ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
VIỆN SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tăng trưởng cao, liên tục không chỉ là điều kiện cần mà là động lực cho phát<br />
triển kinh tế xã hội để đất nước thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, đó cũng là nền tảng xác lập<br />
vị thế đất nước trong cạnh tranh hội nhập toàn cầu. Để tăng trưởng lực lượng lao<br />
động, khoa học công nghệ và nguồn vốn đầu tư được coi là những nhân tố cấu thành<br />
quan trọng.<br />
Xuất phát từ những lập luận đó cùng với thực tế mà nhóm chúng tôi đã chọn đề<br />
tài:<br />
“Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay ”<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Đề tài ngoài nhằm mục đích củng cố và nâng cao những kiến thức đã học.<br />
Đồng thời áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn<br />
đề vướng mắc. Qua đó kiểm nghiệm và nâng cao những lý thuyết đã học, đúc rút và<br />
tích lũy kiến thức đã học.<br />
Mục đích của đề tài này là cho chúng ta thấy tăng trưởng kinh tế Việ Nam trong giai<br />
đoạn qua cũng như giúp chúng ta hiểu rõ tác động của các nuồn lực với tăng trưởng<br />
kinh tế Việt Nam.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Bài viết tập trung nghiên cứu các vấn đề về nguồn lực ở Việt Nam hiện nay .<br />
Nhấn mạnh vai trò của các yếu tố nguồn lực và đưa ra giải pháp nâng cao tác động<br />
tích cực của các yếu tố đó với tăng trưởng kinh tế.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam<br />
: lực lượng lao động, nguồn vốn đầu tư, năng suất các nhân tố tổng hợp.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài chủ yếu dựa trên các phương pháp phân tích, so sánh …đồng thời kết<br />
hợp với các học thuyết kinh tế , kinh nghiệm thực tế. Từ đó đưa ra các phương pháp<br />
hoàn thiện các yếu tố nguồn lực và tổng hợp đưa ra các vao trò của các yếu tồ nguồn<br />
THAO LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN - NHÓM 5 LỚP G<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
VIỆN SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
lực đối với tăng trưởng kinh tế.<br />
5. Kết cấu của đề tài<br />
Ngoài lời mở đầu và lời kết luận đề tài gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
Chương 2: Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.<br />
Chương 3: Giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế ở Việt<br />
Nam thời gian tới .<br />
Do sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn và thời gian thực<br />
hiện, nên tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự<br />
đóng góp ý kiến của thầy/cô và các bạn để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
THAO LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN - NHÓM 5 LỚP G<br />
<br />
2<br />
<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
VIỆN SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC<br />
TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ<br />
1. Khái quát về vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
qua các mô hình<br />
1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế<br />
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng<br />
thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc<br />
độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng<br />
được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm<br />
giữa các thời kỳ. Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc<br />
giá trị. Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền<br />
kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản<br />
ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.<br />
Trong quá trình phát triển kinh tế, sự tiến bộ và công bằng xã hội chính là mục<br />
tiêu cuối cùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh<br />
tế, còn tăng trưởng là điều kiện cần của sự phát triển. Các nước đang phát triển không<br />
thể thực hiện được mục tiêu phát triển nền kinh tế nếu không có một khả năng tích luỹ<br />
vốn cao, và mục tiêu phấn đấu của xã hội không phải là cho một sự công bằng trong<br />
đó ai cùng nghèo như ai. Một xã hội lành mạnh phải dựa trên cơ sở của một nền kinh<br />
tế vững chắc về vật chất.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất cần thiết cho quá<br />
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cho sự thay đổi các mục tiêu xã hội.<br />
1.2 Khái niệm về yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
Theo quan điểm hiện nay, 3 yếu tố trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế<br />
được nhấn mạnh là: vốn, lao động và năng suất yếu tố tổng hợp.<br />
Y = F(K,L,TFP)<br />
Trong đó: K là vốn, L là lao động, TFP là năng suất yếu tố tổng hợp tác động đến<br />
tăng trưởng.<br />
<br />
THAO LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN - NHÓM 5 LỚP G<br />
<br />
3<br />
<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
VIỆN SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
Tăng trưởng kinh tế do ba yếu tố tác động : đó là vốn, lao động và năng suất<br />
các nhân tố tổng hợp(TFP).<br />
1.2.1. Yếu tố Vốn (K):<br />
Vốn (K) là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng có tác động trực tiếp đến tăng<br />
trưởng kinh tế. Vốn sản xuất đứng trên góc độ vĩ mô có liên quan trực tiếp đến tăng<br />
trưởng kinh tế được đặt ra ở khía cạnh vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền<br />
(giá trị), nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích luỹ lại của nền kinh tế và bao gồm:<br />
nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang bị được sử dụng như những yếu<br />
tố đầu vào trong sản xuất. ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn sản xuất<br />
vào tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đó là sự thể hiện của tính<br />
chất tăng trưởng theo chiều rộng. Tuy vậy tác động của yếu tố này đang có xu hướng<br />
giảm dần và được thay thế bằng các yếu tố khác.<br />
1.2.2. Yếu tố Lao động (L):<br />
Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Trước đây, chúng ta chỉ quan<br />
niệm lao động là yếu tố vật chất đầu vào giống như yếu tố vốn và được xác định bằng<br />
số lượng dân số nguồn lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời<br />
gian lao động). Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh<br />
đến khía cạnh phi vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực đó là các lao động có kỹ<br />
năng sản xuất, lao động có thể vận hành được máy móc thiết bị phức tạp, những lao<br />
động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế. Việc hiểu yếu tố lao<br />
động theo hai nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phân tích lợi thế và<br />
vai trò của yếu tố này trong tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển và các nước<br />
đang phát triển. Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng<br />
góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao<br />
do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp.<br />
1.2.3. Yếu tố TFP total factor producctivity ( năng suất các nhân tố tổng hợp)<br />
Yếu tố công nghệ kỹ thuật trong hàm sản xuất truyền thống hiện nay cũng được<br />
mở rộng ra theo nghĩa là các yếu tố còn lại ngoài vốn và lao động tác động đến tăng<br />
trưởng kinh tế. Năng suất nhân tố tổng hợp là: hiệu quả sử dụng các thành tựu của tiến<br />
bộ công nghệ, kết quả nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh tế;<br />
tác động của các yếu tố thể chế, chính sách, quá trình mở cửa, hội nhập, vốn nhân lực;<br />
THAO LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN - NHÓM 5 LỚP G<br />
<br />
4<br />
<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
<br />
VIỆN SAU ĐẠI HỌC<br />
<br />
tất cả tạo nên hiệu quả, năng suất sử dụng lao động cao hơn và tạo nên “phần dư” còn<br />
lại của thu nhập sau khi loại trừ tác dộng của yếu tố vốn và lao động.<br />
1.3 Vai trò của các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng kinh tế<br />
1.3.1. Lao động (L):<br />
Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và<br />
kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu<br />
hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay<br />
mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như<br />
máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối<br />
đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động<br />
tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II<br />
cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất<br />
lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.<br />
1.3.2. Vốn (K):<br />
Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người<br />
lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi<br />
lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư<br />
nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát<br />
triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự<br />
tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư<br />
nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho<br />
sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy<br />
mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy<br />
mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông,<br />
mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....<br />
1.3.3 Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP – total factor productivity).<br />
Tăng trưởng TFP thể hiện cả hiệu quả khoa học công nghệ lẫn hiệu quả sử<br />
dụng các nguồn lực.<br />
TFP được coi là yếu tố phi vật chất tác động đến tăng trưởng, được coi là yếu<br />
tố tăng trưởng theo chiều sâu. Ngày nay, tác động của thể chế, của chính sách mở cửa,<br />
hội nhập hay phát triển của vốn nhân lực đẫ giúp cho các nước đang phát triển tiếp cận<br />
THAO LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN - NHÓM 5 LỚP G<br />
<br />
5<br />
<br />