intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị

Chia sẻ: Nguyễn Thị Nguyệt Nguyệt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

207
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cơ chế tác dụng của chế phẩm EM, các dạng chế phẩm EM, quy trình ứng dụng EM vào xử lí rác thải đô thị ở bãi rác Khánh Sơn Đà Nẵng là những nội dung chính trong đề tài "Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài để nắm bắt thông tin chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị

  1. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị MỞ ĐẦU          Ngày nay với tốc độ ô nhiễm môi trường đang gia tăng, do đó cần phải thực  hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đối với việc thải chất thải vào môi trường. Các   phương pháp xử lí hóa học và sinh học thông thường ngày càng khó đạt được mức   độ  cần thiết để  loại bỏ  các chất ô nhiễm này. Do đó, cần phải triển khai những   phương pháp xử  lí nhanh hơn, rẻ  hơn, đáng tin cậy hơn và chế  phẩm sinh học   được nghĩ đến như một biện pháp mới mẻ và tiên tiến.          Hiện nay rác thải sinh hoạt, phế thải và nước thải trong chế biến sản xuất   công nông nghiệp là một cản trở rất lớn trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội.  Phế  thải không chỉ  làm ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, ô  nhiễm đất gây độc hại đến sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng mà còn làm  mất đi cảm quan văn hóa đô thị  nông nghiệp và nông thôn. Nguy cơ ô nhiễm môi  trường do chất thải rắn (rác thải) đang từng ngày len lõi và chắc chắn sẽ  gây ra   những mối lo ngại khôn lường, nhưng việc xử lí rác thải rắn ở các thành phố vẫn  chưa đáp  ứng được yêu cầu, gây tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội.   Hằng ngày lượng rác thải ra trên toàn quốc trên dưới 30.000 tấn, và hầu hết các   bãi rác đều xử lí theo phương pháp chôn lấp, dùng hóa học là chính. Nhưng về lâu  dài thì những phương pháp đó không triệt để mà còn gây thêm những nguy cơ tìm  ẩn, nếu không có những phương pháp xử  lí thích hợp hơn thì chính những bãi rác   này lại là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, mầm bệnh và nguồn nước ngầm ảnh  hưởng tới đời sống nhân dân.           Với đề  tài “Ứng dụng chế  phẩm vi sinh vật EM vào xử  lí rác thải đô thị”   mong muốn sẽ làm rõ hơn các nguồn gây ô nhiễm môi trường và những ưu điểm  cũng như tầm quan trọng của EM trong việc ứng dụng vào xử lí rác thải đô thị.  Trang 1                                                                                                
  2. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị                                        Phần I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu chung về chế phẩm EM  1.1.1 Nguồn gốc chế phẩm EM  ­ EM là chữ viết tắt của hai từ tiếng Anh Effective Microorganisms có nghĩa  là các vi sinh vật hữu hiệu ra đời vào năm 1980 tại Nhật Bản do công của Giáo   sư. Tiến sĩ Teruo Higa tại đại học Ruykyus (Nhật Bản). Đây là một cộng đồng  các vi sinh vật có ích chứa tới 80 loài vi sinh vật khác nhau, thuộc về 10 chi, 5 họ.   Những loài vi sinh vật này đã được chọn lọc từ rất nhiều tập đoàn vi sinh vật đã  được phân lập từ các miền trên trái đất. Các vi sinh vật chính có trong chế phẩm   EM là vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn cố định Nitơ, vi khuẩn lactic, vi khuẩn acetic,   vi khuẩn propionic, xạ  khuẩn, nấm men… Các vi sinh vật này có khả  năng sử  dụng các chất hữu cơ, các chất bài tiết của động vật, thực vật, các khí độc… để  tổng hợp nên các acid amin, các chất có hoạt tính sinh học, đường, cồn, este,   vitamin, một số acid như acid lactic, acid propionic... và các chất kháng sinh. Điều  này giải thích tại sao chất hữu cơ được phân hủy nhanh hơn và mùi hôi thối giảm  hẳn. ­ Chế  phẩm EM gốc  ở  dạng dung dịch,  được giữ  trong môi trường pH   khoảng 3,5 nên  ở  trạng thái ngủ, không hoạt động. Khi chuyển sang dạng thứ  cấp, có nghĩa là cung cấp thêm nước và thức ăn (dùng rỉ  đường) thì chúng được   “đánh thức” số lượng các chủng vi sinh vật được nhân lên một cách nhanh chóng,  sức sống của chúng trở  nên hết sức mãnh liệt, có khả  năng kiểm soát và khống   chế được các vi sinh vật bình thường trong tự nhiên. ­ Sử dụng chế phẩm EM đến một chừng mực nào đó đủ  để  vi sinh vật có  ích tăng lên thành một quần thể đóng vai trò thống trị thì khả năng cư ngụ (tồn tại   Trang 2                                                                                                
  3. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị và phát triển) của chúng cũng tăng lên và hệ sinh thái vi sinh vật trong đất trở nên  ổn định và cân bằng. Lúc đó các vi sinh vật cá biệt, đặc biệt là các vi sinh vật có   hại không thể  phát triển. Như  vậy chế phẩm EM được xem như  một biện pháp   điều khiển ­ kiểm tra sinh học, tác dụng của nó là ức chế, ngăn chặn và kiểm soát   các vi sinh vật có hại bằng cách đưa vào môi trường các vi sinh vật có lợi làm tăng  số lượng các vi sinh vật có lợi trong môi trường tự  nhiên, kéo theo số vi sinh vật   trung gian chuyển sang có ích và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại  trong môi trường tự nhiên [1],[2]. 1.1.2 Đặc tính và tác dụng của chế phẩm EM   1.1.2.1 Đặc tính của chế phẩm EM            Chế phẩm EM được điều chế ở dạng nước và dạng bột (dạng nước gọi là   dung dịch EM, dạng bột gọi là EM­Bokashi). Thông thường có các loại EM sau:                  ­ EM1 là dung dịch EM gốc, chủ  yếu để  điều chế  các dạng EM khác;            ­ EM thứ cấp là dung dịch EM có tác dụng phân giải các chất hữu cơ, khử  trùng, làm sạch môi trường, cải thiện tính chất hoá lí của đất, tăng trưởng vật  nuôi, chống quá trình oxy hóa.   ­ EM5 là dung dịch EM có tác dụng hạn chế, phòng ngừa sâu bệnh, tăng  cường khả năng đề kháng và tăng trưởng của cây trồng;  ­ EM FPE (gọi là EM thực vật) là dung dịch EM có tác dụng kích thích sinh   trưởng, tăng năng suất và chất lượng cây trồng. ­ EM ­ Bokashi có nhiều loại như Bokashi cám, Bokashi phân gia súc, Bokashi  rơm rạ, Bokashi rác, Bokashi tổng hợp...   1.1.2.2 Chế phẩm EM có tác dụng chủ yếu sau ­ Tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng ­ Tăng cường khả năng hấp thụ và hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng  ­ Kéo dài thời gian bảo quản, làm hoa trái tươi lâu, tăng chất lượng bảo quản   các loại nông sản tươi sống Trang 3                                                                                                
  4. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị ­ Cải thiện môi trường đất, làm cho đất trở nên tơi xốp, phì nhiêu ­ Hạn chế sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh ­ Tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thụ các loại thức ăn,  ­ Kích thích khả năng sinh sản, ­ Tăng sản lượng và chất lượng trong chăn nuôi, ­ Tiêu diệt các vi sinh vật có hại, hạn chế sự ô nhiễm trong chuồng trại chăn  nuôi. EM có tác dụng đối với mọi loại vật nuôi, bao gồm các loại gia súc, gia cầm   và các loài thuỷ, hải sản.      Do có tác dụng tiêu diệt các vi sinh vật gây thối (sinh ra các loại khí H2S,  SO2,NH3…) nên khi phun EM vào rác thải, cống rãnh, toalet, chuồng trại chăn  nuôi…sẽ khử mùi hôi một cách nhanh chóng. Đồng thời số lượng ruồi, muỗi, ve,   các loại côn trùng bay khác giảm hẳnsố lượng. Rác hữu cơ được xử lí EM chỉ sau   một ngày có thể hết mùi và tốc độ mùn hoá diễn ra rất nhanh. Trong các kho bảo   quản nông sản, sử dụng EM có tác dụng ngăn chặn được quá trình gây thối, mốc.  Các nghiên cứu cho biết chế phẩm EM có thể  giúp cho hệ vi sinh vật tiết ra các   enzym phân huỷ như  lignin peroxidase. Các enzym này có khả  năng phân huỷ  các   hoá chất nông nghiệp tồn dư, thậm chí cả  dioxin.  Ở  Belarus, việc sử  dụng EM  liên tục có thể loại trừ ô nhiễm phóng xạ. ­ EM thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, thúc đẩy sự phát triển của hệ  sinh vật có ích trong đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật có hại, làm giàu thêm  hệ vi sinh vật tự nhiên...; qua đó góp phần cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của   đất một cách bền vững, tăng nguồn dinh dưỡng để hấp thụ cho cây trồng; ­ EM làm giảm mùi hôi thối, khử trùng, giảm các chất độc hại và ruồi muỗi  trong môi trường; do đó có tác dụng làm sạch môi trường, nhất là môi trường nông   thôn; Trang 4                                                                                                
  5. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị ­ EM làm tăng cường khả năng quang hợp, thúc đẩy sự nảy mầm, ra hoa kết  quả  của của cây trồng; hạn chế, phòng ngừa dịch bệnh, kích thích sự  phát triển   của cây trồng và vật nuôi; qua đó góp phần tăng năng suất và chất lượng của cây  trồng, vật nuôi. Do những tác dụng trên, EM có thể  sử  dụng rất rộng rãi trong phát triển   nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, làm sạch môi trường; góp phần quan trọng hạn   chế sử  dụng hoá chất độc hại trong nông nghiệp, tạo lập sự  bền vững cho nông   nghiệp và môi trường; góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng [10].             1.2 Tác dụng của các nhóm vi sinh vật có trong chế phẩm EM                 Kết quả  sử  dụng EM  ở  nhiều nước cho thấy: EM có tác dụng rất tốt  ở  nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và sản xuất. Rất nhiều nhà khoa học cho   rằng: EM là một chế  phẩm kì diệu, nó có thể  làm một cuộc cách mạng lớn về  lương thực, thực phẩm và cải tạo môi sinh. Chính ông Higa cũng không nghĩ rằng  EM có tác dụng rộng lớn đến như  thế. Ông cũng thừa nhận rằng về mặt cơ chế  tác dụng EM còn cần phải tiếp tục nghiên cứu và ông cũng mong muốn các nhà  khoa học trên thế  giới cùng cộng tác trong việc tiếp tục nghiên cứu, thử  nghiệm   hoàn thiện hơn nữa chế phẩm EM [1], [2].  Chế  phẩm EM chứa tới hàng trăm dòng vi sinh vật khác nhau, nhưng có thể  phân ra thành 5 nhóm vi sinh vật chủ lực và tác dụng như sau:      1.2.1 Nhóm vi khuẩn quang hợp Luôn giữ  vai trò then chốt và chủ  lực trong hoạt tính của EM. Loại vi   khuẩn này chúng tổng hợp các chất hữu ích từ  các chất thải bài tiết của rễ  cây,   chất thải của động vật thậm chí từ  khí gas độc, qua việc sử dụng ánh nắng mặt  trời các chất hữu cơ mà nó tổng hợp nên là amino acid, acid nucleic, các chất có  hoạt tính sinh học và đường [1],[2]. Như  vi khuẩn   Shewanella  (hình 1) Là một  Trang 5                                                                                                   Hình  1.  Vi  khuẩn  quang 
  6. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị trong những loài linh hoạt nhất,  Shewanella  có thể  sống trên mặt đất, sâu trong  lòng đất hoặc dưới nước. Khi môi trường thay đổi, Shewanella cũng thay đổi theo,  tìm ra những cách mới để  thở.Vi khuẩn có thể  phân hủy nhiều hợp chất hữu cơ  độc. Vi khuẩn có thể  thay đổi những chất gây ô nhiễm khác, như  kim loại nặng,  thành các dạng ít nguy hiểm hơn bằng cách dính electron vào chúng.  1.2.2 Nhóm vi khuẩn acid lactic Bản chất  là chất khử  khuẩn mạnh nó kìm hãm các vi sinh vật có hại và   đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ. Acid lactic có khả năng ngăn chặn sự  truyền bệnh của các vi sinh vật có hại trong môi trường nó sinh sống đây là tác  dụng quan trọng nhất của acid lactic [1],[2].            Hình 2. Vi khuẩn lactic                                              Hình  Trang 6                                                                                                 2. Vi khuẩn acid lactic
  7. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị                                               1.2.3 Nhóm nấm men Là nguồn để sản sinh ra các vitamin, các axit amin, tổng hợp nên chất kháng   sinh và các chất hữu cơ khác. Các chất do nấm men tổng hợp nên rất hữu ích cho   các vi sinh vật khác. Đó chính là mối quan hệ qua lại giữa nấm men và các chủng   khác trong EM [1],[2].           Hình 3.Hình ảnh nấm men 1.2.4 Nhóm nấm tia hay xạ khuẩn  Loại này có khả  năng phân giải cenllulose, có khả  năng tổng hợp nên các  chất kháng sinh từ amino acid và các chất hữu cơ. Các chất kháng sinh trên có tác  Trang 7                                                                                                
  8. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị dụng ngăn chặn các loại nấm và vi khuẩn gây hại. Nấm tia (tia xạ khuẩn) có khả  năng tương hợp với vi khuẩn quang hợp [1],[2].                                                          Hình 4. Xạ khuẩn     1.2.5 Nhóm nấm mốc Có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ rất nhanh tạo ra các loại đường, cồn   este và các chất kháng sinh. Chính vì lẽ đó mà chế phẩm EM có tác dụng đa năng,   chẳng những có hiệu lực cao đối với tất cả cây trồng, con vật nuôi mà nó còn có   hiệu quả cao trong xử lí môi trường [1],[2].                                                          Nấm mốc (Neurosporacrassa) Nấm mốc bậc cao  (Aspergillus) Trang 8                                                                                                
  9. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chế phẩm EM  1.3.1  Chê đô bao quan ́ ̣ ̉ ̉ ­ Điều kiện bảo quản hiếu khí; pH >3,5, nhiệt độ  thấp ( Vì vậy cần cung câp n ́ ươc : n ́ ươc sach không nhiêm phen, nhiêm săt, ́ ̣ ̃ ̀ ̃ ́  ̉ ̣ ́ ̣ ̣ nhiêm bân va cac loai hoa chât đôc hai va không ch ̃ ̀ ́ ́ ̀ ứa Clo, ham l ̀ ượng BOD, COD   ̉ ́ ̉ ươc sinh hoat; Th trong tiêu chuân cho phep cua n ́ ̣ ưc ăn (ri đ ́ ̉ ường…) không lân cac ̃ ́  ̣ ̣ ̀ ỡ…[1],[2]. loai hoa chât, cac loai dâu m ́ ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ̣ ưa khi tuy loai san phâm mà ta pha ch ­ Chê đô yêm khi hoăc  ́ ̀ ̣ ̉ ̉ ế  để  hạn chế  mức thấp nhất đến hoạt động của EM. ­ Ngoài ra để  đảm bảo chất lượng EM trong giai đoạn này được tốt hơn   cần chú ý đến :          + pH (3,5­4,5),                + Môi trương t ̀ ự    nhiên, tranh anh sang tr ́ ́ ́ ực xa cua măt tr ̣ ̉ ̣ ời, nhiêt đô ̣ ̣  (25oC­40oC),         +  Thơi gian lên men (mua he 3­4 ngay; mua đông: 6­7 ngay)  ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ ̀ Trang 9                                                                                                
  10. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị           Trang 10                                                                                                
  11. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị 1.4 Các dạng chế phẩm EM             1.4.1 Chế phẩm EM gốc (Dung dịch EM1)          Chất EM1 gốc là dung dịch có màu vàng nâu với mùi dễ  chịu và vị  ngọt   chua, pH của EM cần ở dưới 3,5. Nếu nó có mùi nặng hoặc thối hoặc pH cao hơn   4 thì dung dịch đã bị hỏng không nên sử dụng. Dung dịch EM1 có thể  sử  dụng bằng cách tưới vào đất   (bằng cách dùng bình  đựng nước, bình tưới hoặc hệ  thống tưới nước) và phun lên cây (phun lá) bằng  bình bơm hoặc bình tưới nước. EM1 gốc là dịch mà vi sinh vật đang  ở  trạng thái ngủ, do đó trước khi sử  dụng thì chúng ta phải đánh thức cho chúng ở trạng thái hoạt động bằng cách cung  cấp “nước” và “thức ăn”. Nó được thực hiện bằng cách thêm nước và rỉ  đường   theo tỉ lệ sau: ­ 1 lít nước. ­ 1ml của EM1. ­ 1ml rỉ đường hoặc 1g đường  bất kì. Dung dịch này để trong vòng 2­ 24 giờ và phun cho cây, đất  hoặc chất hữu cơ [1]. 1.4.2 Chế phẩm EM5 (Dung dịch lên men)       Dung dịch này là hỗn hợp lên men của giấm, rượu, rỉ  đường và EM1, nó  được sử  dụng để  phun lên cây nhằm ngăn chặn gây bệnh, kháng sâu bệnh xâm   nhập, xua đuổi côn trùng. Điều chế  EM5, thành phần có thể  thay đổi cho phù hợp với mục đích sử  dụng như  sản xuất để  loại bỏ sâu kháng thuốc thì phải bổ  sung các chất hữu cơ  chống oxy hóa (tỏi, ớt, cây lô hội, hoa quả xanh…), khi sử dụng các vật liệu này  lưu ý phải băm nhỏ. .Thành phần chuẩn để tạo EM5: ­   Nước  600ml ­   Rỉ đường 100ml Trang 11                                                                                                
  12. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị ­   Giấm 100ml ­   Cồn pha (30­50%) 100ml ­   EM1 100ml .Lưu ý:  Nước được sử  dụng là nước máy khử  Clo, giấm tự  nhiên tốt hơn  giấm nhân tạo. Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu chúng ta tiến hành pha chế và bảo quản  như sau: ­Trộn rỉ  đường với nước, chú ý để  nó hòa tan hoàn toàn, có thể  sử  dụng   nước ấm để hòa tan nhanh hơn. ­ Cho thêm giấm và cồn pha loãng sau khi cho EM1. ­ Rót dung dịch hỗn hợp vào thùng plastic, sau đó đậy chặt (dùng thùng  nhựa để pha chế), rút không  khí thừa ra khỏi thùng chứa để duy trì điều kiện kỵ  khí. ­ Bảo quản thùng ở nơi ấm (25­300C), tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào. ­ Khi thùng chứa có nhiều khí lên men, mở nắp để xả ga, sau đó đóng chặt  lại như cũ cho đến khi không còn khí ga sinh ra nữa thì có thể sử dụng. ­ Bảo quản trong tối, lạnh, có nhiêt độ ổn định, không được bảo quản trong   tủ lạnh hoặc dưới ánh sáng trực xạ, nên sử  dụng trong vòng ba tháng sau khi pha   chế. Cách sử  dụng EM5, chất này được pha loãng với nước với tỉ  lệ  1/500­ 1/1000 để  phun  ướt cho cây, bắt đầu phun sau khi cây nảy mầm, trước khi sâu  bệnh xuất hiện, phun vào buổi sáng hoặc sau khi mưa to và phải sử dụng thường   xuyên. EM5 không phải là chất trừ sâu, chất sát trùng hoặc hóa chất có hại nên có  phương pháp áp dụng khác hẳn so với hóa chất công nghiệp, các chất hóa học   được sử dụng để giải quyết một vấn đề một cách bắt buộc và nhanh chóng trong   sản xuất. EM5 trên phương diện khác được áp dụng từ  khi trồng trước khi phát  triển của côn trùng và sâu bọ.        Trang 12                                                                                                
  13. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị Nếu côn trùng và sâu bọ  xuất hiện chúng ta tiến hành phun hàng ngày cho  đến khi sâu bọ  không còn nữa. EM5 hoạt động mọi thời điểm nên khi áp dụng   thường xuyên sẽ đạt hiệu quả cao và tốt nhất, dùng hóa chất có thể  cho kết quả  nhanh nhưng lại có ảnh hưởng đến cây trồng và môi  trường đất. Hiệu quả lâu dài   có thể gây hại không chỉ   đến môi trường  mà cả  điều kiện kinh tế  và sức khỏe   của người nông dân còn EM5 không có gây hại ngay cả việc sử dụng quá mức mà   còn  có thể đảm bảo sự phát triển mạnh của thực vật qua hấp thụ EM và qua đó   làm tăng mức độ oxy hóa.  Điều này đảm bảo cho cây trồng khỏe mạnh tạo cho bản thân cây trồng  chống lại côn trùng và sâu hại, làm tăng năng suất và chất lượng của cây trồng,   giảm chi phí mua phân bón.        1.4.3 Chế phẩm EM Bokashi      “Bokashi” là từ tiếng Nhật có nghĩa là chất hữu cơ lên men, nó được điều   chế  bằng cách lên men các chất hữu cơ  với EM. Chất này thông thường được  điều chế ở  dạng bột hoặc hạt và đã được nông dân Nhật Bản sử  dụng làm chất  bổ sung cho đất  nhằm tăng đa dạng vi sinh vật đất và cung cấp dinh dưỡng cho   cây trồng. Bokashi là chất tương tự như phân bón, nhưng nó được chuẩn bị bằng cách   lên men chất hữu cơ với EM. Nó được sử dụng ở ngày thứ 13­14 sau khi lên men.   Có hai loại Bokashi là loại kỵ  khí và  ưa khí, mỗi loại có những  ưu nhược điểm   khác nhau nên tùy theo điều kiện khu vực áp dụng mà lựa chọn cho thích hợp với   cây trồng. Thông thường sử dụng 200g Bokashi cho 1m2 trên bề mặt của đất, khi  có đủ chất hữu cơ, có thể sử dụng nhiều hơn (tối đa 1kg/1m2) cho đất nghèo và có  ít chất dinh dưỡng.   Vật liệu để  tạo ra Bokashi rất dễ kiếm, rẻ tiền và quen thuộc với người   nông dân như: Cám gạo, cám ngô, cám lúa mì, bột ngô, vỏ  trấu, vỏ  đỗ, rơm rạ,  bánh dầu, bánh dầu bông, bùn, bã mía, vỏ  dừa, bã củ  cải đường, cỏ  băm đoạn,  Trang 13                                                                                                
  14. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị mùn cưa, bột cá, bột xương, phân của bất kì động vật nào, phân gà, rong biển, vỏ  cua và các vật liệu tự nhiên. Tuy nhiên cám gạo được đề xuất như  là thành phần  quan trọng của loại chất hữu cơ  lên men này, bởi vì nó chứa dinh dưỡng tuyệt   diệu đối với vi sinh vật. Tốt nhất là các hợp chất hữu cơ  mà trong đó tỉ  lệ  C/N  thấp và cao. Nhìn chung người ta khuyến cáo nên sử  dụng ít nhất là 3 loại chất   hữu cơ để tăng đa dạng sinh học. Có nhiều dạng Bokashi phụ thuộc vào các chất hữu cơ  sử  dụng nhưng có   thể sản xuất với thành phần và tỉ lệ như sau: ­ Cám gạo 100kg. ­ Bánh dầu (vỏ trấu) 25kg. ­ Bột cá (phân gà) 25kg. ­ EM1 150ml. ­ Rỉ đường 150ml. ­ Nước 15 lít. .Lưu ý:  Trong quá trình sản xuất nếu không có rỉ  đường thì có thể  dùng   bất cứ  loại đường nào để  thay thế  hoặc có thể  dùng nước vắt hoa quả. Lượng   nước sử dụng phải không quá ướt hoặc quá khô. .Sản xuất Bokashi kiểu kỵ khí theo thành phần và tỉ lệ sau: + Trộn đều cám gạo, bánh dầu và bột cá. + Hòa rỉ đường với nước (1:100), nên dùng nước ấm để hòa tan đường. + Cho EM vào dung dịch rỉ đường vừa điều chế. + Rót EM hỗn hợp vào chất hữu cơ và trộn đều, chú ý rót EM từ  từ  và trộn   đều trong khi đó vừa kiểm tra độ   ẩm, không được rót quá nhiều làm thừa nước.  Sao cho độ ẩm đạt 30%­40% , bạn có thể dùng tay để kiểm tra, khi dùng tay bóp   nó cần giữ nguyên một khối, không bị tơi ra nhưng khi ta đụng vào phải dễ dàng   tan ra. Trang 14                                                                                                
  15. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị Cho hỗn hợp mới pha chế đó vào túi kín không cho không khí vào. Đặt túi   đó vào một túi Polyethylene khác (túi nylon đen) để chống không khí đi vào. Buộc   chặt túi để duy trì điều kiện kỵ khí và đặt nơi không có ánh sáng. Qúa trình lên men tùy thuộc vào mùa và nơi áp dụng, mùa hè trên 3­4 ngày,   mùa đông trên 7­8 ngày (đặt túi nơi ấm). Sản phẩm lên men phải có mùi thơm và   vị ngọt còn nếu có mùi hôi, chua thì quá trình lên men không đạt. Bokashi kỵ  khí cần được sử  dụng ngay sau khi pha chế. Nếu cần bảo   quản, trải đều lên bề mặt sàn bê tông, làm khô tốt trong râm và sau đó cho vào túi   nylon, chú ý tránh chuột hoặc côn trùng khác gây hại.  . Sản xuất  Bokashi ưa khí theo thành phần và tỉ lệ sau: + Trộn đều cám gạo, bánh dầu và bột cá. + Hòa rỉ đường với nước (1:100), nên dùng nước ấm để hòa tan đường. + Cho EM vào dung dịch rỉ đường vừa điều chế. + Rót EM hỗn hợp vào chất hữu cơ và trộn đều, chú ý rót EM từ  từ  và trộn   đều trong khi đó vừa kiểm tra độ   ẩm, không được rót quá nhiều làm thừa nước.  Sao cho độ ẩm đạt 30%­40%, bạn có thể dùng tay để kiểm tra, khi dùng ta bóp nó   cần giữ nguyên một khối, không bị tơi ra nhưng khi ta đụng vào phải dễ dàng tan  ra. Đặt hỗn hợp vừa pha chế lên sàn bê tông và phủ  bằng vải đay, thảm rơm   rạ hoặc vật liệu tương tự, tránh không bị mưa. Trong điều kiện ưa khí, Bokashi lên men nhanh lúc này nhiệt độ sẽ tăng lên,  lí tưởng nhất là giữ  nhiệt độ   ở  35­450C. Do đó phải kiểm tra nhiệt độ  thường  xuyên sử dụng nhiệt kế bình thường, nếu nhiệt độ tăng cao quá thì phải tạo điều   kiện thông khí. Quá trình lên men tùy thộc vào từng vùng, vùng nhiệt đới vào mùa hè thời  gian lên men 3­4 ngày, mùa đông thì 7­8 ngày, vùng nhiệt đới trên 2­4 ngày. Sản  phẩm lên men được sử dụng khi có mùi ngọt và nhìn thấy mốc trắng còn có mùi   Trang 15                                                                                                
  16. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị hôi và chua thì   thất bại. Bokashi loại này tốt nhất là sử  dụng ngay sau khi pha   chế, nếu cần bảo quản thì rải đều lên bê tông làm khô trong râm mát và cho vào  túi nylon, chống chuột, côn trùng tấn công . 1.4.4 Chiết xuất cấy lên men (EM­F.P.E) Chiết suất cây lên men EM là hỗn hợp của cỏ  tươi được lên men với rỉ  đường và EM1, hiệu lực chính của chất này là cung cấp dinh dưỡng   cho cây   trồng cũng như ngăn chặn sâu bệnh phá hại. EM­F.P.E  bao gồm các Acid hữu cơ,   chất hoạt động sinh học, khoáng chất và các chất có lợi khác có lợi từ  cỏ, nên có   giá thành  rất thấp. . Thành phần chuẩn để pha chế gồm các nguyên liệu sau: ­ Cỏ tươi chặt đoạn  14kg. ­ Nước (khử Clo) 14lít. ­ Rỉ đường    420ml. ­ EM1 420ml. . Cách pha chế : ­ Cắt cỏ và băm thành đoạn 2­5cm. ­ Cho cỏ vào thùng chứa. ­ Hòa EM1 và rỉ đường vào nước và rót vào dung dịch vào thùng chứa. ­ Đậy nắp thùng chú ý không cho không khí vào thùng. ­ Bảo quản thùng chứa trong điều kiện nơi ấm 20­25 0C và tránh ánh nắng  mặt trời bằng cách phủ túi nylong đen lên trên. ­ Qúa trình lên men bắt đầu và gas sẽ hình thành trong 2­5 ngày. ­    Khuấy đều cỏ trong thùng đều đặn để xả gas. ­ EM­F.P.E  có thể sử dụng khi độ  pH của dung dịch dưới 3,5, khi đó tiến  hành thu dịch và đóng chai sau khi loại bỏ cỏ ra. Sau khi thu sản phẩm chúng  ta có thể  tiến hành sử  dụng bằng cách phun  vào buổi sáng hoặc sau khi mưa to, bắt đầu phun sau khi cây nảy mầm, trước khi  Trang 16                                                                                                
  17. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị sâu bệnh xuất hiện, nên nhớ phải sử dụng thường xuyên và kết hợp với EM5 để  thu hiệu quả cao [1].  1.5 Tình hình ứng dụng công nghệ EM  1.5.1 Ứng dụng công nghệ EM trên Thế giới   Năm 1989 tại Thái Lan đã tổ  chức Hội nghị  quốc tế  Nông nghiệp Thiên  Nhiên cứu thế các nhà khoa học đã thảo luận về công nghệ của EM và tăng cường   sử  dụng nó. Nhờ  vậy Mạng lưới Nông nghiệp Thiên Nhiên châu Á – Thái Bình   Dương (APNAN) được thành lập đã mở rộng hoạt động tại 20 nước trong vùng và  tiếp xúc với tất cả các lục địa trên thế giới. Đến nay có khoảng 50 nước tham gia   chương trình nghiên cứu  ứng dụng EM và các nước : Mỹ, Trung Quốc, Brazin, ….đã trực tiếp nhập công nghệ  EM từ  Nhật Bản. Hiện nay EM có thể  sản xuất   được tại 20 quốc gia trên thế giới [1].          Từ khi ra đời đến nay công nghệ EM đã được nhiều nước sử dụng coi đó là   một giải pháp cho việc phát triển nông nghiệp bền vững, tăng năng suất, chất   lượng cây trồng và con vật nuôi, xử lí rác thải và vệ sinh môi trường có hiệu quả.   Nhiều nước đã có các nhà máy sản xuất khối lượng lớn chế phẩm EM để sử dụng   trong nước như Bắc Triều Tiên, Brazin (sản xuất 2 triệu lít /năm) Thái Lan (1 triệu   lít/ năm), Mianma (1,2 triệu lít /năm). Riêng trong lĩnh vực bảo vệ  môi trường thì  EM đã được sử dụng phổ biến ở một số nước như Nhật Bản, Thái Lan, Mianma,   Triều Tiên, Indonexia… [2]. 1.5.2 Vấn đề sản xuất và ứng dụng chế phẩm EM trong nước  - Tại Việt Nam, công nghệ EM được biết đến vào cuối những năm 1996 và đã được thử nghiệm tại một số địa phương. Ở Thái Bình, khi xử lí EM cho hạt cải bắp, thóc giống cho thấy tỷ lệ nảy mầm cao hơn, cây con sống khoẻ hơn và có tốc độ sinh trưởng, phát triển nhanh hơn. Khi phun EM cho rau muống, năng suất tăng 21 – 25 %, phun cho đậu tương, năng suất tăng 15 - 20%. Tại Hải Phòng đã xử lí EM cho các loại cây ăn quả : vải, cam, quýt… làmcho cây phát tri ển m ạnh h ơn, Trang 17                                                                                                
  18. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị quả to, chín sớm, vỏ đẹp hơn và năng suất 10 - 15%. Tại trường ĐH Nông nghiệp I, xử lí EM cho lúa làm năng suất tăng 8 - 15% và không bị bệnh khô vằn lá. - Nhóm nghiên cứu của Th.S Đỗ Hải Lan (khoa Sinh - Hoá, ĐH Tây Bắc) cho biết có thể xử lí EM 1% với cây lan Hồ Điệp Tím Nhung khi v ừa đưa ra kh ỏi phòng nuôi cấy mô để tăng cường khả năng thích nghi của cây với điều kiện ngoại cảnh mới. Cũng có thể xử lí EM ở giai đoạn cây còn non để kích thích s ự sinh trưởng sinh dưỡng, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của cây lan ở giai đoạn sau. - Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản 3 (Bộ Thuỷ sản) đã ứng dụng thành công EM trong xử lí hồ nuôi tôm sú ở Việt Nam. Chế phẩm EM làm cho t ổng s ố nhóm vi sinh vật có lợi trong hồ luôn cao hơn so với nhóm vi sinh vật không có lợi từ 2 - 7 lần, chỉ số N-NH 3 ở mức thấp(dưới 0,02mg/l), các chỉ số môi trường như pH và màu tảo ổn định trong thời gian dài [10]. ­ Đối với nước ta từ  tháng 5 năm 1997 Bộ  Khoa Học Công Nghệ  và Môi  Trường đã chính thức tiếp nhận công nghệ EM và cho phép thử nghiệm trong sản   xuất   nông   nghiệp   và   bảo   vệ   môi   trường.   Bộ   Khoa   Học   Công   Nghệ   và   Môi   Trường đã có quyết định   triển khai công nghệ  EM tại Việt Nam và thành lập   trung tâm phát triển công nghệ Việt Nhật là đơn vị thường trực, tổ chức cung cấp   chế phẩm EM và hướng dẫn cho các đơn vị  thử  nghiệm. Ngay từ  năm 1997 một   số  cơ  quan và địa phương như  Viện bảo vệ  thực vật, Trường  đại học Nông  Nghiệp I, Đại học quốc gia Hà Nội, thành phố  Hà Nội, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam  Định, tỉnh Bắc Giang, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng… đã tiến hành   nghiên cứu ứng dụng chế phẩm EM bao gồm các nghiên cứu về bản chất khu hệ  vi sinh vật chủ chốt trong chế phẩm EM, nghiên cứu về điều kiện tối ưu để nhân   giống lớn chế phẩm EM của Nhật Bản tại Việt Nam, nghiên cứu chế tạo các loại  EM từ EM gốc nhập nội phù hợp tại Việt Nam, ứng dụng EM trong lĩnh vực nông  nghiệp và bảo vệ môi trường.  Trang 18                                                                                                
  19. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị   ­ Sau đây là một số kết quả khi sử dụng chế phẩm EM trong bảo vệ môi   trường ở một số doanh nghiệp và địa phương tại Việt Nam: Tỉnh Băc Giang dung ch ́ ̀ ế phẩm EM để xử lí rác thải và phế thải cho thấy rác   thải được sử lí bằng EM mùi hôi thối giảm hẳn khoảng 75 ­ 80%, không có ruồi   nhặng và các loại côn trùng khác đặc biệt trong những ngày nắng nóng mùi hôi  của rác không có chiều hướng tăng lên. Rác xẹp thể  tích nhanh, nước thải được  xử  lí bằng EM không có mùi hôi, nước trong hơn. Dùng EM trong sinh hoạt gia   đình thường xuyên làm sạch các dụng cụ, các thiết bị  và tạo không khí trong lành  [2]. ­ Trung tâm tư  vấn công nghệ  môi trường Thành phố  Hồ  Chí Minh đã thử  nghiệm chế phẩm EM xử lí rác tại bãi rác Đông Thạnh ­ nơi mỗi ngày tiếp nhận   3000 tấn rác đồng thời xử  lí một số  nước thải ô nhiễm hữu cơ  từ  nước thải rác  thải, nước thải công nghiệp của ngành thuộc da, chế  biến thủy sản đông lạnh,  chế biến hoa quả…đều thấy kết quả đạt được hết sức khả quan. Cụ thể là sau 2  tuần phun liên tiếp chế phẩm EM lên đống rác thì mùi hôi giảm được từ 80­85%,   nồng độ khí H2S cũng giảm hẳn (từ 0,0013­ 0mg/lit). Rác sau khi xử lí còn có thể  dùng làm phân vi sinh bón thúc cho cây trồng [2].  ­ Từ  tháng 6 năm 1997 việc  thử nghiệm chế phẩm EM trong xử lí rác thải   tại bãi rác Mễ Trì và tại bãi rác Tây Mỗ của thành phố Hà Nội cho thấy hiệu quả  giảm mùi hôi rõ rệt sau vài giờ  phun chế  phẩm EM. Qua kết quả phân tích mẫu  khí và kết quả phân tích thành phần nước rác cho thấy nồng độ các khí có hại và   khí có mùi thoát ra từ rác có phun EM giảm rõ rệt so với rác không xử lí bằng EM.  Các giá trị CO, SO2, H2S, CH4 giảm dần đến giá trị 0 trong các bể thí nghiệm.  ­ Trung tâm chuyển giao công nghệ  của  sở  khoa  học công nghệ  và môi   trường của thành phố Nam Định đã triển khai ứng dụng chế phẩm EM trong lĩnh  vực bảo vệ  môi trường. Chế  phẩm EM sau khi pha chế  phun trực tiếp vào nhà  bếp, chuồng trại chăn nuôi, vật nuôi, hố  xí, rác thải… để  khử  mùi hôi thối. Sau   Trang 19                                                                                                
  20. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật EM vào xử lí rác thải đô thị hai tháng sử dụng các hộ gia đình và các tổ chức ứng dụng chế phẩm này để xử lí   môi trường đều khẳng định: chế  phẩm khử  mùi hôi rất tốt (mùi hôi thối giảm  khoảng 70­80%) ; chế  phẩm có tác dụng xua đuổi côn trùng có hại (gián, ruồi,   muỗi … ) : giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải, phế  thải gây ra trong   quá trình thu gom và sử dụng giá rẻ, hợp với người sử dụng  [2]. ­  Ở  Tỉnh Thái Bình Đã sử  dụng rộng rãi chế  phẩm EM trong sản xuất và  trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đặc biệt ở đây đã triển khai mô hình phân loại   rác, xử lí rác bằng chế phẩm EM tại hộ gia đình sau đó một vài gia đình làm nông  nghiệp thu gom lại để ủ làm phân bón sinh học. Do xử lí bằng EM nên rác có mùi   hôi không đáng kể, thể  tích rác giảm nhanh nên có thể  lưu giữ  trong các hộ  gia  đình từ 10 ­ 15 ngày. Điều này làm giảm sức ép thu gom rác hằng ngày của công ty   môi trường đô thị  thị  xã đồng thời nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư  trong   việc bảo vệ môi trường [2]. ­ Xí nghiệp chế biến lông vũ xuất khẩu thuộc Tổng Công ty thức ăn gia xúc  – Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, nằm ở huyện Thanh trì ­ Hà Nội đã sử  dụng chế  phẩm EM để  xử  lí xương gia súc thu gom về  để  chế  biến bột xương   xuất khẩu. Kết quả  cho thấy: xương được xử  lí bằng chế  phẩm EM không gây   mùi hôi trong quá trình sản xuất bột xương và chất lượng bột xương tăng lên về  hàm lượng Nitơ [9]. ­ Công ty Đường – Rượu – Bia Việt trì đã sử  dụng chế  phẩm EM để  xử  lí   bùn lọc mía làm giảm mùi hôi thối và mở ra hướng chế tạo phân hữu cơ cho trồng   trọt và cải tạo đất [2].                        Trang 20                                                                                                
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2