Đề tài: Phát hành trái phiếu, kênh huy động vốn hiệu quả 2
lượt xem 15
download
Đề tài: Phát hành trái phiếu, kênh huy động vốn hiệu quả có nội dung trình bày các khái niệm, đặc điểm, phân loại, điều kiện của trái phiếu; vai trò, ưu và nhược điểm, các phương thức phát hành trái phiếu của phát hành trái phiếu hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Phát hành trái phiếu, kênh huy động vốn hiệu quả 2
- ĐỀ TÀI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU, KÊNH HUY ĐỘNG VỐN HIỆU QUẢ. I. Trái phiếu 1. Khái niệm. Trái phiếu là một trong các loại hàng hoá trên thị trường tài chính, đó là một dạng chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành. Đây là loại chứng khoán nợ, không có quyền sở hữu đối với tổ chức phát hành. Trái chủ được nhận những khoản chi trả cố định và ưu tiên nhận tiền chi trả trước cổ đông cũng như nhận lãi suất trước cổ tức. Người nắm giữ trái phiếu gọi là trái chủ. Trái phiếu là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ. Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh) Trái chủ là người cho nhà phát hành vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong hợp đồng vay. a. Mệnh giá (face value ): Mệnh giá được ghi trên trái phiếu, là vốn gốc mà nhà phát hành phải trả lại cho nhà đầu tư khi đến thời gian đáo hạn. b. Lãi suất (interest payment): Lãi suất được chi trả theo định kì 6 tháng/lần hoặc 1 năm/ lần.
- c. Thời gian đáo hạn (maturity): Là thời điểm nhà phát hành hoàn trả lại vốn gốc cho nhà đầu tư. d. Thời gian đáo hạn khác nhau tuỳ loại trái phiếu, từ ngắn hạn dưới 1 năm đến dài hạn 40 năm. Có 3 dạng cấu trúc thời gian đáo hạn trái phiếu: - Trái phiếu đáo hạn một lần (term maturity) : vốn gốc và lãi được trả một lần - Trái phiếu đáo hạn theo serie (serial maturity): vốn gốc và lại được trả từng phần cho đến hết thời gian đáo hạn theo từng thời điểm nhất định. Nhà phát hành trả một phần vốn vay trước thời gian đáo hạn nhưng trả phần lớn vốn gốc (balloon maturity). 2. Đặc điểm. a. Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính + Mệnh giá. + Lãi suất định kỳ (coupon). + Thời hạn. b. Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư. Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành. c. Lãi suất của các trái phiếu rất khác nhau, được quy định bởi các yếu tố: + Cung cầu vốn trên thị trường tín dụng. Lượng cung cầu vốn đó lại tuỳ thuộc vào chu kỳ kinh tế, động thái chính sách của ngân hàng trung ương, mức độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ thâm hụt đó. + Mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành. Cấu trúc rủi ro của lãi suất sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi ro càng lớn, lãi suất càng cao.
- + Thời gian đáo hạn của trái phiếu. Nếu các trái phiếu có mức rủi ro như nhau, nhìn chung thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất càng cao. d. Phân loại. Căn cứ vào việc có ghi danh hay không - Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng chỉ, và khi đến hạn trả lãi, người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới ngân hàng nhận lãi. Khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản cho vay. - Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ thực hiện cho phần vốn gốc, cũng có thể là ghi danh toàn bộ, cả gốc lẫn lãi. Dạng ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính. Căn cứ vào đối tượng phát hành trái phiếu. - Trái phiếu chính phủ: là những trái phiếu do chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách, tài trợ cho các công trình công ích, hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ.Trái phiếu chính phủ là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là loại trái phiếu có tính thanh khoản cao. Do đặc điểm đó, lãi suất của trái phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn. - Trái phiếu công trình: là loại trái phiếu được phát hành để huy động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dung những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành. - Trái phiếu công ty: là các trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn dài hạn. Trái phiếu công ty có đặc điểm chung sau: Trái chủ được trả lãi định kỳ và trả gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ, người mua được mua
- dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá. Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo cho khoản vay. Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau: + Trái phiếu có đảm bảo: là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu này được bảo vệ ở một mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể. + Trái phiếu không bảo đảm: Trái phiếu tín chấp không được đảm bảo bằng tài sản mà được đảm bảo bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ đông. Các trái phiếu tín chấp có thể chuyển đổi cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu thường của công ty phát hành. Tuỳ theo quy định, việc chuyển đổi có thể được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, hoặc chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định. Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu được phát hành có thể được gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của một bên nào đó. Cụ thể là: + Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể bán lại cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán lại trái phiếu cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn. + Trái phiếu có thể chuyển đổi cho phép người nắm giữ nó có thể chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu thường, tức là thay đổi tư cách từ người chủ nợ trở thành người chủ sở hữu của công ty. e. Điều kiện.
- Là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định của Chính phủ gồm: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước phát hành trái phiếu bổ sung vốn tự có hoặc doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. Vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên. Hoạt động kinh doanh của năm liền trức có lãi, không có lỗ luỹ kế, không có khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm; đồng thời phải có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn, có cam kết thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư. II. Phát hành trái phiếu hiệu quả. 1. Vai trò. a. Vai trò Đối với nền kinh tế Thứ nhất, thị trường trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn lớn từ những nhà đầu tư có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu thực sự về vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo nên những hoạt động đầu tư, kinh doah thực sự có hiệu quả. Thứ hai, trái phiếu góp phần đa dạng hoá các công cụ tài chính. Bên cạnh thị trường cổ phiếu với mức độ rủi ro cao thì trái phiếu được xem là kênh đầu tư an toàn hơn và có hiệu quả cao trong đầu tư dài hạn. Thứ ba, thị trường trái phiếu phát triển giúp Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ, thực thi chức năng quản lý vĩ mô kinh tế - xã hội có hiệu quả. Trái phiếu chính phủ phát hành khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia phát triển kinh tế đất nước,
- giảm áp lực cung - cầu tiền mặt trên thị trường, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước. Đồng thời, nguồn vốn từ trái phiếu chính phủ được phân bổ hợp lí nhằm phát triển các công trình công cộng, phúc lợi xã hội. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. b. Đối với doanh nghiệp Thứ nhất, trái phiếu giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách dễ dàng. Trong hoạt động kinh doanh, nhu cầu vốn lúc nào cũng rất lớn. Ngoài hình thức vay vốn thông qua ngân hang ( huy động vốn gián tiếp ) và phát hành cổ phiếu thì phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thanh toán lãi suất và vốn gốc tuỳ theo tình hình cụ thể của công ty. Thứ hai, khi cần huy động vốn mà doanh nghiệp ngại phát hành cổ phiếu vì nhiều lí do như bị pha loãng quyền sở hữu, lợi nhuận bị chia đều cho các nhà đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình làm ăn của công ty thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên , muốn tham gia phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về qui mô hoạt động, tình hình làm ăn, hệ thống kế toán - kiểm toán phù hợp với qui định của pháp luật. Đối với nhà đầu tư Tuỳ vào tình hình tài chính và khả năng mạo hiểm, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình kênh đầu tư thích hợp. Nếu như đầu tư vào cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng bên cạnh đó rủi ro tương đối cao thì trái phiếu là giải pháp an toàn dài hạn. Hơn thế nữa, nếu một doanh nghiệp giải thể hay phá sản thì trái chủ luôn được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông. c. Đối với chính phủ. - Phát triển kinh tế quốc dân, cơ sở vật chất hạ tầng, các chương trình quốc gia về an ninh quốc phòng. - Bổ sung ngân sách nhà nước. - Chính sách tiền tệ hiệu quả để điều tiết lượng tiền cung ứng cho cả nền kinh tế. 2. Ưu và nhược điểm. Nhược điểm:
- + Do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty. + Khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị " pha loãng" do tăng s ố cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quy ền sở hữu trong công ty. + Kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty. Do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi. Ưu điểm: + Trái phiếu chuyển đổi cũng giống trái phiếu thường, tức là cũng được thanh toán tiền lãi với một lãi suất cố định và sẽ được mua lại với giá bằng mệnh giá vào lúc đáo hạn. Thu nhập từ lãi suất trái phiếu thường cao hơn và chắc chắn hơn thu nhập từ cổ tức trên cổ phiếu. + Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông nắm giữ cổ phiếu khi công ty phá sản và bị thanh lý. + Giá thị trường của trái phiếu chuyển đổi có chiều hướng ổn định hơn giá cổ phiếu trong thời kỳ thị trường sa sút. Giá trị của trái phiếu chuyển đổi trên thị tr ường sẽ được hỗ trợ bởi các lãi suất hiện hành của những trái phiếu cạnh tranh khác. + Vì trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ phiếu nên giá trị thị tr ường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá cổ phiếu tăng. 3. Các phương thức phát hành trái phiếu: Trái phiếu chính phủ: Trái phiếu chính phủ được phát hành thông qua 4 phương thức: a.Phát hành trực tiếp qua hệ thống kho bạc Nhà nước Đây là hình thức phát hành mà Kho bạc Nhà nước sẽ huy động lực lượng nhân sự tại chỗ của đơn vị tự tổ chức tiêu thụ trái phiếu thông qua hệ thống của mình trong nước và thông qua hệ thống văn phòng đại diện ở nước ngoài * Ưu điểm: Lượng vốn huy động được chuyển ngay tức thời vào ngân sác nhà nước, kho bạc nhà nước trực tiếp kiểm soát được tiến độ huy động vốn, trực tiếp tiêu thụ trái phiếu không phải thông qua thị trường chứng khoán hoặc thị trường tiền tệ.
- * Nhược điểm: gây xáo trộn cho hoạt động quản lý quỹ của kho bạc nhà nước, chi phí tiêu thụ cao, tạop ra áp lực huy động theo chỉ tiêu được phân bổ ở từng kho bạc nhà nước, tốc độ huy động vốn chậm, trái phiếu chính phủ chỉ được xem là công cụ huy động vốn qua hệ thống kho bạc nhà nước chứ chưa phải là 1 hàng hóa trên thị trường Phương thức vay nợ chủ chốt trong điều kiện chưa hoàn thành thị trường chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán , thị trường tiền tệ chưa phát triển mạnh để giải quyết áp lực phải huy động đủ đượng vốn vay cần thiết cho ngân sách nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ. b. Đấu thầu trái phiếu chính phủ qua thị trường chứng khoán: Đây là phương thức tiêu thụ mới, tốc độ tập trung vốn nhanh, trái phiếu chính phủ góp phần đa dạng hoá hàng hoá trên thị trường, trở thành một trong những loại chứng khoán chủ lực thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển - Hình thức và đặc điểm: + Kì hạn 1 năm trở lên, mệnh giá tối thiểu là 100.000 nghìn đồng, các mệnh giá cao hơn được quy định bằng bội số của 100.000 do Bộ Tài chính quy định cụ thể cho từng đợt phát hành và được thị trường giao dịch chứng khoán công bố trong thông báo phát hành. + Trái phiếu chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. - Các điều kiện tham gia đấu thầu: + Là thành viên đấu thầu qua thị trường giao dịch chứng khoán + Có tài khoản ký quỹ tại ngân hàng chỉ định và nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định + Chấp hành đầy đủ thủ tục và quy định về đấu thầu trái phiếu chính phủ + Có đơn đăng kí đấu thầu gửi thị trường giao dịch chứng khoán theo mẫu số 03/TPCP. + Có tài khoản lưu ký chứng khoán mở tại thị trường giao dịch chứng khoán hoặc là thành viên lưu ký
- - Hình thức: đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Mỗi thành viên đấu thầu có thể đồng thời tham gia đấu thầu cạnh tranh và không cạnh tranh. - Đối tượng tham gia: Chỉ những đơn vị được công nhận là thành viên đấu thầu mới được tham gia. * Ưu điểm: Là phương thức mới, tốc độ tập trung vốn nhanh, trái phiếu chính phủ góp phần đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường, trở thành 1 trong những loại chứng khoán thúc đấy hoạt động của thị trường chứng khoán phát triển. * Nhược điểm: Khá mới mẻ đối với nhà đầu tư ở thị trường mới mở; chưa mở rộng các đối tượng được phép tham gia đấu thầu, chưa đang dạng kỳ hạn, ít khuyến khích các hoạt động tham gia đấu thầu và mua, bán trái phiếu trên thị trường chứng khoán, những quy định chuẩn mực trong hoạt động đấu thầu nếu chưa phù hợp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả đấu thầu. c. Phát hành trái phiếu dưới hình thức đại lý phát hành - Là việc tổ chức phát hành ủy thác cho các tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư. Tổ chức nhận làm đại lý phát hành được hưởng phí đại lý phát hành căn cứ theo khối lượng trái phiếu tiêu thụ được, lượng trái phiếu tiêu thụ không hết của đợt phát hành, đại lý được quyền hoàn trả lại cho tổ chức phát hành. - Quy trình đại lý phát hành trái phiếu + Lựa chọn tổ chức phát hành trái phiếu Căn cứ kế hoạch phát hành trái phiếu, tổ chức phát hành thông báo nội dung dự kiến của đợt phát hành trái phiếu cho các tổ chức đại lý để đăng ký làm đại lý phát hành. Trên cơ sở kết quả đăng ký, tổ chức phát hành lựa chọn các tổ chức đảm bảo các điều kiện phân phối trái phiếu và có mức phí đại lý phát hành thấp trong phạm vi mức phí phát hành theo quy định để làm đại lý phát hành trái phiếu. + Ký hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu Trước ngày đầu tiên của đợt phát hành trái phiếu ít nhất 5 ngày, tổ chức phát hành thực hiện ký "Hợp đồng đại lý phát hành trái phiếu" với tổ chức đại lý phát hành.
- + Thông báo nội dung của đợt phát hành trái phiếu Trức ngày phát hành trái phiếu ít nhất 3 ngày, tổ chức phát hành ra 'Thông báo phát hành trái phiếu" gửi đến các tổ chức đại lý phát hành trái phiếu và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. + Chuyển giao trái phiếu + Chuyển tiền bán trái phiếu * Ưu điểm: Giảm chi phí tiêu thụ trái phiếu so với bảo lãnh phát hành, đấu thầu qua sở giao dịch chứng khoán. * Nhược điểm: Tiến độ tập trung vốn vào ngân sách nhà nước không nhanh. d. Phát hành trái phiếu chính phủ dưới hình thức bảo lãnh: Là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường chứng khoán, phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư, nhận mua trái phiếu để bán lại hoặc mua số trái phiếu còn lại chưa phân phối hết trong đợt phát hành -Quá trình bảo lãnh phát hành trái phiếu: + Thông báo nội dung trái phiếu dự kiến phát hành. + Đăng kí bảo lãnh và lựa chọn tính chất bão lãnh phát hành. + Thỏa thuận các điều kiện và đăng kí hợp đồng bảo lãnh phát hành + Thông báo nội dung chính thức của đợt phát hành trái phiếu. + Phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư + Chuyển tiền trái phiếu nhận bảo lãnh. + Chuyển giao trái phiếu * Ưu điểm: Có tiến độ huy động vốn nhanh hơn phương thức bán lẻ qua kho bạc nhà nước và đại lý phát hành, khối lượng phát hành được đảm bảo tiêu thụ từ phía người bảo lãnh; đảm bảo chắc chắn số lượng trái phiếu chính phủ phát hành tiêu thụ hết, kết quả huy động vốn vay thường cao.
- * Nhược điểm: Chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu cao, không nên áp dụng thường xuyên, liên tục sẽ gây bất ổn cho thị trường tiền tệ; chỉ nên áp dụng cho các chứng khoán có độ rủi ro cao. Ngoài ra chính phủ cũng có thể phát hành trái phiếu ra quốc tế. Trái phiếu quốc tế được Chính phủ chính thức phát hành lần đầu tiên vào năm 2005 và đã thành công rực rỡ, 750 triệu USD trái phiếu đã bán hết veo trong thời gian ngắn. Số lượng đặt mua lên tới 4,5 triệu USD, gấp 6 lần số bán ra. Lãi suất trái phiếu cũng thấp hơn dự kiến ban đầu 7,125% thay vì 7,25% như dự kiến. Đây là bước đầu tiên giúp Việt Nam bước chân vào cánh cửa thị trường vốn quốc tế. Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn. Trái phiếu doanh nghiệp: • Nguyên tắc phát hành trái phiếu 1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay. 2. Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. 3. Việc phát hành trái phiếu phải tuân thủ các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan. • Điều kiện để doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu: 1. Là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định của Chính phủ gồm: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu Nhà nước phát hành trái phiếu bổ sung vốn tự có hoặc doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh.
- 2. Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. 3. Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. 4. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. 5. Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. 6. Vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng trở lên. 7. Hoạt động kinh doanh của năm liền trức có lãi, không có lỗ luỹ kế, không có khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm; đồng thời phải có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn, có cam kết thực hiện nghĩa vụ với nhà đầu tư. • Hình thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp a, Bảo lãnh phát hành trái phiếu: Tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp gồm các công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Việc bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thể do một hoặc một số tổ chức đồng thời thực hiện. b, Đại lý phát hành trái phiếu Tổ chức đại lý phát hành trái phiếu là các công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức phát hành trái phiếu có thể uỷ thác cho một hoặc một số tổ chức cùng làm nhiệm vụ đại lý phát hành trái phiếu. Đại lý phát hành thực hiện bán trái phiếu cho các nhà đầu tư theo đúng cam kết với tổ chức phát hành. Trường hợp không bán hết, đại lý được trả lại cho tổ chức phát hành số trái phiếu còn lại. c, Đấu thầu trái phiếu: Tổ chức phát hành trái phiếu được lựa chọn các phương thức đấu thầu sau: - Đấu thầu trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu. - Đấu thầu thông qua các tổ chức tài chính trung gian.
- - Đầu thầu thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán). Hình thức đấu thầu trái phiếu - Đấu thầu cạnh tranh lãi suất - Kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu cạnh tranh không lãi suất Tỷ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất trong từng đợt đấu thầu do doanh nghiệp phát hành quyết định nhưng tối đa bằng 30% tổng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành của đợt đấu thầu đó. 4. Liên hệ thực tiễn phát hành Trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. a. Trái phiếu Chính phủ: Trải qua hàng chục năm hình thành và phát triển, thị trường TPCP ở Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng trong việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; ổn định nền tài chính quốc gia; kiểm soát được lạm phát; thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường tài chính. Với sự có mặt của TTCK nói chung và thị trường TPCP nói riêng, đã góp phần khắc phục được những khiếm khuyết của thị trường tài chính, tạo cơ hội cho việc luân chuyển vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu về vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. * Trái phiếu Chính phủ Việt Nam qua từng giai đoạn: Tháng 8/2000: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, nay là HOSE. Đây là sự kiện đầu tiên đánh dấu việc TPCP được giao dịch trên thị trường chứng khoán và được coi như một loại hàng hóa trên thị trường chứng khoán. Tháng 11/2003: Chính phủ ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ trong phạm vi cả nước. Theo đó, trái phiếu Chính phủ do Chính phủ phát hành bao gồm: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ và công trái xây dựng Tổ quốc. Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn cho các dự án đầu tư theo chỉ định của Thủ tướng Chính
- phủ và được phát hành cho từng công trình cụ thể. Tổng giá trị trái phiếu được phát hành cho một công trình không vượt quá tổng giá trị công trình và mức phát hành cụ thể cho từng công trình phải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cũng có kỳ hạn trên 1 năm, trái phiếu chính quyền địa phương do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tài chính, tín dụng trên địa bàn phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án, công trình thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách địa phương đã có trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm. Tháng 8/2005: TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Sau 5 năm giao dịch trên Sở GDCK Tp.HCM, lần đầu tiên TPCP được đưa vào giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội sau khi Trung tâm này được thành lập. Cũng kể từ thời điểm này, TPCP được giao dịch song song trên cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM. Tháng 6/2006: Quyết định số 2276/QĐ-BTC về tập trung đấu thầu TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội. Quyết định này quy định sẽ chỉ tập trung hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ, bao gồm trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 01/07/2006. Chỉ sau 3 tháng kể từ ngày Quyết định này ra đời, Trung tâm GDCK Hà Nội đạt được những thành công bước đầu khi tổ chức thành công 4 phiên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ theo kế hoạch huy động vốn của Kho bạc Nhà nước, huy động được 1.200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, đạt 80% khối lượng gọi thầu; đã có 38 loại trái phiếu đăng ký giao dịch với tổng giá trị đạt 7.027 tỷ đồng. Đây được xem là bước đệm để tạo tiền đề hình thành thị trường Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội. Tháng 6/2006: Quyết định 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn. Theo đó, khối lượng phát hành của một lô lớn trái phiếu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Kỳ hạn của trái phiếu lô lớn từ 5 năm trở lên. Trái phiếu lô lớn được phát hành theo phương thức sau: đấu thầu trái phiếu hoặc bảo lãnh phát hành trái phiếu. Thời hạn phát hành của một lô lớn trái phiếu tối đa không quá 365 ngày.
- Việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo lô lớn nhằm mục đích tăng cường khả năng huy động vốn và cho đầu tư phát triển, đồng thời nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ trên thị trường giao dịch và tạo khả năng hình thành lãi suất chuẩn cho các công cụ nợ. Tháng 1/2008: Quyết định 86/2008/QĐ-BTC phê duyệt đề án xây dựng thị trường TPCP chuyên biệt. Đây được xem là mốc sự kiện quan trọng nhất vì đã đặt ra mục tiêu, lộ trình và xác định mô hình phát triển của Thị trường TPCP. Đề án được xây dựng nhằm tạo ra một thị trường giao dịch trái phiếu chuyên biệt, tách hẳn khỏi thị trường giao dịch cổ phiếu. Các nội dung chính của đề án bao gồm thực trạng thị trường trái phiếu Chính phủ; yêu cầu huy động vốn ngân sách và định hướng phát triển; Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phát triển thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ... Hàng hóa giao dịch bao gồm các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh. Tất cả các loại trái phiếu giao dịch trong hệ thống đều được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán. Trái phiếu Chính phủ giao dịch sẽ được gán mã giao dịch và mã định danh riêng biệt để tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch và quản lý. Phương thức giao dịch được áp dụng là thỏa thuận. Thành viên có thể thực hiện giao dịch thỏa thuận từ xa thông qua hệ thống mạng máy tính nội bộ mở rộng Tháng 5/2008: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định chuyển trái phiếu chính phủ từ sàn Tp.HCM sang niêm yết tại sàn Hà Nội. Theo quyết định, từ ngày 2/6/2008, toàn bộ Trái phiếu chính phủ niêm yết tại HOSE sẽ chính thức niêm yết và giao dịch tại HASTC. Những Trái phiếu chính phủ có thời gian đáo hạn tối thiểu từ 6 tháng trở lên tính từ ngày 2/6/2008 thì Trung tâm Lưu ký Chứng khoán phải thực hiện rà soát để tập hợp theo dõi các loại hình trái phiếu, kỳ hạn, lãi suất... Tháng 7/2008: Quyết định Số 46/2008/QĐ-BTC ban hành Quy chế quản lý giao dịch TPCP tại Trung tâm GDCK Hà Nội.
- Quy chế này quy định về hoạt động đăng ký niêm yết, công bố thông tin, thành viên giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP), giao dịch và quản lý giao dịch TPCP niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN). Quy chế này quy định về Thành viên giao dịch TPCP tại TTGDCKHN; Hệ thống giao dịch TPCP; Giá yết; Giá thực hiện; Thành viên thông thường; Thành viên đặc biệt ; Giao dịch thông thường; và Giao dịch mua bán lại. Tháng 9/2009: Hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ chuyên biệt chính thức được Sở GDCK Hà Nội (HNX) đưa vào vận hành và ra mắt vào ngày 24/09/2009 tới với mục tiêu phát huy tối đa tầm quan trọng của kênh huy động vốn này đối với nền kinh tế. Mục tiêu xây dựng và phát triển Thị trường TPCP là mở rộng thị trường, tăng cường tính thanh khoản trên thị trường TPCP, liên kết thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và tăng cường công tác giám sát thị trường. sự ra đời của thị trường này được kỳ vọng không chỉ là một kênh dẫn vốn hữu hiệu của nền kinh tế mà còn làm đa dạng hóa các công cụ đầu tư trên thị trường vốn. Đồng thời, thị trường TPCP còn giúp tăng cường sự độc lập trong điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương thông qua mua bán TPCP, tác động trực tiếp đến lượng cung tiền và các biến số kinh tế vĩ mô. Năm 2010: Theo nhận định của Chính phủ, kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi khá tốt. GDP năm nay dự kiến tăng 6,5%, cao hơn mức 5,3% của năm 2009. Vì vậy nhu cầu phát hành trái phiếu của Chính phủ và doanh nghiệp sẽ có chiều hướng tăng để đáp ứng nhu cầu vốn cho mục tiêu này. Chính phủ cũng đang nỗ lực để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hạn chế nhập siêu, tăng tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối… Tất cả những yếu tố này sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường trái phiếu phát triển * Hạn chế cơ bản - Chưa hình thành được đường cong lãi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường
- - Các phương thức phát hành như đấu thầu qua nhân hàng nhà nước, đấu thầu qua sở giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành còn rất nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, cải tiến - Trái phiếu chính phủ niêm yết, giao dịch trên thị trường thứ cấp còn ít về số lượng - Thiếu vắng các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp và nhà tạo lập thị trường - Trái phiếu chính phủ đã từng bước đựơc đa dạng về kì hạn nhưng vẫn còn nhiều đơt với các loại kì hạn, lãi suất , ngày đáo hạn khác nhau -Hiện nay duy nhất chỉ có kho bạc nhà nước đã và đang phối hợp với sở giao dịch chứng khoán hà nội và các đợn vị liên quan tổ chức đc kênh đấu thầu trái phiếu chính phủ theo lô lớn * Giải pháp: - Sửa đổi bổ sung và hướng tới hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực huy động vốn. -Xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với hệ thống PDs, CRA, lựa chọn các thành viên thị trường trái phiếu chính phủ có những đóng góp ảnh hưởng và tích cực - Về lâu dài, khi điều kiện cho phép sẽ kết hợp 2 hình thức đấu thầu và bảo lãnh thành 1 hình thức đấu thầu - Cải tiến cơ chế xác định lãi suất trái phiếu - Cần tập trng phát hành trái phiếu cính phủ theo lô lớn để tiến tới giảm thiểu số loại trái phiếu chính phủ trên thị trường - Ứng dụng công ngệ thông tin vào viêc phát hành, quản lý và thanh toán trái phiếu chính phủ - Xây dựng phát triển thị trường giao dịch trái phiếu chính phủ theo hướng chuyên biệt - Duy trì đều đặn các đợt phát hành trái phiếu chính phủ, dành ưu tiên phát hành loại trung và dài hạn b. Trái phiếu doanh nghiệp:
- Điều kiện phát hành trái phiếu trong khung pháp lý đã 'mở' hết sức thoáng. Song dù đã linh động với sản phẩm mới này nhưng thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế và không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này thể hiện qua hơn 1 năm qua, chỉ có chưa đến 10 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp thành công. Rất nhiều doanh nghiệp dù muốn vẫn chưa thể tiếp cận đ ược với hình thức này. Những doanh nghiệp phát hành thành công từ trước đến nay đều là các công ty quy mô tương đối lớn và lớn như: EVN, Vinacomin, Vinaconex, Tổng công ty Sông Đà... Những doanh nghiệp đã từng phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng có quy mô lớn như: ACB, VCB... Nói cách khác, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hầu như vắng bóng các doanh nghiệp nhỏ trong khi đây là các đối tượng rất khát vốn và chiếm số lượng lớn (500.000 DN vào năm 2010). Đây là thực tế đã tồn tại t ừ vài năm nay và hiện vẫn chưa có nhiều cải thiện. Năm 2008 lác đác 2-3 DN phát hành trái phiếu thì năm 2009 đã có 15 đợt các DN phát hành trái phiếu với tổng giá trị xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Năm 2009 được coi là năm bùng nổ và thành công của trái phiếu DN về khối l ượng. Nhi ều chuyên gia dự đoán năm 2010 sẽ là năm nở rộ hơn nữa của trái phiếu DN. Tuy nhiên thực tế diễn biến hiện nay cho thấy, không phải chỉ có thuận lợi. Năm 2009, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lại khá sôi động với nhiều đ ợt phát hành thành công, trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Do lo ngại rủi ro biến động lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu t ư đều tập trung vào loại hình trái phiếu này. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị trái phiếu có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77% trong tổng giá tr ị trái phi ếu huy động được (hơn 26.000 tỉ đồng).Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi cũng là kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong năm 2009, nhất là từ quí 3 trở đi, khi mà thị trường chứng khoán có sự phục hồi rõ rệt.
- Doanh nghiệp bất động sản là những nhà phát hành khá nhanh nhạy khi nhìn thấy thị trường bất động sản cũng có dấu hiệu ấm lên, và được sự hỗ trợ từ thị tr ường chứng khoán, liền tung ra các đợt phát hành tương đối lớn và khá thành công như Vincom (phát hành 100 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn năm năm, niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore), Hoàng Anh Gia Lai (1.450 tỉ đồng)… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp có cổ phiếu thuộc hàng bluechips trên thị trường chứng khoán như Hòa Phát, FPT và nhiều ngân hàng cũng đã huy động một lượng vốn khá lớn thông qua kênh này. Chỉ tính riêng ba đợt phát hành của Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai và FPT, thì l ượng vốn huy động đã lên đến 4.370 tỉ đồng, chiếm hơn 15% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2009 (theo thống kê của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - BIDV). Đáng kể nhất trong năm 2009 về phát hành trái phiếu thành công là EVN, Vinacomin và Vinasteel... Bên cạnh đó các DN như KCB cũng được đánh giá là đã thắng lớn với 4 lần phát hành đạt tổng giá trị 1.600 tỷ đồng. Vincom đã phát hành thành công trái phiếu chuyển đổi quốc tế mệnh giá 1 tỷ đồng/ trái phiếu với tổng trị giá lên đến 100 triệu USD trên thị trường Singapore. Sự kiện Vincom phát hành trái phiếu còn khiến dư luận và giới chuyên môn kết luận là các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm.
- Tuy nhiên, một trong những trở ngại chính trên thị trường này là Việt Nam chưa có lãi suất chuẩn làm lãi suất tham chiếu trong việc xác định lãi suất thả nổi. Vì vậy, các nhà phát hành thường dùng mức lãi suất bình quân của bốn ngân hàng th ương mại lớn là BIDV, Vietcombank, Vietinbank và Agribank làm lãi suất tham chiếu. Ngoài ra, một số ít khác thì dùng lãi suất cơ bản hoặc lãi suất trần của trái phiếu chính phủ kỳ hạn tương ứng. Còn với loại trái phiếu chuyển đổi thì việc xác định giá trái phiếu trong giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp cũng gặp nhiều khó khăn. Năm 2010, Ông Hoàng Huy Hà - Chủ tịch Hiệp hội trái phiếu VN cho biết: Quy mô của thị trường trái phiếu VN hiện chỉ ở mức 17% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 58%, Malaysia 82%, Singapore 74% và Trung Quốc là 53%. Trong đó trái phiếu DN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, trong tương lai trái phiếu chắc chắn sẽ là kênh huy động vốn có tốc độ tăng trưởng cao. Hiện nay trong cơ cấu, trái phiếu DN chỉ 10%, VDB (Ngân hàng phát triển VN) chiếm 33% còn lại là trái phiếu Chính phủ và các địa phương.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây
63 p | 479 | 235
-
Báo cáo tốt nghiệp: Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính Phủ tại kho bạc nhà nước Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
80 p | 388 | 148
-
Đề tài:Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom
86 p | 566 | 97
-
Luận văn - Một số giải pháp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở KBNN Hà Tây
66 p | 276 | 79
-
Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM
96 p | 231 | 76
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ kho bạc nhà nước Hà Tây
65 p | 265 | 67
-
Đề tài “Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội – Thực trạng và Giải pháp”
80 p | 232 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát hành trái phiếu xanh: Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
112 p | 164 | 29
-
Đề tài: Phát hành trái phiếu kênh huy động vốn hiệu quả
26 p | 216 | 25
-
Tiểu luận: Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp bởi ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước
15 p | 135 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
111 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên tại các quốc gia Đông Nam Á
99 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020
136 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần đại chúng tại Việt Nam
100 p | 50 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách
35 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động cung ứng dịch vụ của ngân hàng thương mại trong phát hành trái phiếu riêng lẻ
95 p | 26 | 2
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát hành trái phiếu tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam
13 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn