Đề tài : Quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
lượt xem 265
download
Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trị suy cho cùng cũng là quản trị con người”. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức…Tuy nhiên nó lại là vấn đề bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài : Quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Đề tài Quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Trang 1
- Tiểu luận môn học VIETHANIT MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ............................... 5 1. Lý luận chung về quản trị ..................................................................................... 5 1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự ........................................................ 5 1.1.1. Khái niệm quản trị nhân sự ............................................................................ 5 1.1.2. Vai trò của quản trị nhân sự................................................................ ........... 3 1.2. Các nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự ...................................................... 3 1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự ..................................................... 4 1.3.1. Khái niệm........................................................................................................ 4 1.3.2. Ch ỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự ................................................... 4 2. Nội dung của quản trị nhân sự:............................................................................. 5 2.1. Phân tích công việc ............................................................................................ 5 2.1.1. Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc: ...................................... 5 2.1.2. Nội dung của phân tích công việc................................ ................................ .... 5 2.2. Tuy ển dụng nhân sự.......................................................................................... 5 2.2.1.Nguồn tuyển dụng ............................................................................................ 8 2.2.1.Nội dung của tuyển dụng nhân sự ................................ ................................ .... 6 2.3 Đào tạo và phát triển nhân sự : ........................................................................ 7 2.3.1.Đào tạo nhân sự ............................................................................................... 7 2.3.2.Phát triển nhân sự ............................................................................................ 8 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự ...................................................... 8 3.1.Nhân tố môi trường kinh doanh ......................................................................... 8 3.2 .Nhân tố con ng ười ................................ ................................ ............................. 8 3.3.Nhân tố nhà quản trị......................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM ......................................................................................... 12 1. Khái quát chung về tổng công ty xăng dầu Việt Nam ........................................ 12 1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty...................................................... 12 1.2. Nghành nghề kinh doanh của tổng công ty ................................ ..................... 13 1.3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty ...................................................................... 13 2. Thực trạng quản trị nhâ n sự tại tổng công ty ................................ ..................... 14 2.1.Tình hình quản trị nhân sự tại tổng công ty ................................ ..................... 14 Trang 2
- Tiểu luận môn học VIETHANIT 2.2 Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Tổng công ty ............................................ 15 2.3.Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự ........................................................ 16 2.4.Thực trạng đãi ng ộ nhân sự trong Tổng công ty .............................................. 18 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HO ÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM............................................ 19 1. Tổng hợp đánh giá về quản trị nhân sự tại Tổng công ty ................................ .. 19 2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam: ......................................................................................................................... 21 KẾT LUẬN ................................ ................................ .............................................. 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 23 Trang 3
- Tiểu luận môn học VIETHANIT LỜI NÓI ĐẦU Quản trị nhân sự là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “ mọi quản trị suy cho cùng cũng là qu ản trị con người”. Nó bao gồm những vấn đề như tâm lý, sinh lý, triết học, đạo đức…Tuy nhiên nó lại là vấn đề bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong cơ ch ế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải đặt yếu tố nguồn lực lên hàng đầu bởi vì tài nguyên con người là vô cùng quí giá. Chính vì thế công tác qu ản lí nhân sự trong mỗi công ty là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh của mỗi công ty.Vì vậy quản trị nhân sự có mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, nó có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị. Tầm quan trọng của yếu tố con người trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức n ào dù chúng có tầm vóc lớn đến đâu, hoạt động trong bất cứ một lĩnh vực nào cũng là một thực tế hiển nhiên không ai phủ nhận được. Trong doanh nghiệp mỗi con người là một thế giới riêng biệt nếu không có hoạt động quản trị thì ai thích làm gì thì làm, mọi việc sẽ trở n ên vô tổ chức, vô kỷ luật, công tác quản trị nhân sự sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nó là một trong những yếu tố quyết định đến sự th ành bại của một doanh nghiệp. Chính vì cảm nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết phải có công tác quản trị nhân sự trong bất cứ một doanh nghiệp nào cho nên tôi đã lựa chon đề tài: “Quản trị nhân sự tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ”. Trang 4
- Tiểu luận môn học VIETHANIT CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1. Lý luận chung về quản trị: 1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự: 1.1.1. Khái niệm quản trị nhân sự: Nhân sự là một trong các nguồn lực quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Vì vậy vấn đề nhân sự luôn được quan tâm hàng đầu. Quản trị nhân sự đư ợc hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công việc của họ trong bất cứ tổ chức nào. Quản trị nhân sự là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thu ật vì quản trị nhân sự là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn b ất cứ một lĩnh vực quản trị n ào khác. 1.1.2. Vai trò của quản trị nhân sự: Trang 5
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Yếu tố giúp ta nhận biết đư ợc một xí nghiệp hoạt động tốt hay không hoạt động tốt, thành công hay không thành công chính là lực lượng nhân sự của nó- những con người cụ thể với lòng nhiệt tình và óc sáng kiến. Mọi thứ còn lại như: máy móc thiết bị, của cải vật chất, công nghệ kỹ thuật đều có thể mua được, học hỏi được, sao chép được, nhưng con người thì không thể. Vì vậy có thể khẳng định rằng quản trị nhân sự có vai trò thiết yếu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản trị nhân sự gắn liền với mọi tổ chức, bất kỳ một cơ quan tổ chức n ào cũng cần phải có bộ phận nhân sự. Quản trị nhân sự là một thành tố quan trọng của chức năng quản trị, nó có gốc rễ và các nhánh trải rộng khắp nơi trong m ọi tổ chức. Quản trị nhân sự hiện diện ở khắp các phòng ban, bất cứ cấp quản trị nào cũng có nhân viên dưới quyền vì thế đều phải có quản trị nhân sự. Cung cách quản trị nhân sự tạo ra bầu không khí văn hoá cho một doanh nghiệp . Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp . Quản trị nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó là hoạt động bề sâu chìm bên trong doanh nghiệp nhưng lại quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 1.2. Các nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự : Nội dung của quản trị nhân sự có thể khái quát theo sơ đồ sau Sơ đồ 1 : Nội dung chủ yếu của quản trị nhân sự: Phân tích công việc: xác định nội dung đặc đ iểm của từng công việc, đánh giá tầm quan trọng của nó, và đưa ra các yêu cầu cần thiết đối với người thực hiện. Tuyển dụng nhân sự: chiêu mộ và chọn ra những người có khả năng thực hiện công việc. Đào tạo và phát triển nhân sự: giúp người lao động xác định được mục tiêu hướng đi của mình, tạo môi trường thuận lợi để người lao động làm việc tốt. Trang 6 Sắp xếp và sử dụng người lao động: Đảm b ảo sự phù hợp, sự tương xứng giữa công việc và người thực hiện công việc. Đảm bảo
- Tiểu luận môn học VIETHANIT 1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự: 1.3.1. Khái niệm: Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp là hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về nhân sự mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được kết quả đó. 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự: Hiệu quả quản trị nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định, những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào các mục tiêu hoạt động của các chủ thể hiệu quả. Các mục tiêu đó thư ờng là các mục tiêu sau đây: Chi phí cho lao động nhỏ nhất - Giá trị ( lợi nhuận ) do ngư ời lao động tạo ra lớn nhất - - Đạt đư ợc sự ổn định nội bộ, tạo việc làm đ ầy đủ cho người lao động và không có tình trạng dư th ừa lao động. Người lao động làm đúng ngành nghề đã được học của mình. - Nâng cao chất lượng lao động. - Tăng thu nhập của người lao động. - Đảm bảo công bằng giữa những người lao động. - Đảm bảo sự đồng thụân của ngư ời lao động. - Thái độ chấp hành và trung thành của người lao động đối với doanh ngh ệp. Các mục tiêu trên có thể quy tụ th ành các mục tiêu cơ bản, quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp đó là đ ảm bảo nguồn nhân sự có chất lượng, trình độ để thực hiện công việc và có thái độ chấp hành, trung thành với doanh nghiệp đồng thời đạt được sự ổn định nhân sự. 2. Nội dung của quản trị nhân sự: 2.1. Phân tích công việc: 2.1.1. Khái niệm và mục đích của việc phân tích công việc: 2.1.1.1. Khái niệm: Trang 7
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Phân tích công việc là việc tìm hiểu và xác định nội dung, đặc điểm của từng công việc, đo lường giá trị và tầm quan trọng của nó để đề ra các tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất mà người thực hiện công việc cần phải có. Phân tích công việc là một nội dung quan trong của quản trị nhân sự , nó ảnh h ưởng trực tiếp đến các nội dung khác của quản trị nhân sự . 2.1.1.2. Mục đích: - Đưa ra các tiêu chuẩn cần thiết để tiến hành tuyển dụng nhân sự sao cho việc tuyển dụng nhân sự đạt kết quả cao nhất. - Chu ẩn bị nội dung đào tạo và bồi dưỡng trình độ để đáp ứng yêu cầu của công việc. - Phân tích công việc làm căn cứ để xây dựng và đánh giá hiệu quả công việc. Ngoài ra nó còn giúp cho việc nghiên cứu và cải thiện điều kiện làm việc. - Cung cấp các tiêu chu ẩn để đánh giá chất lượng thực hiện công việc. 2.1.2. Nội dung của phân tích công việc : Sơ đồ 2 : Nội dung phân tích công việc: Tiêu Mô tả công Xác định chuẩn về Đánh giá Xếp loại việc công việc nhân sự công việc công việc 2.2. Tuyển dụng nhân sự : Trong một doanh nghiệp, công tác tuyển dụng nhân sự thành công tức là tìm được những người thực sự phù hợp với công việc có ý nghĩa rất to lớn. Doanh nghiệp nhận được một nguồn nhân sự xứng đáng, hoàn thành tốt công việc được giao góp phần vào việc duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bản thân những người được tuyển vào công việc phù h ợp với năng lực và sở trư ờng của m ình sẽ rất hứng thú và an tâm với công việc. Ngược lại nếu việc tuyển dụng nhân sự không được thực hiện đúng th ì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tác động trực tiếp tới công ty và người lao động. 2.2.1.Nguồn tuyển dụng : 2.2.1.1. Nguồn tuyển dụng từ trong nội bộ doanh nghiệp : Tuyển dụng nhân sự trong nội bộ doanh nghiệp thực chất là quá trình thuyên chuyển đề bạt, cất nhắc từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công việc này sang công việc khác, từ cấp này sang cấp khác. 2.2.1.2 Nguồn tuyển dụng nhân sự từ b ên ngoài doanh nghiệp : Là việc tuyển dụng nhân viên từ thị trường lao động bên ngoài doanh nghiệp . Ưu điểm: - Giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều chuyên gia, những nhân viên giỏi, qua đó tuyển chọn vào các chức danh phù hợp. - Các nhân viên mới thường tỏ ra năng nổ, chứng minh khả năng làm việc của mình b ằng công việc cụ thể cho nên hiệu quả sử dụng lao động rất cao. Trang 8
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Nhược điểm : - Đó là người đ ược tuyển dụng phải mất một thời gian để làm quen với công việc và doanh nghiệp. Do đó họ có thể chưa hiểu rõ được mục tiêu, lề lối làm việc của doanh nghiệp, điều n ày có thể dẫn đến những sai lệch và cản trở nhất định. - Ngoài các hình thức tuyển dụng trên còn có các hình thức thu hút ứng cử viên từ b ên ngoài: thông qua quảng cáo, thông qua văn phòng dịch vụ lao động, tuyển sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học và một số hình thức khác. 2.2.1.Nội dung của tuyển dụng nhân sự : Sơ đồ : Nội dung chủ yếu của tuyển dụng nhân sự: Chu ẩn bị tuyển dụng Thông báo tuyển dụng Thu nhận nghiên cứu hồ sơ Tổ chức phỏng vấn, trắc nghiệm, sát hạch các ứng cử viên Trang 9 Kiểm tra sức khoẻ
- Tiểu luận môn học VIETHANIT 2.3 Đào tạo và phát triển nhân sự : Đào tạo và phát triển nhân sự là hai nội dung cơ bản trong vấn đề nâng cao trình độ tinh thông nghề nghiệp cho nhân sự. Ngoài ra nó còn bao gồm nội dung giáo dục nhân sự cho doanh nghiệp. Phải đào tạo và phát triển nhân sự vì trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ b ão, công nghệ kỹ thuật luôn đổi mới không ngừng, muốn bắt kịp với thời đại th ì con người cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng nhất định về nghề nghiệp, đó vừa là một nhu cầu vừa là một nhiệm vụ. 2.3.1.Đào tạo nhân sự: Trong quá trình đào tạo mỗi người sẽ được bù đắp những thiếu hụt trong học vấn, được truyền đạt những khả năng và kinh nghiệm thiết thực trong lĩnh vực chuyên môn được cập nhật hoá kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết để không những có thể hoàn thành tốt công việc đư ợc giao mà còn có thể đương đ ầu với những biến đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng tới công việc của m ình. Quá trình đào tạo được áp dụng cho những người thực hiện một công việc mới hoặc những người đang thực hiện một công việc n ào đó nhưng chưa đ ạt yêu cầu. Ngoài ra còn có quá trình nâng cao trình độ đó là việc bồi dưỡng th êm chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể làm được những công việc phức tạp hơn, với năng suất cao hơn. Lao động là một yếu tố quý của quá trình sản xuất, vì vậy những lao động có trình độ chuyên môn cao là một yếu tố quý của sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định đư ợc việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy công tác đào tạo nhân sự có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Đào tạo về tư duy, kiến thức, trình độ, nhận thức của con người. 2.3.2.Phát triển nhân sự : Mỗi một doanh nghiệp đều phải có sự quy hoạch về nhân sự và các cán bộ trong doanh nghiệp để mỗi một cá nhân có cơ hội thử sức mình, bộc lộ các năng lực của m ình đ ể có cơ hội thăng tiến. Phát triển nhân sự là việc làm thường xuyên của mỗi doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực. Ngo ài ra phát triển nhân sự còn giúp cho người lao động tìm ra được hướng đi cho mình, tạo cho họ môi trường thuận lợi để họ làm việc tốt hơn. Nội dung của công tác phát triển nhân sự : Thăng tiến và bổ nhiệm nhân sự vào các chức vụ quản trị. Giải quyết chế độ cho nhân viên, qu ản trị viên khi họ rời bỏ doanh nghiệp. Tuyển dụng đội ngũ lao động mới. Trang 10
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Muốn phát triển doanh nghiệp thì các nhà qu ản trị phải chú ý đến công tác phát triển nguồn lực con người trong doanh nghiệp. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân sự: 3.1.Nhân tố môi trường kinh doanh : Môi trường bên ngoài doanh nghiệp; Khung cảnh kinh tế - Dân số, lực lượng lao động - Văn hoá- xã hội - Đối thủ cạnh tranh - Khoa học- k ỹ thuật - - Khách hàng Môi trường b ên trong của doanh nghiệp : Sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp Chính sách chiến lược của doanh nghiệp: Bầu không khí- văn hoá của doanh nghiệp 3.2 .Nhân tố con người: - Nhân tố con người ở đây chính là nhân viên làm việc trong doanh nghiệp. - Tiền lương là thu nhập chính của người lao động, nó tác động trực tiếp đến người lao động. Mục đích của người lao động là bán sức lao động của mình để được trả công. Vì vậy vấn đề tiền lương thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, nó là công cụ để thu hút lao động. Muốn cho công tác quản trị nhân sự đ ược thực hiện một cách có hiệu quả th ì các vấn đề về tiền lương phải đư ợc quan tâm một cách thích đáng. 3.3.Nhân tố nhà quản trị: - Nhà quản trị phải biết khéo léo kết hợp hai mặt của doanh nghiệp, một mặt nó là một tổ chức tạo ra lợi nhuận mặt khác nó là một cộng đồng đảm bảo đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội cần thiết để mỗi người nếu tích cực làm việc thì đều có cơ hội tiến thân và thành công. - Qu ản trị nhân sự trong doanh nghiệp có đem lại kết quả như mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ của nhà quản trị với lợi ích chính đáng của người lao động. Trang 11
- Tiểu luận môn học VIETHANIT CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 1.Khái quát chung về tổng công ty xăng dầu Việt Nam: 1.1. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở kế hoạch của Tổng công ty đặt ra và thích ứng với nhu cầu của thị trường về các sản phẩm xăng dầu và các sản phẩm dịch vụ khác có liên quan đ ến xăng dầu. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị công nghệ cả về quy mô lẫn tốc độ vào sản xuất kinh doanh. - Thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh phải đảm bảo an toàn lao động, an toàn cháy nổ và bảo vệ môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, tuân thủ pháp luật về nghành nghề kinh doanh nh à nước đề ra. - Thực hiện đầy đủ các quyền lợi công nhân viên theo lao động và tham gia các hoạt động có ích cho xã hội. Trang 12
- Tiểu luận môn học VIETHANIT 1.2. Nghành nghề kinh doanh của tổng công ty: Kinh doanh xăng dầu - Kinh doanh hoá chất - Kinh doanh mỡ nhờn - Kinh doanh nhựa đường - - Kinh doanh GAS Kinh doanh vận tải xăng dầu - Cơ khí xăng dầu, thiết kế, xây lắp - Bảo hiểm - Xu ất nhập khẩu tổng hợp - 1.3. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty: Sơ đồ tổ chức hành chính Tổng công ty xăng dầu Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Khối Phòng Phòng TT Phòng kinh kinh XNK và HTKT doanh doanh Khối Phòng Phòng KT- Phòng CN- Phòng XD- kĩ K.thu ật AT và MT PT CB thu ật X.Dầu Trang 13
- Tiểu luận môn học VIETHANIT 2.Thực trạng quản trị nhân sự tại tổng công ty: 2.1.Tình hình quản trị nhân sự tại tổng công ty : Cơ cấu nguồn nhân lực: Năm 2000 Năm 2001 Chỉ tiêu Năm 2002 * Số lượng lao động 18.584 17.820 17.062 - Lao động trực tiếp 14.454 13.796 13.325 - Lao động gián tiếp 4.130 4.024 3.737 * Trình độ - Trên đại học 34 38 45 - Đại học 3.225 3.641 3.592 - Trung cấp 3.261 2.276 4.474 - Sơ cấp/ CNKT 10.297 10.945 8.157 - Chưa đào tạo 1.767 912 434 * Giới tính Trang 14
- Tiểu luận môn học VIETHANIT - Nam 13.541 12.915 12.286 - Nữ 5.043 4.905 4.776 Qua số liệu ở biểu ta thấy, tổng số lao động trong Tổng công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2001 là 17.820 ngư ời giảm 764 người so với năm 2000; Năm 2002 là 17.062 người giảm 758 người so với năm 2001. 2.2 Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Tổng công ty: Tình hình tuyển dụng qua các năm: Các chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 * Tổng số lao động 18.584 17.820 17.062 * Tổng số lao động tuyển dụng 372 379 129 Đại học - 10 13 14 Trung cấp - 80 102 40 - CNKT 217 195 48 Lao động phổ thông - 72 69 27 Hình thức tuyển dụng của tổng công ty: Thi tuyển trực tiếp Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng Đây là công việc của phòng tổ chức cán bộ, phòng tổ chức cán bộ quản lý tình hình nhân sự nói chung của Tổng công ty _ có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển chọn nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức. Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Trang 15
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Bước 4: Tổ chức phỏng vấn và thi tuyển Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ Bước 6: Thử việc Bước 7: Ra quyết định Tổng giám đốc Tổng công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp đồng lao động chính thức sẽ được kí kết giữa Tổng giám đốc Tổng công ty và người lao động 2.3.Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự: Nh ững lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự. Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong Tổng công ty là nhằm khắc phục các tồn tại, nâng cao trình đ ộ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sử dụng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình đào tạo mỗi cá nhân sẽ được bù đ ắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc đư ợc giao mà còn có th ể đương đầu với những thay đổi của môi trư ờng xung quanh ảnh hưởng tới công việc. Dưới đây là bảng tổng hợp về trình độ cán bộ công nhân viên Tổng hợp chung ( Năm 2000) Số lượng % Ghi chú Lao động Trang 16
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Tổng số lao động Trong đó nữ: 5043 18.584 100,0 - Trên đại học 34 0,2 TS: 1, PTS:10, ThS: 24 - Đại học 3 .225 17,3 - Trung cấp 3 .261 17,6 - CNKT 10.297 55,4 - Chưa đào tạo 1 .767 9,5 Đội ngũ lãnh đạo công ty: Giám đốc Phó giám đốc Tổng số 53 104 Trình độ chuyên Tổng Ktế, Kỹ Tổng Ktế, Kỹ Khác Khác cộng thuật cộng Tchính thu ật môn Tchính Trên Đại học 2 1 1 - 33 3 - - Đại học 43 17 18 8 87 39 32 16 Trung cấp 8 2 3 3 9 5 3 1 Bồi dưỡng - - - - 5 - 5 - Trình độ chính Giám đốc Phó giám đốc trị Đại học 8 12 Cao cấp 30 27 Trung cấp 11 61 Sơ cấp 4 4 Đánh giá chung : Những mặt làm được: - Đào tạo lý luận chính trị được coi trọng. Nhiều cán bộ quản lý các cấp, cán bộ quy hoạch được đào tạo trình độ cao cấp, đại học về chính trị. - Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên nghiệp vụ các đơn vị cơ sở ( Do các phòng ban tổng công ty tổ chức và quản lý nội dung) được tăng cường và có hiệu quả bởi nội dung sát thực, thời gian hợp lý và tiết kiệm chi phí Trang 17
- Tiểu luận môn học VIETHANIT - Nội dung, chương trình đ ào tạo tin học được thống nhất và triển khai đồng bộ ở tất cả các đơn vị cơ sở của Tổng công ty - Đào tạo cửa hàng trưởng, công nhân xăng d ầu được tiến h ành thường xuyên ở cả cấp Tổng công ty và công ty Những mặt ch ưa làm được: - Do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngo ài đào tạo chính trị, đội ngũ quản lý cấp cao ( ở cả Tổng công ty và công ty) ít có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo với nội dung nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp. - Chưa đồng bộ trong tuyển dụng, đào tạo và sử dụng sau đào tạo - Chưa m ạnh dạn chủ động đ ào tạo ở nước ngoài theo những ch ương trình có ch ất lượng ở các lĩnh vực mà năng lực đ ào tạo ở trong nư ớc chưa đáp ứng đ ược, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cấp cao, các chuyên gia đầu ngành … - Mảng đào tạo ngoại ngữ còn yếu - Chưa xác định được các lĩnh vực và n ội dung đào tạo chuyên gia đầu ngành - Tình trạng đào tạo bằng 2 m à không rõ mục tiêu, không xuất phát từ nhu cầu công việc vẫn còn phổ biến ở nhiều đơn vị - Do chưa có tiêu chu ẩn về nghề công nhân xăng dầu nên nội dung chương trình đào tạo công nhân xăng dầu chưa thống nhất; chất lư ợng đào tạo không cao, đặc biệt ở những công ty nhỏ. - Các công ty nhỏ còn gặp khó khăn trong việc tổ chức nâng bậc cho công nhân xăng dầu do công ty không đủ điều kiện năng lực để thành lập hội đồng thi nâng bậc. - Quy chế đào tạo của Tổng công ty ( ban h ành trước thời điểm thành lập phòng đào tạo) và các công ty còn nhiều điểm chưa phù hợp và nhất quán, cần được bổ sung sửa đổi. Nhìn chung ở cả khu vực văn phòng Tổng công ty và công ty, công tác đào tạo mặc dù đã làm được trên một diện rộng, đã đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng, nhiều nội dung nghiệp vụ chuyên môn ở một mức độ nhất định, song thường bị động, ch ắp vá. 2.4.Thực trạng đãi ngộ nhân sự trong Tổng công ty: Đãi ngộ vật chất trong Tổng công ty đ ược thể hiện qua tiền lương, tiền th ưởng, một số phụ cấp cấp và thu nh ập khác Bên cạnh đó tổng công t y luôn chú trọng đến công tác xã hội từ thiện và coi đây vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của người lao động. Với các h ình thức: - Ủng hộ đồng bào bão lụt, thiên tai - Xây nhà tình ngh ĩa - Ủng hộ quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam - Phụng dưỡng bà m ẹ Việt Nam anh hùng - Ủng hộ quỹ hỗ trợ khó khăn của công đoàn Bộ Thương Mại Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty: Trang 18
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Đơn v ị: 1000 Đồng So sánh (%) Năm Năm 2001 Năm Các chỉ tiêu 2000 2002 2001/2000 2002/2001 Lương b ình quân 1 .764 1.600 1.500 -4,4 -6,25 Thưởng bình quân 80 90 85 12,5 -5,5 Thu nhập khác bq 135 141 213 4,4 51 Tổng thu nhập bq 1 .889 1.831 1.798 -3,0 -2 Nhìn chung tiền lương và thu nh ập của người lao động luôn được quan tâm. Mặc dù lương b ình quân giảm nhưng tiền lương thực chi có phần được cải thiện trong năm kế hoạch. CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 1 Tổng hợp đánh giá về quản trị nhân sự tại Tổng công ty: Ư u điểm : Trang 19
- Tiểu luận môn học VIETHANIT Ban lãnh đạo: - Ban lãnh đạo có trình độ năng lực cao - Có sự phân công công việc cụ thể rõ ràng - Có chủ trương, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, Đội ngũ cán bộ công nhân viên: - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực, trình độ chuyên môn cao, trực tiếp theo dõi và kiểm ta chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, - Các nhân viên trong các phòng ban được trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, xây d ựng các kế hoạch tác nghiệp sát với thực tế, thực sự là cánh tay đắc lực của ban lãnh đạo - Đội ngũ công nhân trong tổng công ty có tay nghề cao, h àng năm lại được đào tạo nên có chất lượng, sức khoẻ đảm bảo, đoàn kết, giúp đ ỡ lẫn nhau cả về phát triển tay nghề lẫn những lúc khó khăt, hoạn nạn Công tác tổ chức lao động : - Công tác tổ chức lao động được tổ chức linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lượng lao động phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Công tác tổ chức lao độ ng được tổ chức linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lượng lao động phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công tác đời sống: - Điều kiện làm việc cho người lao động được cải thiện, thu nhập bình quân ổn định, tạo sự an tâm, làm cho người lao động tận tâm và có trách nhiệm với công việc - Quan tâm đầy đủ tới công tác động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn Tổng công ty bằng nhiều h ình thức khác nhau - Phát động nhiều phong trào thi đua trong Tổng công ty như: Hội thao toàn ngành, chiến sỹ thi đua, người tốt việc tốt, lao động giỏi… Hàng năm đều có tổng kết khen thưởng. Nhược điểm : - Khả năng phối hợp hợp nội bộ giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty, giữa các công ty trong Tổng công ty, giữa các công ty xăng dầu với công ty cổ phần Petrolimex vẫn còn hạn chế. - Công tác qu ản lý đội ngũ cán bộ kỹ thuật, người lao đọng có tay nghề cao còn lỏng lẻo, chưa khai thác hết khả năng của họ, dẫn đén trong sản xuất kinh doanh còn trì trệ, năng suất lao động chưa cao. - Một số cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non kém, chất lượng làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, ý thức trách nhiệm trong công việc ch ưa cao. - Công tác khuyến khích vật chất như tiền lương, tiền thưởng chưa phát huy được vai trò của mình vì tiền thưởng còn quá ít, chưa có tác dụng kích thích mạnh mẽ tinh thần của người lao động. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ ÁN: “ Quản trị nhân sự tại công ty cơ khí Hà Nội “
41 p | 2469 | 1466
-
Báo cáo tốt nghiệp: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty CPXD & PTNT Phú Thọ
50 p | 2725 | 1183
-
Đề tài " Quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập KTQT"
43 p | 1654 | 560
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty Vĩnh Hoàn
79 p | 1811 | 489
-
Đề tài “ Quản trị nhân sự tại công ty cơ khí Hà Nội “
40 p | 924 | 469
-
Đề tài: Quản trị marketing trong khách sạn Cap Saint Jacques
26 p | 1021 | 371
-
Báo cáo tốt nghiệp: "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Viện luyện kim đen"
52 p | 483 | 173
-
Chuyên đề thực tập: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank
75 p | 407 | 116
-
Đề tài: Quản trị xung đột trong tổ chức dẫn tới hành vi các cá nhân
28 p | 586 | 105
-
Báo cáo thực tập: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Dệt kim Minh Anh
54 p | 318 | 84
-
Đề tài: Phân tích tư tưởng quản trị nhân sự của người Nhật
38 p | 379 | 83
-
Đề tài: “Quản trị nhân sự tại khách sạn Đông Á, thực trạng và giải pháp”
57 p | 311 | 78
-
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty mua bán nợ - Bộ tài chính
27 p | 185 | 74
-
Đề tài Quản trị thay đổi và phát triển tổ chức: Ứng dụng ERP tại công ty Vissan
29 p | 219 | 65
-
Đề tài: Quản trị nhân sự tại công ty cơ khí Hà Nội
38 p | 150 | 48
-
Thuyết trình: Quản trị nhóm nhân viên đa văn hóa
33 p | 126 | 15
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị nhân tài trong các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam
27 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn