Đề tài: Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh xây dựng chính quyền thời kỳ 1945 - 1946
lượt xem 51
download
Sau khi đánh chiếm thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn(20- 11-1946), gây ra hai vụ thảm sát tàn khốc đồng bào ta ở hai phố Yên Ninh, Hàng Bún( ngày 17 và 18-12-1946)...chính phủ Pháp ngày càng lao sâu vào con đường gạt bỏ mọi khả năng thương lượng để xâm lược Đông Dương bằng vũ lực. Chủ trương gây chiến ở Hà Nội một lần nữa nói lên mưu đồ chiến lược của thực dân Pháp quyết tâm cướp lại toàn bộ nước ta,sau khi đã chiếm đóng một phần phía nam tổ quốc ta. Cuối tháng 12 năm 1946, đầu tháng 1...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh xây dựng chính quyền thời kỳ 1945 - 1946
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh xây dựng chính quyền thời kỳ 1945 - 1946
- Đề tài: "Sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh xây dựng chính quyền thời kỳ 1945 - 1946" “Khi Pháp đã cố ý gây chiến tranh, chúng ta không thể nhịn nữa thì cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu”. Cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước ta bùng nổ khi những khả năng đàm phán hoà bình với thực dân Pháp không còn nữa, khi thực dân Pháp buộc nhân dân ta phải đứng dậy bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được. Sau khi đánh chiếm thành phố Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn(20- 11-1946), gây ra hai vụ thảm sát tàn khốc đồng bào ta ở hai phố Yên Ninh, Hàng Bún( ngày 17 và 18-12-1946)...chính phủ Pháp ngày càng lao sâu vào con đường gạt bỏ mọi khả năng thương lượng để xâm lược Đông Dương bằng vũ lực. Chủ trương gây chiến ở Hà Nội một lần nữa nói lên mưu đồ chiến lược của thực dân Pháp quyết tâm cướp lại toàn bộ nước ta,sau khi đã chiếm đóng một phần phía nam tổ quốc ta. Cuối tháng 12 năm 1946, đầu tháng 1 năm 1947, bộ trưởng thuộc địa Mu-tê thay mặt chính phủ Pháp, sang Đông Dương điều tra tình hình, Mu-tê đã cự tuyệt lời đề nghị gặp gỡ và đàm phán của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ ngày 18-12-1946, đại diện của chính phủ Pháp ở Hà Nội đã cắt đứt mọi liên hệ với đại diện chính phủ ta. Mưu đồ xâm lược toàn bộ nước ta, sau đó được đại biểu Pháp phát biểu công khai và trắng trợn trong cuộc hội kiến giữa đại diện Pháp với chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ trưởng Hoàng Minh Giám ngày 11-5-1947. Trong cuộc hội kiến này, Pháp đòi quân ta phải nộp vũ khí và đặt dưới sự chỉ huy của quân đội Pháp, đòi để quân đội Pháp đi lại và đóng quân
- tự do khắp nơi trên đất Việt Nam. Nói tóm lại, thực dân Pháp đòi nhân dân ta phải đầu hàng. Thực dân Pháp đã dồn nhân dân ta đến con đường cùng, nếu không cầm vũ khí đứng dậy bảo vệ chủ quyền đất nước thì chỉ còn cách cam chịu làm nô lệ. “ Dân tộc Việt Nam nay bị đặt trước hai đường: một là khoanh tay cúi đầu trở lại nô lệ; hai là đấu tranh đến cùng để giành lấy tự do độc lập”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã được chuẩn bị chu đáo để giáng trả quân xâm lược những đòn đích đáng. Từ lâu, Đảng ta đã nhận định rằng cuộc chiến tranh xâm lược cả nước do Pháp gây ra và cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta chống Pháp xâm lược là không thể nào tránh khỏi. Xuất phát từ nhận định đó, Đảng đã có những chủ trương và biện pháp chẩn bị kháng chiến. Qua 16 tháng giữ vững chính quyền nhân dânvà chuẩn bị kháng chiến (9-1945 đến 12-1946), cách mạng nước ta đã lớn lên về mọi mặt . Chính quyền nhân dân đã được củng cố, bọn phản động tay sai đế quốc đủ các loại đã bị loại trừ ra khỏi bộ máy nhà nước. Lực lượng vũ trang nhân dân trưởng thành về cả số lượng và chất lượng. Đảng đã tổ chức được lực lượng lãnh đạo của mình ở các địa phương, trongcác đoàn thể quần chúng, trong hệ thống chính quyền, trongcác lực lượng vũ trang. Vì thế, nhân dân ta không những không bị bất ngờ trước cuộc tiến công xâm lược của thực dân Pháp, mà còn có thể chủ động phá âm mưu của chúng.
- Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chống thực dân Pháp xâm lược tiến hành trong điều kiện nước ta vốn là một thuộc địa và nửa phong kiến, đất không rộng người không đông, với một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá. Khi ấy nước ta còn bị chủ nghỉa đế quốc bao vây bốn phía. Pháp là một nước đế quốc có nền công nghiệp hiện đại, có quân đội chính quy gôm 100.000 quân viễn chinh đóng tại một số vị trí chiến lược trên đất nước ta. Chúng đủ vũ khí, phương tiện hiện đại, có cán bộ chỉ huy thành thạo, có kinh nghiệm chiến tranh xâm lược thuộc địa, có nhiều thủ đoạn, âm mưu xảo quyệt và đã quen với chiến trường Việt Nam lại được bọn đế quốc Anh, Mỹ giúp sức. Vì thế, cuộc kháng chiến của nhân dân ta phải lâu dài, gian khổ. Nhưng cuộc kháng chiến toàn quốc của ta bắt đầu khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ của mình trên toàn quốc. Dưới chế độ mới, nhân dân ta đã được hưởng những quyền lợi chính trị, kinh tế và xã hội trước đây chưa bao giờ có. Nhân dân ta quyết tâm bảo vệ đến cùng chủ quyền và chế độ mới. Dân tộc Việt Nam có truyền thống chống xâm lược rất vẻ vang và đã có kinh nghiệm chống thực dân Pháp ở Nam Bộ. Lực lượng vũ trang của ta mới được xây dựng. Nhưng là những chiến sĩ xuất thân từ công nhân, nông dân và những người lao độngcó lòng yêu nước nồng nàn và chí căm thù giặc sâu sắc, được toàn dân ủng hộ. Lực lượng cách mạng của ta là lượng có tổ chức. Quân và dân ta chiến đấu ngay trên đất nước ta. Đảng ta tuy hoạt động bí mật nhưng vẫn nắm vững quyền lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo Nhà nước, có kinh nghiệm hơn 15 năm đấu tranh chống đế quốc. Đế quốc Pháp là một đế quốc già nua, bị bại trận và bị kiệt quệ sau chiến tranh, lại phải tiến hành một cuộc chién tranh ở xa nước Pháp gần 10.000 km. Mâu thuẫn giữa lực lượng tiến bộ và lực lượng phản động ở Pháp ngày càng sâu sắc; phong trào đấu tranh
- vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân Pháp và phong trào đòi độc lập của nhân dân các thuộc địa Pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta lại diễn ra trong thời đại mà phong trào độc lập dân tộc, hoà bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội đang ở trong thế tiến công chủ nghĩa đế quốc, lại gắn bó với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước Lào và Cam-pu-chia anh em đã vùng lên giành quyền độc lập và cùng có chung một kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược. Những điều kiện lịch sử đó là cở sở cho Đảng ta vạch ra đường lối của cuộc kháng chiến và khẳng định ngay từ đầu cuộc kháng chiến ấy tuy lâu dài, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi. Ngày 18 và 19-12-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng ở làng Vạn Phúc ( Hà Đông) dưới sự chủ toạ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhận xét về thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, khiêu khích quân ta ở thủ đô, nhất là vụ ám sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội), Hội nghị nhận định thực dân Pháp đã cắt đứt mọi con đường đàm phán và cố tình gây ra cuộc chiến tranh xâm lược cả nước ta. Vì hoà bình mà nhân dân ta phải nhân nhượng.Nhưng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Rõ ràng là chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó, nhân dân ta không còn đường nào khác hơn là cả nước phải đứng dậy tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ tổ quốc. Căn cứ vào sự đánh giá một cách khoa học lực lượng so sánh giữa ta và địch lúc ấy, Hội nghị khẳng định cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng nhất định thắng lợi.
- Hội nghị vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến. Đường lối đó được ghi trong chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng ngày 22 tháng 12 năm 1946. Đường lối kháng chiến của Đảng trước hết vạch rõ mục đích của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là giành độc lập và thống nhất. Đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là: toàn dân, toàn diện,trường kỳ, tự lực cánh sinh. Đường lối chung dược quán triệt về các mặt chính trị, quân sư kinh tế, văn hoá. Ngày 21-12, Hồ Chủ tịch lại ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước Đồng minh, vạch trần bộ mặt bội ước và dã tâm xâm lược củan thực dân Pháp, nói rõ mục đích chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta. Hồ Chủ Tịch khẳng định: “ Cuộc kháng chiến rất lâu dài và gian khổ. Dù phải hy sinh bao nhiêu và thời gian kháng chiến đến bao giờ, chúng ta cũng nhất định chiến đấu đến cùng, đến bao giơ đất nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập và thống nhất”. Đường lối kháng chiến của Đảng sau đó được đồng chí Trường Chinh giải thích và phát triển đầy đủ trong cuốn sách được lấy tên là “ Kháng chiến nhất định thắng lợi” . Trong tác phẩm này, đồng chí Trường Chinh vạch rõ kẻ thù chính của nhân dân ta là thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Pháp là bạn của ta. Mục đích của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam không thể dừng lại ở chỗ đòi Pháp tôn trọng hiệp định đã ký hoặc trở lại vị trí trước ngày 20-10-1946, mà là giành độc lập và thống nhất thật sự. Đồng chí khẳng định lập trường của nhân dân ta là:
- “ Nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập trong khối liên hiệp Pháp” thì thôi; bằng không thì Việt Nam sẽ thành một nước độc lập thoát ly hẳn khỏi liên hiệp Pháp, một khi cuộc kháng chiến của Việt Nam toàn thắng”. Giành độc lập và thống nhất là mục tiêu trung tâm của kháng chiến. Nhưng cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là sự tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng hình thức chiến tranh, cho nên cuộc kháng chiến còn có mục tiêu vì dân chủ tự do, vì hoà bình thế giới. Nhiệm vụ chống phong kiến, thực hiện dân chủ và chính sách ruộng đất vẫn phải đi đôi với nhiệm vụ chống đế quốc. Nhưng vì giải phóng dân tộc là yêu cầu nóng bỏng và cấp bách nhất,cho nên yêu cầu dân chủ không thể dặt ngang hàng với yêu cầu độc lập dân tộc. “ Không phải trong quá trình kháng chiến tuyệt đối không cải cách ruộng đất, nhưng thực hiện từng bước chính sách ruộng đất, cốt phân hoá hàng ngũ phong kiến và cô lập thực dân Pháp xâm lược”. Tác phẩm “ Kháng chiến nhát định thắng lợi” đã trình bày chủ trương thực hiện từng bước chính sách ruộng đấtvới nội dung cụ thể là lấy ruộng đất của đế quốc và bọn Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia ruộng công, giảm tô giảm tức, tiến lên thực hiện cải cách ruộng đất. Trong cuộc kháng chiến này nhân dân Việt Nam không đấu tranh cho riêng mình, nhân dân Việt Nam vừa đấu tranh để tự cứu mình ,vừa đấu tranh cho hoà bình thế giới. “ Cho nên cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hoà bình...Trong đó lửa
- kháng chiến Việt Nam mới đang được rèn đúc: nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh”. Đường lối kháng chiến của Đảng về mặt chính trị là đoàn kết toàn dân chống Pháp xâm lược. Bên trong, phải củng cố liên minh công nông, trên cơ sở đó đoàn kết toàn dân, làm cho mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp xâm lược ngày càng vững chắc và rộng rãi. Bên ngoài, phải cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp tích cực ủng hộ ta ,chống lại thực dân Pháp; làm cho các lực lượng hoà bình và dân chủ trên khắp thế giới bênh vực ta, tán thành mục đích kháng chiến của ta. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, do nhân dân tiến hành. Vì vậy phải làm cho toàn đân tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo giục chính trị, chăm lo cải thiện đời sống cho nhân dân, mở rộng quyền dân chủ cho nhân dân là những biện pháp cần thiết: “ ...dốc toàn lực lượng của 25 triệu đồng bàovào cuộc chiến đấu”. Nhiệm vụ kháng chiến về mặt chính trị là hết sức nặng nề. Cho nên một mặt phải củng cố nhà nước cộng hoà dân chủ, tăng cường bộ máy kháng chiến, thống nhất quân, chính, dân, quân sự phải phục tùng chính trị; mặt khác, phải kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, triệt mầm chia rẽ phá hoại trong nhân dân, đưa những phần tử phản bội phá hoại, cơ hội, ươn hèn, quan liêu, quân phiệt, bè phái ra kỏi bộ máy kháng chiến; ra sức củng cố hậu phương. Để dốc lực lượng của 25 triệu đồng bào vào cuộc chiến đấu, phải thống nhất tư tưởng và hành động trong cán bộ và nhân dân, phải phê phán các khuynh hướng bi quan, thất bại, chủ quan khinh địch, ỷ lại bên ngoài.
- Về mặt quân sự, phương châm chiến lược của toàn bộ cuộc kháng chiên là đánh lâu dài, vừa đánh vừa giữ gìn thực lực, bồi dưỡng và phát triển lực lượng của ta, huấn luyện quân và dân vừa đánh vừa học, chuyển thiếu thành đủ, chuyển yếu thành mạnh, đồng thời làm cho địch bị tiêu diệt và tiêu hao, mỏi mệt và chán nản, đến nỗi thế địch từ mạnh chuyển thành yếu, từ thắng chuyển thành bại. Chiến thuật của chiến tranh nhân dân là tích cực tiến công, giải quyết mau trong từng trận. Muốn tích cực tiến công phải năng dùng du kích với các cách đánh của nó là tập kích, phục kích, quấy rối, phá hoại, dùng vận động chiến với lối đánh lưu động và tiêu diệt của nó. Trong toàn bộ cuộc kháng chiến và trong cả nước, du kích chiến là cách đánh phổ biến nhất. Dần dần vận động chiến được áp dụng nhiều hơn cho tới lúc chiếm ưu thế. Cuộc kháng chiến lâu dài của nhân dân ta sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, tổng phản công. Trong quá trình kháng chiến có thể “ có những cuộc đàm phán mới xen vào”. “ Đấy cũng là một trong những đặc điểm của nó". Muốn kháng chiến lâu dài và giành thắng lợi, phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng hậu. Lực lượng ấy sẽ bao gồm: quân chủ lực, bộ đội dịa phương và nhân dân. Quân đội ta là quân đội nhân dân, cho nên phải hết sức coi trọng công tác chính trị, thực hiện cán bộ và binh sĩ nhất trí, quân với dân là một, đồng thời coi trọng công tác vận động binh lính địch. Căn cứ vào kinh nghiệm kháng chiến miền nam và kinh nghiệm mấy tháng đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, đồng chí Trường Chinh nêu lên một số phương thức và hình thái của chiến tranh nhân dân. Cuộc chiến tranh của ta đã là chiến tranh nhân dân , thì vấn đề đặt ra là làm thế nào để huy động toàn dân đánh giặc. Muốn vậy, không những chỉ
- giác ngộ mà tổ chức nhân dân còn phải có phương thức tác chiến thích hợp để động viên lực lượng toàn dân vào công tác chiến đấu, “ làm sao cho giặc đụng vào đâu cũng gặp sức kháng chiến của toàn đân Việt Nam cầm vũ khí trong tay chống lại chúng, thà chết không chịu làm nô lệ !”. Do cuộc chiến tranh của ta là chiến tranh toàn dân, đất nước của ta hẹp và dài, nhân dân ta yêu nước và căm thù giặc, Đảng ta gắn liền với nhân dân thành một khối, cho nên cuộc chiến tranh sẽ diễn ra dưới nhiều hình thái phong phú: chiến tranh cài răng lược, chiến tranh lộn ẩu, chiến tranh không mặt trận, chiến tranh bao vây, chiến tranh tiêu thổ...Phương thức tác chiến của cuộc chiến tranh ấy phải hết sức linh hoạt. Có khi quân chính quy buộc phải rút lui để giữ gìn lực lượng, nhưng quân du kích và một phần nhỏ quân chính quy phải vòng lại sau lưng quân địch mà đánh. Có khi bộ đội phải trà trộn với nhân dân, tổ chức và vũ trang nhân dân, bám lấy đồng ruộng mà chiến đấu. Có khi địch tiến vào vùng ta, quân ta đánh chặn đằng trước ít, nhưng đánh thọc sau lưng và ngang sườn nhiều, làm cho địch không chống đỡ được. Khi toàn dân đã đứng lên đánh giặc thì địch đụng vào đâu là gặp quân ta ở đó, ta gặp địch ở đâu là mở mặt trận ở đó. Mỗi căn cứ du kích của ta trong vùng địch kiểm soát khác nào bị địch bao vây. Nhưng tất cả các căn cứ du kích cộng vớivùng tự do rộng lớn của ta họp lại thành một cái lưới bủa vây quân địch. “ Chiến tranh chống Pháp thật có hình thái khác thường”. Để bảo đảm kháng chiến lâu dài, kháng chiến về mặt kinh tế là rất quan trọng. Một mặt, phá hoại kinh tế địch, không cho địch lấy chiến tranh nuôi chiến tranh; mặt khác xây dựng kinh tế ta theo hướng : vừa kháng chiến vừa kiến quốc, tự cung tự cấp về mọi mặt. Chính sách kinh tế kháng chiến của ta là nâng cao sức sản xuất đáp ứng nhu cầu thời
- chiến “ăn no, mặc ấm, đánh khỏe”, bước đầu xây dựng kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác xã, coi trọng công nghiệp và thủ công nghiệp, chú ý công nghiệp quốc phòng, tăng thu giảm chi, thực hành tiết kiệm, giảm nhẹ dần sự gánh vác của nhân dân, củng cố tiền tệ, giữ vững giá hàng, có khuyến khích, có thưởng phạt. Kháng chiến về mặt văn hoá có hai nhiệm vụ: đánh đổ văn hoá ngu dân, nô dịch và xâm lược của thực dân Pháp; xây dựng nền văn hoá mới của nước Việt Nam, dựa trên nguyên tắc dân tộc, khoa học và đại chúng. Mọi hoạt động văn hoá lúc này phải nhằm vào khẩu hiệu: “Yêu nước và căm thù giặc”. Nhiệm vụ của mặt trận văn hoá kháng chiến là bằng mọi hình thức động viên toàn dân gia chiến đấu “ làm cho nhân dân hiểu vì sao phải đánh, đánh để làm gì, làm thế nào để đánh thắng, đánh nhất định khổ, nhưng nhất định thắng lợi”. Thực hiện khẩu hiệu người có tiền giúp tiền, kẻ có sức giúp sức, người có tài trí giúp tài trí, không một sức nào bỏ phí, không một sức nào đứng ngoài cuộc chiến đấu, không một sức nào thừa.”(3). Chống nạn mù chữ, phát triển giáo dục, vận động đời sống mới, tổ chức công tác vệ sinh phòng bệnh trong nhân dân, quét sạch tàn tích nô lệ thực dân trong văn hoá, tiếp thu có chọn lọc nền văn hoá cổ truyền và văn hoá nước ngoài. “ Cuộc chiến tranh này là một cuộc đảo lộn lớn. Nó giúp ta “ cách mạng hoá” văn hoá một cách táo bạo...Thành thị nơi trung tâm văn hoá trước đây, bây giờ bị địch chiếm, biến thành đen tối, dã man, đầy rẫy văn hoá trụy lạc, ngu dân. Trái lại, thôn quê trước đây là nơi tối tăm hủ lậu, bây giờ đang trở thành những vùng văn minh, tiến bộ...Trong cuộc chiến tranh vĩ đại này, ai không đuổi kịp phong trào, ai không thích ứng với hoàn cảnh tiến triển nhanh chóng nhất định sẽ bị đào thải.”.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ thị Toàn quốc kháng chiến của trung ương Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh là cương lĩnh của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo của Đảng ta là ngọn đèn pha soi đường, là tiếng kèn xung trận động viên, dẫn dắt và tổ chức nhân dân ta đấu tranh giành thắng lợi trong những năm kháng chiến lâu dài, gian khổ và anh dũng. Những quan điểm về chiến tranh cách mạng trong các vấn đề đó đã góp phần xây dựng kho tàng lý luận về chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Và bằng chứng sinh động nhất cho đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng chính là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5-1954) đã đi vào lịch sử đân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa của thế kỷ XX, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của đế quốc, báo hiệu sự sụp đổ hoàn toàn không tránh khỏi của chủ nghĩa thực dân cũ. Đánh giá ý nghĩa lịch sử của thắng lợi này, Hồ chủ tịch viết: “ Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã thắng một nước đế quốc thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và CNXH thế giới”...Thắng lợi đó đã làm sáng tỏ một chân lý: trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc nhỏ yếu nhưng một khi đoàn kết đứng lên, kiên quyết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của chính Đảng Mác-Lênin để giành độc lập và dân chủ thì có đầy đủ lực lượng để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhà xuất bản thanh niên H à Nội – 1985 2. Giáo trình “ Lịch Sử Đ ảng cộng sản Việt Nam “ – Nhà xuất bản giáo dục 3. Tài liệu học tập chính trị – nhà xuất bản Chính trị Q uốc Gia. 4. Tạp chí cộng sản 5. Website www.dangcongsan.com.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐỀ TÀI "SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC"
27 p | 1343 | 489
-
Tiểu luận: Nghệ thuật và kỹ năng lãnh đạo
19 p | 1107 | 329
-
Đề tài: SỰ LÃNH ĐẠO - NHÂN TỐ CHỦ YẾU QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
22 p | 501 | 223
-
Đề tài: “Các giải pháp cở bản nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tổng hợp Tây Ninh”
37 p | 1543 | 207
-
Tiểu luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
35 p | 1670 | 171
-
Đề tài: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Nội dung, điều kiện khách quan quy định là gì? Trên ph¬ương diện lý luận và thực tiễn, nó được thể hiện ra sao? Và để củng cố và tăng cư¬ờng sự lãnh đạo của giai cấp công nhân cần phải tiến hành những biện pháp gì?
30 p | 543 | 124
-
Đề tài: " NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRƯỚC YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC "
19 p | 349 | 88
-
Tiểu luận: 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo” của tác giả John C. Maxwell
17 p | 330 | 72
-
Đề tài “Sự khác nhau giữa lãnh đạo, quản lý và thể chế đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở Việt Nam”
21 p | 174 | 49
-
LUẬN VĂN:Sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với tổ chức và hoạt động của
96 p | 140 | 37
-
Bài thảo luận nhóm môn Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam: Vai trò của Đảng trong giai đoạn 1930-1945
29 p | 423 | 32
-
Luận văn thạc sĩ Lịch sử: Đảng Bộ tỉnh Đăk Lăk lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010
140 p | 115 | 30
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng sự lãnh đạo của các tổ chức đảng đối với công tác vận động đồng bào DTTS
111 p | 105 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Tiếp cận thuyết lãnh đạo chuyển đổi đánh giá tác động của năng lực lãnh đạo đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
102 p | 113 | 15
-
Đề tài: Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của bản quyết định số 99/2004/QĐ_UB về việc phân công công tác của các thành viên của UBND thành phố Hà Nội
25 p | 202 | 13
-
Đề tài cấp bộ năm 2003-2004: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay
105 p | 89 | 10
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973
12 p | 28 | 5
-
Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền ở các cơ quan báo chí cấp tỉnh trong cuộc sống đổi mới hiện nay
228 p | 70 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn