intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở Việt Nam hiện nay "

Chia sẻ: Sâu Hư | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:25

411
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài " vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở việt nam hiện nay "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở Việt Nam hiện nay "

  1. Luận văn Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở Việt Nam hiện nay 1
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………….1 A.NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CƠ BẢN VỀ NSNN………………1 I.KHÁI NIỆM VỀ NSNN:…………………………………………….…….1 II.ĐẶC ĐIỂM CỦA NSNN:…………………………………………………5 III.THU VÀ CHI NSNN:…………………………………………………….7 1.Thu NSNN:……………………………………………………..7 2.Chi NSNN………………………………………………………9 2.1.Nhóm chi thường xuyên:……………………………………………9 2.2.Nhóm chi đầu tư phát triển:……………………………………….10 2.3.Chi trả nợ và viện trợ:………………………………………………10 3.Cân đối NSNN: …………………………………………………10 4.Thực trạng thị trường kinh tế......................................................11 B: NHẬN THỨC VỀ THỊ TRƯỜNG………………………………………….13 C.VAI TRÒ CỦA NSNN TRONG VIỆC ĐIỀU CHỈNH VÀ ỔN ĐỊNH NỀN KTTT………………………………………………………………………16 KẾT LUẬN………………………………………………………………………23 LỜI MỞ ĐẦU Trong lịch sử loài người, nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để thực hiện các chức năng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ về nhiều mặt như quản lý hành chính, chức năng kinh tế, chức năng trấn áp và các nhiệm vụ xã hội. 2
  3. Để thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình nhà nước cần phải có nguồn lực tài chính đó là cơ sở vật chất cho nhà nước tồn tại và hoạt động. Ngày nay nền kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí và vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dụng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nước ta, trong đó Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ vởi tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính đặc bịêt là tài chính doanh nghiệp và tín dụng. Hơn nữa NSNN là kế hoạch tài chính vi mô là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng thực hiện công bằng xã hội. Trên cơ sở nhận thức quan trọng vai trò trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, em đã mạnh dạn trọn đề tài ‘’Vai trò của NSNN trong việc điều chỉnh và ổn định thị trường ở Việt nam hiện nay ‘’ nhằm mục đích nghiên cứu sử dụng hiệu quả và phát huy ngày càng tốt vai trò của NSNN. BÀI VIẾT GỒM 3 PHẦN: A:Những lý luận cơ bản về NSNN. B: Nhận thức về thị trường ở Việt nam hiện nay C: Vai trò của NSNN trong điều chỉnh và ổn định nền KTTT Tuy nhiên, NSNN là một vấn đề mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng như trình độ lý luận có hạn nên bài viết của em không thể tránh 3
  4. khỏi những khiếm khuyết. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Dương Đăng Chinh đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành bài viết của mình. 4
  5. A : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG CƠ BẢN VỀ NSNN I.KHÁI NIỆM VỀ NSNN: Trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước do hiến pháp quy định, nó còn là công cụ quan trọng của Nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, muốn sử dụng tốt công cụ này phải nhận thức được những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN. Thuật ngữ NSNN ‘’Budget’’ bắt nguồn từ tiếng anh có nghĩa là cái ví, cái xắc . Tuy nhiên trong cuộc sống kinh tế thuật ngữ này đã thoát ly ý nghĩa ban đầu và mang nội dung hoàn toàn mới, Do đó để đảm bảo khách quan chúng ta sẽ tham khảo các tài liệu kinh điển của nước ngoài để rút ra những kết luận cần thiết vừa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, vừa phản ánh được những đặc điểm cụ thể của nước ta. Theo cuốn từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô ‘’cũ’’ thì NS là: 1.Bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong giai đoạn nhất định của NN. 2.Mọi kế hoạch thu chi bằng tiền bất kỳ một cơ q uan, cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định Cuốn tư liệu xanh của Pháp được ấn hành nhằm hướng dẫn một số luật định tài chính và thuế, trong đó NS được hiểu là: 1,Chứng từ dự kiến cho phép các khoản thu chi hàng năm của NN 2,Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày cá khoản chi phí củaNN trong một năm. 3,Toàn bộ các khoản trình bày tiền mà một Bộ được cấp trong một nă m 5
  6. Từ những tài liệu vừa nêu, có thể rút ra một số kết luận của NS như sau: Thứ nhất: NS là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến cho phép thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó ‘’Nhà nước, Bộ…’’ Thứ hai: NS tồn tại trong khoảng thời gian nhất định thường là một nă m Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát triển trong quá trình NN huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau Xét về nhiều mặt thì NSNN là một hoạt động tài chính cụ thể của nhà nước, vì vậy khái niệm NSNN phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng bên trong NSNN. Xét theo hình thức biểu hiện bên ngoài và ở trạng thái tĩnh, NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định hướng các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ – quỹ NSNN và các các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy. Cũng cần phải thấy rằng, thu chi NSNN hoàn toàn không giống như bất kỳ một hình thức thu chi nào khác. ở đây thu chi của NN luôn được thực hiện bằng luật pháp do luật định ‘’về thu có các luật thuế và các văn bản khác về chi có các tiêu chuẩn luật định’’. Trên cơ sở đó nhằm đạt mục tiêu cân đối giữa thu và chi NSNN. Mặt khác NSNN còn phản ánh các quan hệ kinh tế giữa một bên là NN một bên là các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan 6
  7. hệ được xác định trước, được định lượng và NN sử dụng chúng để điềuchỉnh vĩ mô nền kinh tế. Từ những phân tích trên, ta có thể xác định được ‘’NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của NN trên cơ sở luật định’’ Để làm rõ thêm quan niệm về NSNN cần thiết phải chỉ ra các đặc điểm và vị trí của NSNN, chúng ta sẽ đề cập vấn đề này trong phần nghiên cứu tiếp theo. II.ĐẶC ĐIỂM CỦA NSNN: Qua nhận định cơ bản đã trình bày ở trên chúng ta đã hiểu được phần nào vai trò của nó cụ thể trong việc điều chỉnh ổn định thị trường hiện nay Để có được nhận thức đúng đắn về vấn đề này chúng ta đi tìm hiểu đặc điểm của NSNN. Trong hệ thống tài chính quốc gia cũng như trong khu vực tài chính NN nói riêng NSNN đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo nguồn tài chính cho sự tồn tại cũng như hoạt động của NN. NSNN bao gồm quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tàI chính quốc gia, gồm các quan hệ sau: -Quan hệ tài chính NN với dân sự -Quan hệ tài chính NN với các DN thuộc mọi thành phần kinh tế -Quan hệ tài chính NN với các tổ chức xã hội Các quan hệ trên mang 4 đặc điểm sau: Thứ nhất: Tạo lập và sử dụng NSNN gắn liền quyền lực với việc thực hiện các chức năng của NN, đây cũng chính là điểm khác biệt giữa NSNN với các khoản tài chính khác. Các khoản thu NSNN đều mang tính chất pháp lý, còn chi NSNN mang tính cấp phát ‘’không hoàn trả trực tiếp’’. Do nhu cầu chi tiêu của mình để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-Xã 7
  8. hội NN đã sử dụng để quy định hệ thống pháp luật tài chính, buộc mọi pháp nhân và thể nhân phải nộp một phần thu nhập của mình cho NN với tư cách là một chủ thể. Các hoạt động thu chi NSNN đều tiến hành theo cơ sở nhất định đó là các luật thuế, chế độ thu chi…do NNban hành, đồng thời các hoạt động luôn chịu sự kiểm tra của các cơ quan NN. Thực vậy khi NN ban hành một loại thuế mới hay sửa đổi phải được Quốc hội thông qua’’Ví dụ: luật thuế thu nhập DN đi vào thực hiện ngày 1/1/2004’’. Theo luật thuế mới này các DN chịu thuế suất 32% giảm 28% riêng DNNN trước đây chịu 25% thì nay tăng 28% để chính xách thuế có hiệu lực, trước đó Quốc hội đã họp thông qua ngày 17/6/2003 ‘’ Khóa XI’’ Thứ hai: NSNN luôn gắn chặt với NN chứa đựng lợi ích chung và công, hoạt động thu chi NSNN là thể hiện các mặt KT-XH của NN, dù dưới hình thức nào thực chất cũng là quá trình giải quyết quyền lợi kinh tế giữa NN và XH thể hiện qua các khoản cấp phát từ NSNN cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư. Quan hệ kinh tế giữa NN và XH dó đó thể hiện ở phạm vi rộng lớn. Thứ ba: Cũng như các quỹ tiền tệ khác NSNN cũng có đặc điểm riêng của một quỹ tiền tệ, nó tập chung lớn nhất của NN là nguồn tài chính nên NSNN là giá trị thặng dư của xã hội do đó nó mang đặc đIểm khác biệt. Thứ tư: Hoạt động thu cho của NSNN được thể hiện theo nguyên tắc không hoàn lại trực tiếp đối với người có thu nhập cao nhằm mục đích rút ngắn khoản thời gian giữa người giàu và nghèo để công bằng xã hội, ‘’Ví dụ: Xây dựng đường xá, an ninh quốc phòng…’’người chịu thuế sữ được hưởng lợi từ hàng hóa này nhưng hoàn trả một cách trực tiếp. Bên 8
  9. cạnh đó NN còn trợ cấp cho gia đình chính sách, thương binh…’’từ nguồn thu được. III.THU VÀ CHI NSNN: 1.Thu NSNN: Thu NSNN là một việc làm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình được tập trung từ nhiều nguồn khác nhau trong đó chủ yếu là thu nhập quốc dân, giữa thu nhập quốc dân và thu nhập NSNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tăng thu nhập cho NN cũng là kích thích sự tăng thu nhập cho quốc dân. Thu NSNN được hình thành từ nhiều phía, việc phân loại các khoản thu có ý nghĩa thiết thực, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN có hai cách phân loại phổ biến như sau: 1.1.Phân loại nội dung kinh tế có thể chia làm 2 nhóm: a.Nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế phí, lệ phí với nhiều hình thức cụ thể của luật định 1-Thu từ thuế: Thuế là khoản đóng góp theo quy định pháp luật bắt buộc mọi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phảI nộp NSNN Khác với các khoản vay NN thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân nhưng không hoàn trả trực tiếp cho người nộp sau khoảng thời gian với khoản tiền mà họ đã nộp NSNN Thuế còn là phương thức huy động chủ yếu, nó tạo lên bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại NSNN của nhiều quóc gia trên thế giới, theo số liệu thống kê của nhà nước Việt nam thì tỷ lệ thuế chiếm 91,6% tổng số thu NSNN đến năm 1999 tỷ lệ này là 95,1% ( trích theo số liệu năm 1999). 9
  10. Nó bao gồm các khoản sau: 1.Thuế tiêu thụ đặc biệt 2.Thuế GTGT ( VAT) 3.Thuế nhà đất 4.Thuế DN 5.Thuế tài nguyên 6.Thuế xuất nhập khẩu 7.Thuế sử dụng đất nông nghiệp 8.Thuế môn bài 9.Thuế chuyển quyền sử dụng đất 10.Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 2-Thu từ lệ phí: Khác với thuế, lệ phí là khoản thu mang tính bắt buộc nhưng có tính chất dân bỏ ra trả Nhà nước khi họ hưởng những dịch vụ hành chính do Nhà nước cấp ví dụ: lệ phí trước bạ, công chứng, xác nhận, cấp visa…lệ phí thu từ cơ quan công quyền thu và nó có tính điều tiết cao. 3-Thu từ phí: Phí là khoản thu có tính chất bắt buộc do dân chúng trả cho Nhà nước khi hưởng dịch vụ, hàng hóa cũng như lệ phí nó có tính chất đối giá. Nhưng phí mang tính chất bù đắp các khoản chi phí đầu tư mà Nhà nước bỏ ra, đây là điểm khác biệt với lệ phí, phí do các đơn vị hoạt động thu như phí cầu đường, phí chợ… b.Nhóm thu không thường xuyên: +Thu từ hoạt động kinh tế +Thu từ vón đóng góp của NN +Thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế +Thu tiền cho vay của Nhà nước ( cả gốc và lãi) 10
  11. +Phần nộp cho NSNN theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự nghiệp +Thu từ bán hoặc cho thuê tàI nguyên thuộc sở hữu của NN +Thu từ viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, tổ chức cá nhân, tự nguyện của các cá thể trong và ngoài nước +Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật như từ: phạt, tịch thu, tịch biên tài sản… 1.2.Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN có thể chia thành: -Thu trong cân đối NSNN: bao gồm các khoản thu thường xuyên và không thường xuyên trừ thu từ vay nợ và viện trợ -Thu để bù đắp thiếu hụt NSNN không đáp ứng nhu cầu chi tiêu NN phải đi vay, bao gồm vay trong nước, các tầng lớp dân cư, NH… 2.Chi NSNN Chi NSNN là việc phân phối sử dụng quỹ NSNN nhằm thực hiện các chức năng của NN theo nguyên tắc nhất định Chi NSNN là sự phối hợp giữa hai quá trình phân phối và sử dụng NSNN, quá trình phân phối là quá trình cấp phát kinh phí từ NSNN để hình thành các quỹ trước khi đưa ra sử dụng, quá trình sử dụng là quá trình trực tiếp chi dùng khoản tiền cấp phát từ NSNN ví dụ như: Dùng quỹ NSNN đầu tư xây dựng cơ bản, các chương trình kinh tế có mục tiêu…. Việc phân biệt hai quá trình trong chi tiêu NSNN có ý nghĩa trong quản lý NSNN Có nhiều tiêu thức để phân loại các khoản chi tiêu NSNN theo mục đích nhất định ở đây ta chỉ xét căn cứ theo yếu tố và phương thức quản lý nội dung của khoản chi, người ta có thể phân khoản chi thành các nhóm sau: 2.1.Nhóm chi thường xuyên: 11
  12. Là khoản chi có tính chất hàng năm mà Chính phủ phải lên kế hoạch và dự tính đầu mỗi năm tài chính, nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của NN nó bao gồm: +Chi phí quản lý hành chính bộ máy NN (Chi trả lương và tiền công ) +Chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ… +Các khoản thanh toán có tính chất một chiều : BHXH, BHYT… 2.2.Nhóm chi đầu tư phát triển: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu của tất cả các NN hiện đại, để đạt sự phát triển, chính phủ hoạch định chiến lược đúng đắn, phù hợp vốn đầu tư của NN cho nên các nhóm chi đó có thể chi cho từng đơn vị cá nhân hay DN Nhà nước để xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng…. Để đạt được điều đó NSNN cần phải đối chiếu sao cho phù hợp với mọi hình thức như: Hóa đơn, chứng từ , và các hạng mục đầu tư để từ đó đầu tư cho các công trình, xí nghiệp, hoặc là các cá thể. 2.3.Chi trả nợ và viện trợ: ở nước ta mặc dù cơ cấu chi NSNN được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi trả nợ nhưng tỷ lệ chủ đầu tư còn chiểm một tỷ lệ khiêm tốn khoảng 20% tổng chi NSNN và trong một số năm gần đây còn có xu hướng giảm. Trong đó tỷ lệ chi thường xuyên còn quá lớn gần 70% tổng số chi NSNN, theo thống kê thì đến cuối năm 2004 khoảng 14 tỷ (74% GDP ) trong đó 70% của chính phủ và các khoản gắn nợi ( đây là số tiền giãn nợ khoảng 1,7 tỷ USD, hàng năm chính phủ phải dành khoảng 10% tổng chi phí NSNN để trả nợ cho các chủ đến hạn. 3.Cân đối NSNN: NSNN của mỗi quốc gia có thể ở một trong ba tình trạng sau: Thặng dư NS thu > chi 12
  13. Cân bằng NS khi thu = chi Thâm hụt NS khi thu < chi Tuy nhiên trong tình trạng dư và cân bằng rất ít khi hoạt động mà thâm hụt NSNN là phổ biến ở tất cả các nước. Cân đối thu chi NSNN là điều mong muốn của mọi chính phủ ở các nước, nguyên tắc cân đối ngân sách bền vững với công thức tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí lớn hơn tổng số chi thường xuyên, dành phần tích lũy cho đầu tư phát triển, số bội thu nhỏ hơn tổng chi đầu tư phát triển và tiến tới cân bằng thu chi NSNN là một hướng đi đúng đã và đang được các quốc gia hết sức coi trọng và giữ vững. Tránh tình trạng khủng hoảng sản xuất thừa năm 1929 – 1933 ở những nước tư bản phát triển mặc dù sau gần 80 năm nhưng hậu quả cũng như bài học nó để lại thì nhiều thế hệ sau đo nhắc tới. -Về mặt xã hội, trong nền kinh tế thị trường mục tiêu cao nhất là lợi nhuận, do đó có thể các DN’’ doanh nghiệp ‘’ không chú ý tới các vấn đề giải quyết vấn đề chung về mặt xã hội, từ đó dẫn đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên môi trường lãng phí, gây ô nhiễm môi trường, khai thác không hợp lý và có quy hoạch các nguồn khoáng sản, đất đai vùng biển …. Tuy nhiên sự phát triển độc quyền và sự phát triển tự phát tình trạng phân hóa xã hội vẫn đang tồn tại và đang thách thức chính phủ đặc biệt là chính phủ các nước đang phát triển. 4..Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt nam hiện nay: Bước vào thời kỳ đổi mới, nước ta đang thực hiện chuyển mới nền kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế kế hàng hóa’’ Mô hình của nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế nhiều thành phần, vận động cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa ‘’ nói tóm lại là kinh tế thị trường định hướng. 13
  14. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang ở độ kém phát triển bởi cơ sở vật chất, máy móc nghèo nàn lạc hậu. Theo UNDP thì Việt nam đang đứng 2/7 nước có công nghệ lạc hậu nhất bởi vì máy thường thường dùng từ 2-3 thế hệ cho nên năng xuất lao động chỉ bằng 30% mức trung bình của thế giới và chất lượng sản phẩm thì chưa cao, nó thể hiện ở: Nông nghiệp vẫn sử dụng khoảng 70% lực lượn lao động nhưng chỉ sản xuất 26% GDP, các ngành kinh tế công nghệ cao chiểm tỷ trọng thấp. Từ nguyên nhân ở trên cho ta thấy sự bất ổn lớn trong kinh tế, thị trường hàng hóa là một minh chứng cho vấn đề này, nhiều hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra như: nhãn mác giả, hàng giả, nhập lậu …do bắt nguồn từ bản chất của nền kinh tế thị trường nên kinh tế thị trường có mặt tốt là cho phép các DN cạnh tranh, từ đó kích thích tăng trưởng sản xuất tăng năng xuất lao động. Cụ thể là tăng giá một số mặt hàng thiết yếu quan trọng trong đời sống kinh tế người dân đó là giá xăng dầu tăng nhanh ‘’ hiện nay xăng là 8.800đ/l’’ Các dịch vụ khác tăng từ 2% - 5%, điện tăng 0,3%, đường sắt tăng 0,7%, đường bộ tăng 0,2%…Việc điều chỉnh lương cán bộ không bù đắp cho sự tăng giá của các dịch vụ hàng hóa như: thịt bò, thịt lơn, cá…. tăng cao. Ngoài ra cúm ra cầm còn hoành hành trong cả nước và bùng phát bệnh SARS cũng đã tác động đến giá cả thị trường. Tuy nhiên đến nay Nhà nước cũng đang tiến hành từng bước cổ phần hóa cac DNNN và cho phép các DNTN cùng tham gia cung cấp các loại hàng hóa ví dụ như: Bưu chính viễn thông, tới đây điện sinh hoạt cũng đi vào hoạt động… Để tham gia APTA và gia nhập WTO Việt nam cần tiến hành cắt giảm thuế xuất nhập khẩu và từng bước xóa bỏ chi phí không cần thiết trong nhiều loại thuế góp phần đẩy giá lên cao so với hàng hóa các nước 14
  15. ASEAN. Vì vậy nhà nước cần có biện pháp tích cực nhằm ổn định nền kinh tế giai đoạn thời mở cửa. B. NHẬN THỨC VỀ THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Có thể nói việc thực hiện NSNN năm 2001 diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến không thuận. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp, trong khi nền kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, tồn tại như: chất lợng tăng trưởng thấp và chưa vững chắc, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, giá cả hàng hoá xuất khẩu, nhất là nông sản giảm mạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống một bộ phận lớn nông dân. Thiên tai lớn đã diễn ra tại nhiều địa phương gây thiệt hại về tính mạng và tài sản cho nhân dân, tác động xấu đến sản xuất - kinh doanh. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, các Bộ, ngành, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp và đơn vị đã khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2001, chủ động đối phó với các diễn biến phức tạp, phát sinh trong quá trình điều hành. Nhờ vậy mà nhiều mục tiêu quan trọng trong kế hoạch năm 2001 đã đạt mức dự kiến, tốc độ tăng trởng GDP tuy không đạt kế hoạch đề ra nhưng cao hơn năm 2000, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng với nhiều sản phẩm chủ yếu tăng khá (như xi măng, điện, thép cán, than sạch...), sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch về cơ cấu cây trồng, vật nuôi (nhất là thuỷ sản); hoạt động dịch vụ, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông... đã có bước phát triển; các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp 15
  16. xã hội, xoá đói giảm nghèo, lao động việc làm v.v. đạt được nhiều kết quả quan trọng. Theo chỉ đạo của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ bản năm 2001, nhiều công trình đợc đầu tư bằng vốn NSNN và vốn tín dụng Nhà nớc đã hoàn thành và đa vào sử dụng trong năm nay nh: ngành Điện hoàn thành và hoà vào lới điện quốc gia 6 tổ máy của các nhà máy thuỷ điện Yaly, Hàm Thuận - Đa Mi và nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất 1.375 MW; hoàn thành hàng trăm Km đường dây 220 KV và 110 KV, cùng nhiều trạm biến thế với tổng công suất trên 1.300 KVA. Ngành Giao thông vận tải đã hoàn thành đã vào sử dụng nhà ga Hàng không T1 Nội Bài, thông xe toàn tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn Thường Tín - Cầu Giề; nút giao thông Nam cầu Chương Dơng; hoàn thành các cầu sông Phan, Phú Quới, Lộc Hà, Ngân Sơn, Sa Đéc. Ngành Nông nghiệp đã đắp trên 2,1 triệu m2 đê; trồng 16,5 vạn ha rừng... đã xây dựng mới trên 10.000 phòng học phổ thông, thêm gần 1.500 cơ sở bưu điện - văn hoá xã, đa vào sử dụng thêm khoảng 5.000 giường bệnh. Với phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm", trong năm 2001 cùng với các nguồn NSĐP và huy động từ dân cư theo quy định Chính phủ đã bổ sung 1.500 tỷ đồng cho địa phương vay không lãi suất thực hiện kiên cố hoá kênh mương và phát triển giao thông nông thôn, nhờ đó đã góp phần làm mới và nâng cấp hàng nghìn km đường giao thông liên thôn, liên xã; kiên cố hoá trên 8.000 km kênh mương, đa tổng số kênh mương được kiên cố hoá lên khoảng 32.000 km. NSNN cũng hỗ trợ cho việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ ngân sách để tăng tín dụng ưu đãi phát triển các sản phẩm quan trọng; hỗ trợ phát triển làng nghề tạo việc làm cho người lao động. Trong quá trình 16
  17. thực hiện đã bổ sung 900 tỷ đồng vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trọng điểm (điện tử, đóng tàu, cơ khí, giao thông vận tải, dệt...) và doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp; dành gần 900 tỷ đồng để thưởng xuất khẩu theo kim ngạch đối với 4 mặt hàng (gạo, cà phê, rau quả hộp, thịt lợn), hỗ trợ lãi suất tạm trữ gạo, cà phê, đối với những doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm mới, tìm và mở rộng thị trường mới. Đồng thời NSTW đã hỗ trợ NSĐP gần 1.000 tỷ đồng để đảm bảo điạ phương ổn định nguồn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp - nông thôn khi thực hiện việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với nông dân. Ngoài nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ NSNN, Chính phủ còn bổ sung thêm nguồn thực hiện cho vay đầu tư ưu đãi qua hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển và một số ngân hàng thương mại. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của ngân sách nhà nước cũng như cơ chế quản lý , điều hành ngân sách nhà nước đến nay cũng còn bộc lộ một số hạn chế cụ thể là : -Thu ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng nhu cầu chi tối thiểu cần thiết ngày càng tăng : nguồn tăng thu cũng khá nhưng thiếu vững chắc ,gần 50% tổng thu ngân sách nhà nước từ xuất khẩu dầu thô và thuế xuất nhập khẩu là những khoản thu phụ thuộc nhiều vào yếu tố thị trường và giá cả quốc tế ; tỷ trọng thuế trực thu tăng chậm do hiệu quả sản xuất- kinh doanh trong nền kinh tế nói chung còn thấp ; tình trạng thất thu vẫn còn, nhất là khu vực kinh tế công thương nghiệp , dịch vụ ngoài quốc doanh và xuất nhập khẩu qua biên giới. -Chi ngân sách nhà nước còn phân tán, dàn trải ; hiệu quả chi ngân sách (cả chi xây dựng cơ bản và chi thường xuyên) còn thấp chưa chú trọng đến kết quả đầu ra, do đó hiệu quả kinh tế không đạt mức mong muốn.Tiến trình 17
  18. xã hội hoá ,cải cách thủ tục hành chính, tinh giản biên chế thực hiện chậm, dẫn đến gánh nặng chi thường xuyên, đặc biệt là chi trả tiền lương , ngày càng lớn, (mặc dù mức lương của cán bộ công nhân viên chức còn thấp ) trong khi đó tình trạng chi tiêu lãng phí , kém hiệu quả chưa được khắc phục.Chế độ công khai ngân sách nhà nước đã được qui định,nhưng ở nhiều nơi thực hiện còn có tính hình thức. C.VAI TRÒ CỦA NSNN TRONG ĐIỀU CHỈNH VÀ ỔN ĐỊNH NỀN KTTT: I.Tại sao NSNN trong việc ổn định nền KTTT mà các khâu tài chính khác không có: Chúng ta đã biết NSNN là khâu chủ đạo trong tài chính là công cụ để Nhà nước thực hiện kiểm soát Vĩ mô và cân đối vĩ mô nền kinh tế, bởi lẽ NSNN là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, là tông sản phẩm quốc nội (GDP ) theo số liệu thống kê thì tỷ trọng động viên GDP vào NSNN vào giai đoạn 2001 – 2004 là 25,4% ; 1996 – 2000 là 19,7% ‘’trích thời báo kinh tế Việt nam’’ Mặt khác NSNN còn là công cụ tài chính quan trọng, có thể nói NSNN còn là một ‘’tụ điểm’’ trong nguồn tài chính Việt nam, nó có vai trò lớn trong hoạt động kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước…Thông qua NSNN, các nguồn tàI chính tập trung vào nhà nước như hình thức: thu thuế, lệ phí, phí….sẽ được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Từ đó Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường. 18
  19. II.Giải pháp ổn định thị trường: Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở các đặc điểm, bản chất nhiệm vụ của nó trong từng giai đoạn, có thể khẳng định vai trò của NSNN như sau: -NSNN có vai trò là công cụ điều chỉnh ổn định nền kinh tế thị trường, vị trí của nó rất quan trọng bởi thị trường cần sự đIều tiết vĩ mô từ phía Nhà nước, song Nhà nước cũng chỉ hoàn chỉnh vai trò của mình bằng việc điều chỉnh thành công nguồn tài chính, tức là sử dụng hiệu quả NSNN trong nền kinh tế thị trường, thể hiện hai công cụ chủ yếu sau: 1.Thông qua công cụ thuế: 1.1.Với tác động nền kinh tế: Thuế chính là khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các cá nhân, pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật qui định nhằm sử dụng mục đích công cộng. Vì vậy thuế không chỉ là nguồn thu quan trọng của NSNN mà còn là công cụ đIều tiết vĩ mô, trên cơ sở đó Nhà nước kích thích các hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng đầu tư trên thị trường. Nhà nước đã sử dụng thuế để tác động đến lợi ích của chủ thể kinh doanh vì lợi ích nền kinh tế quốc dân. Việc đặt ra các loại thuế với thuế ưu đãi, qui định miễn, giảm thuế… có tác dụng thu hút được các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết ở nước ta nhằm phát triển các ngành nghề thủ công theo quyết định 132 của chính phủ các ngành nghề thủ công được hưởng ưu đãI, nếu là dự án xuất khẩu 30% thì miễn thuế thu nhập doanh nghiệp ba năm đầu và giảm 50% cho 5 năm tiếp theo. 1.2.Tác động thị trường: 19
  20. 1.2.1.Thị trường hàng hóa: Thuế có tác dụng bình ổn giá cả thị trường, chu trình bình ổn của xã hội gồm 4 khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Thuế thuộc khâu phân phối có tác động vào tiền công và lợi nhuận làm thay đổi nhu cầu thị trường, qua đó tác động đến sản xuất và tiêu dùng và thu nhập của mỗi cá nhân, thuế gián tiếp vào thu nhập thông qua giá cả thị trường, vì thế có thể làm tăng hoặc giảm đi số lượng và yếu tố ‘’cầu’’ trên thị trường, đối với sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố chính đó lànhu cầu và giá cả. Thông có tác động thu gián tiếp và trực tiếp, thông qua đó Nhà nước có thể áp dụng ưu đãi về thuế cho các hàng hóa dịch vụ làm cho giá cả hàng hóa tăng khuyến khích hàng nhập khẩu nhờ đó mà hạ giá thành so với hàng nhập khẩu. Thông qua đó mà quan hệ tiêu dùng trên thị trườngthay đổi, đảm bảo sự cân đối giữa các ngành nghề. 1.2.2. Thị trường tiền tệ. Như vậy, tuy thuế ở khâu phân phối nhưng Nhà nước đã sử dụng thuế như một công cụ điều tiết sản xuất và tiêu dùng, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thể hiện ở cả thu và chi ngân sách. Tuy nhiên Nhà nước đã không làm thay chức năng của thị trường mà chỉ thông qua các công cụ kinh tế, chính sách đòn bẩy kinh tế để tác động vào thị trường mà thuế chính là công cụ sắc bén nhất. 2. Thông qua công cụ chi NSNN. 2.1. Tác động tới kinh tế. Vai trò của NSNN trong việc điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế còn được thể hiện thông qua chính sách đầu tư của Nhà nước. NSNN cung cấp nguồn kinh phí để Nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp then chốt, trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0