intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Phân tích tầm quan trọng của địa vị chính trị và địa chính trị của Philippines

Chia sẻ: Nguyễn Lê Ngọc Mai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

134
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Philippines trong lịch sử từng lần lượt chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Mỹ ... mà kết quả trong họ có một sự kết hợp độc đáo giữa tính cách dễ thương của người Latinh,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Phân tích tầm quan trọng của địa vị chính trị và địa chính trị của Philippines

  1. ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA PHILIPPINES
  2. LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết, trong những năm 60 của Thế kỷ trước, người ta đã từng coi Philippines là một “Nhật Bản thứ hai” với việc nhận được rất nhiều viện trợ từ Mỹ. Thế nhưng điều này đã không thể xảy ra bởi nạn tham nhũng trầm trọng và những chính sách sai lầm của Chính Phủ. Đến thập kỷ 90, Philippines lại tiếp tục phải trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997, cuộc khủng hoảng thực sự đã làm suy sụp nền kinh tế của quốc đảo này. Tuy nhiên, trong năm năm đầu của Thế kỷ 21 này, với những cải cách mạnh mẽ từ phía Chính Phủ, nền kinh tế Philippines đã có được những bước phát triển khá tích cực. Philippines là một miền đất nằm trên vùng xích đạo, rất đa dạng và đầy màu sắc, một dân tộc đã hòa đồng nhiều chủng tộc và truyền thống tuyệt vời để trở thành một cá tính Philippines. Philippines là một đất nước của những mâu thuẫn: Những tòa nhà chọc trời bằng betong sang trọng trái ngược một cách gay gắt với những khu nhà ổ chuột, nền y học hiện đại cùng song hành với lối chữa bệnh bằng niềm tin, những tín ngưỡng tự nhiên thuần giáo đan xen những nghi thức trang trọng của Thiên Chúa giáo ... Người Philippines trong lịch sử từng lần lượt chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Mỹ ... mà kết quả trong họ có một sự kết hợp độc đáo giữa tính cách dễ thương của người Latinh, óc kinh doanh của người Mỹ, sự sùng kính của người Tây Ban Nha, sự ấm áp và hiếu khách của người Malay ... họ cũng là một dân tộc rất nhạy cảm về mặt nghệ thuật. 2
  3. 3
  4. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CỘNG HÒA PHILIPPINES Là một trong mười một thành viên của ASEAN, quần đảo Philippines là một quốc gia có vị trí rất quan trọng trong khu vực cả về kinh tế và quân sự với bao quanh là đường bờ biển rất dài. Trong chương 1 này, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quan về một đất nước Phi-lip-pin năng động, một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng. 1.1. Khái quát chung: + Tên nước: Nước cộng hòa Philippines. + Thủ đô: Manila. + Vị trí địa lý: Là một quần đảo ở Đông Nam Á với khoảng 7107 đảo chạy dài từ Bắc xuống Nam giữa vĩ tuyến 4023 – 21025. + Đặc điểm tự nhiên, khí hậu: Đường bờ biển rất dài. 3/4 diện tích là rừng núi, đồng bằng thấp nhỏ hẹp. Đây là khu vực có nhiều động đất và núi lửa với khoảng 10 núi lửa đang trong thời kỳ hoạt động. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường có bão lớn. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. + Diện tích: 300.000 km2. + Dân số: 89,4 triệu người (7/2006). + Dân tộc: Gồm 3 nhóm dân tộc chính là: - Indio theo cơ đốc giáo chiếm 3/4 dân số. - Các dân tộc miền núi chiếm khoảng 5% dân số. - Nhóm người Moro theo Hồi giáo chiếm khoảng 5% dân số. Ngoài ra số ngoại kiều (Hoa, Anh, Ấn, Mỹ, Tây Ban Nha, Arập…) chiếm 2%. + Tôn giáo: Thiên chúa giáo là quốc đạo (85% dân số). Hồi giáo (10%), 5% theo đạo Tin lành và các đạo khác. + Ngôn ngữ: Tiếng Tagalog, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi và là ngôn ngữ chính. + Đơn vi tiền tệ: Đông Pê-sô (Peso). + Quốc khánh: 12/06/1898. + Lãnh đạo nhà nước hiện nay: - Tổng thống: Bà Gloria Macapagal Arroyo. - Phó tổng thống: Ông Noli De Castro. - Chủ tịch Thượng viện: Ông Manuel B. - Chủ tịch Hạ viện: Ông Jose. - Ngoại trưởng: Ông Alberto. 1.2. Thể chế chính trị: 1.2.1. Thể chế nhà nước: Cộng hòa. 4
  5. + Từ 1972 trở về trước: Theo Hiến Pháp năm 1935, Quốc hội gồm Thượng viện và Hạ viện. Đứng đầu Nhà nước và Chính phủ là Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm do dân bầu trực tiếp. + Từ 1981 – 1985: Theo Hiến Pháp năm 1973, Quốc hội chỉ gồm một viện (bỏ Thượng viện). Đứng đầu Nhà nước là Tổng thống với nhiệm kỳ 6 năm, không được tái cử. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Quyền lực tập trung vào Tổng thống. + Từ 1986 đến nay: Theo Hiến pháp năm 1987, cơ quan lập pháp cao nhất là Quốc hôi bao gồm hai viện. Thượng viện gồm 24 nghị sĩ (nhiệm kỳ 6 năm) và Hạ viện với 200 đến 250 nghị sĩ (nhiệm kỳ 3 năm). + Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. Tổng thống có quyền: bổ nhiệm các bộ trưởng nội các với sự thong qua của Quốc hội; thành lập các hội đồng… + Cơ chế bầu cử: Theo Hiến Pháp 1987, dân trực tiếp bầu Tổng thống, phó tổng thống và các nghị sĩ. 1.2.2. Tình hình chính trị chính: Philippines là một quốc gia có nhiều đảng phái chính trị khác nhau nên tình hình chính trị trong nước có nhiều bất ổn. Liên minh Lakas-NUCD-UMDP do Tổng thống Arroyo làm Chủ tịch và ông De venecia làm đồng chủ tịch. Hiện nay Liên minh này đổi tên là “Lakas ng Kristiyano at Muslim Democrata “ (Liên minh Sức mạnh quần chúng của những người dân chủ Thiên chúa giáo và Hồi giáo). 1.3. Đối ngoại: Từ năm 1992, Philippines điều chỉnh chính sách đối ngoại với phương châm ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế; đẩy mạnh quan hệ với các nước láng giềng ở Châu Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, Philippines chủ trương chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá; coi trọng quan hệ với các nước lớn; thúc đẩy hoà bình, ổn định ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phát triển quan hệ với ASEAN 5
  6. 6
  7. Chương 2. ĐIẠ LÝ – LỊCH SỬ Nước Cộng hòa Philippines là một hòn đảo gồm một chuỗi 7.107 hòn đảo trải dài từ kinh tuyến 21 Bắc đến kinh tuyến 5 Bắc phía Tây Thái Bình Dương. Đất nước trải ra trên một diện tích 300.00km2, phía Bắc vươn tới Đài Loan và cực nam thì gần đụng tới Borneo. Bờ Tây của nó là biển Nam Trung Hoa và l ục địa châu Á, bờ đông là biển Thái Bình Dương. Philippines lớn hơn Vương quốc Anh một chút, nhưng có chiều dài bờ biển gấp đôi Hoa Kì. Địa lý hình thể của Philippines rất đa dạng. Những rặng núi chạy suốt chuỗi đảo làm tương phản với những triền đất dốc xanh rờn và những đồng bằng ven biển rất thích hợp cho nghề nông. Những du khách đầu tiên đến đây đã ví quần đảo này như các viên kim cương và gọi chúng là “Chuỗi ngọc trai Phương Đông”. Không tới một phần ba quần đảo có người ở và diện tích của 11 đảo lớn nhất chiếm tới 95% tổng diện tích quần đảo. 1. Luzon, Visayas và Mindanao Có thể tạm chia quần đảo thành ba vùng chính là Luzon, Visayas và Mindanao. Luzon là đảo lớn nhất, đông dân cư nhất. Thủ phủ Manila có khoảng 10 triệu dân sinh sống nằm ở phía Tây của đảo này. Nhờ có vị trí thuận lợi về sông và biển, Luzon là nơi thích hợp nhất để bố trí trung tâm thương mại và chính trị. Luzon có vịnh Manila, một trong những hải cảng tốt nhất thế giới, lại có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất quần đảo. Đây cũng là nơi có mật độ tập trung công nghiệp cao nhất quần đảo. Phía nam Luzon là một dãy các hòn đ ảo được gọi là Visayas. Nó gồm những đảo quan trọng như Leyte, Negros, Samar, Panay và Cebu. Thành phố Cebu là trung tâm kinh doanh và công nghiệp quan trọng đứng thứ hai chỉ sau Manila. Xa hơn nữa về phía nam là đảo lớn thứ nhì của quần đảo, đó là Mindanao, nơi có những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất Philippines. Các cộng đồng tín đồ Islam Philippines và các nhóm dân bản xứ khác chống lại công cuộc thuộc địa hóa đến sinh sống trên đảo này, và đã uốn nắn nền văn hóa của Mindanao gần với nền văn hóa cổ truyền Đông Nam Á hơn là với nền văn hóa Tây hóa của Manila. Mặc dù hiện nay những người định cư theo đạo Cơ đốc chiếm đa số ở đây, Mindanao trên thực tế vẫn còn khá biệt lập về mặt văn hóa và gần như bị bỏ lơ. Những nhà cầm quyền ở Manila thỉnh thoảng vẫn lưu ý khách du lịch, dù chỉ nhắc khéo một cách xa xôi, về việc phải xin hộ chiếu nếu muốn đặt chân lên đất Mindanao. 7
  8. 2. Miền đất của núi lửa và địa chấn Sự hình thành về mặt địa chấn của Philippines diễn ra song hành với những đợt phun trào của núi lửa, những dịch chuyển trong sắp xếp địa tầng của đại dương, làm cho các hòn đảo cứ nhô lên rồi sụt xuống, và kết quả là tạo ra những ngọn núi và những rãnh nứt. Không phải tất cả những biến động địa chất này đều mang theo thảm họa. San hô, vốn phát triển rất nhanh ở trong những vùng nước ấm của Philippines, đã tích tụ lại thành nền cho các hòn đảo. Sau này, vào thời kì băng hà, những chiếc cầu đất đã nối liền quần đảo này với các đảo khác và lục địa châu Á. Điều đó giải thích sự tương đồng về hệ động thực vật của Philippines với hệ động thực vật ở các quần đảo Celebes, Moluccas, Borneo và thậm chí là ở Đài Loan. Philippines là miền đất của những điều trái ngược. Nó được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên rất phong phú, cho dù thiên nhiên cho đó rồi cũng lấy đi đó, một di sản mà người dân đất này không lựa chọn nhưng phải sống chung với nó. Philippines nằm trong phần hoạt động của vùng đứt gãy của vỏ trái đất chạy quanh Thái Bình Dương, có tên gọi là vành đai Địa chấn Thái Bình Dương. Cứ 10 năm một lần đất nước này lại bị một trận động đất cực kì lớn (từ 7.75 độ richte trở lên) và bảy trận động đất lớn (từ 7.0 đến 7.45 độ), ngoài ra mỗi năm còn có năm trận động đất trung bình (từ 6.0 đến 6.9 độ). Quần đảo còn nổi tiếng là vòng lửa, một vành đai núi lửa vòng quanh Thái Bình Dương và hiện có 21 núi lửa hoạt động. Mặc dù mỗi lần các núi lửa này phun trào là một lần gây thiệt hại lớn, nhưng cũng nhờ đó mà các đất đai ở quanh vùng núi lửa lại cực kì màu mỡ, ngoài ra lại còn có thêm nguồn nhiệt năng vô cùng nhiều nữa. Những ngọn núi l ửa lớn phải kể đến là Mayon, Teal, Hibok – Hibok và Kamlaon. 3. Khí hậu Giống như hầu hết các nước láng giềng vùng Đông Nam Á, khí hậu của Philippines nhìn chung là nóng (nhiệt độ trung bình là 270c) và nhiều mưa. Nơi đây có thể chia ra làm ba mùa: mùa nóng, mùa mưa và mùa lạnh. Từ tháng Ba đến tháng Sáu khí hậu rất nóng và khô, từ tháng Bảy đến tháng Mười mưa nhiều, thời tiết cực kì ẩm ướt, từ tháng Mười một đến tháng Hai lại mát mẻ và khô ráo. 4. Bão biển Bão biển (Typhoon) ở vùng xích đạo cũng giống như bão Hurricane ở vùng Bắc và Trung Mỹ. Nó là khối không khí khổng lồ chuyển động dữ dội và quay ngược chiều kim đồng hồ. Nhưng ở trung tâm của cơn bão – mắt bão thì l ại rất tĩnh lặng. Bão thường kèm theo những cơn mưa lớn gây lụt lội và đôi khi là sóng thần, xảy ra trong những tháng có gió mùa tây nam. Ở Philippines người ta tính 8
  9. cường độ bão bằng cấp gió. Trung bình hàng năm có 21 cơn bão đổ vào Philippines gây thiệt hại lớn về người và của. Bão Typhoon thường quét qua một đường cong nhẹ khi đi qua quần đảo, nhưng cũng có những cơn bão không chỉ quét qua một lần mà là vài lần hay quần qua quần lại rất lâu. 5. Hệ thực vật Philippines là một trong những nước có hệ thực vật phong phú với trên 12.000 loài. Trong số những câu có hoa thì họ hoa lan là nhiều nhất với khoảng 940 loài, trong đó 790 loài có gốc gác tại chỗ. Philippines cũng um tùm các loài cây mọc tán, mọc cả ở các rừng mưa nhiệt đới trong đất liền, tổng cộng bao phủ 15 triệu ha, nghĩa là gần một nửa diện tích của nước này. 6. Hệ động vật Đông vật đất liền cơ bản cũng giống như ở các đảo khác trong vùng như Borneo và Java. Những dải đất bắc cầu nối quần đảo với đất liền thời cổ đã tạo điều kiện di thực cho các giống loài đến từ Đông Nam Á. Các thương nhân và những kẻ chinh phục cũng mang đến đây một số loài động vât, bổ sung cho quỹ động vật bản sứ. Chim ở đây cũng có khoảng 800 loài, còn động vật biển thì phong phú nhất châu Á. Các rặng san hô ngầm ở Philippines nổi tiếng về kích cỡ cũng như sự đa dạng của các loài hản sản sinh sống ở đó. Mặc dù có rất nhiều loài sinh vật sống trên đảo nhưng số l ượng cá th ể của mỗi loài thì không được nhiều. Thật ra, điều này có thể giải thích bởi đặc điểm có quá nhiều đảo nhỏ của đất nước này nhưng con người cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Hậu quả là nhiều loài thú chỉ có ở Philippines đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Loài Tamaraw, một họ hàng hoang dã và nhỏ con hơn của trâu nước chỉ còn tìm thấy trên đảo Mindoro. Đại bàng săn khỉ, loài đại bàng lớn nhất, đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Kiêu hãnh và nhạy cảm, loài đại bàng này chỉ còn thoi thóp trong những khu rừng bị đốn trơ trọi. Các động vật khác đang có nguy cơ tuyệt chủng là hươu chuột, chim Koch’s Pitta, chim bồ nông, loài khỉ đêm nhỏ nhất và hạc Sarus. Các loài động vật cũng là phương tiện sinh sống quan trọng của người dân. Trong đó quan trọng nhất đối với người nông dân Philippines là loài trâu nước nhỏ. Cần cù và có thể làm được những công việc nặng nhọc, con trâu nước được xem như biểu tượng cho đức tính siêng năng cần cù và kiên nhẫn của người dâu nước này. 7. Manila Thủ phủ Từ nhiều thế kỉ nay, thành phố cổ Manila vẫn là thủ đô của đất nước mãi cho đến khi ai đó có lo ngại về sự chật chội, về tỷ lệ phạm tội ngày một tăng, về tiếng tăm ngày càng suy đồi của Manila, nên đã quyết định xây dựng một thủ đô mới ở nơi ngoại ô rộng rãi tươi mát của Quezon City. Tuy vậy, không hiểu vì 9
  10. một lý do nào đó mà Quenzon City lại không được nhiều người biết tới. Không thể nào làm ngơ hay quên đi được tầm quan trọng và tiếng tăm về mặt lịch sử của Manila. Ngày nay Manila lại trở lại là thủ đô. Nó là một phần của vùng đô thị Manila Thủ Phủ bao gồm 4 thành phố và những thị trấn trong bán kính 80km. Vào cuối thế kỉ 20, Manila thủ phủ mở rộng theo chiều ngang đảo Luzon ra đến Infanta, Quezon nằm bên bờ biển Thái Bình Dương và như vậy sẽ trở thành một trong những thành phố lớn nhất châu Á. 8. Manila lịch sử Truyện thuyết kể rằng Thành phố mang tên loài cây milad trôi nổi trên sông Pasig do đó tên thuở ban đầu là Maynilad. Vì có một hải cảng r ất tốt, Manila không khỏi quyến rũ các nhà khai phá, các thương gia và dân định cư. Khi người Tây Ban Nha phát hiện ra Manila thì nó đã là một công trình khá thịnh vượng. Ngoại trừ một thời gian ngắn bị người Anh chiếm đóng, người Tây Ban Nha đã thành công trong việc giữ nó tách biệt và thuần túy Tây Ban Nha. Tuy nhiên thành phố đã phát triển ra ngoài khuôn viên của tường thành, và khi người Mỹ đến thì các thành phố nằm trong bức tường chỉ còn là một quận bình thường mà thôi. Manila vẫn luôn là cứ địa của quyền lực chính trị. Manila đã từng là đ ịa điểmcủa những biến cố lịch sử quan trọng như việc hành quyết Jose Rizal tại Bagumbayan, việc thành lập nước Cộng hòa Philippines năm 1945, Manila cũng gánh chịu những thảm họa thiên nhiên và lịch sử. Trong thế chiến thứ hai nó là thành phố bị tàn phá nặng nề nhất thế giới chỉ sau Warsaw – thủ đô của Ba Lan. Nhưng dù có biến cố này, Manila vẫn sống và vẫn trụ lại. Cũng như rượu để lâu năm, càng cổ xưa lại càng thêm hương vị. Đã có lúc người ta cho rằng thủy tổ của người Philippines là thổ dân Negrito (Aeta), có vóc dáng thấp bé, da sậm, tóc quăn. Tuy nhiên những phát hiện gần đây cho thấy rằng học là những di dân ở Đông Nam Á, đến quần đảo này trên 22.000 năm trước. Sau khi dải đất nối liền quần đảo này với lục địa và các đảo lân cận chìm xuống biển cả, việc di cư thường bằng đường biển. Một giả thuyết khác nói về ba nhóm người đã đến đây, một nhóm thấp và chắc người đến từ Indonesia, hai nhóm kia cao và mảnh mai hơn đến từ Malaysia. Những người đến sau đã xua đuổi những cư dân đến trước lên vùng cao hơn còn họ thì thành lập những cộng đồng thôn xóm sinh sống ven biển và lưu vực các con sông. Và đã từ lâu họ hình thành một lối sống riêng biệt, lối sống này còn được các thủy thủ và thương nhân đến từ Trung Hoa, Ả Rập và Ấn Độ bổ sung và làm cho phong phú thêm. 9. Xã hội tiền Tây Ban Nha Những người dân của thời kì tiền Tây Ban Nha nhóm họp thành các cộng đồng dựa trên cơ sở thân tộc được gọi là Barangay, đó là tên gọi của chiếc bè 10
  11. vượt biển đã đưa họ tới xứ này. Sử sách chép lại rằng ở đây đã có một nền văn minh phát triển dựa trên nghề trồng lúa nước, câu cá, dệt vải, khai mỏ và buôn bán. Họ dùng tiền vỏ sò, dùng chữ viết kiểu Ấn Độ khắc lên thanh tre. Họ tuân thủ luật lệ, được một hội đồng bô lão chỉ huy, họ thờ cúng tổ tiên gọi là Anitos và cũng thờ cúng các thế lực thiên nhiên vây quanh họ. Người Trung Hoa đã mang đến cho họ đồ gốm, dạy họ phương pháp canh tác tiến bộ và nghệ thuật nấu nướng. Người Ấn Độ thì làm giàu thêm ngôn ngữ và chữ viết của họ. Người Ả Rập mang đến nghệ thuật buôn bán và đ ạo Islam, và đạo Islam đã bắt rễ ở Mindanao miền Nam. Mặc dù có vẻ là một xã hội mở cửa phóng khoáng, những những người Philippines thời kì tiền Tây Ban Nha luôn sa vào những tranh chấp vặt vãnh giữa các thị tộc và vì thế mà bị chia rẽ. Người Tây Ban Nha chẳng thể tìm đâu ra một dân tộc dễ bị thuộc địa hóa hơn thế. 10. Thời kì bị Tây Ban Nha chiếm đóng Để tìm con đường mới đi đến quần đảo hương liệu, Ferrdinand Magellan giương buồm đi tìm xứ Ấn Độ vào ngày 16/3/1521. Cùng với các giáo sĩ, ông ta đã bắt đầu công cuộc thuộc địa hóa bằng cách cải đạo cho các tù tr ưởng và gia đình họ sang đạo Cơ đốc. Năm năm sau, một cuộc viễn chinh khác quyết tâm hơn do Miguel Lopez de Legaspi dẫn đầu đã được thực hiện. Được trang bị bằng những kinh nghiệm có được khi đi chinh phục và cai trị ở Mehico, Legaspi đã thành công trong việc thiết lập một căn cứ hùng mạnh ở Luzon và Visayas. Ông ta gọi quần đảo này là Philippines để vinh danh vua Philip đệ nhị của Tây Ban Nha. Ông ta đã đánh bại các tù trưởng nhỏ bé và thưởng cho những người tham gia vào công cuộc chinh phục những vùng đất rộng mênh mông, những lãnh địa khổng lồ sau này được khai thác bằng nhân công bản sứ và đã cung phụng cho người Tây Ban Nha một cuộc sống sung túc và một địa vị xã hội ăn trên ngồi trốc. Tây Ban Nha đã cai trị Philippines thông qua Mehico. Những chiếc tàu khổng lồ đã đi qua đi lại giữa Manila và Acapulo chở đầy tơ lụa, đồ gốm, vàng và hương liệu đến châu Âu làm giàu không kể xiết cho những nhà đầu tư. Những người Tây Ban Nha không thể nào củng cố vị thế của mình trên quần đảo này nếu không có những nhà truyền giáo giúp họ thuần phục trái tim của những người bản xứ. Tự cho mình phải cứu giúp những linh hồn ngoại đạo, các tu sĩ đã bắt tay vào một chiến dịch cải đạo mạnh mẽ, Cơ đốc hóa phần l ớn cư dân của vùng thấp chỉ trong một thời gian ngăn. Họ xây dựng nên những nhà thời làm nơi tập trung các sinh hoạt cộng đồng của thành phố. Thế lực và ảnh hưởng của họ sánh ngang bằng và có khi còn lấn át cả chính quyền thế tục. Trong suốt 300 năm ở Philippines chưa từng xảy ra sự tách biệt giữa giáo hội và chính quyền. 11
  12. Người Tây Ban Nha là những ông chủ khắc nghiệt. Họ áp đặt chế độ lao động cưỡng bức và đòi hỏi sự cung phụng vô lý từ người dân bản xứ mà họ gọi một cách miệt thị là những người Indio (mọi). Mặc dù dễ bảo, nhưng các thổ dân vẫn thường bị dồn vào thế bắt buộc phải nổi loạn để rồi dễ dàng bị đè bẹp bởi chiến thuật “chia để trị” và vũ khí của người Tây Ban Nha. Mãi cho đến TKXIX, mới có được một phong trào phản kháng dài lâu. Sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu đã giúp cho con cái các gia đình giàu có được hưởng nền giáo dục châu Âu cùng với nó là những tư tưởng tự do. Những người trong phong trào truyền bá đã đấu tranh đòi cải cách và truyền bá những kiến thức chống lại giới tăng lữ. Trong số đó nổi bật nhất là Jose Rizal. Việc ông bị bắt giữ và hành quyết đã châm dầu ngọn lửa cách mạng vào năm 1896. Ngày 12/6/1898 nước Cộng hòa Philippines lần đầu tiên được tuyên bố thành lập. 11. Cuộc phiêu lưu của Hoa Kì Nền Cộng hòa sống chẳng được bao lâu. Tướng Aguinaldo, thủ lĩnh của các chiến lược cách mạng, bị lưu đày. Trong lúc đó, cuộc chiến Tây Ban Nha – Hoa Kì bùng nổ. Tháng 5/1898 đô đốc hải quân George Dewey đưa tàu chiến vào vịnh Manila tiêu diệt hạm đội Tây Ban Nha. Người Philippines đã giúp đỡ người Mỹ vì nghĩ rằng sẽ được trao nền độc lập, nhưng họ hoảng hồn khi thấy người Mỹ đổ bộ lên Philippines như những kẻ chiếm đóng chứ không phải như đồng minh. Tháng 12/1898, Tây Ban Nha đã nhượng lại Philippines cho Hoa Kỳ để lấy 20 triệu đô la. Giận dữ và thất vọng, người Philippines lại nổi loạn và kết quả là cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử đã diễn ra. Cuối cùng quần đảo này cũng trở nên yên bình trở lại vào năm 1902, miếng mồi nhử về những cơ hội kinh tế và giáo dục cho tất cả mọi người quá mạnh mẽ đã lấn át đi mọi sự kháng cự. Đã đến lúc Hoa Kỳ thấy phải chuẩn bị cho Philippines được tự trị. Hoa Kỳ áp dụng định chế và quy trình chính trị ở đất nước này theo kiểu Hoa Kỳ và mở rộng thị trường Philippines ra phương Tây để đất nước này tự túc về kinh tế. Quan trọng nhất là việc xây dựng các trường học để giáo dục người Philippines. Trong khi Tây Ban Nha từ chối mọi nền giáo dục cho người bản xứ thì người Mỹ lại thi hành một nền giáo dục phổ cập và bắt buộc. 12. Sự xâm lược của Nhật Bản Ngày 10/12/1941, ba ngày sau cuộc dội bom xuống Trân Châu Cảng, người Nhật đổ bộ vào Philippines. Họ áp đảo các lực lượng Philippines và Hoa Kỳ đang trụ lại tại cứ điểm cuối cùng là Butaan và Coregidor. Bị buộc phải rút lui, tướng Douglas McArthur đã cam kết “tôi sẽ trở lại”, một lời hứa mà người Philippines không thể nào quên và ông đã giữ lời hứa vào tháng 10/1944. Đ ược sự giúp đỡ của các chiến sĩ kháng chiến tại chỗ, người Mỹ đã tiến đến thủ đô 12
  13. và trận chiến ác liệt nhất với người Nhật đã diễn ra. Khi khói súng đã tan, Manila trở thành bình địa. Sáu chục nghìn người đã bị thiệt hại. 13. Thời hậu chiến Ngay sau cuộc chiến, Philippines đã được trao quyền mà người cầm lái là Manuel Roxas. Cần phải tái thiết rất nhiều mà ngân khố thì trống rỗng, Philippines đã phải nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ về mặt tài chính. Vậy là bắt đ ầu mối quan hệ kinh tế giận mà thương giữa hai nước, một yếu tố đã định hình trong chính sách của Philippines trong những năm sau này. Nông dân cũng sôi sục bất mãn đòi công lý trong phân chia đất đai. Vị bộ trưởng Quốc phòng sau này trở thành tổng thống nổi lên nhờ dập tắt sự bất ổn. Xuất thân là một thường dân và thường quan tâm đến vấn đề của dân thường, ông đã khôi phục được niềm tin của công chúng vào chính phủ. MARCOS VÀ NHỮNG NĂM QUÂN LUẬT Năm 1965, Ferdinand Marcos được bầu làm tổng thống. Năm 1969, ông trở thành vị tổng thống tái đắc cử đầu tiên. Nhưng trong nhiệm kì của ông nền kinh tế ngày càng suy thoái , xã hội thêm bất ổn, và nạn tham nhũng lan tràn. Là một chính khách không ngoan sắc sảo, Marcos thoạt đầu đã động viên dân chúng bằng cách thề thốt sẽ làm cho đất nước này trở nên hùng mạnh tr ở lại. Tuy nhiên, những thành công ban đầu của ông đã sớm bị xói mòn vì những điều thái quá trong những năm cầm quyền sau này. Ngày 21/6/1972, ông tuyên bố thiết quân luật khi cả nước bất mãn với chế độ của ông. Ông ta bắt giam những người đối lập, kiểm soát báo chí, giải tán Quốc hội, ép buộc thông qua Hiến pháp năm 1973 và thành lập cái gọi là Phong trào Xã hội mới của ông ta. Ông ta và vợ đã tự cô lập mình và bị cáo buộc bòn rút kho bạc quốc gia để cung phụng cho lối sống xa hoa của mình. CORAZON AQUINO VÀ QUYỀN LỰC NHÂN DÂN Aquino, kẻ thù chính trị bị lưu đày của Marcos, đã quay trở về Philippines và bị bắn chết ngay trên đường băng phi trường. Cái chết của ông này đã làm dấy lên sự phẫn nộ lan nhanh và dẫn đến hoạt động quần chúng rộng rãi chưa từng xảy ra ở nước này. Tháng 1/1986, Marcos tuyên bố bầu cử đột xuất, thách thức vợ góa của Aquino là bà Cory, lúc bấy giời đang là biểu tượng chống đối Marcos. Ngày 22/2, Bộ trưởng Quốc phòng Juan Ponce Enrile và phó Tư lệnh Fidel Ramos đào ngũ sang phe Aquino. Hàng triệu người đã đổ dồn đến các trại lính để bảo vệ họ chống lại lực lượng của Marcos. Ba ngày sau, Marcos bỏ sang Hawai. Cuộc cách mạng dân quyền của Philippines đã cho thế giới một bài học: có thể thực hiện sự thay đổi bằng các biện pháp hòa bình. 13
  14. Nhiệm kì tổng thống của bà Aquino chấm dứt vào tháng 5/1992. Trong sáu năm bà cầm quyền, nền dân chủ đã được phục hồi và tình hình kinh tế đã có một vài cải thiện. Tuy vậy, mặc dù có những tiến bộ, hơn một nửa dân s ố Philippines vẫn đang sống dưới mức nghèo khổ. FIDEL RAMOS – VỊ TỔNG THỐNG HÀNH ĐỘNG Được sự ủng hộ hết mình của Corazon Aquino, Fidel Ramos đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hòa bình tháng 5/1992. Để đưa đất nước tr ở l ại đứng vững trên đôi chân của mình, ông đã tập trung vào việc ổn đ ịnh nền chính trị bằng cách hòa hoãn với các đối thủ chính trị, kể cả Marcos. Đảng cộng sản Philippines được hợp phát hóa và được tiến hành các hoạt động chính trị tuân theo luật pháp. Sau khi đạt được sự ổn định chính trị, Ramos ráo riết tập trung vào việc khôi phục nền kinh tế. Những nước như Nhật Bản, nước đã cấp viện trợ phát triển nhiều nhất với 440 triệu đô la hai năm 1992 – 1993, rồi Đài Loan và Singapore cũng có những cam kết trong nhiều ngành công nghiệp. Việc xuất khẩu cũng được phát triển, nhất là xuất khẩu lao động, vì tỉ lệ thất nghiệp lúc đó là 50%. Số lao động dư thừa này có thể đáp ứng như cầu lao động kĩ thuật của châu Á, và cũng là chiến lược then chốt để giảm tỷ lệ đói nghèo. Chương 3. KINH TẾ - CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU Philippines được đánh giá như là một quốc gia giàu có cả về tài nguyên trên đất liền cũng như dưới biển, có nhiều khoáng sản như: vàng, crôm, đồng, sắt, man-gan, than đá, dầu lửa và khí đốt. Năm 2004, Chính phủ Philippines nước tính trữ lượng khoáng sản nằm trong lòng đất có tổng giá trị khoảng từ 800 đến 1000 tỷ USD, trong đó quặng đồng khoảng 1,44 tỷ tấn, quặng vàng khoảng 795 triệu tấn, nic-ken 534 triệu tấn. Tuy nhiên, hiện nay Philippines mới chỉ xuất khẩu khoảng 0,5 tỷ tấn/năm. Philippines chủ yếu vẫn là một nước nông nghiệp, GDP đầu người 1.068 USD (2005), Nông nghiệp chiếm 23% GDP với 70% dân số. Dịch vụ ở Philippines phát triển khá mạnh, chiếm trên 40% GDP. Xuất khẩu lao động rất quan trọng, với trên 5 triệu người lao động ở nước ngoài, mỗi năm ước tính gửi về nước khoảng 10 - 12 tỷ USD. Từ thập kỷ 70, Philippines thúc đẩy chiến lược "hướng vào xuất khẩu", và đã đạt một số kết quả tích cực. Đến năm 1996, tăng GDP đạt 7,1%, dự tr ữ ngoại tệ đạt 11,6 tỉ USD, FDI đạt 5,5 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1090 USD. Từ 1998 đến 2000 do khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực, kinh tế Philippines suy giảm nghiêm trọng. Từ 2004 trở lại đây, kinh tế Philippines phát triển tương đối khá, đạt mức tăng trưởng 5 –5,5%/năm, GDP năm 2005 đạt 1.080 USD/người. Xuất khẩu tăng khá, đồng Pêsô tăng từ 57 Pêsô/1USD lên khoảng 50 Pêsô/1USD. 14
  15. Với đường bờ biển rất dài bao quanh cùng tài nguyên thiên nhiên cả trên c ạn và dưới biển đều rất dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện vô cùng thuận lợi để có thể phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu. Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu về các lợi thế so sánh, hàng rào thuế quan cũng như những vấn đề chính khác về tình hình, cơ cấu xuất nhập khẩu của Philippines. 3.1. Vai trò của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế Philippines: Như đã nói ở trên, với vị trí địa lý của mình, Philippines có rất nhiều điều kiện để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Vậy với những lợi thế đó, chính phủ Philippines đã làm gì để thúc đẩy xuất khẩu, trong phần này chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu về xuất khẩu của Philippines trên tất cả các mặt. 3.1.1. Tình hình và cơ cấu xuất khẩu của Philippines: Đối với một quốc gia được bao bọc bởi đại dương như Philippines, việc khai thác và xuất khẩu thủy hải sản là hết sức quan trọng. Và điều đó quả th ật đã được minh chứng bởi vị trí hàng đầu Thế Giới của Philippines về nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản, chẳng hạn: đứng thứ tư Thế Giới về xuất khẩu cá ngừ, thứ hai Thế Giới về sản lượng cá rô phi, nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu thế giới … Cùng với đó là các loại thủy hải sản khác như cá mú, cá chẽm, cá măng, mực, tôm… Ngành nông nghiệp cũng đóng góp không nhỏ cho xuất khẩu. Trong đó, chăn nuôi chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (9.26% toàn ngành nông nghiệp), hiện Philippines đang xuất khẩu gia súc gia cầm sang rất nhiều nước bao gồm: Indonesia, Brunei, Việt Nam, Malaysia, Nepal, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Iran… Trong đó xuất sang các nước ASEAN chủ yếu là con giống. Cùng với đó là các sản phẩm cây nông nghiệp như xoài, chuối, dứa, dừa (dầu dừa)… Trong đó, đặc biệt có xoài Leon và dứa Queen. Hiện xoài Leon, nhất là sản phẩm xoài chế biến được xuất khẩu rộng rãi sang Nhật Bản, Anh, Mỹ, Trung Quốc và Trung Đông. Sản lượng xoài Leon đạt tới 5000 tấn/năm đem lại cho các hộ nông dân trồng xoài tối thiểu 50 triệu Peso/năm. Còn dứa Queen, loại dứa ngon nhất của Philippines, cũng được rất nhiều thị trường ưa chuộng, đặc biệt là Hàn Quốc. Tuy là một nước nông nghiệp nhưng chính hoạt động xuất khẩu các sản phẩm hàng điện tử và công nghiệp với 70% kim ngạch xuất khẩu mới đem lại nguồn thu ngoại tệ hàng đầu cho Philippines (đạt 2.56 tỷ USD trong tháng 4/2006). Hai ngành may mặc và giày dép cũng đóng góp vào xuất khẩu của Philippines. Nếu may mặc mang lại rất nhiều lợi nhuận thì giày dép cũng tạo ra những thị trường cho riêng mình như Hà Lan, Đức, Nhật Bản, Anh, Mexico… Đặc biệt là Hà Lan (chiếm 27% sản lượng xuất khẩu giày dép). Ngoài ra còn có ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là đồ hộp cũng là một ngành có nhiều điều kiện thuận lợ để phát triển. 15
  16. Bên cạnh đó, là một nước rất giàu có tài nguyên khoáng sản, Philippines cũng thu được một nguồn lợi đáng kể từ xuất khẩu những mặt hàng như: gỗ, đồng, crôm, dầu thô… Trên đây là một vài nét về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Philippines. Chúng ta cùng nhìn qua về tình hình xuất khẩu của cả nền kinh tế Philippines trong giai đoạn 2000 – 2005 qua biểu đồ 2.1 sau: 40000 35000 30000 25000 20000 Xuất khẩu 15000 10000 5000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Biểu đồ 2.1: Giá trị xuất khẩu của Philippines từ 2000-2005 (đơn vị tính: triệu USD)[1] Đất nước Philippines có quyền tự hào với những bãi biển tươi đẹp, gồm nhiều đảo nhỏ và có nhiều địa điểm du lịch đầy tiềm năng khác nhau như các tỉnh đảo, thành phố đảo Palawan, Davao, Cebu, Mount Apo để phát triển du lịch. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ sang trọng được xây dựng dọc theo những bãi cát trắng trải dài, kèm theo các dịch vụ bơi lặn và người hướng dẫn nhiệt tình. Bên cạnh đó, người Philippines có nghề truyền thống nổi tiếng là đan giỏ bằng mây và bằng các sản phẩm tự nhiên khác rất tinh xảo. Philippines đang đẩy mạnh xây dựng thêm cơ sở vật chất mới, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch. Như việc xây dựng 23 nhà vệ sinh kỹ thuật cao còn bảo đảm đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng ở các cơ sở vệ sinh công cộng. Với mục tiêu thu hút 3 triệu du khách nước ngoài vào cuối năm 2006 và 5 triệu du khách vào cuối năm 2010, Philippines (từ tháng 5-2005) đã cho phép các hãng hàng không giá rẻ trong và ngoài nước thực hiện các chuyến bay nối sân bay quốc tế và các điểm du lịch nước này với các thành phố ở các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực. Biện pháp nói trên đã giúp tăng 8,2% lượng du khách đến nước1 này một năm qua. Trong nhưng năm qua nghành du lịch Phillipines tuy có tiềm năng lớn nhưng chưa được phát huy, đóng góp của ngành du lịch khoang 2-3% vào nền kinh tế. Ngành du lịch nước này đang hướng đến mục tiêu sẽ thu hút được 5 triệu khách du lịch mỗi năm bắt đầu từ năm 2008. Các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản 1 Nguồn: Website: http://www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam 16
  17. sẽ là những thị trường du khách chủ yếu mà Philippines nhắm đến trong kế hoạch của họ. 3.1.2. Tác động của xuất khẩu tới phát triển kinh tế của Philippines: Có thể nói xuất khẩu của mỗi một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đ ến phát triển kinh tế của quốc gia đó. Xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thu nhập quốc dân (GDP), làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội của quốc gia đó. Trước tiên, ta nghiên cứu ảnh hưởng của Xuất khẩu đến GDP của Philippines. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam từ năm 2000- 2005 chúng ta có thể thể hiện giá trị xuất khẩu và giá trị GDP của Philippines trong những năm nảy qua biểu đồ sau [2] 100000 80000 60000 Xuất khẩu (triệu USD) 40000 GDP(triệu USD) 20000 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Xuất khẩu làm thay đổi cơ cấu kinh tế: Như ta đã nói ở trên xuất khẩu và GDP tỷ lệ thuận với nhau nên các quốc gia đều đưa ra các chính sách thúc đẩy xuất khẩu phát triển để từ đó gia tăng GDP. Chính những chính sách kinh tế của chính phủ với mục đích tăng giá trị xuất khẩu đã làm cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn, những sự thay đổi này theo xu hướng tăng cường nhân lực, vật lực vào các ngành có khả năng xuất khẩu cao. Đối với Philippines, chính phủ có những chính sách hỗ trợ cho các ngành có tiềm năng xuất khẩu như: Ngành thuỷ sản: cá ngừ, cá rô phi, tôm chân trắng….đặc biệt sản lượng tôm chân trắng xuất khẩu của Philippines đứng đầu thế giới; ngoài ra ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến cũng đóng góp một phần không nhỏ trong các mặt hàng xuất khẩu của Philippines, qua đó tạo ra những thay đổi rõ rệt trong cơ cấu kinh tế của nước này. 2 Nguồn: Website: http://www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê Việt Nam 17
  18. Xuất khẩu ảnh hưởng tới cơ cấu xã hội: Như một quy luật tất yếu, bất cứ sự phát triển kinh tế nào cũng sẽ bao gồm cả những thay đổi tùy theo mức độ của cơ cấu xã hội. Philippines không phải một ngoại lệ. Hoạt động xuất khẩu của Philippines, như đã nói ở trên, tạo ra những cú hích tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế và thay đổi cơ cấu kinh tế, do đó đã gây ra những thay đổi khá rõ rệt trong cơ cấu xã hội của đất nước này. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy hải sản đã làm một bộ phận lớn lao động trong khu vực nông thôn chuyển sang các ngành khai thác thủy hải sản và ngành công nghiệp chế biến. Việc hàng điện tử và công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thúc đẩy một bộ phận lớn lao động di chuyển sang ngành này. Tóm lại, một cách rất dễ dàng, chúng ta có thể nhận ra rất rõ rệt sự tác động của xuất khẩu vào cơ cấu kinh tế Philippines. 3.1.3. Hoạt động xuất khẩu của Philippines: a) Lợi thế so sánh trong xuất khẩu của Philippines: Nằm trên vành đai gió mùa châu Á –Thái Bình Dương, được bao bọc bởi đại dương, phần lớn diện tích là núi và Đồng Bằng Duyên Hải cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, Philippines hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nông lâm ngư nghiệp. Đồng thời chính phủ đã có những chính sách tác động tích cực tạo ra những lợi thế lớn cho hoạt động xuất khẩu c ủa Philippines. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên: Philippines là một quần đảo với 7.017 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản. Philippines nằm ở “vành đai cá ngừ” của Thế Giới, đứng thứ tư về xuất khẩu và chiếm 10% tổng sản lượng cá ngừ toàn cầu. Cá rô phi cũng là một loại thủy sản đ ược khai thác rất nhiều ở Philippines, tuy kim ngạch xuất khẩu chưa cao nhưng sản lượng cá rô phi của Philippines hiện chỉ đứng sau Trung Quốc và xếp thứ hai trên Thế Giới. Bên cạnh đó là các loại thủy hải sản khác với sản lượng khai thác và xuất khẩu cao như: cá mú, cá măng, cá chẽm, mực, tôm pandan... Ngoài ra, Philippines cũng là nhà xuất khẩu tôm chân trắng hàng đầu Thế Giới. Ngành trồng trọt và chăn nuôi của Philippines cũng có nhiều điều kiện để phát triển với những mảnh đất trông màu mỡ cùng khí hậu nhiệt đới thuận l ợi. Leon, “vùng đất xoài” của Philippines, có thể nói không có một nơi nào trên Thế Giới có những điều kiện thuận lợi để phát triển cây xoài như ở Leon, Philippines. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm ở đây đã tạo nên một trong những giống xoài ngon nhất Thế Giới. Đó là lý do tại sao giống xoài này đã có mặt t ại rất nhiều thị trường lớn trên Thế Giới như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Trung Quốc... Cùng với xoài, dứa Queen, một loại hoa quả ưa khí hậu nhiệt đới, cũng là một loại nông sản được ưa chuộng trên rất nhiều thị trường của Philippines, đặc biệt là Hàn Quốc. Ngoài ra, không thể không kể đến một số nông sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Philippines như: chuối, dừa, cafe, đậu... 18
  19. Sự phong phú tài nguyên thiên nhiên của Philippines còn cho phép đất nước này có đầy đủ cơ sở cho việc khai thác và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao như: gỗ, đồng crôm, dầu thô, nikel... Các tác động từ phía Chính phủ: Là một nước nông nghiệp, tỷ trọng của nông sản trong cơ cấu hàng xuất khẩu khá cao nên Chính phủ Philippines luôn đặt vấn đề về chất lượng hàng hóa. Bằng chứng là để giành được các lợi thế xuất khẩu, Philippines đã đáp ứng được một cách đầy đủ những tiêu chuẩn vệ sinh rất khắt khe từ phía các nước nhập khẩu như: Mỹ, Liên Minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản. Với khoảng 50% dân số sống bằng nghề nông, Philippines rất coi trọng việc tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân nhằm tăng năng suất bằng việc thường xuyên trang bị máy móc thiết bị hiện đại và tiến hành nhiều chương trình hỗ trợ đào tạo người nông dân. Ví dụ: Những khu trồng dứa ứng dụng công nghê cao tại Bicol và Camarine Norte. Hệ thống đường bộ, mạng lưới viễn thông ổn định cùng những cảng côngtennơ lớn luôn sẵn sàng giao thương với Thế Giới cũng là những thuận l ợi rất lớn cho xuất khẩu của Philippines. b) Chính sách của Chính Phủ Philippines đối với hoạt động xuất khẩu: Philippines là một nước nông nghiệp, nên các mặt hàng xuất khẩu chủ l ực là hàng nông thủy sản và một số sản phẩm công nghiệp như linh kiện điện tử, dầu dừa… Đây là các mặt hàng có tính cạnh tranh cao vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước. Do vậy chính phủ cần có các biện pháp quản lí và hỗ trợ đẻ tạo ưu thế xuất khẩu trên thị trường thế giới. 3.2. Nhập khẩu và những tác động tới sự phát triển kinh tế Philippines: 3.2.1. Tình hình và cơ cấu nhập khẩu của Philippines: Phillipines là một nước nông nghiệp với cây trồng chính là lúa, ngô, dừa, mía, chuối, dứa, cà phê, thuốc lá và các loại cây lấy sợi và nền công nghiệp khai khoáng, gỗ, chế biến thực phẩm. Trên nền sản xuất đó Phillipines nhập về dầu mỏ, than đá, sắt thép, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, linh kiện điện tử, lương thực, hoá chất. Năm 2006 Phillipines nhập khẩu 51,5 tỷ USD với các bạn hàng chính là Nhật 15,9%, Mỹ 13,7%, Trung Quốc 19,1%, Đài Loan 7,2%, Ả Rập 4,8%, Hàn Quốc 4,7%, Hồng Kông 4,6%, Thái Lan 4,6% và Việt Nam 1,8%. Từ năm 2000 đến năm 2006 nhập khẩu của phillipin tăng bình quân 7% năm, t ổng giá trị tăng từ 34490,87 triệu USD lên 51773,68 triệu USD. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Phillipin chưa có sự thay đổi rõ rệt trong những năm qua. Máy móc thiết bị chiếm khoảng 30% kim nghạch nhập khẩu của Phillipin, trong những năm gần đây lượng vật liệu xây dựng, sắt thép đang được Phillipin tăng cường nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong nước. Về nông nghiệp: 19
  20. Tuy là một nước nông nghiệp nhưng Philippines hiện đang phải nhập khẩu gạo từ Việt Nam và một số nước khác. Kể từ đầu năm tới nay Philippines đã nhập khẩu tới 1.61 triệu tấn gạo từ việt nam. Từ năm 1996 hai nước chính thức thiết lập quan hệ thương mại, chỉ sau 10 năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đã từ 168 triệu USD (năm 1996) lên tới 778 triệu USD (năm 2005) tăng 460%. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chiếm khoảng 1,8% kim ngạch nhập khẩu của Philippines. Mặc dù Philippines là thị trường đã có thói quen tiêu dùng hàng hoá nhập khẩu theo tiêu chuẩn của các nước phát triển. Song số đông người nghèo vẫn cần những loại hàng hoá chất lượng trung bình, giá cả hợp túi tiền. Tận dụng cơ hội này hàng hoá Việt Nam XK sang Philippin ngày càng nhiều về số lượng cũng như chủng loại. Nhóm hàng chính xuất khẩu của Việt Nam sang Phillipin là lương thực phẩm, hàng năm kim nghạch chiếm 50-60% trong tổng kim nghạch xk của Việt Nam sang Phillipin. Năm 2005 Philllipines nhập khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong đó 1,61 triệu tấn từ Việt Nam đạt hơn 400 triệu USD. Ngoài ra còn nhập khẩu một số mặt hàng khác như cà phê từ Việt Nam, cùi dừa khô, cơm dừa sấy (những thứ dùng để chiết xuất dầu dừa) đều đặn từ Indonesia và các đảo khác thuộc Thái Bình Dương, các loại gia cầm và chim sống tư Nhật Bản, phân bón NPK,... Về công nghiệp: Nền kinh tế tăng mạnh đã làm nhu cầu nhiên liệu tăng cao. Năng lượng địa nhiệt chiếm phần lớn trong số năng lượng dùng để sản xuất điện, sau đó là thuỷ năng, khí tự nhiên, than và dầu. Năm 2003, Philippines đã tiêu thụ trung bình mỗi ngày 338.000 thùng, riêng lượng dầu nhập khẩu đã là 312.000 thùng/ngày. Mặc dù sản lượng khai thác trong nước đã tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Cùng với sự phát triển kinh tế nhu cầu năng lượng tăng nhanh, chính phủ Philippines muốn tìm kiếm sự đầu tư của các công ty nước ngoài sắp tới. Về máy móc thiết bị, Philippines nhập khẩu một lương máy tính và linh kiện máy tính từ Việt Nam nhưng nhập khẩu các linh kiện lắp ráp xe máy, ôtô từ các nước phát triển là chủ yếu giống như các quốc gia đang phát triển khác do trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Nhập khẩu ô tô và các linh kiện ôtô đ ạt t ỉ trọng lớn trong kim nghạch nhập khẩu, bạn hàng chủ yếu của Philippines là Nhật Bản, Mỹ… Còn một số mặt hàng công nghiệp nhẹ như hàng may mặc, giày dép các loại, dây điện và dây cáp điện… cũng chiếm một phần đáng kể trong giá tr ị nhập khẩu của Philippines. Những sản phẩm công nghiệp nhẹ này chủ yếu được nhập từ các nước có nền kinh tế chưa phát triển, nền khoa học kĩ thuật chưa cao. Ngoài ra Philippines còn nhập khẩu một số đồ dùng văn phòng, in ấn, gạch ốp lát, kính màu và một số vật liệu xây dựng… 3.2.2. Tác động của nhập khẩu đến phát triển kinh tế: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2