Đề tài "Trọng tâm trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Chính phủ"
lượt xem 116
download
Tư tưởng chỉ đạo trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Việt Nam là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó mà đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 sẽ tạo thêm điều kiện và nguồn lực để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn. Để đánh giá tổng quát nền kinh tế, người ta thường theo dõi các...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài "Trọng tâm trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Chính phủ"
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: Trọng tâm trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Chính phủ là: - Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, - Bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao năm 2009 - Ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Giảng viên: TS Nguyễn Văn Ngãi Học viên: Châu Hữu Hậu Lớp: Bồi dưỡng sau đại học Đồng Tháp THÁNG 3/2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH........................................... 1
- PHẦN 1: ........................................................................................................ 3 PHẦN 2:........................................................................................................ 3 I/. Cơ sở lý luận: ........................................................................................... 3 1/. Tổng cung: ................................................................................................ 3 2/. Tổng cầu: .................................................................................................. 4 3/. Mô hình AS – AD: .................................................................................... 6 II/. Thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2009 và định hướng năm 2010: .... 7 1/. Thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2009..................................................... 7 2/. Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam năm 2010 ............................... 8 Phần 3. ........................................................................................................ 11 Tài liệu tham khảo: .................................................................................... 12 2 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- PHẦN 1: MỞ ĐẦU Tư tưởng chỉ đạo trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 của Việt Nam là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó mà đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 sẽ tạo thêm điều kiện và nguồn lực để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn. Để đánh giá tổng quát nền kinh tế, người ta thường theo dõi các chỉ tiêu vĩ mô như: tốc độ tăng tưởng tổng sản phẩm xã hội, tỷ lệ lạm phát, tình trạng thất nghiệp; ngoài ra, một số chỉ tiêu khác cũng rất đáng quan tâm như: cán cân thương mại, cán cân thanh toán, chất lượng tăng trưởng, thu chi ngân sách... Một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, thường đặt ra các mục tiêu cho từng năm và thậm chí cho cả một giai đoạn phát triển. Ổn định kinh tế vĩ mô có nghĩa là tăng trưởng cao và ổn định; lạm phát thấp; cán cân thương mại, cán cân thanh toán, thu chi ngân sách... phải ở mức hợp lý. PHẦN 2: LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH CHỨNG MINH VÀ GIẢI PHÁP I/. Cơ sở lý luận: Sử dụng lý thuyết kinh tế vĩ mô, mô hình tổng cung – tổng cầu để phân tích và chứng minh: 1/. Tổng cung: Quan hệ tổng cung thể hiện những ảnh hưởng của sản lượng đối với mức giá. Quan hệ này được thành lập từ tình trạng cân bằng trên thị trường lao động được biểu hiện như sau: - Định lượng (WS): W = PeF(u,z) - Định giá (PS): W = P/(1+µ) => P = Pe(1+µ)F(u,z) - Tiền công danh nghĩa (W) : do những người định tiền công ấn định, phụ thuộc vào mức giá kỳ vọng (Pe), tỷ lệ thất nghiệp (u), và biến số thể hiện tất cả ảnh hưởng khác (z), đại diện tất cả yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xác định tiền công. - Mức giá (P) : do những người định giá ấn định, bằng tiền công danh nghĩa (W) nhân với 1 cộng với mức bù giá kỳ vọng(µ). Từ công thức trên ta thấy mức giá là một hàm số của mức giá kỳ vọng và tỷ lệ thất nghiệp. Quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp, mức việc làm (mức thu dụng lao động) và sản lượng : u = (L – N)/L = 1 – N/L ; Y=N => P = Pe(1+µ)F(1-Y/L,z) Đẳng thức trên cần lưu ý 2 điều: 3 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- - Thứ nhất: Mức giá kỳ vọng cao hơn dẫn đến mức giá thực tế cao hơn, theo tỷ lệ 1:1. Thí dụ, nếu mức giá kỳ vọng tăng gấp đôi thì mức giá cũng sẽ tăng gấp đôi. Ảnh hưởng này có tác dụng thông qua tiền công. Nếu những người định tiền công kỳ vọng giá cao hơn, họ định tiền công danh nghĩa cao hơn. Điều này lại làm cho các công ty định giá cao hơn. - Thứ hai: Gia tăng sản lượng dẫn đến gia tăng trong mức giá. Đây là kết quả của bốn bước nền tảng + Gia tăng trong sản lượng dẫn đến gia tăng trong mức việc làm. + Gia tăng trong mức việc làm dẫn đến sụt giảm trong mức thất nghiệp, và sụt giảm trong tỷ lệ thất nghiệp. + Tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn dẫn đến gia tăng trong tiền công danh nghĩa. + Gia tăng trong tiền công danh nghĩa dẫn đến gia tăng trong chi phí và điều này khiến cho các công ty gia tăng giá. Quan hệ tổng cung giữa sản lượng và mức giá được biểu diễn bởi đường tổng cung AS. Đường tổng cung này có hai đăc điểm: - Là đường dốc lên: Đối với một giá trị cho trước của mức giá kỳ vọng, Pe, giá tăng trong sản lượng dẫn đến gia tăng trong mức giá. AS’ P A’ Pe1 AS Pe A Yn Y e + Đi qua điểm A ở đó Y=Yn và P=P . Nếu sản lượng bằng mức sản lượng tự nhiên, Yn, thì mức giá bằng mức giá kỳ vọng: P=Pe + Khi sản lượng cao hơn mức sản lượng tự nhiên, mức giá cao hơn mức giá kỳ vọng: P>Pe. Ngược lại: mức giá thấp hơn mức giá kỳ vọng P
- - Cân bằng trên thị trường tài chính đòi hỏi cung tiền bằng cầu tiền , đây là quan hệ LM : Ms/P = Md(Y,i) - Khi mức giá gia tăng cầu tiền danh nghĩa gia tăng. Vì cung tiền danh nghĩa cố định nên lãi suất phải gia tăng để thúc đẩy người ta giảm cầu tiền của họ và tái lập tình trạng cân bằng. Sự gia tăng lãi suất dẫn đến sụt giảm cầu đối với hàng hoá và sụt giảm sản lượng. - Quan hệ giữa sản lượng và mức giá là quan hệ nghịch biến, đường AD sẽ dốc xuống. i LM0(P0) i0 LM1(P1) i1 IS Y0 Y1 Y P P0 P1 AD Y0 Y1 - Giá tăng: có 2 ảnh hưởng: Y * Ảnh hưởng đến giá trị tài sản: khi giá tăng làm giảm giá trị tài sản, từ đó sẽ giảm tiêu dùng, làm giảm cầu. * Ảnh hưởng thay thế hàng ngoại: Giá tăng có nghĩa là giá hàng nội tăng, (hàng nội đắt hơn hàng nhập), từ đó sẽ làm giảm cầu hàng nội và tăng cầu hàng ngoại, làm cho AD giảm. - Các yếu tố làm dịch chuyển tổng cầu: + Chính sách ngân sách hoặc tiền tệ: * Khi tăng chi tiêu của Chính phủ, hoặc giảm thuế thì đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. * Khi tăng cung tiền, sẽ làm giảm lãi suất, tăng cầu, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. + Tài sản: khi tiêu dùng tăng thì đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. + Thu nhập của nước ngoài: Khi xuất khẩu tăng ,(NX) tăng, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. 5 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- + Khi tỷ giá hối đoái tăng: Thì xuất khẩu sẽ tăng và đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải. 3/. Mô hình AS – AD: AD: IS: Y = C(Y – T) + I(Y,i + G) (thị trường hàng hoá) LM: Ms/P = Md(Y,i) (thị trường tiền tệ) AS: P = Pe(1+µ)F(1-Y/L,z) (thị trường lao động) - Biến nội sinh Y,i và P - Biến ngoại sinh: G, T, Ms, Pe, µ và z i AS P AD Y Y - Mô hình tổng cung và tổng cầu mô tả những thay đổi trong sản lượng và giá khi chúng ta tính đến tình trạng cân bằng trên các thị trường hàng hoá, tài chính và lao động. - Quan hệ tổng cung thể hiện các tác động của sản lượng đối với mức giá. Nó được rút ra từ tình trạng cân bằng trên thị trường lao động. Nó là quan hệ giữa mức giá, mức giá kỳ vọng và mức sản lượng. Một sự gia tăng trong sản lượng làm giảm mức thất nghiệp, làm tăng tiền công và tiền công tăng lại làm tăng mức giá. Mức giá kỳ vọng cao hơn dẫn đến giá tăng cao hơn trong mức giá thực tế theo tỷ lệ 1/1. - Quan hệ tổng cầu thể hiện các tác động của mức giá đối với sản lượng. Nó được rút ra từ tình trạng cân bằng trên các thị trường hàng hoá và tài chính. Một sự gia tăng trong mức giá làm giảm tổng lượng tiền thực, làm tăng lãi suất và làm giảm sản lượng. - Trong ngắn hạn, những thay đổi trong sản lượng xuất phát từ những dịch chuyển trong tổng cầu hoặc tổng cung. Trong trung hạn, sản lượng trở về mức sản lượng tự nhiên, vốn được xác định bởi tình trạng cân bằng trên thị trường lao động. - Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến sự gia tăng trong tổng lượng tiền thực, sự sụt giảm trong lãi suất và sự gia tăng trong sản lượng. Qua thời gian, mức giá gia tăng, dẫn đến một sự sụt giảm trong tổng lượng tiền thực cho đến khi sản lượng trở về mức sản lượng tự nhiên. Trong trung hạn, tiền tệ có đặc điểm trung tính: Nó không ảnh hưởng đến sản lượng, và những thay đổi trong tiền tệ được phản ảnh trong những gia tăng cân xứng trong mức giá. - Trong ngắn hạn, sự sụt giảm thâm hụt ngân sách dẫn đến sự sụt giảm cầu đối với hàng hoá và như thể dẫn đến sụt giảm sản lượng. Qua thời gian, mức giá sụt 6 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- giảm dẫn đến gia tăng tổng lượng tiền thực và sự sụt giảm lãi suất. Trong trung hạn, sản lượng trở về mức sản lượng tự nhiên, nhưng lãi suất thấp hơn, đầu tư cao hơn. - Những khác biệt giữa các tác động ngắn hạn và trung hạn của các chính sách là một trong những lý do chính khiến cho các nhà kinh tế học bất đồng trong các đề xuất chính sách của họ. Một số nhà kinh tế học tin rằng nền kinh tế điều chỉnh một cách nhanh chóng đến tình trạng cân bằng trong trung hạn của nó, nhấn mạnh đến những ảnh hưởng trong trung hạn của chính sách. Những người khác tin rằng cơ chế điều chỉnh qua đó sản lượng trở về mức sản lượng tự nhiên tốt lắm là một cơ chế điều chỉnh chậm, và nhấn mạnh nhiều hơn đến các tác động ngắn hạn. II/. Thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2009 và định hướng năm 2010: 1/. Thực trạng kinh tế Việt Nam năm 2009 Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính và suy thoái linh tế từ Mỹ trong năm 2008 đã lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, tác động nghiêm trọng đến hầu hết các nền kinh tế và tác động rất tiêu cực đến nước ta, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Trong nước, thiên tai dịch bệnh, mất mùa xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Tuy nhiên bằng sự năng động trong chỉ đạo, điều hành nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn, sáng tạo của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của toàn dân nên nước ta đã ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, về cuối năm tốc độ tăng trưởng càng được nâng cao. Theo số liệu 11 tháng và ước tính tháng 12, Tổng cục Thống kê khái quát kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 của cả nước trên ba mặt: (1) Ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững; (2) Giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại; (3) Bảo đảm an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước quý I/2009 chỉ đạt 3,14%, (quý có tốc độ tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây); quý II, quý III và quý IV của năm 2009, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lần lượt là 4,46%; 6,04% và 6,9%. Tính chung cả năm 2009, tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%. Đầu tư phát triển: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2009 theo giá thực tế ước tính đạt 704,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2008 và bằng 42,8% GDP, bao gồm vốn khu vực Nhà nước 245 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,8% tổng vốn và tăng 40,5%; khu vực ngoài Nhà nước 278 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,5% và tăng 13,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 181,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,7% và giảm 5,8%. Cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2009 ước tính đạt xấp xỉ dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 101,6%. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 7 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- 15/12/2009 ước tính đạt 96,2% dự toán năm. Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2009 ước tính bằng 7% GDP, thực hiện được mức bội chi Quốc hội đề ra. Cân đối thương mại : Xuất khẩu hàng hoá: Do sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD, giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Những tháng cuối năm tình hình đã được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 11 đạt gần 4,7 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 12 đạt mức cao nhất trong năm với 5,25 tỷ USD, tăng 12% so với tháng trước và tăng 12,5% so với tháng 12 năm trước.Nhờ xuất khẩu quý IV tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2008. Nhập khẩu hàng hoá: Tương tự như xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đầu năm chỉ đạt gần 41,8 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, những tháng cuối năm kinh tế thế giới có sự phục hồi nên một số mặt hàng đã tăng giá; mặt khác, kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhu cầu hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống cũng tăng lên nên kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 9, tháng 10, tháng 11 và tháng 12 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng lần lượt là: 13,9%, 14,5%, 44,5% và 15,7%. Do vậy, tính chung cả năm 2009, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước tính đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008. Kết quả phòng ngừa lạm phát cao: Do ngay từ đầu năm Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt nên mức lạm phát năm 2009 không cao. Dân số, lao động, việc làm: Theo kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người, dân số trong độ tuổi lao động là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008). Mức sống dân cư: Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách xoá đói giảm nghèo như: Chương trình 134; Chương trình 135; Chương trình 30a và nhiều Chương trình quốc gia khác hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; đồng thời đẩy mạnh việc cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm phí khám chữa bệnh, tiến hành nhiều hoạt động khác hỗ trợ các gia đình chính sách và người nghèo.Tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2009 ước tính 12,3%, thấp hơn mức 14,8% của năm 2007 và mức 13,4% của năm 2008. 2/. Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam năm 2010 Theo Nhóm Tư vấn chính sách của Bộ Tài chính, sau khi chạm đáy vào cuối quý I/2009, kinh tế thế giới và trong nước bắt đầu hồi phục và triển vọng này sẽ trở nên rõ ràng, sáng sủa hơn trong năm 2010. Cụ thể, sản xuất công nghiệp đang tăng nhanh trở lại, thương mại đã lấy lại đà tăng trưởng, các thị trường tài chính đang dần ổn định trở lại như thời kỳ trước suy thoái. 8 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- Nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng đã tăng dần theo các quý trong năm 2009. GDP cả năm 2009 đạt 5,32%. Các định chế tài chính quốc tế đánh giá, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được khó khăn, phát triển ổn định. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan đã nổi lên một số vấn đề ảnh hưởng tới tính bền vững của sự phục hồi kinh tế trong năm 2010, đó là nguy cơ tái lạm phát, sức ép giảm giá đồng Việt Nam (VND), tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán và ngân sách. Ông Phạm Văn Hà thuộc Nhóm Tư vấn chính sách cho rằng, ngay trong tháng 1/2010, thị trường tiền tệ đã có dấu hiệu căng thẳng khi mà có nhiều doanh nghiệp đã phải vay VND ở ngân hàng với lãi suất gần 19%/năm, trong khi theo quy định, ngân hàng không được phép cho vay quá 150% lãi suất cơ bản (hiện áp dụng ở mức 8%/năm) là 12%/năm. Ông Hà cho rằng, đây chính là một trong những dấu hiệu cho thấy lạm phát có nguy cơ trở lại. Bên cạnh đó, những tín hiệu hồi phục của nền kinh tế thế giới đẩy giá nhiều loại hàng hóa tăng trở lại đã tạo sức ép không nhỏ lên tốc độ tăng CPI; tốc độ nhập siêu tăng nhanh cùng với việc VND đang bị định giá cao hơn USD đã khiến cán cân tài khoản vãng lai bị thâm hụt… Vì thế, theo chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu kinh tế Chương trình giảng dạy Fulbright của Đại học Harvard, những sức ép này nếu không có giải pháp giải quyết kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. a) Ổn định kinh tế vĩ mô Tại Hội thảo “Hoạch định chính sách tài chính thời kỳ hậu khủng hoảng” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 26/1, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đối với Việt Nam, ưu tiên chính sách trong năm 2010 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, vì đây là cơ sở để ổn định các cán cân khác trong nền kinh tế. Các đại biểu cho rằng, ưu tiên của chính sách trong năm 2010 là phải ổn định kinh tế vĩ mô. Vì ổn định kinh tế vĩ mô sẽ là cơ sở để ổn định các cán cân khác trong nền kinh tế. chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh đưa ra ý kiến:“Nếu nền kinh tế chỉ chạy theo tốc độ tăng trưởng ngắn hạn, mà không chú ý đến các cán cân khác thì nhiều khả năng sẽ phải đánh đổi bằng sự bất ổn, thiếu bền vững và tăng trưởng chậm trong trung và dài hạn”. Theo các chuyên gia, để ngăn lạm phát quay trở lại, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng và cung tiền. Quyết định chấm dứt hỗ trợ lãi suất 4% cho các khoản vay ngắn hạn đã giúp hạn chế tín dụng và khuyến khích doanh nghiệp đang nắm giữ USD chuyển một phần ngoại tệ sang VND để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, từ đó giảm áp lực cho thị trường ngoại hối. Chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Martin Rama cho rằng, mặc dù kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn là một nền kinh tế có vốn “mỏng”. Vì thế, để đảm bảo phát triển bền vững trong năm 2010, chính sách tài chính cần tập trung vào 3 ưu tiên chính là giảm biến động từ cán cân thanh toán bằng cách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; tiếp tục phát triển thị trường vốn nhằm giúp ổn định giá tài sản; trao đổi thông tin nhiều chiều để xây dựng chính sách một cách kịp thời và phù hợp. 9 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- Về chính sách tài khóa, ông Phạm Văn Hà đề xuất, trọng tâm chính sách năm 2010 cần chuyển từ khu vực phi thương mại sang hỗ trợ xuất khẩu, đồng thời chính sách tài khóa cần tiếp tục nới lỏng nhưng phải hạn chế thâm hụt ngân sách. Một giải pháp mà các chuyên gia cũng nhấn mạnh đến là tiếp tục nâng cao hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính- tiền tệ (như kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn, dòng vốn, khoản vay, trả nợ…) bởi nó sẽ giúp Chính phủ kiểm soát hiệu quả tình hình tài chính quốc gia. b) Tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2009 Cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phục hồi tăng trưởng Nhóm giải pháp thứ nhất mà Chính phủ yêu cầu triển khai là phục hồi kinh tế, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng tăng trưởng. Năm 2010, phấn đấu đạt mức cao hơn năm 2009. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ yêu cầu tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai là nhóm giải pháp điều hành chính sách tiền tài chính, tiền tệ linh hoạt, thận trọng để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nhập siêu và ngăn chặn lạm phát cao trở lại; phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi NSNN, giảm bội chi NSNN năm 2010 xuống dưới 6,2% và giảm dần trong các năm sau. Nhóm giải pháp thứ ba là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng GD- ĐT, KH-CN. theo đó, đổi mới và nâng cao chất lượng GD-ĐT ở tất cả các cấp học, đặc biệt là đào tạo nghề và giáo dục đại học. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế, nhất là lao động kỹ thuật công nghệ có tay nghề cao. Triển khai thực hiện có hiệu quả đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. c) Kiềm chế lạm phát cao trở lại - Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, ưu tiên hàng đầu hiện nay là một chính sách tiền tệ ổn định, bền vững, nơi mà doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất an toàn, không gây ra lạm phát. - Theo phân tích của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nền kinh tế Việt Nam cơ bản đã vượt qua thời điểm khó khăn nhất trong khi những vấn đề phát sinh đang gây ra rất nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ trong việc duy trì, bảo đảm ổn định cân đối vĩ mô của nền kinh tế, nhất là cán cân cung cầu tiền tệ, ổn định lãi suất và tỷ giá. Do đó, theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, ưu tiên hàng đầu hiện nay là một chính sách tiền tệ ổn định, bền vững, nơi mà doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất an toàn, không gây ra lạm phát. Và trong cuộc trao đổi với phóng viên, ông cũng “phác thảo” một kịch bản kinh tế Việt Nam trong năm 2010: Giảm nhập siêu - Lĩnh vực xuất, nhập khẩu là giảm nhập siêu. Và giải pháp đầu tiên là cần nghiên cứu ưu thế tương đối của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Phát huy các lĩnh vực có ưu thế bằng các chính sách như: cho vay lãi suất thấp để làm hàng xuất khẩu, có thế chấp bằng hợp đồng xuất khẩu, giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoặc thuế nhập khẩu trên nguyên liệu cấu thành sản phẩm, giảm thuế lợi tức doanh nghiệp trênkết quả kinh doanh...Bằng mọi phương thức cóthể, giảm chi phí đầu vào. - Đối với lĩnh vực nhập khẩu cần hạn chế đến mức thấp nhất các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc “bán phá giá” để xâm chiếm thị trường nội địa. - Mặt khác, để hỗ trợ các hoạt động phát triển thị trường nội địa thì điều quan trọng nhất là nghiên cứu các mặt hàng thay thế hàng nhập khẩu; nghiên cứu các 10 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- chủng loại hàng có khả năng phát triển mạnh trên thị trường nội địa; khuyến khích xí nghiệp chuyển đổi công suất và chủng loại hàng xuất khẩu để thích ứng với nhu cầu thị trường nội địa; áp dụng những chính sách khuyến khích đầu tư thích hợp. Chủ động nguồn vốn - Cần xem lại cách nhìn và chiến lược đối với đầu tư nước ngoài. Thay vì thúc đẩy kêu gọi đầu tư trực tiếp, cần nhanh chóng tổ chức hệ thống các quỹ đầu tư gián tiếp, tại các trung tâm tài chính quốc tế lớn, huy động vốn với số lượng lớn, có thể là 10 đến 20 tỷ USD mỗi năm, để đưa về đầu tư phát triển những dự án tốt mà do ta quản lý. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, trong 10 năm tới Việt Nam cần từ 500 tỷ USD và hơn thế nữa để phát triển. Thực tế, trong tổng số vốn đầu tư cho một dự án khoảng 70 - 80% là vốn vay, phần vốn tự có thường chỉ chiếm từ 20 - 30%. Nếu Việt Nam tự huy động được 100 tỷ USD vốn tự có, tự xây dựng và phát triển dự án, thì tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giảm xuống đến một mức tương đối an toàn. Như vậy, Việt Nam không nhất thiết phải phát triển theo mô hình kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) như hiện nay. - Mặt khác, Việt Nam có chủ quyền tiền tệ, NHNN có chức năng phát hành tiền tệ và tín dụng. Trong phạm vi đồng nội tệ, NHNN có khả năng chiết khấu và tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng thương mại để ngân hàng thương mại cung ứng đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững. NHNN có nhiệm vụ theo dõi lưu lượng tín dụng, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng tư nhân, không để xảy ra lạm phát, hay thiểu phát. NHNN cần phải có được một cơ chế hoạt động phù hợp để phát huy đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình. - Bên cạnh những giải pháp nhằm chủ động nguồn vốn, phải giám sát chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, thực hiện đúng quy định của “Luật Các tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay”. Khách hàng phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. Tất cả mọi đối tượng doanh nghiệp sẽ được đối xử bình đẳng. Việc cho vay vốn dựa trên các tiêu chí khách quan của từng dự án. Ngắn hạn hay dài hạn tùy theo lịch trình phát triển kinh doanh. Xóa bỏ cơ chế “xin cho” và những tiêu chí phức tạp làm nảy sinh tiêu cực. Làm sao để cho không một dự án nào khả thi mà lại bị thiếu vốn phát triển. Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực, nhiều cấp bậc, từ Trung ương đến địa phương, không ít dự án sáng tạo, khả thi, được giám định là có tiềm năng và có thị trường, nhưng không được cung cấp vốn để phát triển. Đây là một sự bất cập, mất mát lớn, lãng phí tư duy sáng tạo của nhân dân. - Cuối cùng, một yếu tố khác trong kịch bản kinh tế Việt Nam 2010, là vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong mọi môi trường hoạt động kinh doanh, tự vượt lên là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tái cấu trúc doanh nghiệp phải được đặt lên ưu tiên hàng đầu. Mỗi doanh nghiệp phải xem lại bản thân, các điểm yếu cũng như các điểm mạnh, từ nhân sự đến sản phẩm, thị trường. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần hướng đến giai đoạn phát triển cao hơn, trong đó tăng trưởng phải dựa vào nâng cao năng suất, chất lượng. Phần 3. KẾT LUẬN 11 tieuluanktvm_2010_1095.doc
- Qua những số liệu và phân tích trên cơ sở tham khảo tư liệu, ý kiến phân tích của những chuyên gia kinh tế thông qua giáo trình giảng dạy môn học kinh tế vĩ mô, cũng như những tài liệu được cập nhật từ Internet, nhiệm vụ quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó mà bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao hơn cả về số lượng và chất lượng đồng thời ngăn ngừa lạm phát cao trở lại. Và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 sẽ tạo thêm điều kiện và nguồn lực để ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội tốt hơn là cực kỳ khó khăn đòi hỏi Chính phủ phải huy động được mọi nguồn lực trong xã hội, sự lựa chọn đúng lúc giữa cân bằng ổn định và tăng trưởng cũng như sự quyết đoán công bằng trong thực hiện./. Tài liệu tham khảo: - Oliver Blanchard, Macroeconomics, người dịch: Thu Trinh, Người hiệu đính: Xinh Xinh. - Trần Nhật, 2010, Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường,www.giaoducthoidai.vn - 03-03-2010 21:40 - Thùy Linh, 2008, 5 giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô ,VnEconomy 08:15 (GMT+7) -3/3/2010. - THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2009, www.gso.gov.vn (09:19 31/12/2009). - TS Trần Du Lịch, 2010, Ðồng bộ các công cụ điều tiết thị trường sẽ thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô năm 2010,www.tinkinhte.com,14/03/2010, 20:20 - Tài liệu giảng dạy môn kinh tế vĩ mô, 2009,TS Nguyễn Văn Ngãi Khoa Kinh tế Trường ĐH Nông lâm TPHCM. - Vũ Thành Tự Anh,2010, Nền kinh tế phải “chịu trận”, www.thanhnien.com.vn, 11/03/2010 22:55 12 tieuluanktvm_2010_1095.doc
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Thiết kế chế tạo mô hình máy cắt thép tấm CNC cắt thép tấm "
96 p | 468 | 161
-
Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ chuyên khoa cấp I: Phân tích thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2015
59 p | 356 | 131
-
Tiểu luận Vệ sinh an toàn thực phẩm: Phụ gia trong thực phẩm
54 p | 408 | 72
-
Báo cáo chuyên đề: Phân tích tầm quan trọng của bộ điều khiển điện áp dưới tải máy biến áp 110KW. So sánh sự giống nhau, khác nhau của bộ điều chỉnh điện áp dưới tải và bộ điều chỉnh điện áp không điện
10 p | 237 | 66
-
Đề tài: TÌM HIỂU TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
12 p | 305 | 61
-
Báo cáo " TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM TRÊN TÀU THUỶ ĐÓNG MỚI TẠI VIỆT NAM "
6 p | 180 | 42
-
Luận văn tốt nghiệp ngành Điện tử Viễn thông-ĐHBKHN: Phân tích, thiết kế hệ thống tự động làm sạch máu chảy ra trong quá trình phẫu thuật để tái sử dụng cho bệnh nhân
140 p | 120 | 32
-
Đề tài: Kiến thức thực hành trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV/AIDS và một số hoạt động hỗ trợ của cộng đồng tại Trung tâm y tế huyện Từ Liêm, Hà Nội
0 p | 154 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
87 p | 97 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương II
96 p | 64 | 18
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu sức khoẻ tâm thần của người Việt Nam trong thời kỳ chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường và xây dựng các giải pháp can thiệp
255 p | 102 | 18
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Kiến thức thực hành trong điều trị ARV của bệnh nhân HIV - AIDS và một số hoạt động hỗ trợ của cộng đồng tại Trung tâm y tế huyện Từ Liêm
82 p | 120 | 15
-
Đề tài: Giao Tiếp Trong Khoa Công Nghệ Trường Đại Học công Nghiệp TP Hồ Chí Minh cơ Sở Thanh Hóa
68 p | 109 | 11
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu, thiết kế chế tạo hệ thống định lượng vật liệu nhiều pha điều khiển số, sử dụng trong công nghệ sản xuất tấm lợp không amiăng năng suất 0,5 triệu m2/năm
38 p | 96 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong quá trình điều trị nghiện ma túy của học viên tại trung tâm điều dưỡng và cai nghiện ma túy thanh đa thành phố Hồ Chí Minh
105 p | 38 | 8
-
Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Tâm lý các bệnh nhân điều trị vô sinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
46 p | 108 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
99 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn