Đề tài: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
lượt xem 504
download
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở đô thị và các khu công nghiệp, khi ngày càng có nhiều tác nhân độc hại bị phát hiện trong thực phẩm khiến dư luận lo ngại (gần đây nhất là melamine trong sữa, bột đá trong kẹo, aldehyde trong rượu). Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay và đề ra các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm
- ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 1
- Mục Lục A. PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 3 2. Mục đích nghiên cứu ................................ .................................................... 3 3. Đ ối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................ ...................... 3 B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................ .......................................... 3 1. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm ......................................................... 3 2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm ........................................ 3 a) Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe ................... 3 b) Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội ............................. 4 3. Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay ............................................................................................................. 5 a) Thách thức ..................................................................................................... 5 b) Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay ........................ 5 3. N guyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm .............................. 7 a) Trong khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển ................... 7 b) Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đ ầy đủ và hiệu quả..................................... 7 4. Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .......................................... 8 a) Đ ảm b ảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗ i cung ứng ................ 8 b) Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về V ệ sinh an toàn thực phẩm ................................ ................................................................................ 10 c) Kiện toàn hệ thống quản lý và kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến đ ịa phương. ............................................................................ 10 DANH MỤ C TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 10 2
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề đ ang được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở đô thị và các khu công nghiệp, khi ngày càng có nhiều tác nhân độc hại bị phát hiện trong thực phẩm khiến dư luận lo ngại ( gần đây nhất là melamine trong sữa, bột đá trong kẹo, aldehyde trong rượu.. v.v). 2. Mục đích nghiên cứu _ Tìm hiểu thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay và các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. 3. Đố i tượng nghiên cứu _ Vấn đề vệ sinh an to àn thực phẩm 4. Phạm vi nghiên cứu _Trên cả nước B. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm a n toàn vệ sinh thực phẩm _ Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả đ iều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, b ảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nh ằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay có hai khái niệm đang đựơc sử dụng rộng rãi: vệ sinh thực ph ẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety): Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm. An toàn thực phẩm : Đư ợc hiểu là khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Như vậy, có thể nói an toàn th ực phẩm là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ hạn chế ở vi sinh vật. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏ i sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nôn g nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. 2. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm a) Tầm quan trọng củ a vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe 3
- Thực ph ẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ th ể, đảm b ảo cho sức khỏ e con ngư ời nhưng đồng thời cũng có th ể là nguồn gây b ệnh nếu không đảm b ảo vệ sinh. Về lâu dài, thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏ e con người mà còn ảnh h ưởng lâu dài đ ến nòi giống. Sử dụng các thực ph ẩm không đảm b ảo vệ sinh trước mắt có th ể bị n gộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nh ận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy d ần các ch ất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một th ời gian, bệnh mới biểu hiện hoặc có th ể gây các d ị tật, dị d ạng cho th ế hệ mai sau. Những ảnh hư ởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây b ệnh. b) Vệ sinh an toàn thực phẩm tác động đến kinh tế và xã hội Đố i với Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực, th ực phẩm là lo ại sản ph ẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Để cạnh tranh trên th ị trường quốc tế, thự c phẩm không nh ững cần được sản xuất, chế b iến, bảo qu ản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các ch ất hóa học tổng h ợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quố c gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏ e người tiêu dùng. Nh ững thiệt h ại khi không đảm b ảo vệ sinh an toàn thực ph ẩm : Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đố i với cá nhân là chi phí khám bệnh, phụ c hồi sức khỏe, chi phí do ph ải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm … Đố i với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồ i, lưu giữ sản phẩm, hủ y ho ặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin qu ảng cáo … và thiệt h ại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt h ại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả Do vậy, vấn đề đ ảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực ph ẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hộ i, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mụ c tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đ ảm bảo cho người ăn tránh bị n gộ độc do ăn ph ải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thự c phẩm phải đảm bảo lành và sạch. 4
- 3. Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay a) Thách thức _ Sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổ i thói quen ăn uống củ a người dân, thúc đẩy phát triển d ịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thự c phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độ c. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó có n ước sạch sử dụng cho sinh ho ạt và ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đ ến việc b ảo đảm vệ sinh an toàn thực ph ẩm. _ Ô nhiễm môi trường: Sự phát triển củ a các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh h ưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ th ực phẩm bị nhiễm độc tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có ch ứa nước thải công nghiệp, lư ợng tồn dư mộ t số kim lo ại nặng ở các vật nuôi cao. _ Sự phát triển của khoa học công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thu ật m ới trong chăn nuôi, trồng trọ t, sản xuất, chế biến thự c phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm các hóa chất độc hại ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo qu ản trong rau, quả; tồn dư thuố c thú y trong th ịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát. b) Thực trạng an to àn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay * Tình hình chung Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển sang cơ chế thị trường. Các lo ại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nư ớc và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng. Việc sử dụng các ch ất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ b iến. Các loại ph ẩm màu, đ ường hóa họ c đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, ch ế b iến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều lo ại th ịt bán trên th ị trường không qua kiểm duyệt thú y. 5
- Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo ch ất lư ợng và không theo đúng quy định đã đăng ký với cơ quan qu ản lý cũng ngày càng phổ biến. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất b ảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo qu ản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa ch ất này trong thự c phẩm. Việc b ảo quản lương thực th ực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mố c phát triển đã d ẩn đ ến các vụ n gộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây n ên không chỉ là các b ệnh cấp tính do ngộ độ c thứ c ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độ c hại từ môi trường bên ngoài vào thự c ph ẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có b ệnh tim m ạch và ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm b ảo ch ất lư ợng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đ ã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruộ t, phổ b iến là tiêu chảy. Đồ ng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực ph ẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 nguyên nhân gây tử vong thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đường ruột đứng thứ 2. * Số liệu thống kê _ Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2007, cả nước xảy ra 248 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.329 người mắc, trong đó 55 người tử vong. So với năm 2006, tuy số lượng tử vong giảm 3,5% nhưng tổng số ngư ời mắc lại tăng 2,7%. _ Từ đầu năm 2008 đến hết tháng 9-2008, cả nước xảy ra 150 vụ ngộ độc thực phẩm với 6.724 người mắc, trong đó tử vong 49 người. Riêng trong tháng 10/2008, có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP.HCM ( 7 vụ với 12/30 bệnh nhân tử vong ). _ Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập trung cao nhất ở miền Đông Nam bộ (chiếm 51,91%). Tuy nhiên, số ca tử vong do ngộ độc lại tập trung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%). _ Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có tới hơn tám triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số. 6
- 3. Nguyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm a) Trong khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển * Quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực _ Th ực phẩm có nguồn gố c từ gia súc, gia cầm bị b ệnh ho ặc thủ y sản số ng ở nguồn nước b ị nhiễm bẩn. _ Các loại thực vật được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay th ời gian cách ly. Cây trồ ng ở vùng đ ất b ị ô nhiễm ho ặc tưới phân tươi hay nước th ải b ẩn, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. * Quá trình ch ế biến không h ợp vệ sinh _ Quá trình giết mổ , ch ế b iến gia súc, gia cầm; quá trình thu hái lương thực, rau, qu ả không theo đúng quy đ ịnh. _ Sử dụng ch ất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế đ ể chế biến thực ph ẩm. _ Sử dụng các dụng cụ chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. _ Người chế biến th ực phẩm đang b ị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. _ Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống b ằng nước nh iễm bẩn. _ Nấu thực phẩm chư a chín ho ặc không đun lại trư ớc khi ăn. * Quá trình sử dụng và bảo quản không phù hợp _ Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh … bị nhiễm chất chì để chứ a, đựng th ực ph ẩm. _ Để thức ăn qua đêm ho ặc bày bán cả n gày ở nhiệt độ th ường; thứ c ăn không được đậy k ỹ, đ ể bụi bẩn, các lo ại côn trùng và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm. _ Do thực phẩm bảo qu ản không đủ độ lạnh ho ặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển. b) Công tác thanh tra, kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả Tại hội nghị toàn quốc về Vệ sinh an toàn thực phẩm lần II ( n gày 9/4 /2008 ), các số liệu thống kê đã khiến không ít người phải nghi ngờ về khả năng quán xuyến của Cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban Chỉ đạo quốc gia về Vệ sinh an toàn th ực phẩm có hơn mư ời bộ, ngành tham gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa có m ột cơ quan chuyên trách về thanh, kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. 7
- Năm 2007, một xã trung bình chỉ có 0,73 lượt đo àn đi thanh kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, lực lượng và số lần thanh tra y tế quá mỏng khiến những người kinh doanh thực phẩm d ễ d àng tìm cách đối phó. Lấy ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khi tổng cơ sở sản xuất kinh doanh, ch ế biến thực phẩm ở các tuyến phường, xã có gần 25.000 điểm; ở quận, huyện là hơn 10.140 cơ sở th ì cấp thành phố quản lý chỉ có gần 1.500 cơ sở. Toàn ngành y tế th ành phố chỉ có 36 nhân viên chuyên trách và năm kiêm nhiệm về việc thanh tra Vệ sinh an toàn th ực phẩm, tuyến quận huyện là 50 cán bộ chuyên trách và 36 cán bộ kiêm nhiệm, còn tuyến phường xã có 317 nhân viên vệ sinh an toàn thực phẩm cũng hoạt động kiêm nhiệm nhiều chức năng. Nghĩa là bình quân mỗi cán bộ quản lý khoảng 450 cơ sở, chưa kể các vụ dịch theo mùa như cúm gia cầm, dịch heo tai xanh, dịch tiêu chảy cấp… Với khối lượng công việc quá tải như th ế, việc kiểm tra thiếu cặn kẽ và hiệu quả cũng là lẽ đương nhiên. Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất Vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra nhiều trong thời gian qua là do việc xử lý các vụ việc vi phạm còn nh ẹ, chưa kiên quyết và quá qua loa, khiến nhiều người kinh doanh thực phẩm “lờn thuốc”. Trên thực tế, trong năm 2007, số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ sở đ ược thanh tra. Tuy nhiên, 61% số cơ sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnh cáo), 25,9% số cơ sở bị phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức độ tiêu hủy sản phẩm chỉ chiếm 8,67% và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm còn kiêm tốn hơn, chỉ 0,44%. 4. Biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm a) Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng * Khâu sản xuất ban đầu _ Đảm bảo an toàn trong chăn nuôi: Địa điểm an to àn Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi phù hợp. Con giống và quản lý giống. Thực h iện tốt vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh giết mổ. Qu ản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh. Qu ản lý đàn gia cầm gia súc. Qu ản lý dịch bệnh và phòng trừ bệnh. 8
- Qu ản lý và sử dụng thuốc thú y hợp lý. Qu ản lý chất thải và bảo vệ môi trường. Qu ản lý côn trùng, gặm nhấm và động vật khác. _ Đảm bảo nuôi trồng an toàn: Quản lý đất trồng. Quản lý nước tư ới. Quản lý phân bón . Phòng trừ sâu bệnh . Thực hiện đúng quy trình của ngành nông nghiệp. * Giai đoạn thu hoạch _ Đảm bảo kỹ thuật thu h ái, đánh bắt giết mổ. _ Đảm b ảo quy trình thu gom, bảo quản, vận chuyển. _ Đảm bảo quá trình sơ chế an to àn. * Giai đoạn chế biến _ Áp dụng quy phạm và tiêu chuẩn trong chế biến:GMP, GHP, HACCP. _ Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an to àn thực phẩm trong chế biến. _ Áp dụng quy trình công ngh ệ chế biến an toàn. * Giai đoạn lưu thông, phân phối _ Mọi sản phẩm thực phẩm khi đưa vào lưu thông phải đư ợc công bố tiêu chuẩn hoặc chứng nh ận an toàn. _ Sản phẩm phải có đầy đủ nhãn mác theo quy đ ịnh. _Thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản ( nhiệt độ, p hương tiện, thời gian ), không để hư hỏng và tái nhiễm. _Thực hiện đầy đủ chế độ vận chuyển (Phương tiện, thời gian, chế độ bảo quản khi vận chuyển) _ Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn th ực phẩm các cơ sở phân phối và tiêu dùng ( siêu thị, chợ, cửa hàng bán b uôn, bán lẻ, các kho hàng ). * Giai đoạn tiêu dùng _ Đảm bảo đủ điều kiện Vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà ăn, bếp ăn tập thể, các cửa h àng ăn, quán ăn uống đ ường phố, bếp ăn gia đ ình). _ Phải đảm bảo sản phẩm thực phẩm còn hạn sử dụng, không hư hỏng biến chất, không ô nhiễm, đủ chất lượng Vệ sinh an to àn thực phẩm 9
- _ Mỗi người tiêu dùng phải là “ người tiêu dùng thông thái”: Biết cách chọn mua thực phẩm an toàn. Biết cách chế biến thực phẩm an toàn. Biết cách sử dụng thực phẩm an to àn. Là một “ tuyên truyền viên” và “ thanh tra viên “ về Vệ sinh an toàn thực phẩm b) Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về Vệ sinh an to àn thực phẩm _ Nâng cao nh ận thức và thực h ành của chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng th ực phẩm. _ Giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn. c) Kiện toàn hệ thống quản lý và kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đ ến địa ph ương. _ Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi ph ạm pháp luật; khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị m ình. _ Tăng đầu tư về ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ b ản kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cơ sở. _ Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ch ỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn th ực phẩm; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trang web: http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/V%E1%BB%87_sinh_an_to%C3%A0n_th%E 1%BB%B1c_ph%E1%BA%A9m 2. Trang web: http://ttvnol.com/f_257/64731 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MAY 19/5-BỘ CÔNG AN
121 p | 703 | 320
-
Đồ án tốt nghiệp Hoàn thiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện
96 p | 469 | 161
-
Đồ án " Tính toán thiêt kế hệ thông treo cho xe ôtô bus điện nội thành Đà Nẵng "
94 p | 335 | 92
-
Đề tài ' Vấn đề đạo đức trong thời đại ngày nay”
16 p | 227 | 55
-
Tiểu luận: Social Engineering - Phương Pháp Tấn Công Nguy Hiểm Trong Công Tác Bảo Mật Thông Tin Vẫn Còn Bị Chúng Ta Xem Nhẹ
13 p | 260 | 48
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - Báo động qua đường dây điện thoại
68 p | 127 | 45
-
Đề tài: Vấn đề tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước ở việt nam hiện nay
25 p | 186 | 43
-
Luận văn thạc sĩ: Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát và bảo vệ mạng máy tính
26 p | 196 | 37
-
Đề tài " Vấn đề lao động, việc làm trong bối cảnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong ngành, cơ sở thực tập "
22 p | 135 | 23
-
Đề tài: “Vấn đề hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương với việc nâng cao hiệu quả sử dụng người lao động tại Công ty CP Truyền Thông Sara”
74 p | 129 | 19
-
Luận văn: HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC VÀ THI BẰNG LÁI TRÊN WEB
0 p | 93 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ: Ứng dụng công nghệ Trạm biến áp không người trực trên lưới Truyền Tải Điện Quốc Gia
32 p | 91 | 10
-
Báo cáo tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường lao động tại Công ty TNHH Camoplast Solideal Việt Nam
83 p | 31 | 10
-
Đề tài: Vấn đề về chế độ tài chính và kế toán TSCĐ thuê mua tài chính ở Việt Nam
47 p | 85 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2018
134 p | 28 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh: nghiên cứu trường hợp Bệnh viện Quân y 175
162 p | 26 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kế toán tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam
138 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn