intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:91

188
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài: vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện sóc sơn', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn

  1. Mục lục 1
  2. Chương 1: Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn. 1.1.Tổng quan về làng nghề. 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm làng nghề. 1.1.1.1. Khái niệm. Làng nghề là một cụm những hộ dân cư đang sinh sống trong một thôn (làng) cùng làm một nghề sản xuất ra một loại một sản phẩm, dịch vụ nào đó nhằm mục đích bán ra thị trường để thu lời. Trong làng nghề, công nông nghiệp kết hợp với nhau, vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề hoặc làm nghề nhưng “ly nông bất ly hương”. Nói đến làng nghề ta thường nghĩ ngay đến những làng làm ngh ề thủ công truyền thống như làng nghề lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ. Nghề thủ công là nghề sản xuất chủ yếu bằng tay và công cụ giản đơn với con mắt và bộ óc của nghệ nhân và th ợ k ỹ thu ật. Đ ối v ới mỗi nghề được xếp vào các nghề thủ công truyền thống, nhất thiết phải có các yếu tố sau: Một là, đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đ ời ở n ước ta ho ặc là một nghề mới từ địa phương khác mang đến song được các nghệ nhân ở nơi cũ truyền đạt lại kinh nghiệm và kỹ sảo kinh nghiệm. Hai là, sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. Ba là, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. Bốn là, kỹ thuật sản xuất tinh vi, chứa nhiều yếu t ố kinh nghi ệm t ừ đời sang đời khác và công nghệ khá ổn định. Năm là, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc ch ủ yếu nhất. Nhìn chung nghề truyền thống được hình thành gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng (đất đai, khí hậu, môi trường…) và nh ư vậy nó gắn bó với vùng nguyên liệu có tình đặc thù cho sản xuất. 2
  3. Sáu là, sản phẩm sản xuất ra mang tính ch ất độc đáo v ừa là hàng hoá, vừa là sản phẩm văn hoá văn nghệ kỹ thuật mỹ thuật mang bản sắc văn hoá dân tộc, có giá trị chất lượng cao và có vị trí c ạnh tranh trên th ị trường trong nước và quốc tế. Bảy là, là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của c ộng đồng, có đóng góp đáng kể về kinh tế và ngân sách nhà nước, d ồng th ời nó còn sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn và lao dộng thành thị. Làng nghề truyền thống là làng nghề cổ truyền làm nghề thủ công, ở đây không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công cũng đồng thời là người làm nghề nông. Làng ngh ề là trung tâm sản xuất ra hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và nhiều h ộ gia đình chuyên làm nghề mang tính chất truyền thống lâu đời, có s ự liên k ết hỗ trợ nhau trong sản xuất, kỹ thuật, đào tạo thợ trẻ và bán s ản ph ẩm theo kiểu phường hội, kiểu doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cùng tổ nghề và các thành viên luôn có ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Làng nghề thủ công được công nghiệp hoá, có những nét khác biệt so với doanh nghiệp nghề nghiệp. Trước hết, doanh nghiệp nghề nghiệp là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, sản xuất tập trung theo một kế hoạch chung, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, còn làng nghề không có tư cách pháp nhân, các hộ gia đình trong làng không được tổ chức phối hợp ch ặt chẽ, sản xuất phân tán, mạnh ai lấy làm, tuy nhiên l ại t ận dụng đ ược nhân lực rỗi rãi, thời gian rỗi rãi và địa điểm sản xuất. 1.1.1.2. Đặc điểm. Thứ nhất, rất nhiều nghề thủ công truyền thống đã ra đời và phát triển rực rỡ trên các miền quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, làng ngh ề th ường 3
  4. gắn liền với nông thôn, các làng nghề thủ công tách dần kh ỏi nông nghi ệp nhưng không tách khỏi nông thôn. Thứ hai, kỹ thuật công nghệ sản xuất được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Công cụ lao động trong làng ngh ề đa s ố là công cụ thủ công truyền thống, thô sơ. Thứ ba, hình thức tổ chức sản xuất hộ gia đình, người chủ gia đình thường đồng thời là thợ cả mà trong số họ không ít nghệ nhân, còn nh ững thành viên trong hộ được huy động vào làm những việc khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật của t ừng người, vào giới tính hay lứa tuổi. Gia đình có thể thuê m ướn lao động trong và ngoài làng. Cá biệt có những lao động ở ngoại tỉnh thường xuyên hoặc theo thời vụ, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận. Thứ tư, làng nghề thường ở các làng quê gắn liền với sản xuất nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn trong dân không nhiều. Hơn nữa, hệ thống tín dụng ở các vùng này hầu như chưa phát triển nên vốn đầu t ư m ở rộng quy mô sản xuất, hiện đại hoá trong thiết bị sản xuất, tìm và nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề còn hạn chế. Thứ năm, các loại sản phẩm thường có một số sản phẩm mang tính nghệ thuật cao. Mặt khác, sản phẩm thường không phải do sản xuất hàng loạt mà có tính đơn chiếc nên có tính độc đáo và khác bi ệt cao. Các s ản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, sự bảo lưu và phát triển của các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của dân tộc. 1.1.2. Phân loại làng nghề. Có rất nhiều tiêu chí có thể được sử dụng để phân loại làng ngh ề. Căn cứ vào thời gian tồn tại và phát triển có thể chia làng nghề thành hai loại. 1.1.2.1. Làng nghề truyền thống (cổ truyền). 4
  5. Làng nghề truyền thống (LNTT) hình thành do các nghệ nhân truy ền nghề. Những nghệ nhân này thường được suy tôn là tổ nghề. Các làng nghề nổi tiếng nhất ở đồng bằng Bắc Bộ đều được hình thành như vậy và có tuổi nghề rất cao, từ một vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Lụa Hà Đông, với làng dệt lụa Vạn Phúc lừng danh đã từng xuất hiện từ th ế k ỷ thứ 3 sau công nguyên, do bà Lã Thị Nga - tổ ngh ề - truy ền dạy cho dân làng. Tính đến nay đã tồn tại và phát triển khoảng 1700 năm. Làng G ốm Bát Tràng có lịch sử hình thành, phát triển đã 500 năm nay. LNTT ra đời và phát triển nhằm đáp ứng một nhu cầu của xã h ội. Ví dụ như ở Thăng Long có làng nghề Nghĩa Đô chuyên làm gi ấy sắc r ồng vì các triều vua có nhu cầu viết giấy chiếu sắc, hay La Khê có nghề dệt the phục vụ cho nhu cầu may mặc. Ngày nay, sự biến động của thị trường có tác động mạnh m ẽ tới các làng nghề, các LNTT phát triển theo các xu thế:  Nhóm các làng nghề dần bị mai một do sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường hoặc nhu cầu thị trường về sản ph ẩm làng nghề bị hạn chế như làng Chuông, làm nón lá, làng nghề đan quạt nan, mành cọ, đan rổ rá, làng pháo Bình Đa. Nhóm này có hai xu thế có thể phát triển. Thứ nhất, nếu không th ể khôi phục và phát triển nghề cũ thì làng nghề có thể chuyển sang làm các nghề mới, có đặc điểm sản xuất phù hợp với người th ợ th ủ công. Th ứ hai, có thể tìm thị trường tiêu thụ mới, hoặc giá trị sử dụng mới cho s ản ph ẩm làng nghề.  Nhóm các LNTT cần được bảo tồn như làng nghề đúc đồng, ngh ề nặn Tò He, làng vẽ tranh dân gian…Sản phẩm không có tính hàng hoá, thị trường nhưng mang yếu tố truyền thống văn hóa dân tộc cần phải có chính sách bảo tồn để không bị thất truyền. 5
  6.  Nhóm các LNTT phát triển tốt do sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường như các làng dệt, làng nghề chế biến nông sản, làm đồ gỗ nội thất gia đình, hàng mây tre đan… Tuy nhiên, không phải cứ ngành nghề nào kém phát triển thì mọi làng nghề làm nghề đó đều bị mai một, tan rã đi, mà có th ể có làng ngh ề s ản xuất mặt hàng đó vẫn tồn tại và có khi còn phát tri ển đ ược. Ví dụ nh ư trong khi làng gốm Thổ Hà (Bắc Ninh) bị sa sút m ạnh m ẽ thì làng ngh ề Gốm Bát Tràng (Hà Nội) lại phát triển lan toả ra cả một vùng lân cận tạo nên xã nghề. Mặt khác, những làng nghề có xu hướng phát triển tốt cũng luôn phải đối diện với những khó khăn như sự cạnh tranh khốc liệt của lụa tơ tằm Vạn Phúc với lụa tơ tằm công nghiệp của Trung Quốc v ề m ẫu mã cũng như chất lượng vải và các đặc tính nổi trội nh ư độ bóng, độ nhàu, đ ộ dai… Chính vì vậy, đòi hỏi các làng ngh ề cần ph ải luôn luôn c ố g ắng đ ổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản ph ẩm, c ải tiến mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai, đều do thị trường quyết định. Hay nói cách khác, là s ản xuất và bán cái mà người ta cần chứ không phải sản xuất và bán cái mà mình có.Vậy cái chính ở đây là sản phẩm của làng nghề phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường về kiểu dáng, chất lượng, giá cả thì mới có cơ hội phát triển được. 1.1.2.2. Làng nghê mới. Làng nghề mới được hình thành bằng nhiều con đường, nhưng chủ yếu do sức ép về kinh tế, đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự hình thành làng nghề mới ra đời. Các làng nghề mới thường có vị trí địa lý, nằm ở nơi có đất chật, người đông, chất đất hoặc khí hậu không phù hợp nên ngh ề nông khó có điều kiện phát triển, không đảm bảo thu nhập cho ng ười nông 6
  7. dân. Với tốc độ đô thị hoá như hiện nay, các làng ngh ề ven đô, làng ven th ị trường bị mất đất sản xuất để xây dựng các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, đường giao thông và các công trình khác. Cần ph ải tạo ra công ăn vi ệc làm cho những người nông dân bị thất nghiệp này để họ ổn định cuộc s ống và không trở thành gánh nặng cho xã hội. Nghề thủ công truyền thống (TCTT) là một trong những lựa chọn phù hợp nhất vì nghề này có nhiều công đoạn cần sử dụng nhiều lao động, thời gian đào tạo để biết làm nghề về c ơ b ản là ngắn và thích hợp với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi lao động. Mặt khác, đặc điểm của nghề nông là sau khi trồng trọt, chăm bón cần một khoảng thời gian cho cây hấp thụ tăng trưởng, đó chính là những lúc người nông dân rỗi rãi, nông nhàn. Tận dụng thời gian này để làm nghề thủ công tăng thu nhập thì thật là thích hợp. Các con đường hình thành nghề mới:  Một số làng nghề hình thành trên cơ sở sự lan toả dần từ một s ố LNTT, tạo thành một số làng nghề ở vùng lân cận LNTT.  Một số làng nghề gần dây mới hình thành một cách có chủ ý do chủ trương phát triển nghề phụ hay còn nói là cấy nghề mới. Các ngh ệ nhân, thợ thủ công lành nghề ở địa phương khác về dạy nghề và ph ổ bi ến kinh nghiệm sản xuất cho dân địa phương.  Một số làng nghề cổ truyền cũ bị mai một chuyển sang làm nghề mới nhằm tận dụng các điều kiện sẵn có và kỹ thuật tay nghề khéo léo của đội ngũ thợ thủ công trong làng để bù đắp khoản thu nhập đã b ị mất do nghề cũ.  Một số làng nghề hình thành từ một số cá nhân hay gia đình có những kỹ năng và có sự sáng tạo nhất định. Từ sự sáng tạo đó, quy trình sản xuất và sản phẩm của họ không ngừng được hoàn thiện, Tiêu biểu cho hình thức này là sự phát triển của tranh thêu Đà Lạt. 7
  8. Những làng nghề mới được hình thành chủ yếu là những ngh ề có tiềm năng phát triển nên sản phẩm ít nhiều đã có ch ỗ đứng trên th ị tr ường. Tuy nhiên, như ta đã biết chất lượng của sản phẩm nghề truyền thống chịu ảnh hưởng rất lớn vào tay nghề kỹ thuật của các nghệ nhân. Làng ngh ề mới thì đội ngũ nghệ nhân lành nghề được đào tạo bài bản không nhiều, trong khi đó các bí quyết công nghệ kỹ thuật ở các LNTT th ường được truyền từ đời này sang đời khác có tính chất gia truyền. Do đó, sản phẩm của các làng nghề mới sản xuất ra thường không tinh tế bằng sản phẩm của làng nghề gốc làm ra, dẫn đến giá trị sản phẩm trên thị trường cũng thấp hơn hẳn. 1.1.3. Các tiêu chí xác định làng nghề. Khái niệm về tiêu chí: Tiêu chí là một thuật ngữ khoa h ọc xu ất hi ện và được sử dụng nhiều trong khoảng 30 năm nay. Tiêu chí là đặt ra nh ững điều kiện cần và đủ làm cơ sở xem xét sự vật. Xây dựng tiêu chí làng nghề là tìm ra những điều kiện cần, nh ững c ơ sở chuẩn mực để từ đó xem xét đánh giá một làng nghề. Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định tiêu chí làng ngh ề là d ựa trên những thành tố cơ bản để liên kết bên trong ở các làng nghề, đồng thời dựa vào đặc điểm các làng nghề CN-TTCN, cho phép chúng ta nh ận th ấy rằng trong các làng nghề gồm sáu thành tố gắn kết chặt chẽ với nhau để tạo thành những tiềm năng vững chắc cho sự phát triển mỗi làng nghề. Một là, biên độ dao động số hộ làm nghề TTCN các làng nghề trên chiếm 60%-80% số hộ trong làng. Hai là, biên độ dao động số hộ làm một nghề chính ở làng chiếm từ 65%-90% so với tổng số hộ làm nghề TTCN. Tên của làng ngh ề được g ọi bằng chính tên của nghề chính đó. 8
  9. Ba là, có ý kiến cho rằng cần xem xét tỷ trọng giá trị doanh thu của TTCN trong tổng doanh thu của làng trong năm, coi đó là m ột tiêu chu ẩn xem xét công nhận một làng nghề. Thực tiễn cho thấy, xác định tỷ trọng TTCN ở làng trong tổng giá trị kinhh tế trong một năm là rất khó, bởi l ẽ sản phẩm của làng nghề luôn luôn biến động theo mùa vụ, những con số đưa ra chỉ là ước tính. Bốn là, ở những LNTT, những người cùng làm nghề có mối quan h ệ gắn kết chặt chẽ với nhau trong tình cảm cộng đồng, làng xóm. M ột s ố làng xã đã tổ chức ra hội ngành nghề giữ vai trò liên kết nh ững người làm nghề dịch vụ liên quan đến nghề, làng nghề. Đồng thời quy tụ nh ững người cùng nghề, tổ chức sinh hoạt văn hoá nghề ở nhà thờ tổ, hoặc đình làng, đền. Năm là, thực tiễn cho thấy ở các làng nghề, quá trình lao động, làm ra sản phẩm, lực lượng lao động đã tự phân công thành các lớp thợ với trình độ tay nghề khác nhau. Lớp thợ giỏi được người thợ tôn vinh là th ợ c ả, có nơi tôn vinh là nghệ nhân. Dưới thời bao cấp, nhà nước đã phong t ặng m ột số các nghệ nhân danh hiệu “bàn tay vàng”. Số thợ giỏi của các làng ngh ề chiếm từ 5%-20% lao động chính. Số thợ cả, nghệ nhân ở các làng ngh ề đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo lưu yếu tố truy ền th ống cũng như cách thức đẩy nghề phát triển, họ cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ thực tiễn lao động, tự h ọ gây được uy tín đ ối v ới người làng, góp phần truyền nghề cho lớp trẻ, giữ gìn sự đoàn kết, tham gia điều hành các vấn đề KT-XH ở làng, uy tín của một làng ngh ề g ắn v ới vai trò, trách nhiệm của lớp thợ và các nghệ nhân dày dặn kinh nghi ệm, tinh thông nghề nghiệp. Từ việc phân tích các thành tố gắn kết trong làng nghề đã giúp chúng ta tìm ra một mẫu số chung định hình khá rõ ở các làng ngh ề đi ển hình. T ừ 9
  10. đó, chúng ta có thể có được những tiêu chí xác đ ịnh v ề m ột làng ngh ề nh ư sau: - Số hộ và số lao động làm nghề TTCN ở làng đạt từ 50% trở lên so với số hộ và lao động của làng. - Số hộ làm nghề chính ở làng chiếm tỷ lệ trên 50% tổng thu nhập của làng trở lên so với hộ làm nghề TTCN và nghề chính ấy là tên g ọi của làng nghề. - Có tỷ trọng giá trị thu nhập TTCN ở làng đạt trên 50% trong một năm lao dộng. - Có tổ chức điều phối các hoạt động KT –XH ở làng ngh ề, ph ường hội, HTX, câu lạc bộ, ban quản lý mang tính t ự qu ản do ng ười trong làng bầu ra. - Có địa điểm là trung râm sinh hoạt KT-XH của làng ngh ề liên quan đến hoạt động của làng nghề. - Sản phẩm làm ra có tính mỹ thuật cao, mang đậm nét yếu tố văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam. - Sản phẩm có quy trình công nghệ nhất định, được truy ền t ừ th ế h ệ này sang thế hệ khác. Các tiêu chí trên được xây dựng xuất phát từ cơ sở khoa h ọc và th ực tiễn để các cấp chính quyền căn cứ vào đó lập hồ sơ đề ngh ị c ấp có th ẩm quyền công nhận danh hiệu làng nghề. Về tiêu chí nghề truyền thống, LNTT thì cho đến nay ch ưa có nh ững tiêu chí được quy định một cách chính thức để xác định th ế nào là ngh ề truyền thống, LNTT, song cách hiểu phổ biến hiện nay là:  Nghề truyền thống: bao gồm những nghề tiểu thủ công có từ trước thời Pháp thuộc, còn đến nay, kể cả những nghề đã được cải tiến 10
  11. hoặc sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống.  LNTT: là những làng có 50 hộ hoặc có từ 1/3 s ố h ộ hoặc lao đ ộng cùng làm một nghề truyền thống.  Xã nghề truyền thống: là một xã mà ở đó không chỉ có một làng mà có nhiều làng cùng làm một nghề truyền thống.  Phố nghề truyền thống: là những LNTT được đô thị hoá hoặc do nhiều lao động từ LNTT ra đô thị lập nghiệp tập trung lại thành ph ố ngh ề. Xã nghề truyền thống, phố nghề truyền thống thường được gọi chung là LNTT. LNTT là một vấn đề lớn, cần nghiên cứu để có các ch ủ trương, chính sách thích hợp, thúc đẩy hình thành các làng ngh ề phù h ợp v ới tính chất của ngành nghề thủ công và tập quán của nhân dân ta. Từ những phân tích ở trên có thể hiểu rằng, ngành nghề truyền thống là những ngành nghề TTCN đã xuất hiện từ lâu trong l ịch s ử phát triển kinh tế của nước ta còn tồn tại đến ngày nay. Bao gồm c ả ngành nghề mà phương pháp sản xuất được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công ngh ệ truy ền thống. Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên nhiều sản phẩm mới ra đời ưu thế hơn những sản phẩm truyền thống. Vì thế mà ngành nghề truyền thống dần dần bị mất đi, và một số ngành nghề mới xuất hiện để phù hợp với sự đòi hỏi khách quan của thị trường về cơ cấu, chất lượng, chủng loại sản phẩm. Đối với những nghề được xếp vào ngành nghề TCTT cần phải có những yếu tố sau: - Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta. 11
  12. - Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề. - Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề. - Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam. - Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, chủ yếu là trong nước. - Sản phẩm làm ra mang tính chất truyền thống độc đáo, bản sắc c ủa Việt Nam. - Là nghề nuôi sống bộ phận dân cư, cộng đồng, đóng góp đáng k ể vào ngân sách nhà nước. Có thể phân chia ngành nghề truyền thống ở nông thôn thành ba nhóm chính: - Nhóm một: Chế biến nông lâm, thủy sản - Nhóm hai: CN-TTCN & XD. - Nhóm ba: Dịch vụ. 1.2. Vai trò của LNTT trong quá trình CNH, HĐH nông thôn. Vai trò của LNTT là một trong những vấn đề có tính th ời sự cấp bách đang đặt ra hiện nay ở nông thôn nước ta. Nông thôn Việt Nam với dân số chiếm 73.2% dân số cả nước, nơi đây chiếm 56.8% lao động của cả nước. Và nông thôn cũng chính là nơi có tỷ lệ nghèo đói chiếm phần lớn số người nghèo của cả nước. Một số vai trò của LNTT như sau: 1.2.1. Khôi phục và phát triển LNTT đã thu hút nhân lực, tạo thêm nhi ều việc làm cho người lao động, thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. Giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc s ố một hi ện nay, bởi dân số và lao động gia tăng nhanh, diện tích đất canh tác trên đầu người thấp và ngày càng thu hẹp, khả năng thu hút lao đ ộng hi ện r ất th ấp, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp cao. 12
  13. Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Đơn vị : % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ thất nghiệp ở 6.4 6.3 6 5.8 5.6 5.3 thành thị Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông 74.2 74.3 75.3 77.7 79.4 80.6 thôn Nguồn: TCTK. Trong thời gian qua, ngoài kết quả tích cực nổi bật về mặt sử dụng số lượng lao động ở thành thị: tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đã liên tục giảm xuống thì chúng ta đã đạt được một số kết quả tích cực khác về mặt sử dụng số lượng lao động và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động trong tuổi lao động ở nông thôn đã liên t ục tăng lên. Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều ki ện dân s ố và số người đến tuổi lao động thời gian qua vẫn còn rất lớn. Mặc dù tốc độ tăng dân số giảm từ 1.86% năm 1991 xuống còn 1.65% năm 1995, còn 1.36% (2000), 1.33% (2005), nhưng quy mô dân số năm 2005 đã lên tới 83.127 nghìn người, tăng 15.879,3 nghìn người so với năm 1991. Bình quân một năm tăng 1.058,6 nghìn người. Số người đến tuổi lao động hàng năm vẫn còn rất lớn, lên đến trên 1 triệu người, tạo ra s ức ép l ớn v ề gi ải quy ết việc làm, lao động. Như vậy, giải quyết việc làm cho số lao động đang thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động đến tuổi lao động… là vấn đ ề b ức xúc đang đ ược đặt ra. Đặc biệt, khu vực nông thôn với gần 75% dân số và với tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 20%, thì vai trò của các làng nghề đống góp vào vi ệc gi ải quyết việc làm cho người lao động là rất quan trọng. Bởi trong các ngành 13
  14. nghề TCTT, lao động sống thường chiếm tỷ lệ tới 60%-65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển các làng nghề sẽ phù hợp với yêu cầu gi ải quy ết việc làm cho người lao động đang ngày càng dư thừa một cách nhanh chóng ở nông thôn. Sự phát triển làng nghề không những chỉ thu hút lao động dư thừa ở gia đình mình, làng xã mình, mà còn có thể thu hút được nhi ều lao động từ các địa phương khác đến làm thuê. Không nh ững th ế, sự phát tri ển các làng nghề còn kéo theo sự phát triển của nhiều ngành ngh ề d ịch v ụ khác, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn trong những năm qua không những đã góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú phục vụ người tiêu dùng và xuất khẩu, mà còn thu hút nhân l ực, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy phân công lao động. Giảm tỷ trọng dân cư và lao động nông nghiệp đến năm 2010 còn 50% nh ư Nghị quyết đại hội IX của đảng đề ra. Sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng của các hộ gia đình, các làng nghề, hội nghề, các hộ ngành nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn đã có tác dụng tích cực về nhiều mặt đến quá trình phát triển KT-XH và ngày càng trở thành động lực mang tính nội sinh thúc đẩy quá trình phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo h ướng CNH, HĐH. Như vậy, với sự phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao từ sản xuất hàng hoá phi nông nghiệp thu hút một bộ phận lớn nông dân chuy ển hẳn sang hoạt đ ộng ngành nghề phi nông nghiệp theo phương châm “ly nông bất ly hương”. Và cũng có tác động lớn trong việc tạo việc làm cho nông dân vào các tháng nông nhàn. Điều này có tác động lớn hạn ch ế dòng người ồ ạt t ự phát kéo ra các thành phố, thị xã gây ra hậu quả khó lường. 14
  15. 1.2.2. Khôi phục và phát triển LNTT đã thực sự tăng thu nh ập cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Ở những địa phương, ngành nghê truyền thống được mở mang cùng với sự chuyển dịch rõ rệt về cơ cấu lao động, và từ kinh tế hộ thu nhập của các hộ nông dân cũng đang có những chuyển biến tích cực theo h ướng: thu nhập từ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp và tiền công làm thuê ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập trong tổng thu nh ập từ hoạt động kinh tế nói chung củ hộ nông đân. Đặc biệt là những nơi biết khai thác các tiềm năng và thế mạnh về ngành nghề truyền thống về đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề; nắm bắt được nhu cầu thị trường , có kh ả năng tiếp thị và liên doanh, liên kết để mở rộng thị trường thì s ự chuy ển d ịch c ơ cấu lao động theo hướng CNH rõ nét. Các hoạt động ngành ngh ề th ực sự đã được xem như động lực của sự tăng trưởng, tạo việc làm mới, cải thiện đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho bản thân người lao đ ộng cũng nh ư mỗi gia đìnhvà cả cộng đồng. Mặc dù ngành nghề nông thôn còn đang gặp nhiều khó khăn trên con đường phát triển nhưng qua kết quả và bước đầu đã đạt được ở không ít những địa phương, người nông dân nông thôn đã hiểu rằng: nếu chỉ làm thuần nông, độc canh cây lúa thì giỏi nhất cũng chỉ đủ ăn, còn muốn làm giàu lên thì phải kết hợp hoặc chuyển hẳn sang các ho ạt đ ộng ngành ngh ề phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành nghề có khả năng tạo ra khối l ượng sản phẩm hàng hoá lớn, có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước hoặc phụ vụ cho xuất khẩu. Ở h ầu hết các làng nghề, đặc biệt là các LNTT đã được khôi phục và phát triển đều giàu có hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng ngh ề, tỷ l ệ h ộ khá giàu lên thường cao, không có hộ đói, tỷ lệ h ộ nghèo rất th ấp, thu nh ập t ừ ngành nghề chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ 15
  16. thống công trình công cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân mọc lên san sát và ngày một gia tăng, tỷ lệ số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ các hộ ngành nghề, các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở chuyên ngành nghề, các hộ nghề, làng nghề ở nông thôn một mặt tạo ra cơ hội giải quyết việc làm, tăng thu nh ập và s ức mua cho nông dân; mặt khác, đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, phân tán, độc canh, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá nông nghiệp đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với phát triển ngành nghề, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. 1.2.3. Sự phát triển của các LNTT đã thúc đẩy quá trình chuy ển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng (GDP), tạo ra kh ối lượng hàng hoá đa dạng phong phú, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phát triển LNTT nông thôn góp phần tăng trưởng, tạo ra khối lượng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ tiêu dùng và xuất kh ẩu, là m ột trong những nội dung quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ c ấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước. Bảng 2: Cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm. Đơn vị: % Năm 1993 1997 1998 2000 2003 2005 Tỷ trọng NN 29.69 25.77 25.98 24.3 22.5 20.9 CN-XD 28.63 32.07 32.7 36.6 39.5 41 DV 42.28 42.15 41.32 39.1 38 38.1 Nguồn: TCTK. 16
  17. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam năm 2005 chỉ tương đương với cơ cấu ngành kinh tế của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 80 của thế kỷ trước và hiện vẫn lạc hậu hơn cơ cấu kinh tế của những nước này. Bảng 3: Số lao động và cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế. 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Tổng số lao động (nghìn 37609. 38562. 39507. 40573. người) 6 7 7 8 41590 42710 24468. 24455. 24443. 24730. NN-LN-TS 24481 4 8 4 7 24259.3 CN-XD 4929.7 5551.9 6084.7 6670.5 7216.5 7645.1 DV 8198.9 8542.4 8967.2 9459.9 9639.1 10805.6 2. Tỷ trọng (%) 100 100 100 100 100 100 NN-LN-TS 65.09 63.45 61.90 60.24 59.46 56.80 CN-XD 13.11 14.40 15.40 16.44 17.35 17.90 DV 21.80 22.15 22.70 23.32 23.18 25.30 Nguồn: TCTK. Cơ cấu lao động nông thôn thay đổi, tỷ trọng lao đ ộng trong nông nghiệp giảm từ 65.09% năm 2000 xuống còn 56.80% năm 2005, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng, CN-XD tăng từ 13.11% năm 2000 lên 17.90% năm 2005, DV tăng từ 21.80% năm 2000 lên 25.30% năm 2005. Góp phần phân bố lao động hợp lý theo hướng “ly nông b ất ly h ương”. S ự phát triển LNTT đã phá vỡ thế thuần nông và tạo đà cho công nghi ệp phát tri ển, thúc đẩy CNH-HĐH nông nghiệp, kinh tế nông thôn. Việc khôi phục các nghề và các LNTT, phát triển các làng nghề m ới, sản phẩm mới, các doanh nghiệp nhỏ, các ngành ngh ề ở nông thôn một mặt tạo ra việc làm, tăng thu nhập và sức mua cho người dân nông thôn, mặt khác đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán sản xu ất t ừ s ản xuất nhỏ, phân tán, độc canh tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghi ệp 17
  18. hàng hoá, đa canh, kết hợp sản xuất nông nghiệp với công nghi ệp d ịch v ụ, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường hàng hoá, thị trường vốn, th ị trường lao động trong nông thôn. Các làng nghề sẽ là cầu nối giữa công nghiệp lớn hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, làm tiền đề để xây dựng công nghiệp lớn, hiện đại, là bước trung gian chuyển từ nông thôn thuần nông, nhỏ lẻ, phân tán lên công nghiệp lớn, hiện đại, đô thị hoá. Làng nghề sẽ là điểm thực hiện tốt phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp nông-công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển của các làng nghề là một trong những hướng rất quan trọng để thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH-HĐH. Tỷ trọng GDP của CN-TTCN, DV tăng lên trong tổng GDP được tạo ra ở nông thôn. Tỷ trọng nông nghiệp giảm trong khi sản lượng lương th ực vẫn tăng lên. Thu nhập của các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh tế của người dân nông thôn. Trên cơ sở tạo thêm được việc làm, tăng thu nhập các hoạt động ngành nghề được coi như là một động lực trực tiếp làm chuyển dịch c ơ cấu KT-XH nông thôn theo hướng tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, xoá hộ đói, nâng cao phúc lợi và ổn định xã hội. Hiện nay, sản phẩm của ngành nghề nông thôn đang có triển vọng phát triển rất rộng lớn: - Thị trường trong nước với 83.1217 triệu dân (2005) tiếp tục là thị trường quan trọng nhất của công nghiệp nông thôn. Nhiều sản phẩm tiêu thụ tại chỗ (vật liệu xây dựng, công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số sản phẩm chế biến lương thực, thực ph ẩm, hàng gia 18
  19. dụng). Nhiều sản phẩm có nhu cầu ngày càng tăng trong sự tăng trưởng kinh tế va đời sống nhân dân được nâng cao. - Thị trường du lịch có tiềm năng lớn đối với ngành nghề thủ công nghiệp. Số khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, số người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài cũng tăng nhanh, do đó sản phẩm quà lưu niệm của công nghiệp nông thôn hàng năm có thể bán cho khách du lịch ngày một tăng nhanh. Bảng 4: Số lượng và tốc độ tăng khách du lịch vào Việt Nam qua các năm. Tổng số Năm Nghìn lượt người Tốc độ tăng (%) 1997 1715.6 6.7 1998 1520.0 -11.4 1999 1781.8 17.2 2000 2140.1 20.1 2001 2330.8 8.9 2002 2628.2 12.8 2003 2429.7 -7.6 2004 2927.9 20.5 2005 3467.8 18.4 Nguồn: TCTK. - Thị trường xuất khẩu của công nghiệp nông thôn cũng có tiềm năng lớn. Về lâu dài, thị trường xuất khẩu là thị trường quan trọng vì các nước phát triển giá nhân công đắt, sản phẩm công nghiệp chủ yếu là bằng máy móc, vì vậy các sản phẩm mang tính chất thủ công với kỹ xảo điêu luy ện là rất có giá. 1.2.4. Phát triển nghề truyền thống đã góp phần bảo tồn truyền thống văn hoá dân tộc. Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử phát triển các làng nghề. Văn hoá làng với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyết th ống, láng 19
  20. giềng, hôn nhân, nghề nghiệp, với các phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng đã tạo nên bản sắc truy ền th ống văn hoá phong phú, sâu đậm của dân tộc Việt Nam. L ịch s ử nông thôn Vi ệt Nam đã ghi nhận, sự hình thành và phát triển của các LNTT là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những nét đặc sắc của văn hoá làng. Mỗi làng nghề đều thờ cúng một thành hoàng làng, hoặc một ông tổ nghề riêng, với những lễ hội, phong tục, tập quán và nh ững lu ật l ệ riêng. Có nhiều nghề, LNTT ở nước ta đã nổi bật lên trong lịch s ử văn hoá, văn minh Việt Nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao, mang tính riêng có của làng nghề, và những sản ph ẩm đó đã v ượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần, trở thành sản phẩm văn hoá, là nh ững bảo vật được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân tộc Vi ệt Nam. Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công mỹ nghệ, chính là di s ản quý giá mà ông cha ta đã tạo lập và để lại cho các th ế h ệ sau. Làng ngh ề là cả một môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá. Nó bảo l ưu nh ững tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các th ế hệ nghệ nhân tài ba và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Nhiều người nước ngoài biết đến Việt Nam thông qua những m ặt hàng TCTT đặc sắc. Bởi vậy, bảo tồn và phát triển các làng ngh ề góp ph ần đ ắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH. LNTT là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làng quê hay phường hội. Đó chính là cộng đồng nhỏ về văn hoá. Những phong tục, tập quán, đền thờ, miếu mạo,., của mỗi làng, xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc Việt Nam, vừa có nét riêng của mỗi làng quê, làng ngh ề. Các s ản ph ẩm của LNTT làm ra là sự kết tinh, sự giao lưu giá trị văn hoá, văn minh lâu đời 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2