intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Chia sẻ: Cảnh Phương Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng "Tác động của kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020" với mục tiêu nhằm phân tích và lượng hóa mức độ ảnh hưởng kênh huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận Ngân hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Từ đó đề xuất một số giải pháp về huy động vốn qua phát hành Trái phiếu nhằm nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Tác động của kênh huy động vốn qua phát hành trái phiếu đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐỖ HỒNG NHUNG TÁC ĐỘNG KÊNH HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã ngành : 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành : Tài chính Ngân hàng Mã ngành : 8340201 TÁC ĐỘNG KÊNH HUY ĐỘNG VỐN QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020 HVTH : ĐỖ HỒNG NHUNG MSHV : 020122200094 LỚP : CH22B2 GVHD : PGS.TS HÀ VĂN DŨNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Đỗ Hồng Nhung, học viên hệ cao học khóa 22 - Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM là tác giả công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ với đề tài: “Tác động của kênh Huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020. Tôi xin cam đoan: Luận văn này chưa từng nộp để lấy học vị Thạc sĩ của bất cứ trường đại học nào. Các kết quả và số liệu nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc tham khảo rõ ràng và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau theo trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày .. tháng 10 năm 2023 Tác giả Đỗ Hồng Nhung 3
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Khoa sau Trường Đại Học Ngân hàng TP.HCM đã tận tâm, nhiệt huyết giảng dạy, truyền đạt cũng như mở rộng vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi suốt thời gian qua, xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cơ sở vật chất, đồng thời tôi xin cảm ơn tập thể học viên Cao học CH22B2 đã mở mang kiến thức thực tế, trao đổi, học tập và đã đồng hành cùng tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo và Luận văn Thạc Sĩ. Và đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến với giảng viên hướng dẫn PGS.TS Hà Văn Dũng là người mở mang, đặt nền móng, định hướng và dẫn dắt ý tưởng luận văn. Người thầy hướng dẫn tận tình, đưa ra những đóng góp, ý kiến quý báu và đồng hành tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè luôn là nguồn động lực to lớn để tôi theo đuổi đam mê và sự nghiệp trong suốt quãng đường vừa qua. Trân trọng và cảm ơn! 4
  5. NHẬN XÉT CỦA HƯỚNG DẪN KHOA HỌC ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ TP. HCM, Ngày......tháng 10 năm 2023 Người hướng dẫn khoa học 5
  6. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Tp. HCM, ngày …… tháng 10 năm 2023 Chủ tịch Hội đồng xét duyệt 6
  7. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Tác động kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tóm tắt: Việc mở rộng các hoạt động, các kênh đầu tư, các kênh huy động vốn đạt mục tiêu tăng cường bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cũng như dài hạn cho hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng là cơ hội thuận lợi để các NHTM nâng tầm vị thế và khả năng cạnh tranh cũng như mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM. Huy động nguồn vốn đầu vào là yếu tố cơ bản duy trì hoạt động và phát triển của NHTM, huy động vốn càng dồi dào thì cơ hội cạnh tranh càng lớn, nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, một trong những giải pháp tác giả nghiên cứu đến là kênh phát hành trái phiếu là kênh dẫn vốn tương đối lớn thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay. Nghiên cứu phân tích tác động kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại Việt Nam bằng việc sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 28 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020. Uớc lượng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM, phân tích tương quan các biến trong mô hình để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập. Sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân bằng đánh giá hiệu quả kinh doanh Ngân hàng của các biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu thể hiện được huy động vốn từ phát hành Trái phiếu có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của Ngân hàng, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao lợi nhuận Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Từ khóa: Huy động vốn qua phát hành Trái phiếu, lợi nhuận, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Thương Mại. 7
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU......................................... 15 1. Giới thiệu .............................................................................................................. 15 1.1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................. 15 1.1.2 Tính cấp thiết ....................................................................................................... 16 1.2 Mục tiêu đề tài......................................................................................................... 19 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................. 19 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 19 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 19 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19 1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 20 1.4.1 Phương pháp ước lượng: .................................................................................... 20 1.4.2 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 20 1.5 Đóng góp của đề tài .............................................................................................. 20 1.5.1 Về mặt lý thuyết .................................................................................................. 20 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...... 21 2.1 Huy động vốn .......................................................................................................... 21 2.1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 21 2.1.2 Các hình thức huy động vốn .............................................................................. 22 2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của Huy động vốn ................................................................ 25 2.2 Kênh Huy động vốn từ phát hành Trái phiếu ..................................................... 26 2.2.1 Trái phiếu ............................................................................................................. 26 2.2.2 Những chủ thể trong hoạt động huy động vốn bằng Trái phiếu Ngân hàng . 29 2.2.2.1 Cơ quan quản lý, điều hành và giám sát thị trường .................................. 29 2.2.2.2 Nhà đầu tư ................................................................................................... 29 2.2.2.3 Ngân hàng phát hành Trái phiếu ............................................................... 29 2.2.3 Phương thức và hình thức giao dịch trên thị trường Trái phiếu ................... 29 8
  9. 2.2.3.1 Phương thức phát hành .............................................................................. 29 2.2.3.2 Thị trường Trái phiếu.................................................................................. 30 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh của NHTM.... 30 2.3.1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên thu nhập ..................................................... 31 2.3.2 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ........................................................ 31 2.3.3 Tỷ suất sinh lời trên vốn Chủ sở hữu (ROE) ................................................ 32 2.3.4 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ................................................................. 32 2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến lợi nhuận NHTM ........................................................................................................................... 33 2.4.1 Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................... 33 2.4.2 Nghiên cứu trong nước ....................................................................................... 35 2.5 Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh NHTM .... 43 2.5.1 Nhân tố Vi mô ...................................................................................................... 43 2.5.1.1 Quy mô Ngân hàng ...................................................................................... 43 2.5.1.2 Tỷ lệ thanh khoản ........................................................................................ 43 2.5.1.3 Huy động vốn ............................................................................................... 44 2.5.1.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng .................................................................... 44 2.5.1.5 Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập ........................................................ 45 2.5.1.6 Tỷ lệ cho vay khách hàng so với Huy động vốn ......................................... 46 2.5.2 Nhân tố Vĩ Mô ..................................................................................................... 46 2.5.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) .............................................................. 46 2.5.2.2 Lạm phát ...................................................................................................... 47 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 49 3.1 Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 49 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 49 3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 51 3.3.1 Mô tả thống kê ..................................................................................................... 51 9
  10. 3.3.2 Phân tích tương quan.......................................................................................... 51 3.3.3 Phân tích hồi quy ................................................................................................. 52 3.4 Mô hình nghiên cứu ................................................................................................ 52 3.4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................ 52 3.4.2 Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 54 3.4.2.1 Biến phụ thuộc ............................................................................................. 54 3.4.2.2 Biến độc lập.................................................................................................. 55 3.4.2.3 Biến kiểm soát .............................................................................................. 60 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ ................ 63 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ............................................................... 63 4.2 Phân tích tương quan giữa các biến...................................................................... 70 4.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................................... 72 4.4 Kết quả nghiên cứu................................................................................................. 74 4.4.1 So sánh giữa phương pháp lựa chọn mô hình Pooled OLS và FEM.............. 74 4.4.2 Phân tích hồi quy mô hình FEM........................................................................ 76 4.4.3 Phân tích hồi quy theo REM .............................................................................. 78 4.4.5 Lựa chọn mô hình và khắc phục khuyết tật mô hình ...................................... 79 4.5 Thảo luận kết quả và khắc phục khuyết tật mô hình.......................................... 81 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ....................................................................... 92 5.1 Kết luận ................................................................................................................... 92 5.2 Hàm ý ....................................................................................................................... 94 5.3 Hạn chế của đề tài ................................................................................................... 96 10
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CAR Capital Adequacy Ratio Mức độ an toàn vốn COSR Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập DOA Tỷ lệ Giấy tờ có giá trên tổng tài sản D/E Tỷ lệ nợ vay trên Vốn chủ sở hữu FEM Fixed effects model Mô hình tác động cố định GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội GMM Generalized Method of Moments Phương pháp hồi quy moments tổng quát INF Lạm phát LLR Dự phòng rủi ro cho vay trên tỷ lệ cho vay gộp LIQ Liquid Asset Tính thanh khoản NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NIM Net Interest margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên OLS Ordinary Least Squares Bình phương thông thường nhỏ nhất REM Random effects model Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Return on asset Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on equity Tỷ suất sinh lời trên vốn Chủ sở hữu SIZE Asset Size Tổng tài sản của Ngân hàng 11
  12. TCTD Tổ chức tín dụng TP Trái phiếu TPNH Trái phiếu Ngân hàng 12
  13. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Tóm tắt các nghiên cứu.................................................................................. 38 Bảng 3. 1 Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 53 Bảng 3. 2 Tóm tắt diễn giải kỳ vọng các biến tham khảo nghiên cứu ........................... 60 Bảng 4. 1 Thống kê mô tả dữ liệu các biến .................................................................... 64 Bảng 4. 2 Ma trận phân tích tương quan giữa các biến ................................................. 70 Bảng 4. 3 Hệ số phóng đại phương sai Mô Hình 1 ........................................................ 72 Bảng 4. 4 Hệ số phóng đại phương sai Mô Hình 2 ........................................................ 73 Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định F của mô hình ROA 1 ..................................................... 74 Bảng 4. 6 Kết quả kiểm định F của mô hình ROA 2 ..................................................... 75 Bảng 4. 7 Kết quả mô hình tác động FEM của ROA 1.................................................. 76 Bảng 4. 8 Kết quả mô hình tác động FEM của ROA 2.................................................. 77 Bảng 4. 9 Kết quả hồi quy mô hình REM của ROA 1 ................................................... 78 Bảng 4. 10 Kết quả hồi quy mô hình REM của ROA 2 ................................................. 79 Bảng 4. 11 Kết quả kiểm định Hausman mô hình hồi quy 1 ......................................... 80 Bảng 4. 12 Kết quả kiểm định Hausman mô hình hồi quy 2 ......................................... 80 Bảng 4. 13 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi, đa cộng tuyến và tự tương quan ................................................................................................................................ 81 Bảng 4. 14 Khắc phục khuyết tật mô hình ROA 1 ........................................................ 82 Bảng 4. 15 Khắc phục khuyết tật mô hình 2 .................................................................. 82 Bảng 4. 16 Tóm tắt kết quả từ các mô hình nghiên cứu Mô hình 1 ............................... 83 Bảng 4. 17 Tóm tắt kết quả từ các mô hình nghiên cứu Mô hình 2 ............................... 85 13
  14. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4. 1 Khả năng sinh lời ROA của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 ................................................................................................................................ 65 Biểu đồ 4. 2 Tổng giá trị phát hành giấy tờ có giá theo từng NH TMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2020. ............................................................................................................. 67 Biểu đồ 4. 3 Phát hành giấy tờ có giá của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 ................................................................................................................................ 68 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU ............................ 103 PHỤ LỤC 2: SỐ LIỆU CHẠY STATA ...................................................................... 105 PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ....................................................... 122 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN............................................................... 125 PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY .......................................................... 127 14
  15. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu 1.1.1 Đặt vấn đề Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của nền kinh tế Việt Nam, được xem như một mạch máu nuôi sống nền kinh tế, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển thịnh vượng của đất nước. Đặt trong bối cảnh đất nước tiến tới một đất nước công nghiệp hóa, điện đại hóa với công nghệ 4.0, vươn lên trong sự hội nhập Quốc tế là một trong những điều tất yếu mà các tổ chức hay cá nhân phải đương đầu với sự canh tranh ngày càng khốc liệt của các Doanh nghiệp trong và ngoài biên giới Việt Nam. Điều này đòi hỏi không ít các Doanh nghiệp phải luôn không ngừng tư duy đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, và tiên tiến hóa hệ thống quản lý Doanh nghiệp, song song các điều kiện trên đòi hỏi đó phải có nguồn vốn tài trợ đồng hành cùng hoạt động sản xuất kinh doanh. Một phần không nhỏ trong nền kinh tế đó chính là hệ thống NHTM đóng vai trò khá quan trọng trong việc tài trợ vốn và điều hòa vốn chủ yếu đối với các chủ thể trong nền kinh tế, bởi vì hoạt động của NHTM tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh, ổn định cũng như chiến lược phát triển của các Ngân hàng trong nền kinh tế. Do đó, lợi nhuận của NHTM là một trong những vấn đề khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm gần đây sự trổi dậy và xâm nhập vào nền kinh tế Việt Nam của nhiều tổ chức tài chính cung cấp vốn ngoài Ngân hàng, vấn đề đặt ra cho Ngân hàng làm sao có thể cân bằng và quản trị một cách hiệu quả nhưng vẫn tối đa hóa lợi nhuận cho Ngân hàng thương mại là một trong những vấn đề khá thách thức. Hiện nay nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới không ngừng phát triển, vị thế của các quốc gia cũng đã dần dần thay đổi, bởi tốc độ phát triển của các quốc gia mới nổi, nơi mà nền kinh tế hứa hẹn những cơ hội đầu tư tiềm năng. Với những lợi thế chưa được khai thác như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào đang được đào tạo và hoàn hiện. Và hơn hết nhu cầu về mục tiêu lợi nhuận đang được hướng đến nhiều nhất. 15
  16. Để tồn tại và phát triển trên thị trường kinh tế, buộc các Ngân hàng thương mại phải hoạt động bền vững và có hiệu quả, bởi vậy vấn đề về khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại khá được quan tâm hàng đầu. Chính khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng trong việc đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, là động lực thôi thúc sự tồn tại và vươn phát triển vững mạnh, mà còn là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng để hiểu rõ hơn về bản chất cũng như hoạt động của hệ thống NHTM tại Việt Nam là nhu cầu thiết thực, để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao khả năng sinh lời là một trong những vấn đề lớn hết sức quan trọng của NHTM Việt Nam hiện nay. 1.1.2 Tính cấp thiết Ngân hàng trên Thế giới xuất hiện vào thế kỳ 17, Ở Việt Nam Ngân hàng chính thức hoạt động vào năm 1951, tính đến hiện tại đã hơn 6 thập kỷ trôi qua, hệ thống Ngân hàng Việt Nam không ngừng cố gắng vươn lên, Ngân hàng thương mại Việt Nam ban đầu có quy mô nhỏ, năng lực tài chính còn non yếu, đa phần chỉ chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt của Ngân hàng trong thị trường nội địa. Thị trường tài chính Quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt với những khó khăn và rào cản gia nhập ngành giữa các quốc gia nói chung và các Doanh nghiệp trong ngành tại Việt Nam nói riêng. Hàng loạt tổ chức tài chính ra đời, hệ thống Ngân hàng thương mại xây dựng chiến lược phát triển tăng tốc chạy đà, việc chạy đuổi theo lợi nhuận là một trong những xu hướng các nước phát triển đang tiến tới, đất nước Việt Nam ta cũng đang nổ lực từng ngày đổi mới để tiến tới đất nước Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, vận động theo xu hướng nền kinh tế thị trường. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, từ thời chiến tranh đến thời bình, đến cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008 kèm theo tình hình chính trị bất ổn ở nhiều nơi. Những khó khăn chồng chất khó khăn, tuy nhiên hệ thống Ngân hàng đã từng bước tháo gỡ những khó khăn vươn mình lên phát triển trong các rào cản ấy. Trong tương lai Ngân hàng còn phải đối mặt với rất 16
  17. nhiều thử thách và khó khăn trở ngại về các vấn đề như thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn, nợ xấu, áp lực về cạnh tranh lãi suất, đặc biệt áp lực về mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng v/v. Đối với các nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư về vốn là rất cao do tiềm lực nguồn vốn trong nước còn đang hạn chế, áp lực ngày càng tăng cao đòi hỏi các NHTM tìm cách giải bài toán tối ưu chi phí nhưng lại mang lại hiệu quả kinh doanh. Huy động nguồn vốn đầu vào là yếu tố cơ bản duy trì hoạt động và phát triển của NHTM, huy động vốn càng dồi dào thì cơ hội cạnh tranh càng lớn, nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, một trong những giải pháp tác giả nghiên cứu đến việc đa dạng hóa nguồn vốn là phát hành trái phiếu, kênh dẫn vốn tương đối lớn thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt có rất nhiều bài nghiên cứu cũng như các bài báo, tạp chí phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tác động của huy động vốn đến lợi nhuân NHTM. Nhưng thực tế trong rất ít các bài nghiên cứu chuyên sâu phân tích sự đóng góp kênh huy động vốn từ phát hành Trái phiếu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Việc mở rộng các hoạt động, các kênh đầu tư, các kênh huy động vốn đạt mục tiêu tăng cường bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cũng như dài hạn cho hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng là cơ hội thuận lợi để các NHTM nâng tầm vị thế và khả năng cạnh tranh cũng nhu mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM. Theo Midiglinani và Miler (1963) cho rằng các doanh nghiệp ngày càng có xu hướng xử dụng nợ nhiều hơn càng tạo ra khả năng sinh lời lớn. Trong khi đó gần đây xu hướng phát hành trái phiếu dần trở thành kênh huy động vốn thay thế và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động của Ngân hàng, đồng thời đây là kênh huy động mới mà chính phủ và các Ngân hàng đang được quan tâm hướng đến và tận dụng cho nhu cầu phát triển. Nhìn chung loại hình này còn khá mới mẻ. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn và nhu cầu thiết thực của hệ thống Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế khá quan trọng, đặc biệt đối với các khu vực và vùng miền đã và đang hướng đến toàn cầu hóa. Ngân hàng thương mại ở Việt Nam trên đà vươn tới phát 17
  18. triển với mong muốn bổ sung thêm kiến thức và hiểu biết và ứng dụng trong việc hạch định chiến lược cũng như định hướng phát triển vươn tầm quốc tế. Nhu cầu lớn về quy mô cũng như nguồn vốn dồi dào cho quá trình đầu tư vào hệ thống Ngân hàng, nâng tầm vị thế và tạo các lợi thế nổi bật. Với sức ép cạnh tranh nhưng đảm bảo theo đuổi mục tiêu lợi nhuận bằng việc tối ưu hiệu quả giữa đầu vào và đầu ra về nguồn vốn. Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh Trái Phiếu là một trong những hoạt động huy động vốn khá phát triển ở các Ngân hàng trên Thế giới với sự xâm nhập mạnh mẽ bằng nhiều hình thức đi kèm và mức độ chuyên nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho NHTM ở nước ngoài. Tiếp nối và kế thừa những tinh hoa trong việc vận dụng mở rộng kiến thức về lĩnh vực này, thị trường Việt Nam đang được quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển ở thị trường này, kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu ngày càng chuyên nghiệp và hứa hẹn nhiều cơ hội trên thị trường này. Ở Việt Nam đổi mới từng ngày trong khi hoạt động Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận suy giảm, nợ xấu tăng cao, việc các NHTM thực hiện lựa chọn kênh kinh doanh Trái phiếu là lựa chọn hứa hẹn nhiều cơ hội và xu hướng tất yếu cho hệ thống NHTM. Việc huy động vốn bằng công cụ nợ trái phiếu làm giảm áp lực một phần cho các NHTM trong việc huy động vốn thay vì phải đi vay, và đảm bảo nguồn vốn có tính ổn định và có kế hoạch vốn trong tương lai đồng thời kém rủi ro hơn so với phát hành cổ phiếu. Đây là một trong những hướng chiến lược kinh doanh phát triển tiềm năng, thực tế thấy rằng, trong khoảng thời gian từ suy thoái kinh tế năm 2008 đến phục hồi kinh tế đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về sự mới mẻ các nhân tố tác động đến lợi nhuận Ngân hàng thương mại, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của kênh huy động vốn từ công cụ nợ như phát hành giấy tờ có giá, trái phiếu v/v. Với mong muốn góp phần mới mẻ trong chiến lược phát triển thị trường Trái phiếu đầy tiềm năng này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận Ngân hàng thương mại giai đoạn 2010- 2020.” Làm đề tài nghiên cứu. 18
  19. 1.2 Mục tiêu đề tài 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích và lượng hóa mức độ ảnh hưởng kênh huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận Ngân hàng Thương Mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Từ đó đề xuất một số giải pháp về huy động vốn qua phát hành Trái phiếu nhằm nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng của kênh huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu ảnh hường đến lợi nhuận của NHTM tại Việt Nam thông qua chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của Ngân hàng. - Nghiên cứu tác động từ kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020. - Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận NHTM từ kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu có ảnh hưởng yếu tố lợi nhuận Ngân hàng Thương Mại giai đoạn 2010- 2020 hay không? - Mức độ ảnh hưởng kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận Ngân hàng Thương Mại giai đoạn 2010- 2020 như thế nào? - Giải pháp nào nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM từ kênh huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu? 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: Nghiên cứu này sử dụng mẫu dữ liệu bảng cân bằng thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 28 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010 đến 2020. - Về mặt không gian: Hoạt động kinh doanh của 28 Ngân hàng thương mại Cổ 19
  20. Phần ở Việt Nam. - Về mặt khoa học: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về khả năng sinh lời và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế. Và xu hướng của kênh huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM Việt Nam. Từ những nghiên cứu trên đánh giá đóng góp kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận NHTM và đề xuất kiến nghị định hướng phát triển của đề tài nhằm đóng góp nghiên cứu cho các nhà quản trị có nhu cầu, chiến lược phát triển hợp lý trong tương lai. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp ước lượng: Mô tả thống kê và Uớc lượng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM với biến phụ thuộc đo lường khả năng sinh lời NHTM là tỷ suất lợi nhuận tính trên tài sản (ROA) và các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở hệ thống dữ liệu thứ cấp (báo cáo tài chính) thu thập từ 28 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2010 – 2020. 1.4.2 Nội dung nghiên cứu Đề tài này nghiên cứu nội dung chủ yếu phân tích ảnh hưởng kênh huy động vốn qua Phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận NHTM. Trên cơ sở thu thập dữ liệu thực tế của 28 NHTM giai đoạn 2010-2020 thực hiện phân tích định lượng và đánh giá kết luận mức độ tác động và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của nhân tố kênh huy động vốn qua phát hành Trái phiếu đến lợi nhuận Ngân hàng Thương Mại. 1.5 Đóng góp của đề tài 1.5.1 Về mặt lý thuyết Vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận NHTM là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu phân tích các Nhân tố tác động đến lợi nhuận NHTM trên nhiều diện rộng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1