intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp: Kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

109
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về lễ hội và những kiến trúc điêu khắc nghệ thuật độc đáo ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Bắc Ninh nhằm mục đích hệ thống lại kiến thức lịch sử về bốn ngôi chùa Tứ Pháp, ý thức việc bảo tồn và phát huy những lễ hội nhằm nâng cao tính giáo dục, tính đoàn kết của con người Thuận Thành nói chung và người con Việt Nam nói riêng, bảo tồn những kiến trúc độc đáo ở những ngôi chùa này thông qua việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao giá trị văn hóa. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp: Kiến trúc và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh

MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Phật giáo xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỷ thứ III sau Công nguyên “lịch sử tư<br /> tưởng Việt Nam ngay từ buổi đầu ta thấy Sĩ Nhiếp (178 – 266) đã tổng hợp Nho giáo<br /> chính thống từ phương Bắc xuống với Phật giáo của Khương Tăng Hội từ phương Tây<br /> Bắc Ấn Độ đến Giao Chỉ thế kỷ thứ III đem theo thiền học Đại Thừa Phật giáo”1.<br /> Trung tâm Phật giáo Luy Lâu là một trung tâm của Phật giáo Việt Nam được hình<br /> thành từ rất sớm tại vùng đất Giao Chỉ, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.<br /> Để có được một trận mưa, phải có ít nhất bốn hiện tượng thiên nhiên hợp lại, đó<br /> là: Mây, sấm, gió, mưa. Và, người nông dân cho rằng, mỗi hiện tượng mưa xuất hiện<br /> được làm ra bởi pháp thuật của một vị thần. Người làm nông cần có nước để tưới cây<br /> hoa màu, cần mưa hòa gió thuận. Lúc bấy giờ, người nông dân trồng trọt hoa màu phụ<br /> thuộc vào thời tiết và xem tự nhiên thiên nhiên như những bậc siêu nhiên, con người<br /> không thể khống chế vào lực siêu nhiên ấy. Trước khi Phật giáo du nhập vào nước ta,<br /> người nông dân Việt đã sẵn có các thần: Mây, mưa, sấm, gió mang tính bản địa của<br /> mình, bởi trong thế giới quan của những cư dân trồng lúa nước không thể vắng bóng<br /> những lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động đến sự thành bại của một vụ gieo<br /> trồng, nhất là với điều kiện canh tác của người Việt khi ấy còn phải phụ thuộc rất nhiều<br /> vào tự nhiên.<br /> Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ Pháp được hình thành khi đạo Phật du nhập vào<br /> nước ta, là hiện tượng tín ngưỡng bản địa của nước ta mang đậm màu sắc của nền văn<br /> minh lúa nước kết hợp với Phật giáo tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc bộ. Hình<br /> thái thờ thần Tứ Pháp là một trong những hình thái tín ngưỡng thờ thần nông nghiệp cổ<br /> sơ khi mà đời sống nông nghiệp lệ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.<br /> Tứ Pháp bao gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Bốn Pháp này<br /> tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp. Tứ Pháp được<br /> hình thành là sự kết hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng dân gian của những người nông<br /> dân cầu mong mưa thuận, gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng thịnh vượng …các ngôi<br /> 1<br /> <br /> Nguyễn Đăng Thục (1992), Lịch sử tư tưởng Việt Nam I- II- III, Nxb TP. HCM, Tr 17.<br /> <br /> 1<br /> <br /> chùa thờ Tứ Pháp cũng ra đời để đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân qua việc thờ<br /> cúng. Những lễ hội và kiến trúc của các ngôi chùa thờ Tứ Pháp cũng được xuất hiện từ<br /> đây. Trải qua hơn hai ngàn năm, giá trị văn hóa ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp vẫn<br /> còn bảo tồn và gìn giữ.<br /> Để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa ấy, học viên chọn đề tài “Kiến trúc<br /> và lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu Bắc Ninh” với mong muốn tìm hiểu, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vật thể và<br /> phi vật thể tại đây.<br /> Với đề tài này, học viên sẽ đi sâu nghiên cứu lĩnh vực lễ hội và kiến trúc ở<br /> những ngôi chùa thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tương ứng<br /> với bốn ngôi chùa: Chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Tướng, chùa Dàn tại trung tâm Phật giáo<br /> Luy Lâu, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> Chùa Dâu nói riêng cũng như trung tâm Phật giáo Luy Lâu là trung tâm Phật<br /> giáo sớm nhất ở Việt Nam, có vị trí, vai trò quan trọng đối với đạo Phật nói chung và<br /> tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc Việt Nam nói riêng. Vì vậy hệ thống những ngôi chùa<br /> thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu đã thu hút các các nhà khoa học nghiên<br /> cứu từ các sử liệu.<br /> Có rất nhiều đề tài được nghiên cứu xung quanh về chùa Dâu cũng như những<br /> ngôi chùa thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu thông qua lễ hội, kiến trúc. Có<br /> thể nói cho đến nay chùa Dâu vẫn lưu giữ được nhiều bản ghi chép về kiến trúc và lễ<br /> hội, trong đó đáng chú ý nhất là kho ván in kinh gồm hơn 100 ván, chia ra làm mười<br /> hai bộ sách khác nhau như: Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngũ lục, Cổ Châu Phật<br /> bản hạnh ngữ lục, Hiến Cổ Châu Phật tổ Nghi, Nhân quả kinh quốc ngữ, Kỳ vũ kinh,<br /> Tam giáo kinh… Đó là di sản Hán – Nôm quý hiếm ít nơi có2. Cuốn sách Cổ Châu<br /> Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngữ Lục là cuốn sách song ngữ Hán Nôm, còn cuốn Cổ<br /> Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh Ngũ Lục là cuốn truyện thơ lục bát nôm. Hai cuốn này<br /> đều nói về sự tích Man Nương được coi là biên soạn vào khoảng từ thế kỷ 15 đến thế<br /> 2<br /> <br /> Nguyễn Hữu (2014), Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, Nxb Thanh niên, tr. 70<br /> <br /> 2<br /> <br /> kỷ 18. Cuốn thứ ba là Hiến Cổ Châu Phật Tổ Nghi nói về các nghi thức tế lễ. Như vậy<br /> ba cuốn sách này được xem là những tài liệu cổ xưa nhất, còn được lưu giữ tại nhà<br /> chùa. Trong cuốn sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp cũng nói về truyện<br /> Man Nương nhưng so với Cổ Châu Pháp Vân Phật Bản Hạnh ngữ lục thì Trần Thế<br /> Pháp đã rút ngắn truyện lại còn khoảng một phần ba. Đến đầu đời Lê, khi nền Phật giáo<br /> dân tộc phục hưng mạnh mẽ, Phật Pháp Vân được nhiều lần thỉnh lễ về Hà Nội để cầu<br /> đảo và tôn thờ, Lý Tử Tấn (1378 – 1460) đã viết một bài ký về đức Phật Pháp Vân với<br /> nhan đề: Pháp Vân Cổ Tự Bi ký chép trong Toàn việt thi lục và Kiến văn tiểu lục 9, cả<br /> 2 đều do Lê Quý Đôn biên soạn. Về mặt chính sử thì Phật Pháp Vân xuất hiện lần đầu<br /> tiên vào năm 1073 dưới thời vua Lý Nhân Tông, khi vua mới lên ngôi.<br /> Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống Tứ<br /> Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Một trong những tác giả có nhiều công trình<br /> nghiên cứu nhất phải kể đến là tiến sĩ sử học Trần Đình Luyện. Cuốn sách thứ nhất:<br /> Luy Lâu lịch sử và văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bắc Ninh, xuất bản năm 1999;<br /> cuốn thứ 2 Lễ Hội Bắc Ninh – Sở Văn Hóa Thông tin Bắc Ninh, xuất bản năm 2003.<br /> Đặc biệt trong đó phải kể đến cuốn sách: chùa Dâu và lễ hội rước Phật Tứ Pháp,<br /> Phòng Văn hóa Thông tin Thể thao huyện Thuận Thành, 2000. Trong các cuốn sách<br /> này Trần Đình Luyện đã nghiên cứu rất kỹ về kiến trúc và lễ hội chùa Dâu, nhưng chủ<br /> yếu nhìn dưới góc độ sử học, và tác phẩm ấy vẫn chưa nêu lên tổng quan của bốn ngôi<br /> chùa cổ thờ Tứ Pháp.<br /> Cuốn sách Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên Ứng Tự tác giả Nguyễn<br /> Quang Khải – Nxb Tôn giáo, năm 2011, tác giả cũng trích dẫn truyền thuyết chùa Dâu<br /> dựa theo bản: Cổ Châu pháp Vân bản hạnh.<br /> Cuốn sách: Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, tác giả: Nguyễn Hữu – Nxb<br /> Thanh niên, 2010. Trong cuốn sách này nhà văn Nguyễn Hữu đã viết khá kỹ càng về<br /> lịch sử Chùa Dâu, đặc biệt mô tả về lễ hội Chuà Dâu. Tuy nhiên tác phẩm vẫn chưa<br /> nêu lên được giá trị kiến trúc của ba ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp còn lại.<br /> Ngoài ra, các cuốn sách Chùa Dâu và nghệ thuật Tứ Pháp, của tác giả Phan Cẩm<br /> Thượng, xuất bản năm 2002, Nxb Mỹ Thuật, và cuốn Sự tích Đức Phật chùa Dâu,<br /> 3<br /> <br /> Nguyễn Quang Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, 1994 cũng chưa đề cập đến nhiều về lễ<br /> hội và kiến trúc ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp.<br /> Như vậy, vấn đề nghiên cứu về lễ hội và kiến trúc Chùa Dâu chưa từng được<br /> nghiên cứu một cách hệ thống, nói cách khác chưa nghiên cứu dưới góc độ Việt Nam<br /> học. Đề tài này, người viết sẽ kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu<br /> trước đó và khảo sát thực tiễn để làm rõ những giá trị văn hóa qua kiến trúc và lễ hội ở<br /> những ngôi chùa cổ thờ tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu.<br /> 3. Mục đích nghiên cứu<br /> Mục tiêu tổng quát<br /> Nghiên cứu về lễ hội và những kiến trúc điêu khắc nghệ thuật độc đáo ở những<br /> ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu – Bắc Ninh nhằm mục đích<br /> hệ thống lại kiến thức lịch sử về bốn ngôi chùa Tứ Pháp, ý thức việc bảo tồn và phát<br /> huy những lễ hội nhằm nâng cao tính giáo dục, tính đoàn kết của con người Thuận<br /> Thành nói chung và người con Việt Nam nói riêng, bảo tồn những kiến trúc độc đáo ở<br /> những ngôi chùa này thông qua việc tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm<br /> nâng cao giá trị văn hóa.<br /> Mục tiêu cụ thể<br /> Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của<br /> những ngôi chùa cổ thông qua những di tích lịch sử có tính chất giáo dục và vẫn còn<br /> phát huy đến ngày hôm nay, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở những lễ hội<br /> và các loại hình nghệ thuật kiến trúc tại đây.<br /> <br /> 4<br /> <br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Những kiến trúc và lễ hội của bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp: Chùa Dâu thờ Pháp<br /> Vân, chùa Đậu thờ Pháp Vũ, chùa Tướng thờ Pháp Lôi, chùa Dàn thờ Pháp Điện tại<br /> huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Về không gian<br /> Đề tài tập trung vào không gian nghiên cứu ở bốn chùa cổ thờ Tứ Pháp tại trung<br /> tâm Phật giáo Luy Lâu - Bắc Ninh:<br />  Chùa Dâu: Thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh<br /> Bắc Ninh.<br />  Chùa Đậu: Thôn Đông Cốc, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh<br /> Bắc Ninh.<br />  Chùa Tướng: Thôn Thanh Tương, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành,<br /> tỉnh Bắc Ninh.<br />  Chùa Dàn: Thôn Phương Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc<br /> Ninh.<br /> Về thời gian<br /> Đề tài sẽ nghiên cứu về Kiến trúc, lễ hội ở những ngôi chùa cổ thờ Tứ Pháp tại<br /> huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ở thời gian hiện nay.<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp<br /> Với tinh thần kế thừa và phát huy những gì mà những nhà nghiên cứu đi trước,<br /> thông qua việc sưu tầm các tài liệu, tiến hành phân tích để tìm ra những mặt mạnh,<br /> những mặt hạn chế trong việc bảo tồn, giữ gìn kiến trúc, lễ hội có tính văn hóa. Từ đó,<br /> tổng hợp những điểm mạnh và sắp xếp vào luận văn một cách có hệ thống.<br /> Tham khảo một số sách về văn hóa, lễ hội, tôn giáo, lịch sử, nghệ thuật kiến<br /> trúc cũng như tham khảo một số luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ, các bài báo cáo<br /> khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2