intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

56
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích chuỗi giá trị để thấy được giá trị từng khâu, điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chuỗi giá trị; xác định mối liên hệ giữa các hoạt động hỗ trợ và mối liên kết giữa hoạt động hỗ trợ và hoạt động sơ cấp; đề xuất các biện pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị chôm chôm để phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN THANH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN THANH PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành : Quản trị Kinh doanh Mã số : 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS,TS NGUYỄN QUANG THU Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung đề tài “Phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre” là công trình nghiên cứu của riêng Tôi, có sự hướng dẫn của Cô hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2015 Học viên thực hiện Trần Văn Thanh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt và thuật ngữ được dùng trong Luận văn Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ ……………………………………………………...…… 5 1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị…………………………………………. 5 1.2. Sơ đồ Chuỗi giá trị tổng quát của Michael E. Porter (1985)……………6 1.2.1. Hoạt động sơ cấp…………………………..…………………… 7 1.2.2. Các hoạt động hỗ trợ…………………..……………………….. 7 1.3. Vai trò của các hoạt động …………………………….………………. 9 1.4. Những liên kết bên trong chuỗi giá trị và các nguyên nhân liên kết giữa các hoạt động giá trị ……………………………………………………………. 10 1.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chuỗi giá trị………………... …….. 13 1.6. Phân tích chuỗi giá trị ………………….…………………………… 14 1.6.1. Khung phân tích …………………………………………...…… 14 1.6.2. Sơ đồ hóa chuỗi giá trị ………………………………..……….. 17 1.7. Tầm quan trọng của việc phân tích chuỗi giá trị chôm tỉnh Bến Tre….. 18 1.8. Áp dụng khung phân tích vào chuỗi giá trị chôm chôm ở Bến Tre……..19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE……………………………………………………………………………. 23 2.1. Thông tin chung về tỉnh Bến Tre………………………………………. 23 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ……………………………………………….. 23 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ………………………………………….. 24 2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ……………………………………….. 24 2.1.4. Cơ sở hạ tầng …………………………………………………… 26
  5. 2.2. Thông tin về trái chôm chôm tỉnh Bến Tre…………………………. 26 2.2.1. Thông tin về cây chôm chôm …………………………………… 26 2.2.2. Lợi ích từ việc dùng trái chôm chôm………………………….……… 28 2.3. Phân tích thực trạng về khách hàng tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn tỉnh Bến Tre và khả năng cạnh tranh của chôm chôm của Bến Tre trên thị trường…… 29 2.3.1. Kết quả đạt được qua khảo sát khách hàng ….……………….….. 29 2.3.2. Tồn tại những hạn chế của sản phẩm chôm chôm ở thị trường Bến Tre …………………………………………….….…………………..32 2.4. Phân tích chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre……………………...…33 2.4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre …………………….. 33 2.4.1.1. Lập sơ đồ chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre……...….……33 2.4.1.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng chôm chôm tỉnh Bến Tre ………………34 2.4.2. Phân tích các tác nhân trong chuỗi ………………...……………..35 2.4.2.1..Nông dân …………………………………………...........…….35 2.4.2.2. Thương lái……………………………………..…......…….. 38 2.4.2.3. Tác nhân hộ bán sỉ - lẻ ………………………………….…… 41 2.4.2.4. Tác nhân tiêu dùng ………………………………….……… 42 2.4.2.5.Vai trò của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc phát triển chôm chôm tỉnh Bến Tre………………………………….. 43 2.4.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị chôm chôm ………..……………… 43 2.4.3.1. phân tích kinh tế tác nhân nông hộ …………..………………. 43 2.4.3.2. Phân tích kinh tế tác nhân thương cấp 1……….……………….47 2.4.3.3. Phân tích kinh tế tác nhân thương lái cấp 2 …………………. 49 2.4.3.4. Phân tích tác nhân kinh tế hộ bán sỉ - lẻ …………..…………..50 2.4.3.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của kênh sản xuất đến thương mại....52 2.4.4. Phân phối lợi ích…………………………………………………. 55 2.4.5. Quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị chôm chôm ……….………… 56 2.4.5.1. Liên kết ngang …………………………………….…………. 56 2.4.5.2 Liên kết dọc……………………………………….…………….57 2.4.6. So sánh giữa chuỗi giá trị chôm chôm với chuỗi giá trị dừa và chuỗi giá trị bưởi da xanh ở địa phương............................................................................57
  6. 2.4.7. Phân tích SWOT chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre ………….. 58 2.4.7.1. Phân tích điểm mạnh …………………………….………….. 58 2.4.7.2. Phân tích điểm yếu …………………………….……………... 59 2.4.7.3. Phân tích cơ hội …………………………….………………… 60 2.4.7.4. Phân tích thách thức ………………………….………………..60 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUỖI GIÁ TRỊ CHÔM CHÔM TỈNH BẾN TRE………………….……………………….…. 64 3.1. Các mục tiêu ……………………………………..…………………… 64 3.2. Các chiến lược đề xuất ứng với tình hình thực tế chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh Bến Tre………………………………………………………….. 64 3.2.1. Chiến lược SO: Theo đuổi các cơ hội phù hợp với điểm mạnh của vùng ………………………………………………………….……… 64 3.2.2. Chiến lược WO: Khắc phục nhược điểm để theo đuổi cơ hội……...66 3.2.3. Chiến lược ST: Vận dụng những điểm mạnh, phòng ngừa tác động của những nguy cơ ……………………………………………….……. 69 3.2.4. Chiến lược WT: xây dựng kế hoạch phòng ngừa những tác động từ các nguy cơ …………………………………………………………… 70 3.3. Các giải pháp ưu tiên nhằm góp phần nâng cao chuỗi giá trị chôm chôm tỉnh BếnTre……………………………………………………………………… 72 3.3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ……………… 72 3.3.2. Các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm …………………..………. 73 3.3.3. Giải pháp tăng diện tích trồng cây chôm chôm rãi vụ theo quy hoạch ……………………..…………………………………………. 74 3.3.4. Giải pháp xúc tiến thương mại …………………………………… 75 3.4. Kiến nghị………………………………………………………………. 75 3.4.1. Đối với Nhà nước ……………………………………………….. 75 3.4.2. Đối với địa phương từng vùng ……………………….…………….76 3.4.3. Đối với các tác nhân trong chuỗi………………………………….. 76 KẾT LUẬN………………………………………………………………….…. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN 1. Các kí hiệu: Văn bản Hoạt động kinh doanh cụ thể Người vận hành chuỗi giá trị Thị trường cuối cùng trong chuỗi giá trị Người hỗ trợ chuỗi giá trị Khâu trong chuỗi giá trị 2. Các chữ viết tắt: - GDP: Thu nhập bình quân đầu người - GRDP: Thu nhập bình quân trên đầu người - GTZ: tên đầy đủ là Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit, thuộc sở hữu của Chính phủ Liên Bang Đức hỗ trợ Chính Phủ Đức phát triển 3. Một số thuật ngữ: - So sánh đối chuẩn: Là quá trình so sánh những thông số về hiệu quả hoạt động của chính mình với những thông số về hiệu quả hoạt động của những tổ chức kinh doanh hay những giá trị được coi là có hiệu quả trong ngành. - Các liên kết kinh doanh: Là những chủ thể trong chuỗi giá trị có quan hệ với nhau theo cả chiều ngang (giữa các doanh nghiệp trong cùng một khâu của chuỗi giá trị có cùng một loại hoạt động) lẫn chiều dọc (giữa nhà cung cấp và người mua hàng). - Cấp vĩ mô: Là nói đến những tổ chức và cơ quan nhà nước tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi. - Cấp vi mô: Gồm những người vận hành chuỗi giá trị và những nhà cung cấp dịch vụ vận hành chuỗi.
  8. - Sản phẩm: Là một nhóm sản phẩm có chung đặc tính vật lý hữu hình cũng như các dịch vụ có chung đặc tính được bán cho khách hàng ví dụ như chôm chôm. - Năng suất: Là sản lượng đầu ra trên một đơn vị đầu vào. - Bản đồ chuỗi giá trị: Là hình thức trình bày bằng hình ảnh (sơ đồ) về những cấp độ vi mô và cấp trung của chuỗi. - Thúc đẩy chuỗi: Là hỗ trợ sự phát triển của chuỗi bằng cách tạo điều kiện từ bên ngoài cho một chiến lược nâng cấp chuỗi. - Tiêu chuẩn: Là cách để xác định và qui định về chất lượng sản phẩm bằng việc nêu rõ những đặc tính mà một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất ra sản phẩm đó. - Tiêu chuẩn VietGAP: Tiêu chuẩn VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices), là tiêu chuẩn tự nguyện để thực hành tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí: tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, môi trường làm việc nhằm ngăn chặn lạm dụng sức lao động của nông dân và truy tìm nguồn gốc. - Tiêu chuẩn GlobalGAP Tiêu chuẩn GlobalLGAP là tên gọi mới của EUREP GAP sau 7 năm áp dụng và được chính thức thông báo tại hội nghị toàn cầu lần thứ 8 tại Băng Cốc (9/2007) là bộ tiêu chuẩn áp dụng tự nguyện cho sản xuất nông nghiệp. . - Chi phí trung gian (IC): Là chi phí sản xuất bao gồm chi phí vật chất và dịch vụ nhưng không bao gồm công lao động và khấu hao. - Giá trị gia tăng (VA): Là chi phí tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra: VA= GO - IC GO : Tổng giá trị sản xuất thu đươc GO = P*Q Q: là sản lượng P : là giá sản phẩm
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tỉnh Bến Tre từ năm 2011 - 2014 2. Bảng 2.2.Tỉ trọng của các ngành kinh tế từ năm 2012 – 2014 3. Bảng 2.3. Chi phí của nông hộ trồng chôm chôm cây từ 10 năm tuổi trở lên vào mùa thuận và mùa nghịch, số liệu 2014, đơn vị tính 1000m2 4. Bảng 2.4. Cơ cấu và chi phí của thương lái cấp 1 (1 chuyến 1.500kg) 5. Bảng 2.5. Chi phí của thương lái cấp 1 mua chôm chôm (1500kg/1 chuyến) 6. Bảng 2.6. Chi phí và cơ cấu chi phí khi thương lái cấp 2 mua từ thương lái cấp 1 (10 tấn) 7. Bảng 2.7. Chi phí và cơ cấu chi phí/một chuyến mua bán chôm chôm của thương lái cấp 2 (10 tấn/1 chuyến) 8. Bảng 2.8. Chi phí và cơ cấu chi phí của hộ bán sỉ 9. Bảng 2.9. Chi phí và cơ cấu chi phí người bán lẻ 10. Bảng 2.10. Hoạch toán của nông hộ trồng chôm chôm Java khi bán cho thương lái, thương lái tự thu hoạch 11. Bảng 2.11. Hoạch toán nông hộ trồng chôm chôm Java, khi nông hộ tự thu hoạch 12. Bảng 2.12. Hoạch toán nông hộ trồng chôm chôm Nhãn và Thái, thương lái tự thu hoạch 13. Bảng 2.13. Hoạch toán nông hộ trồng chôm chôm Nhãn và Thái, nông hộ tự thu hoạch và bán cho thương lái 14. Bảng 2.14. Hoạch toán cho thương lái cấp 1 mua chôm chôm Java 15. Bảng 2.15. Hoạch toán thương lái cấp 1 khi mua chôm chôm Nhãn và Thái 16. Bảng 2.16. Hoạch toán thương lái cấp 2 mua chôm chôm Java 17. Bảng 2.17. Hoạch toán thương lái cấp 2 mua chôm chôm Nhãn và Thái 18. Bảng 2.18. Hoạch toán hộ bán sỉ chôm chôm trong nước 19. Bảng 2.19. Hoạch toán hộ bán lẻ chôm chôm 20. Bảng 2.20. Hiệu quả tài chính của kênh sản xuất – thương mại (tính cho1 tấn) 21. Bảng 2.21. Phân phối chi phí và lợi nhuận của kênh sản xuất – thương mại 22. Bảng 2.22. Phân phối chi phí và lợi nhuận kênh sản xuất – thương mại chôm chôm Nhãn
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1. Hình 1.1. Bốn mắt xích trong chuỗi giá trị 2. Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị của Michael E. Porter (1985) 3. Hình 1.3. Sơ đồ hoạt động sơ cấp 4. Hình 1.4. Sơ đồ liên kết dọc hiện đại 5. Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống giá trị đơn ngành 6. Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống giá trị đa ngành 7. Hình 1.7. Sơ đồ phân tích chuỗi giá trị 8. Hình 1.8. Sơ đồ hóa chuỗi giá trị (các thành phần chung của chuỗi giá trị) 9. Hình 1.9. Các yếu tố thể chế/chính sách ảnh hưởng đến sự năng động của chuỗi và hành vi của người tham gia 10. Hình 1.10. Sơ đồ khung áp dụng cho một chuỗi giá trị 11. Hình 1.11. Biểu đồ giá trị gia tăng 12. Hình 2.1. Đồ thị thể hiện tốc độ tăng tưởng 13. Hình 2.2. Đồ thị biểu diễn tỉ trọng kinh tế 14. Hình 2.3. Đồ thị mức độ hài lòng của người tiêu dùng 15. Hình 2.4. Sơ đồ chuỗi chôm chôm ở Bến Tre 16. Hình 2.5. Sơ đồ chuỗi giá trị chôm chôm qua chế biến 17. Hình 2.6. Sơ đồ chuỗi cung ứng chôm chôm tỉnh Bến Tre 18. Hình 2.7. Sơ đồ các mối quan hệ của thương lái trong nước 19. Hình 2.8. Sơ đồ tác nhân tiêu dùng trong nước
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam, Nam Bộ hiện có 415.000ha cây ăn trái, với sản lượng 4,3 triệu tấn/năm, chiếm 53% diện tích, 57% sản lượng cả nước; là vựa trái cây lớn với 12 loại trái cây chủ lực như: thanh long, xoài, sầu riêng, vú sữa, chôm chôm, chuối, bưởi, nhãn, thơm, cam, mãng cầu, quýt. Trong đó, theo Sở Công thương Bến Tre: Bến Tre là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 2.360 km2, do phù sa của 04 nhánh sông bồi tụ thành (sông Ba Lai, sông Tiền, sông Cổ Chiên và sông Hàm Luông). Bến Tre nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với 02 mùa mưa nắng rõ rệt, mưa nhiều và nhiệt độ trung bình khoảng 26 - 27 o, với khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Bên cạnh đó, Bến Tre có hệ thống kênh, rạch khoảng 500km, thuận lợi cho việc trồng trọt. Do đó, Bến Tre là một trong những tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn ở đồng bằng sông Cửu Long (theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre có khoảng 33.000 ha). Theo Diễn đàn kinh tế hợp tác đồng bằng sông Cửu Long: Bến Tre có diện tích các cây trồng chủ lực chiếm 29.000ha, với sản lượng đạt 303.206 tấn. Trong đó, có 5.360ha nhãn, cho sản lượng khoảng 50.523 tấn; 1.848ha sầu riêng, đạt sản lượng 19.223 tấn, 5.300ha chôm chôm, đạt sản lượng 90.000 tấn... Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay có 82% - 83% các loại trái cây từ nhà vườn được bán cho thương lái, 10% bán cho siêu thị và chỉ có 7% bán cho các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến xuất nhập khẩu hàng năm. Việc xuất khẩu mang lại một lượng ngoại tệ lớn cho doanh nghiệp, điều này cũng giúp sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực và tạo công ăn việc làm cải thiện thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, qua số liệu trên cho thấy số lượng trái cây bán trong siêu thị và xuất khẩu chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Theo ông R.J Nissen- Giám đốc Kinh doanh Công ty TNHH Ag - Hort Quốc tế, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng đến siêu thị mua thực phẩm nhiều hơn vì tính an toàn cao hơn chợ truyền thống. Qua ghi nhận mặt hàng nông sản tiêu thụ ở kênh phân phối hiện đại tăng 2% mỗi năm. Yêu cầu của người tiêu dùng là thực phẩm phải an toàn, chất lượng và dinh dưỡng để xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra. Sự dịch chuyển sang kênh phân
  12. 2 phối hiện đại là điều kiện để hình thành và phát tiển chuỗi cung ứng. Vậy chuỗi giá trị của cây ăn trái từ sản xuất đến thu mua, bảo quản, chế biến, bao bì, vận chuyển, marketing và phân phối đến nơi tiêu thụ thì ai sẽ được lợi nhất trong chuỗi cung ứng? Nhằm nâng cao hiệu quả của chuỗi đủ năng lực cạnh tranh với sản phẩm của các vùng trong nước và nước ngoài. Tác giả nhận thấy cần phải phân tích chuỗi giá trị của trái chôm chôm, tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong chuỗi, để từ đó nâng cao giá trị từng công đoạn và cuối cùng tăng giá trị toàn chuỗi giúp cho người nông dân tăng thêm thu nhập cải thiện đời sống và người tiêu dùng có được thực phẩm an toàn và dinh dưỡng. Đây là lí do tác giả chọn đề tài Phân tích chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh Bến Tre. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích chuỗi giá trị để thấy được giá trị từng khâu, điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chuỗi giá trị - Xác định mối liên hệ giữa các hoạt động hỗ trợ và mối liên kết giữa hoạt động hỗ trợ và hoạt động sơ cấp. - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị chôm chôm để phát triển bền vững. 3. Phương pháp nghiên cứu: * Cách tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị: Cách tiếp cận chuỗi giá trị theo nguyên tắc xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và các mối quan hệ từ chuỗi cung ứng cho đến người tiêu dùng. Hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp khi nghiên cứu chuỗi giá trị dựa trên lý thuyết về chuỗi giá trị, phân tích ngành hàng – CCA và tiếp cận toàn cầu của Kaplinsky (1999) và Gereffi (1994, 1999, 2003). Các khung phương pháp luận về chuỗi giá trị được các tổ chức GTZ, AXIS RESEACH … và các nhà tài trợ cho một số dự án phát triển nông nghiệp nông thôn thực hiện theo cách tiếp cận này. * Trong báo cáo nghiên cứu này vận dụng lý thuyết: - Khung khái niệm của Porter. M.E (1985) về lợi thế cạnh tranh. - Phương pháp “filière” (chuỗi giá trị và ngành hàng). - Phương pháp chuỗi giá trị do GTZ áp dụng.
  13. 3 - Sổ tay phân tích chuỗi giá trị của Raphael Kaplinky và Mike Morris. * Phương pháp phân tích: Áp dụng 4 kĩ thuật phân tích chính: 1. Sơ đồ hóa mang tính hệ thống như xác định các thành phần tham gia sản xuất thu mua phân phối và bán trái chôm chôm đến người tiêu dùng. 2. Xác định phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi bao gồm phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi xem ai được lợi trong tham gia chuỗi. 3. Nghiên cứu vai trò nâng cấp trong chuỗi: Cải tiến chất lượng trái chôm chôm hay đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi và thông tin ràng buộc. Bên cạnh đó nghiên cứu vấn đề quản trị hay cấu trúc các qui định ngăn cản thương mại và các tiêu chuẩn. 4. Đánh giá vai trò quản lý: Các mối quan hệ và cơ chế điều phối giữa các tác nhân trong chuỗi; góc độ chính sách. * Cách thức phân tích áp dụng chủ yếu theo phương pháp định tính: Sử dụng phương pháp định tính nhằm tìm hiểu chuỗi giá trị của trái chôm chôm ở tỉnh Bến Tre thông qua việc thu thập thông tin từ việc khảo sát người tiêu dùng, phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn các thương lái, từ thông tin thứ cấp phân tích văn bản sắp xếp theo một hệ thống, lý giải dữ liệu và tổng hợp. Sau đó, sơ đồ hóa chuỗi, sơ đồ phân tích nguyên nhân kết quả. Kế đến xác định sự tương tác giữa các tác nhân trong chuỗi và chính sách. Tiếp theo là vẽ sơ đồ ảnh hưởng của các bên liên quan và áp dụng lý thuyết nền giải thích, cuối cùng rút ra kết luận. * Phương pháp nghiên cứu định lượng(phi xác xuất): Được sử dụng thông qua phiếu khảo sát ý kiến khách hàng, điều tra thống kê, đánh giá, phân tích chi phí, lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng cho từng khâu và toàn bộ chuỗi giá trị. 4. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu là phân tích chuỗi giá trị của trái chôm chôm. - Phạm vi nghiên cứu, khảo sát là trên địa bàn hai huyện Châu Thành và Chợ Lách thuộc tỉnh Bến Tre.
  14. 4 5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu: - Qua nghiên cứu này, đề tài xác định chuỗi giá trị trái chôm chôm. - Xác định nguyên nhân chuỗi giá trị thấp. - Phương hướng giải quyết các vấn đề. 6. Kết cấu đề tài: - Phần mở đầu - Chương 1: Một số khái niệm và cơ sở lý thuyết về chuỗi giá trị - Chương 2: Phân tích chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh Bến Tre - Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh Bến Tre - Kết luận.
  15. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ Trong Chương 1 sẽ trình bày một số nội dung cơ bản về chuỗi giá trị, hệ thống chuỗi giá trị, từ đó giúp tác giả từng bước tiếp cận và áp dụng cơ sở lý thuyết vào phân tích chuỗi giá trị trái chôm chôm tỉnh Bến Tre. 1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị: - Theo Michael Porter (1985) xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động và lợi nhuận từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Sản phẩm đi qua các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và mỗi hoạt động sản phẩm thu được một giá trị nào đó. Mỗi hoạt động giá trị đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua, trong đó đều có thu mua đầu vào, có nhân lực và một hình thái công nghệ nào đó để thực hiện chức năng của nó và cuối cùng cung cấp cho khách hàng. Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị. Có thể chia ra làm hai loại hoạt động chính, là hoạt động sơ cấp và hỗ trợ. Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính chất liên quan đến việc tạo ra sản phẩm hay liên quan đến bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau bán hàng. Hoạt động hỗ trợ sẽ bổ sung cho các hoạt động sơ cấp và tự chúng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung ứng mua hàng đầu vào hoặc công nghệ hay nguồn nhân lực và các chức năng khác trong toàn doanh nghiệp. - Theo Raphael Kaplinsky và Mike Morris (2001) thì chuỗi giá trị gồm chuỗi giá trị đơn giản và chuỗi giá trị mở rộng. Chuỗi giá trị đơn giản mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau đưa đến người tiêu dùng sau cùng và vứt bỏ đi sau khi sử dụng. Một chuỗi giá trị được mô tả như một chuỗi các hoạt động sản xuất hay kinh doanh. Trong mỗi mắt xích có nhiều hoạt động và các mắt xích trong nội bộ chuỗi thường có bản chất hai chiều, một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
  16. 6 Sản xuất : Logistics Hướng nội Thiết kế và Chuyển hóa Tiếp thị Tiêu thụ/ phát tiển sản Đầu vào tái chế phẩm Đóng gói Hình 1.1 Bốn mắt xích trong chuỗi giá trị Nguồn : Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị trang 4 Chuỗi giá trị mở rộng gồm nhiều mắt xích hơn, phức tạp hơn được mở rộng ngoài tổ chức và cá nhân có nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (gồm người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân và người cung cấp dịch vụ) để chế biến nguyên liệu thô thành sản phẩm bán tới tay người tiêu dùng. Mỗi sản phẩm đều có giá trị, từ một xâu chuỗi các mắt xích giá trị kết nối lại với nhau thành chuỗi giá trị mở rộng. Bắt đầu từ chuỗi cung ứng đầu vào sản xuất và mạng lưới phân phối. Các hoạt động có liên quan mật thiết với nhau kết hợp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng, sẽ huy động nhiều yếu tố kinh tế khác nhau và mỗi quản lý chuỗi giá trị riêng của mình, trong đó các ngành tương tác đồng bộ với người địa phương tạo ra chuỗi mở rộng. 1.2. Sơ đồ Chuỗi giá trị tổng quát của Michael E. Porter (1985): sơ đồ có cấu trúc gồm hai hoạt động, đó là hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. Các Cơ Sở hạ tầng của doanh nghiệp hoạt Quản trị nguồn nhân lực động Phát triển công nghệ hỗ trợ Thu mua lợi nhuận Logistics vận hành Logistics marketing dịch vụ Các hoạt động sơ cấp Đầu vào Đầu ra & bán hàng Hình 1.2. Sơ đồ chuỗi giá trị của Michael E. Porter (1985) Nguồn: Porter.M.E 1985 trang 76
  17. 7 Chuỗi giá trị Chuỗi giá trị của Chuỗi giá trị của nhà cung cấp công ty người mua Hình 1.3 Sơ đồ hoạt động sơ cấp Nguồn: Porter.M.E.1985 trang 73 1.2.1. Hoạt động sơ cấp: Có 5 loại tổng quát như hình trên. Mỗi loại lại được chia ra thành nhiều hoạt động riêng rẽ tùy ngành và chiến lược riêng của doanh nghiệp. - Logistics đầu vào: Là các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho hay phân phối các đầu vào của sản phẩm. Chẳng hạn như quản lý nguyên vật liệu hoặc lưu kho và quản lý tồn kho. Bên cạnh đó lập lịch trình hoạt động cho các phương tiện và hoàn trả nhà cung cấp. - Vận hành (sản xuất): Là các hoạt động liên quan đến chuyển hóa các đầu vào thành hình thái sản phẩm sau cùng. - Logistic đầu ra: Là hoạt động liên quan đến thu gom hay lưu trữ và phân phối trên thực tế các sản phẩm đến người mua. Chẳng hạn như tồn kho, thành phẩm hay quản lý các nguyên liệu vận hành với các phương tiện phân phối hàng hóa và dịch vụ đến tay người tiêu dùng theo quy trình đặt hàng và xây dựng lịch làm việc. - Marketing và bán hàng: Là hoạt động liên quan đến việc cung cấp phương tiện để khách hàng mua sản phẩm như quảng cáo hay khuyến mãi, bán hàng, báo giá hoặc lựa chọn kênh phân phối với mối quan hệ giữa các kênh phân phối và định giá. - Dịch vụ: Là các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường hoặc duy trì tốt giá trị của sản phẩm. Chẳng hạn lắp đặt hay sửa chữa, huấn luyện hoặc cung cấp phụ tùng và điều chỉnh sản phẩm. 1.2.2. Các hoạt động hỗ trợ: Là các hoạt động tạo giá trị mang tính hỗ trợ cho việc cạnh tranh, được phân chia thành bốn nhóm tổng quát.
  18. 8 - Thu mua: Là chức năng của công tác thu gom các đầu vào để sử dụng trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, bao gồm nguyên liệu thô hay các nguồn cung ứng và những sản phẩm để tiêu thụ khác cũng như các tài sản như máy móc thiết bị và nhà xưởng. Bên cạnh thu mua đầu vào thường liên kết với hoạt động sơ cấp nhưng chúng xuất hiện trong mọi hoạt động giá trị và cả những hoạt động hỗ trợ. Một hoạt động thu mua cho trước có thể kết hợp với một hoạt động giá trị đặc trưng hoặc các hoạt động mà nó hỗ trợ. Chi phí của bản thân các hoạt động thu mua thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí nhưng lại tạo ra những ảnh hưởng rộng lớn trong vấn đề chi phí và khác biệt hóa của doanh nghiệp. Hoạt động thu mua tiên tiến có thể tác động đến chi phí và chất lượng của mua hàng đầu vào cũng như các hoạt động khác liên quan đến tiếp nhận hay sử dụng đầu vào và sự tương tác với các nhà cung cấp. - Phát triển công nghệ: Mỗi hoạt động giá trị đều là hiện thân của công nghệ. Đó là bí quyết hay qui trình hoặc công nghệ, có trong các thiết bị của qui trình công nghệ được triển khai khắp trong nhiều doanh nghiệp, từ công nghệ ứng dụng, ở khâu chuẩn bị chứng từ và vận chuyển hàng hóa đến các công nghệ chứa đựng ngay bên trong sản phẩm. Hơn thế nữa, nhiều hoạt động giá trị sử dụng loại công nghệ kết hợp từ nhiều công nghệ phụ khác nhau liên quan đến nhiều môn khoa học khác nhau (ví dụ như máy móc sẽ liên quan đến nghề luyện kim, điện tử và cơ khí). Phát triển công nghệ bao gồm nhiều hoạt động có thể tập hợp lại trên diện rộng thành những nỗ lực để cải tiến sản phẩm và quy trình. Tuy nhiên, phát triển công nghệ xuất hiện trong rất nhiều công đoạn của doanh nghiệp, mặc dù chưa được nhận diện rõ ràng và có thể hỗ trợ bất cứ công nghệ nào hiện diện trong các hoạt động giá trị. Phát triển công nghệ rất quan trọng đối với lợi thế cạnh tranh trong mọi ngành, thậm chí giữ vai trò quyết định trong vài ngành. - Quản trị nguồn nhân lực: Gồm nhiều hoạt động liên quan đến tuyển dụng, thuê lao động hay huấn luyện và phát triển. Bên cạnh đó là vấn đề thu nhập của tất cả các loại nhân sự. Quản trị nguồn nhân lực hỗ trợ cả các hoạt động sơ cấp hay hoạt động hỗ trợ riêng lẻ như thuê kỹ sư và toàn bộ chuỗi giá trị.
  19. 9 - Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Cơ sở hạ tầng gồm nhiều hoạt động như quản trị tổng quát hay lập kế hoạch, tài chính hoặc kế toán và pháp lý công tác với cơ quan Nhà nước và quản trị chất lượng. Cơ sở hạ tầng thường hỗ trợ toàn bộ chuỗi giá trị chứ không chỉ cho những hoạt động riêng lẻ tùy thuộc vào doanh nghiệp đa ngành hay đơn ngành. Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp có thể bao gồm toàn bộ hoặc được phân chia giữa các đơn vị kinh doanh và công ty mẹ. Trong các doanh nghiệp đa ngành, hoạt động của cơ sở hạ tầng được phân chia giữa các đơn vị kinh doanh và tập đoàn. Ví dụ như tài chính thường được triển khai ở cấp tập đoàn trong khi quản trị chất lượng lại thực hiện ở cấp đơn vị. 1.3. Vai trò của các hoạt động: Trong mỗi loại hoạt động sơ cấp hoặc hỗ trợ đều có 3 loại hình đóng vai trò khác nhau trong vấn đề lợi thế cạnh tranh. - Vai trò trực tiếp: Liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các giá trị cho người mua. Ví dụ: lắp ráp, phụ tùng máy móc hay nghiệp vụ bán hàng hoặc quảng cáo. - Vai trò gián tiếp: Cho phép các hoạt động trực tiếp được thực hiện liên tục. Chẳng hạn như bảo trì hay lập lịch trình làm việc hoặc vận hành các tiện ích và công tác hành chính trong việc bán hàng và nghiên cứu hay bảo quản các hồ sơ. - Đảm bảo chất lượng: Nhằm đảm bảo chất lượng của các hoạt động khác như giám sát hay kiểm tra thử nghiệm, đánh giá lại hay điều chỉnh và tái vận hành. Đảm bảo chất lượng không đồng nghĩa với quản trị chất lượng bởi có nhiều hoạt động giá trị đóng góp vào chất lượng. Mỗi doanh nghiệp đều có các hoạt động giá trị trực tiếp, gián tiếp và đảm bảo chất lượng. Cả ba loại này xuất hiện không những chỉ trong các hoạt động sơ cấp mà còn trong các hoạt động hỗ trợ. Vai trò của các hoạt động gián tiếp và đảm bảo chất lượng thường không nhận thức đúng đắn, trong ba loại trên chỉ có một loại quan
  20. 10 trọng để chẩn đoán lợi thế cạnh tranh. Thông thường phải cân nhắc thực hiện cái gì và loại bỏ cái gì giữa các hoạt động trực tiếp và gián tiếp. Những hoạt động gián tiếp cũng gom vào dạng “gánh nặng phải trả” làm cho chi phí và những đóng góp vào khác biệt hóa của chúng trở nên lu mờ. Bên cạnh đó, những hoạt động đảm bảo chất lượng cũng khá phổ biến trong hầu hết các bộ phận của doanh nghiệp, việc thử nghiệm và kiểm tra được kết hợp với nhiều hoạt động sơ cấp. Theo những lưu ý gần đây về chi phí cho chất lượng thì chi phí tích lũy của các hoạt động đảm bảo chất lượng có thể lớn và các hoạt động này thường ảnh hưởng đến chi phí hoặc hiệu quả của những hoạt động khác dẫn đến ảnh hưởng đến nhu cầu và chủng loại của những hoạt động đảm bảo chất lượng. 1.4. Những liên kết bên trong chuỗi giá trị và các nguyên nhân liên kết giữa các hoạt động giá trị:: Chuỗi giá trị không chỉ là một tập hợp của những hoạt động độc lập mà là một hệ thống của các hoạt động đó. Mối liên kết chính là quan hệ giữa phương pháp thực hiện một hoạt động giá trị và chi phí hoặc việc thực hiện một hoạt động khác. Những liên kết có thể đưa đến lợi thế cạnh tranh theo hai cách: tối ưu hóa và sự điều phối. Những liên kết này thường phản ánh việc phải lựa chọn hoạt động nào và từ bỏ các hoạt động nào để có kết quả sau cùng là tương đồng và từ mối liên kết cũng phản ánh nhu cầu điều phối các hoạt động. Chẳng hạn như để giao hàng đúng hạn sẽ đòi hỏi việc điều phối, việc vận hành hoặc logistics đầu ra hay dịch vụ. Nếu khả năng điều phối các mối liên kết tốt sẽ làm giảm chi phí hoặc tăng cường sức mạnh cho khác biệt hóa, những liên kết rõ ràng nhất là giữa hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. - Nguyên nhân thứ nhất: cùng chức năng nhưng có cách thức thực hiện khác nhau. - Nguyên nhân thứ hai: chi phí hoặc cách thực hiện các hoạt động trực tiếp được cải tiến với những nỗ lực lớn trong các hoạt động gián tiếp. - Nguyên nhân thứ ba: các hoạt động thực hiện bên trong doanh nghiệp làm giảm nhu cầu được minh họa giải thích hoặc dịch vụ kèm theo một sản phẩm. - Nguyên nhân thứ tư: các chức năng đảm bảo chất lượng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Từ các nguyên nhân tổng quát của những liên kết nói trên cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0