo lợi nhuận cho toàn chuỗi. Tuy nhiên với công nghệ còn<br />
thấp kém, nên khả năng chế biến sau thu hoạch cần nổ lực vươn lên để chiếm lĩnh<br />
công nghệ mới theo khả năng và lợi thế của mình, từ đó, nhằm giành lại lợi ích cả<br />
công đoạn nghiên cứu tạo giống nông sản mới, giá trị gia tăng mới, cao hơn, nếu<br />
không sẽ rơi vào tình trạng thua thiệt. Đây chính là thách thức to lớn đối với tác<br />
nhân của nền kinh tế đang phát triển khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.<br />
Sản xuất nông sản hàng hóa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và<br />
Đồng Tháp nói riêng đã có nhiều đổi mới, tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa<br />
thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, giá thành cao, lợi nhuận thấp. Các<br />
khâu sản xuất, thu gom, chế biến và tiêu thụ nông sản thiếu tính liên kết bền vững<br />
cùng hỗ trợ nhau phát triển.<br />
Ở tỉnh Đồng Tháp, về ngành nông sản - trái nhãn, ta thấy được: thu nhập<br />
của người trồng nhãn bấp bênh do giá biến động, sản lượng được tiêu thụ qua<br />
nhiều tác nhân trung gian. Có nhiều vấn đề xoay quanh các khâu sản xuất và tiêu<br />
thụ được đặt ra cho sản phẩm trái nhãn tỉnh Đồng Tháp, cần được phân tích để có<br />
thể giúp các tác nhân tham gia chuỗi giá trị có thể gia tăng thu nhập.<br />
Doanh nghiệp chế biến nông sản, trong đó hướng đến trái nhãn, còn nhiều<br />
lý do khác nhau, trong đó, việc hoạch toán kinh doanh cho mặc hàng còn thiếu cơ<br />
sở về mặc bằng chi phí, công nghệ chế biến, … và thị trường tiêu thụ…. Nên chưa<br />
mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh chế biến nông sản này tại Đồng Tháp.<br />
Về khía cạnh những người quản lý còn thiếu cơ sở đánh giá hiệu quả kinh<br />
tế xã hội về ngành hàng này như: khả năng và mức đóng góp về kinh tế xã hội từ<br />
trái nhãn, khả năng giải quyết việc làm, mức giá trị và giá trị gia tăng toàn ngành<br />
hàng… Khả năng tác động của các chính sách thương mại, xúc tiến thương mại,<br />
<br />
2<br />
<br />
việc triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trái nhãn nói riêng<br />
và nông sản nói chung…<br />
Vì vậy, nhiều vấn đề xoay quanh các khâu trồng trọt và tiêu thụ, hoạch<br />
định chiến lược phát triển được đặt ra cho sản phẩm trái nhãn Đồng Tháp, để giải<br />
quyết vấn đề này nhất thiết phải tiến hành phân tích toàn bộ các tác nhân tham gia<br />
trong chuỗi giá trị.<br />
Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích chuỗi<br />
giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng<br />
Tháp” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.<br />
1.2. Tình hình nghiên cứu có liên quan<br />
Nghiên cứu về chuỗi giá trị của các sản phẩm nông nghiệp đã được thực<br />
hiện rất nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi một nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề ở<br />
khía cạnh, phạm vi và đối tượng khác nhau. Chưa có đề tài nào nghiên cứu về<br />
chuỗi giá trị Trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp. Phần dưới đây là điểm qua một số<br />
nghiên cứu điển hình có liên quan đến phân tích chuỗi giá trị nông sản:<br />
Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) đã phối<br />
hợp với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu<br />
về chuỗi giá trị ở một số tỉnh thành chọn lọc. Một số nghiên cứu thực nghiệm được<br />
công bố như “Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị để phát triển ngành dâu tằm tơ<br />
tại Tuyên Hóa, Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm<br />
cao su ở Quảng Bình” (Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ Đắc Lắc” (GTZ,<br />
2006a), “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b), “Phân tích<br />
chuỗi giá trị cá tra và ba sa ở ĐBSCL” (GTZ, 2009). Phương pháp nghiên cứu<br />
phần lớn dựa vào cuốn “Cẩm nang Liên kết Giá trị: Phương pháp luận thúc đẩy<br />
chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ, 2007). Nền tảng phương pháp luận của<br />
GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001). Hầu hết các<br />
nghiên cứu đã cung cấp những kết quả và khuyến nghị có giá trị cho các bên có<br />
liên quan trong chuỗi giá trị.<br />
<br />
3<br />
<br />
Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) có nhiều nghiên<br />
cứu phân tích chuỗi giá trị rau củ quả và trái cây. Các phân tích tiến hành xác định<br />
cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm và phân tích đặc điểm sản xuất và thương mại, tính<br />
toán lợi ích và chi phí nhằm xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong<br />
chuỗi. Axis Research (2006) đã phân tích cấu trúc thị trường tiêu thụ bưởi Vĩnh<br />
Long, phân tích quan hệ của các tác nhân, người thu gom có vai trò quan trọng.<br />
Tuy nhiên, so với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có<br />
ưu thế hơn trong việc quyết định thời điểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư<br />
hỏng và có thể neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản. Đặc biệt, lượng<br />
cung bưởi nhỏ nên thương lái phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng.Các doanh<br />
nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều khó khăn do đầu ra không ổn định và chất lượng<br />
bưởi Việt Nam không cao.<br />
Nguyễn Thị Kim Nguyên (2013), cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng<br />
khách hàng, tình hình thị trường và cạnh tranh đối với sản phẩm dừa trái tươi Bến<br />
Tre. Bắt đầu từ thị trường tiêu thụ và lấy thị trường quyết định sản xuất, tác giả đã<br />
phân tích từng tác nhân tham gia chuỗi. Khuyến nghị việc vận hành và phát triển<br />
chuỗi cần sự chủ động phối hợp liên kết chuỗi trong tất cả các khâu. Lê Minh Tài<br />
(2013), chuỗi giá trị cây Khóm huyện Tân Phước –Tiền Giang, với 3 tác nhân:<br />
người sản xuất, thu gom và công ty chế biến. Bên cạnh việc đề nghị phát triển về<br />
cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho chuỗi, đề tài nhấn mạnh đến mối liên kết dọc, trong đó,<br />
người sản xuất đóng vai trò trung tâm bên cạnh nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và<br />
sự hỗ trợ từ ngân hàng. Nguyễn Phú Son và cộng sự (2012), chuỗi giá trị các sản<br />
phẩm Táo, Tỏi và Nho Ninh Thuận, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc liên kết,<br />
xây dựng kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm là yêu cầu cấp thiết. Vì cho rằng<br />
kênh phân phối chủ yếu theo con đường truyền thống, nông hộ khá thụ động trong<br />
thu hoạch và tiêu thụ. Hệ thống thu gom sản phẩm qua nhiều tầng nấc trung gian,<br />
hoạt động thương mại dựa trên cơ sở mối thân quen và hợp đồng miệng. Rủi ro về<br />
thời tiết, sâu bệnh và thị trường tiêu thụ luôn đe dọa. Người bán sỉ có quyền lực<br />
định giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này.<br />
<br />
4<br />
<br />
UBND Đồng Tháp (2014), đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm<br />
2020 và tầm nhìn đến 2030. Phạm vi của đề án chủ yếu tập trung phân tích và đề<br />
xuất các định hướng cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm cơ sở cho việc triển<br />
khai các chương trình hành động lớn của tỉnh. Đây là đề án khung, đề án mở và sẽ<br />
liên tục cập nhật sau từng giai đoạn. Trong đó, đề án tiến hành phân tích chuỗi giá<br />
trị 5 ngành hàng chủ lực của Đồng Tháp, đó là: “Ngành hàng Lúa gạo, Ngành hàng<br />
Xoài, Ngành hàng Hoa Kiểng và Ngành hàng Cá da trơn, Ngành hàng Vịt”. Cung<br />
cấp thực trạng quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, khả năng áp dụng tiêu chuẩn<br />
chất lượng còn rất hạn chế. Bên cạnh việc liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa<br />
chưa chặt chẽ, chưa hệ thống, thông tin về thị trường tiêu thụ chưa phát triển, chưa<br />
được dự báo, xúc tiến thương mại còn thiếu và yếu. Hệ thống hạ tầng đối với vùng<br />
sản xuất chưa được đảm bảo, doanh nghiệp đầu tàu trong việc thu mua sản phẩm<br />
xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu người sản xuất. Những kịch bản về tăng di cư lao<br />
động, tích tụ ruộng đất, tập trung tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ và tái cơ cấu<br />
kinh tế toàn diện đã được đưa ra và hướng tới các phương án tăng quy mô ruộng<br />
đất, rút bớt lao động nông nghiệp, thay đổi kết cấu kinh tế và việc làm.<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Mục tiêu chung:<br />
Cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học khách quan về thực trạng sản xuất, phân<br />
phối và tiêu thụ sản phẩm qua việc phân tích cụ thể từng tác nhân tham gia vào<br />
chuỗi và trên cơ sở đánh giá hiệu quả chuỗi, đề xuất giải pháp nhằm góp phần phát<br />
triển bền vững chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp.<br />
Mục tiêu cụ thể:<br />
1. Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm trái nhãn tiêu da bò –<br />
Đồng Tháp.<br />
2. Phân tích kinh tế và đánh giá hiệu quả chuỗi giá trị.<br />
3. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển bền vững trái nhãn tiêu<br />
da bò – Đồng Tháp.<br />
<br />
5<br />
<br />