Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt NamAgribank
lượt xem 10
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài "Ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam Agribank" nhằm nghiên cứu thực trạng ứng dụng Fintech tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, phân tích chỉ ra thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank cũng như đưa ra những khuyến nghị để khắc phục những vấn đề còn hạn chế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt NamAgribank
- ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - AGRIBANK NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG LÊ THỊ THANH HUYỀN HÀ NỘI - 2022
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ---------***--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - AGRIBANK Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Lê Thị Thanh Huyền Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đỗ Quyên Hà Nội - 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu các quy định về hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Luận văn Lê Thị Thanh Huyền
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, quý thầy cô Trường Đại học Ngoại thương, Khoa tài chính ngân hàng, thầy cô trực tiếp nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm và trợ giúp cho tác giả trong suốt thời gian theo học tại Trường. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng đến TS. Nguyễn Đỗ Quyên đã rất tâm huyết ủng hộ, động viên, khuyến khích và chỉ dẫn tận tình cho tác giả và cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện để tác giả có thể thực hiện và hoàn thành luận văn. Luận văn chắc chắn không thể tránh được những khiếm khuyết, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Quý thầy cô và bạn bè. Hà nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Luận văn Lê Thị Thanh Huyền
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ......................................................................... vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............14 1.1. Tổng quan về phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ...............................................................................................................................14 1.1.1. Khái niệm sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại ...........................14 1.1.2. Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại .................15 1.1.3. Phân loại các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ................17 1.1.4. Xu hướng phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại .....22 1.2. Tổng quan về Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại.........................................................................................28 1.2.1. Khái niệm Fintech .................................................................................28 1.2.2. Phân loại Fintech ..................................................................................28 1.2.3. Ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ........................................................................................30 1.2.4. Vai trò của Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ........................................................................................38 1.2.5. Tác động của ứng dụng Fintech đến hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thương mại ............................................................................40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ....................................................47
- iv 2.1. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .......................................................................................................................47 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ....................................................................................................47 2.1.2. Giới thiệu chung về Sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..................................................................................48 2.2. Ảnh hưởng của Fintech đến hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ..........................52 2.2.1. Ảnh hưởng tích cực...............................................................................52 2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực...............................................................................55 2.3. Thực trạng ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển SPDV của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .....................................57 2.3.1. Thực trạng ứng dụng Fintech vào phát triển ngân hàng điện tử ...........57 2.3.2. Thực trạng ứng dụng Fintech vào phát triển sản phẩm Thẻ .................60 2.3.3. Thực trạng ứng dụng Fintech vào các sản phẩm liên kết và thanh toán... ...............................................................................................................62 2.3.4. Thực trạng ứng dụng Fintech vào nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT và quản trị hệ thống .................................................................................................65 2.4. So sánh ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển SPDV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và một số NHTM khác ...............................................................................................................................66 2.4.1. So sánh ngân hàng truyền thống và ngân ứng dụng công nghệ tài chính ............................................................................................................................66 2.4.2. So sánh quá trình ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển SPDV tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và một số NHTM khác ........................................................................................................67 2.5. Đánh giá về thực trạng ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam .......................................................................................................................69 2.5.1. Những thành tự đã đạt được .................................................................69
- v 2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ..........................................73 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG FINTECH TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM .........78 3.1. Định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giai đoạn 2022-2025 .......................................78 3.1.1. Xây dựng ngân hàng hiện đại đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất phát triển ngân hàng số...............................................................................................78 3.1.2. Xây dựng cơ chế CSKH với phương châm khách là trung tâm ...........78 3.1.3. Đổi mới công tác quản lý, điều hành phù hợp với tiêu chuẩn Basel II 79 3.1.4. Xây dựng và phát triển ngân hàng xanh ...............................................81 3.2. Giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. ..............................................................................................................82 3.2.1. Nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự, thay đổi mô hình tổ chức quản lý điều hành đáp ứng yêu cầu ứng dụng Fintech ....................................................82 3.2.2. Nâng cao chất lượng CNTT, đẩy mạnh quá trình số hóa ngân hàng, xây dựng hệ sinh thái cho hoạt động Fintech ............................................................84 3.2.3. Xây dựng các gói SPDV liên kết, tiện ích và mức phí phù hợp với từng nhóm khách hàng nâng cao hiệu quả ứng dụng Fintech ....................................86 3.2.4. Tăng cường ứng dụng Fintech vào công tác Marketing và CSKH ......87 3.2.5. Hoàn thiện hệ thống văn bản, xây dựng quy trình nghiệp vụ, kiểm tra giám sát để phù hợp với sự phát triển vũ bão của Fintech .................................88 3.2.6. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt dộng của Fintech để giảm thiểu rủi ro ...............................................................................................................89 KẾT LUẬN ..............................................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Danh mục hình Hình 1: Biểu đồ xu hướng tài trợ vốn vào fintech trên toàn cầu giai đoạn 2018- Q2/2021 .......................................................................................................................5 Hình 1.1: Tăng trưởng trong thanh toán Mobile banking và Internet banking .........23 Hình 1.2: Mức độ nghiên cứu, triển khai chiên lược chuyến đối số .........................24 Hình 1.3: Mô hình chuyển đổi số ..............................................................................24 Hình 1.4: Tỷ lệ đóng góp của Fintech vào thị trường Việt Nam năm 2021 .............29 Hình 1.5: Hệ sinh thái công nghệ tài chính ...............................................................31 Hình 1.6: Mô tả ứng dụng AI vào xác minh danh tính KH và phòng chống rửa tiền .............................................................................................................................32 Hình 1.7: Sơ đồ minh họa quá trình thu thập dữ liệu của Bigdata ............................33 Hình 1.8: Sơ đồ học máy...........................................................................................34 Hình 1.9: Minh họa Block chain ...............................................................................35 Hình 1.10: Đánh giá giai đoạn phát triển của Fintech tại thị trường Việt Nam năm 2021 ...................................................................................................................40 Hình 2.1: Mô tả kênh phân phối sản phẩm dịch vụ Agribank ..................................49 Hình 2.2: Tăng trưởng dịch vụ Agribank E-mobile banking năm 2021 ...................53 Hình 2.3: Tăng trưởng doanh thu và tỷ trọng của dịch vụ E-Banking 2017-2021 ...58 Hình 2.4: Số lượng TKTT của KHCN mở mới tại Agribank năm 2021 ..................60 Hình 2.5: Tăng trưởng giao dịch qua một số ví điện tử tại Agribank năm 2021 ......63 Hình 2.6: Số lượng và doanh số GD qua ví điện tử tại Agribank từ 2019-2021 ......63 Hình 2.7 : Quy trình phát hành thẻ tại mô hình ngân hàng truyền thống và mô hình Livebank............................................................................................................67 Danh mục bảng Bảng 2.1: So sánh tính năng cơ bản dịch vụ NHĐT và NH tự động của Agribank và một số NHTM khác ..............................................................................68 Bảng 3.1: Ba trụ cột của Basel II ..............................................................................80
- vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 ĐVCNT Đơn vị chấp nhận thẻ 3 KH Khách hàng 4 NHNN Ngân hàng nhà nước 5 SPDV Sản phẩm dịch vụ 6 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 7 CTCP Công ty cổ phần 8 POS Point of sale 9 NSNN Ngân sách nhà nước 10 CNTT Công nghệ thông tin 11 CSKH Chăm sóc khách hàng 12 NHĐT Ngân hàng điện tử 13 TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt 14 Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Thế kỷ 21 đánh dấu sự bùng nổ của khoa học công nghệ. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành tài chính ngân hàng cũng không đứng ngoài cuộc. Sự bùng nổ của các công ty công nghệ tài chính – Fintech, đã tạo ra sự thay da đổi thịt cho ngành tài chính ngân hàng. Không chỉ bùng nổ tại các quốc gia có nền kinh tế và công nghệ phát triển như Mỹ, Anh, Úc...mà cuộc cách mạng công nghệ tài chính đã lan rộng khắp thế giới trong đó có các quốc gia Châu Á như Singapore, Malaysia và Việt Nam. Tại Đông Nam Á, trong những năm gần đây sự phát triển của Fintech tại thị trường Việt Nam được đánh giá là hết sức mạnh mẽ và còn nhiều tiềm năng trong thời gian tới. Việc đa dạng hóa, hiện đại hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng là một yêu cầu bắt buộc để các NHTM có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ số hóa như hiện nay. Các NHTM tại Việt Nam không chỉ bắt kịp xu thế mà đang xây dựng đầy đủ các điều kiện để đón nhận làn sóng cải cách công nghệ này một cách tích cực. Agribank đã không đứng ngoài xu thế. Bên cạnh việc đầu tư công nghệ và nhân lực để ứng dụng Fintech vào hiện đại hóa, đa dạng hóa SPDV mà còn từng bước số hóa ngân hàng. Là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam, Agribank không đứng ngoài xu thế. Hơn thế nữa, khẳng định vai trò và vị thế của mình trong hệ thống NHTM tại Việt Nam, Agribank là một trong những ngân hàng tiên phong đón đầu xu thế hợp tác với các trung gian thanh toán và các công ty công nghệ tài chính để phát triển sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh việc phát triển các SPDV ứng dụng công nghệ tài chính thì các NHTM tại Việt Nam nói chung, Agribank nói riêng cần có những biện pháp cụ thể, nhanh chóng kịp thời và hiệu quả để đảm bảo hiệu quả của việc phát triển SPDV và đề phòng rủi ro trong quá trình ứng dụng Fintech vào hoạt động của mình. Hơn thế nữa, các NHTM cần xây dựng những chiến lược phát triển bền vững đồng bộ, hướng tới một thị trường tài chính ngân hàng xanh và hiện đại.
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống NHTM đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống NHTM gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Trong cuộc các mạng công nghệ 4.0 toàn cầu đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi mọi mặt của kinh tế-xã hội và lĩnh vực ngân hàng cũng không ngoại lệ. Cụ thể hơn về lịch sử phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, chúng ta không thể không nhắc đến một số dấu mốc đặc biệt mang tính chất thay da đổi thịt ngành ngân hàng. Đầu tiên phải kể đến sự ra đời của máy ATM vào năm 1967, và chiếc máy ATM đầu tiên được đặt tại ngân hàng Barclays tại Luân Đôn. Tiếp theo là sự ra đời của mạng lưới thanh toán Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIF) vào năm 1973. SWIF được thành lập thông qua sự nhất trí hợp tác giữa các ngân hàng và chính phủ các nước, nhờ đó giai đoạn này hàng loạt các ngân hàng đã đầu tư mạnh vào hệ thống máy tính để ghi nhận và xử lý các giao dịch ngân hàng nhờ đó mà giảm thiểu sai sót cũng như cắt giảm chi phí. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh của khoa học công nghệ cũng như mạng Internet, thì lĩnh vực ngân hàng cũng được trang bị ngày càng nhiều công nghệ. Sự ra đời của ngân hàng trực tuyến như là một lời hồi đáp của lĩnh vực ngân hàng trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mạng Internet. Mô hình ngân hàng trực tuyến đầu tiên xuất hiện tại Mỹ, Anh và Pháp. Giai đoạn đầu thì dịch vụ này chưa thực sự thu hút khách hàng mà sau này mới thật sự trở nên phổ biến bởi sự bùng nổ của mạng Internet và các công ty thương mại điện tử như Amazon hay eBay…Đến những năm 2000, sự phát triển của công nghệ điện thoại thông minh và mạng không dây, một lần nữa đưa công nghệ ngân hàng lên một tầm cao mới. Không chỉ đáp ứng cho khách hàng các SPDV thông qua ngân hàng trực tuyến mà còn rút ngắn khoảng cách giữa ngân hàng với khách hàng thông qua dịch vụ ngân hàng di động. Không dừng lại ở đó, trước sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo ra xu hướng ngân hàng mở, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.
- 2 Đặc biệt là sự ra đời ngày càng nhiều các công ty Fintech như một cú hích trước sự phát triển của NHTM. Không chỉ phát triển bùng nổ trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới, mà tại Việt Nam sự xuất hiện của Fintech bắt đầu từ những năm 2008, và thực sự phát triển với tốc độ cao từ năm 2015. Các công ty trong lĩnh vực Fintech cung ứng các dịch vụ tài chính đa dạng như tài chính cá nhân, ví điện tử…là những dịch vụ thông minh và tiện ích đối với người dùng. Vậy đây là cơ hội hay thách thức đối với NHTM tại Việt Nam, hợp tác cùng phát triển hay đối thủ cạnh tranh khốc liệt. Tác giả Hữu Chí (2021) đưa ra nhận định của mình trong bài viết “Ngân hàng và Fintech đối thủ hay đối tác?” rằng việc chuyển đổi số ngân hàng là cần thiết, sự hợp tác giữa NHTM và các công ty Fintech là tất yếu. Trong bài viết “Cơ hội và thách thức phát triển công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam” Nguyễn Vũ Thân (2021) đã chỉ ra xu thế của các NHTM là chọn hợp tác cùng phát triển giữa NHTM và các công ty Fintech. Đây là mối quan hệ win-win, các công ty Fintech có thể khai thác mạng lưới, dữ liệu khách hàng của ngân hàng. Về phía ngân hàng có thể ứng dụng, cập nhật ngay các công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng mà không cần đầu tư quá nhiều vào cơ sở hạ tầng, nhân lực và chi phí cho khoa học công nghệ ban đầu. Việc hợp tác giữa NHTM và các công ty Fintech là xu hướng tất yếu, ứng dụng Fintech vào phát triển SPDV của NHTM là cái bắt tay đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên trước những lợi ích và ảnh hưởng tích cực thì bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng tiêu cực và thách thức nhất định như giảm thị phần, đối diện với những rủi ro công nghệ, bài toán về nâng cao chất lượng CNTT của hệ thống ngân hàng… Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Agribank là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam và luôn đi đầu trong các hoạt động ngân hàng cũng như tích cực đổi mới công nghệ để thích ứng và theo kịp xu thế thị trường. Chính vì vậy, luận văn sẽ nghiên cứu “Ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam- Agribank” nhằm chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại của Agribank khi ứng dụng Fintech trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại.
- 3 2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trong một bài báo được gửi cho Hội nghị Tài chính & Tiền tệ Melbourne vào tháng 7 năm 2016, đã cung cấp các số liệu chỉ ra rằng Fintech đã phát triển trên toàn cầu từ những năm 2013 và tăng trưởng mạnh mẽ những năm tiếp theo. Đầu tư vào Fintech toàn cầu năm 2013 đạt hơn 4 tỷ đô la Mỹ, con số này là 12,2 tỷ đô vào năm 2014 và 20 tỷ đô vào năm 2015. Sau khi tiến hành một cuộc khảo sát dành cho người tiêu dùng hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số ở Úc, Canada, Hồng Kông, Singapore, Vương Quốc Anh và Mỹ cho kết quả như sau: 15,5% đã sử dụng ít nhất hai dịch vụ Fintech; 53% người dùng điện thoại thông minh ở Mỹ sử dụng dịch vụ ngân hàng di động cho việc kiểm tra biến động số dư và chuyển khoản; 28% thực hiện thanh toán di động cho các mặt hàng tại cửa hàng và chi trả các hóa đơn. Và sau 5 năm, theo báo cáo Fintech toàn cầu của trang findexable.com ngày 29/06/2021 đã chỉ ra sự phát triển và lan rộng của fintech không chỉ ở các quốc gia phát triển mà sẽ còn lan rộng và mạnh mẽ trên thị trường tài chính toàn cầu. Điều này có tác động rất xa và rộng. Đầu tiên là tiếp cận các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo hướng cá nhân hóa, từ đó giúp hàng triệu người trên thế giới phát huy hết tiềm năng của họ. Điều thứ hai đó là tác động của Fintech đến các hoạt động tài chính ngân hàng dễ lan tỏa bởi vì nó giúp cho người sử dụng dịch vụ thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và đơn giản với chi phí thấp. Điểm thứ ba phải nhắc tới đó chính là sự lan tỏa nhanh chóng tạo ra hệ thống mạng lưới các công ty Fintech ở khắp các thành phố và quốc gia, từ đó phát triển thành hệ sinh thái cho Fintech. Khi các công ty hoạt động tốt trên nền tảng khách hàng khồng ngừng tăng trưởng tạo ra sự đóng góp nhất định cho sự phát triển nền kinh tế. Tất cả những điều này minh chứng cho việc ứng dụng Fintech vào ngành tài chính ngân hàng là cần thiết, mang lại sự thúc đẩy và đổi mới cần thiết cho các dịch vụ tài chính để giúp cho hoạt động tài chính ngân hàng đa dạng và hiện đại hơn. Và các kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn nhóm nội dung chính như sau: Fintech đang phát triển mạnh mẽ. Các báo cáo và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng Fintech đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Cách đây khoảng mười
- 4 năm, khi các công ty Fintech tư nhân nổi lên thì họ thường bị coi là không liên quan lắm đến ngành tài chính ngân hàng. Nhưng sau khi trải qua đại dịch thì cả thế giới phải công nhận rằng các công ty cung cấp dịch vụ tài chính kỹ thuật số này chính là nền tảng cho sự hoạt động trơn tru không phải chỉ của thị trường tài chính ngân hàng mà là của cả nền kinh tế. Hệ sinh thái Fintech đã giúp các giao dịch tài chính ngân hàng được thực hiện một cách nhanh chóng, bất kể địa lý. Giúp các công ty tiêu thụ sản phẩm của mình thông qua các sàn thương mại điện tử, cả thế giới chao đảo vì các hoạt động giãn cách, các lệnh phong tỏa và nền kinh tế vận hành trong lúc đại dịch không phủ nhận vai trò to lớn của các công ty Fintech. Theo CB Insight, tháng 4 năm 2020 số lượng các tập đoàn Fintech lớn là 64 và con số này là 108 vào một năm sau đó. Hiện nay, Fintech đại diện cho 20% tổng giá trị của ngành công nghệ, thay vì 15% so với năm trước đó. Fintech tạo ra sự khác biệt. Nghiên cứu của Findexable chỉ ra rằng, sự sẵn có của các dịch vụ tài chính không nhất thiết tạo ra sự tăng lên về nhu cầu sử dụng các dịch vụ này. Tuy nhiên sự xuất hiện của Fintech như một chất xúc tác, thôi thúc tiến trình hòa nhập. Theo một khảo sát của Mambu vào năm 2021 cho thấy người tiêu dùng muốn các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng hướng dẫn họ sử dụng các sản phẩm tài chính một cách tốt nhất. Tuy nhiên điều này không đáp ứng được đối với dịch vụ tài chính ngân hàng truyền thống. Sự xuất hiện của Fintech với sự đơn giản, nhanh chóng, dễ sử dụng đóng vai trò như một người thúc đẩy phát triển dịch vụ tài chính đã hiện thực hóa được điều này. Theo một nghiên cứu xuất bản bởi Mambu trong năm 2021 dựa trên các cuộc phỏng vấn với 2.000 cá nhân, trong đó 56% khách hàng sử dịch vụ ngân hàng được hỏi cho biết rằng họ cảm thấy họ nên có quyền truy cập vào các dịch vụ bổ sung. Tài chính không dừng lại ở việc mở tài khoản ngân hàng, mà tài chính toàn diện là nhu cầu ở khắp mọi nơi. Do đó việc hợp tác đưa ra các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng không chỉ là cơ hội kinh doanh đây là nghĩa vụ của fintech cũng như các ngân hàng thương mại. Để làm được điều này thì cần thu hẹp khoảng cách: giữa người đương nhiệm và người đổi mới, giữa các công ty tư nhân và các nhà đầu tư, giữa những người sáng lập và khách hàng của họ.
- 5 Hợp tác giữa Ngân hàng và Fintech là tất yếu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của Fintech như vậy thì một sự thật đó là nguồn vốn đang chảy vào Fintech ngày càng nhiều hơn trên phạm vi toàn cầu. Ở các thành phố và các quốc gia nếu không phải số lượng tiền huy động được vào Fintech nhiều hơn thì sẽ là giao dịch tăng lên hoặc cả hai. Chính vì lẽ đó việc hợp tác giữa ngân hàng và Fintech là xu thế tất yếu, góp phần vào sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Hình 1: Biểu đồ xu hướng tài trợ vốn vào Fintech trên toàn cầu giai đoạn 2018-Q2/2021 Nguồn: State of Fintech Q2’21 Report- CB Insights (2021) Trên đây là biểu đồ tổng hợp nguồn vốn đầu tư vào các công ty Fintech trên toàn cầu giai đoạn 2018-Q2/2021 do CB Insights tổng hợp. Qua đây có thể thấy giá trị đầu tư vào Fintech trên toàn cầu có xu hướng tăng dần qua các năm về giá trị. Từ đó chứng tỏ sự phát triển của các công ty Fintech là ngày càng lớn mạnh và hoạt động hiệu quả nên ngày càng thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này. Fintech tạo ra cơ hội và thách thức đối với các NHTM. Bên cạnh việc mang lại lợi ích to lớn đó là hiện đại hóa, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho NHTM thì các công ty, tập đoàn tài chính lớn trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra những thách thức không nhỏ. Đó là sự đào thải về nhân sự nếu không bắt kịp cuộc đua về trình độ công nghệ, là sự chiếm lĩnh thị phần khách hàng cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Bởi các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân của các công ty
- 6 Fintech vừa nhanh chóng, thuận lợi và đa dạng hơn so với các khoản cho vay của NHTM. Một cuộc chạy đua công nghệ để thích ứng với Fintech cũng xảy ra giữa các NHTM, tạo ra sự đột phá đối với nền tảng công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tuy nhiên cũng có tác động tiêu cực nhất định các NHTM nếu không có kế hoạch tài chính rõ ràng, phù hợp và dài hạn. 2.2. Các nghiên cứu trong nước Mặc dù thị trường Fintech Việt Nam đi sau các nước trên thế giới và khu vực, tuy nhiên Việt Nam Trong báo cáo Vietnam Fintech Report 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định “Tại Việt Nam, 72% các công ty Fintech chọn hợp tác với các ngân hàng trong việc kinh doanh và cung cấp dịch vụ, thay vì tham gia vào cuộc cạnh tranh trực tiếp”. Bên cạnh đó, Vụ Thanh toán – NHNN Việt Nam cũng nhận định hiện có 82% các ngân hàng thương mại thực hiện chiến lược hợp tác với Fintech để đa dạng hóa kênh cung ứng dịch vụ tài chính đến khách hàng. Chính vì sự phát triển bùng nổ của các công ty Fintech trong những năm gần đây tạo ra một bức tranh mới về công nghệ trong ngành tài chính ngân hàng đã trở thành chủ đề hấp dẫn và cấp thiết thu hút nhiều tác giả nghiên cứu về Fintech trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Việc hợp tác giữa NHTM và các công ty Fintech trở thành xu thế trong những năm gần đây tạo ra sự thay da đổi thịt trong ngành ngân hàng cũng như đặt ra nhiều khía cạnh, góc nhìn mới về việc ứng dụng Fintech trong phát triển sản phẩm dịch vụ của NHTM. Nhìn chung các nghiên cứu trong nước chia thành ba nhóm nội dung chính. Nhóm nội dung thứ nhất nghiên cứu và chứng minh việc hợp tác giữa NHTM và Fintech là xu thế tất yếu. Dù NHTM có bề dày uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, song đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 các NHTM khó tránh khỏi độ trễ về công nghệ. Đặc biệt là sự tăng trưởng nhanh của Fintech trong thời gian vừa qua đã làm thay đổi cục diện kinh doanh của ngành tài chính ngân hàng. Theo thống kê của NHNN tại thị trường Việt Nam năm 2016 có 40 công ty Fintech và con số này đã lên tới hơn 150 công ty vào năm 2020, tức là tăng gấp bốn lần trong vòng bốn năm. Chính vì lẽ đó mà việc hợp tác giữa NHTM và các công ty Fintech là giải pháp, xu thế tất yếu – hai bên cùng có lợi.
- 7 Trung tâm tư vấn nguồn lực tài chính vi mô, “Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động tài chính vi mô hướng tới phổ cập tài chính tại Việt Nam”, Hà Nội 2018. Báo cáo đã chỉ ra xu thế chủ đạo trong thời gian qua vẫn là mô hình kết hợp giữa các công ty Fintech với ngân hàng, tổ chức tài chính, bởi mặc dù có lợi thế về giải pháp công nghệ nhưng các công ty Fintech lại chưa đủ kiến thức sâu về dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung, kinh nghiệm quản trị hoạt động ngân hàng và đặc biệt là chưa thể ngày một ngày hai tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng vốn đã quen thuộc với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Vũ Cẩm Nhung, Lại Cao Mai Phương (2021), “Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam”, Thị trường tài chính và tiền tệ. Bài viết đã chỉ ra lợi thế của ngân hàng về uy tín, kinh nghiệm, mạng lưới hệ thống và khách hàng. Ưu thế của các công ty Fintech là công nghệ và sự linh hoạt. Nếu chỉ có uy tín, kinh nghiệm và khách hàng nhưng không có đổi mới công nghệ theo kịp thời đại số thì ngân hàng sẽ trở nên tụt hậu. Về phía các công ty Fintech nếu chỉ có côngkhái nghệ, bắt đầu xây dựng uy tín và đi tìm khách hàng xây dựng mạng lưới thì sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được mục tiêu. Chính vì vậy sự kết hợp giữa NHTM và các công ty Fintech là tất yếu. Hai bên cùng có lợi. Điều này càng thấy rõ hơn nữa với bối cảnh Covid-19 diễn biến đầy phức tạp trong ba năm vừa qua. Dịch bệnh Covid-19 khiến cho nền kinh tế toàn cầu chao đảo, đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như gián đoạn hệ thống Logistic, hàng hóa khan hiếm, việc mua bán và thanh toán bị hạn chế. Các hoạt động ngân hàng giảm xuống một các rõ rệt. Nhất là khi các chính sách giãn cách xã hội và hạn chế giờ mở cửa các cơ sở kinh doanh được áp dụng. Thì nhờ có sự kết hợp giữa NHTM và Fintech mà đã giải quyết một phần các hoạt động thanh toán qua các kênh NHĐT, ví điện tử, thanh toán trực tuyến và mở tài khoản trực tuyến thông qua ứng dụng EKYC vào dịch vụ ngân hàng. Tất cả những điều này đã chứng minh cho việc hợp tác giữa NHTM và các công ty Fintech là xu thế tất yếu. Nhóm nội dung thứ hai đi sâu nghiên cứu vấn đề “Ngân hàng – Fintech: đối tác hay đối thủ cạnh tranh”. Hữu Chí (2021), “Ngân hàng và Fintech, đối thủ hay đối tác?”, Thông tin và truyền thông. Bảo Đăng (2021), “Ngân hàng – Fintech:
- 8 Đối tác hay đối thủ cạnh tranh?”, Thị trường tài chính và tiền tệ. Hai tác giả đều chỉ ra rằng NHTM trở thành khách hàng và đối tác chiến lược của các công ty Fintech. Bên cạnh đó bài viết cũng chỉ ra sau khi hợp tác với các công ty Fintech, lới ích đối với NHTM đó là sức mạnh công nghệ giúp gia tăng tiện ích cho khách hàng trong việc cung ứng dịch vụ cũng như đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm làm gia tăng hơn nữa sự hài lòng của khách hàng. Về phía các công ty Fintech bằng sức mạnh công nghệ vốn có và tận dụng dữ liệu khách hàng trên nền tảng hợp tác với NHTM thì trong tương lai gần các công ty Fintech sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của NHTM trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cá nhân và thanh toán. Bởi thủ tục cho vay tiêu dùng cá nhân của Fintech tinh gọn, nhanh chóng hơn NHTM, đáp ứng đa dạng linh hoạt cả về mục đích sử dụng vốn và hạn mức cho vay. Hợp tác là xu thế, vừa là đối tác chiến lược hai bên cùng có lợi vừa trở thành đối thủ cạnh tranh – đó là mối quan hệ giữa NHTM và Fintech. Bên cạnh việc hợp tác mang lại lợi ích cho cả NHTM và Fintech, giúp hai bên phát huy và tận dụng được tối đa ưu thế của mình và khai thác được thế mạnh của đối tác thì sự phát triển không ngừng của các công ty Fintech trong những năm vừa qua cũng tạo ra không ít tác động và thách thức đến hoạt động của NHTM và đưa ra các khuyến nghị. Đó chính là nhóm nội dung nghiên cứu thứ ba. Lê Thị Khương (2020), “Tác động của Fintech đối với hệ thống ngân hàng - Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và gợi ý cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. Tác giả chỉ ra những tác động tích cực và những tác động ngoài mong muốn của Fintech đến hệ thống NHTM tại Việt Nam. Bằng việc kết hợp với các công ty Fintech các NHTM đã đổi mới mô hình kinh doanh truyền thống, thay thế bằng những sản phẩm dịch vụ cũng như phương thức kinh doanh hiện đại hơn đa dạng hơn nhờ công nghệ tài chính. Thông qua đó giảm thiểu chi phí hoạt động ngân hàng, nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, tăng cường khả năng có thể kiểm soát các rủi ro. Đồng thời tạo ra mô hình kinh doanh mà ở đó mọi sản phẩm đều hướng tới khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của NHTM. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra việc các công ty Fintech có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh của NHTM trong mảng cho vay tiêu dùng. Trước nay NHTM
- 9 luôn có lợi thế về giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay với tư cách là một trung gian tài chính có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và mạng lưới rộng lớn. Lợi thế này dựa trên thông tin và vị thế độc quyền đã mang lại cho ngân hàng thương mại những lợi thế dài hạn và duy nhất. Tuy nhiên sự xuất hiện của các công ty Fintech với sự ưu việt của điện toán đám mây và các công nghệ lưu giữ thông tin, phân loại và quản lý thông tin khách hàng một cách hiệu quả do đó làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin so với các phương pháp truyền thống ngân hàng đang sử dụng. Vì vậy đã làm giảm lợi thế của ngân hàng trong dịch vụ này. Công ty tư vấn quản lý Mc Kinsey, “Báo cáo khảo sát dịch vụ tài chính cá nhân (PFS) thực hiện tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Việt Nam 2021. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng đến năm 2025 Fintech có thể ảnh hưởng đến xu hướng giảm từ 10-40% lợi nhuận của khu vực ngân hàng. Khảo sát của Mc Kinsey tại Việt Nam cho thấy, có 50% số người tham gia khảo sát cho biết họ sẵn sàng sử dụng các công nghệ tài chính mới, đặc biệt là thanh toán số. Bên cạnh đó, phần lớn những người được hỏi cũng đánh giá mô hình ngân hàng truyền thống sẽ bị thay thế bởi mô hình hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech trong 10- 15 năm năm tới. Đinh Thị Thu Hồng, Nguyễn Hữu Tuấn (2021) “Tác động của Fintech tới hoạt động NHTM”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. Nghiên cứu đã phân tích định lượng và chỉ ra rằng sự phát triển của Fintech tác động ngược chiều đến các chỉ số ROA (tỷ số lợi nhuận trên tài sản), ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu), NIM (tỷ lệ thu nhập lãi thuần), và YAE của NHTM. Tuy nhiên tác động của Fintech không chỉ dừng lại ở khía cạnh các chỉ số tài chính. Dương Tấn Khoa (2019), “Fintech trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Tương lai của Fintech và ngân hàng – Phát triển và đổi mới, Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 2018. Trong nghiên cứu tác giả đã chỉ ra những nguy cơ về mặt chất lượng tín dụng và công nghệ đối việc bảo mật thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ. Đối với dịch vụ cho vay truyền thống của NHTM việc thẩm định tín dụng được đảm bảo đầy đủ và chặt chẽ dựa trên những quy định rõ ràng. Song khi ứng dụng Fintech các sản phẩm cho vay đa dạng và đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng tuy nhiên lại đơn thuần là kết nối người thặng dư vốn và người thiếu hụt vốn.
- 10 Dẫn đến độ an toàn không cao cả về các sản phẩm cho vay và huy động qua Fintech. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói chung đối với thị trường cho vay. Bên cạnh đó vì sử dụng nền tảng công nghệ nên việc phụ thuộc vào công nghệ là không thể tránh khỏi. Việc đối diện với nguy cơ lỗi hệ thống và an ninh mạng đã được tác giả chỉ ra. Đặc biệt việc không đảm bảo an toàn an ninh mạng có thể gây ra lộ dữ liệu thông tin người dùng sẽ làm hư hại, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Nếu hàng ngàn khách hàng bị lộ thông tin tài chính cá nhân và bị mất tiền trong tài khoản đây sẽ là một thảm họa của ngành tài chính ngân hàng. Điều này đã từng xảy ra với doanh nghiệp hàng đầu thế giới như Facebook thì hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ công ty Fintech nào. Chính vì vậy khi hợp tác với các công ty Fintech, các NHTM phải chú trọng vấn đề nâng cao trình độ công nghệ thông tin, đảm bảo tính bảo mật thông tin khách hàng và an toàn an ninh mạnh để tránh rủi ro xảy ra. Qua các nghiên cứu cho thấy bằng chứng về việc Fintech phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam. Đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với các NHTM nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số để giảm tác động bất lợi từ các công ty Fintech, NHNN khuyến khích năm nhóm sản phẩm: (1) Định danh khách hàng điện tử (e-KYC), (2) Cho vay ngang hàng (P2P Lending), (3) Thanh toán điện tử (e-payments), (4) Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs), (5) Các giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain. Chính vì vậy sự phát triển của Fintech tác động đến NHTM bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. 2.3. Khoảng trống nghiên cứu Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa Fintech và NHTM một cách đa dạng từ nhiều khía cạnh và phương pháp khác nhau. Những nghiên cứu đều chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực của việc hợp tác giữa NHTM và các công ty Fintech cũng như ứng dụng Fintech vào hoạt động của NHTM. Thứ nhất, sự trỗi dậy của Fintech đã tạo ra một diện mạo mới cho ngành tài chính ngân hàng. Việc hợp tác giữa NHTM và Fintech là xu thế tất yếu, tạo nên cặp đôi quyền lực hai bên cùng có lợi. Thứ hai, việc hợp tác này cũng tạo ra không ít thách thức đối với sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p | 415 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p | 111 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) - Thực trạng và giải pháp
122 p | 54 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p | 78 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p | 26 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p | 28 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p | 63 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p | 127 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p | 22 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam
98 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p | 81 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p | 54 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p | 58 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thanh Chương - Nghệ An
99 p | 14 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính: Nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trong điều kiện kinh tế quốc tế
16 p | 28 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn