Đề tài " VẬN DỤNG NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH CỦA XÃ HỘI "
lượt xem 128
download
Theo anh chị, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như hiện nay thì việc vận dụng nội dung pháp luật về kinh tế trong quản lý nhà nước và quá trình kinh doanh của xã hội được thực hiện thế nào? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam và ở địa phương của anh chị? Từ thực tiễn lịch sử phát triển các xã hội qua các thời đại nói chung và trong thế giới đương đại nói riêng, từ những thất bại cay đắng của các nền kinh tế kế hoạch...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài " VẬN DỤNG NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH CỦA XÃ HỘI "
- ĐỀ TÀI VẬN DỤNG NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUÁ TRÌNH KINH DOANH CỦA XÃ HỘI Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện :
- Đề bài: ..................................................................................................................................3 Bài làm: ................................................................................................................................3 1. Trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải lấy đổi mới kinh tế làm gốc. ............................................................................................................4 2. Trong đổi mới chính trị, cấn lấy thành tựu kinh tế, tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững là thước đo thành tựu, tính hiệu quả, tính ưu việt của đổi mới chính trị. ....... 11 3. Trong đổi mới kinh tế và chính trị phải phát huy dân chủ, tiến hành từng bước vững chắc. ................................................................................................................................... 14
- Đề bài: Theo anh chị, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như hiện nay thì việc vận dụng nội dung pháp luật về kinh tế trong quản lý nhà nước và quá trình kinh doanh của xã hội được thực hiện thế nào? Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam và ở địa phương của anh chị? Bài làm: Từ thực tiễn lịch sử phát triển các xã hội qua các thời đại nói chung và trong thế giới đương đại nói riêng, từ những thất bại cay đắng của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ từ trung ương theo mô hình CNXH Xôviết cuối thế kỷ XX, và từ những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới CNXH ở Việt Nam những năm qua là những minh chứng đầy sức thuyết phục những thất bại, thành công trong thực hiện cơ chế giải quyết mối quan hệ kinh tế và chính trị, không thể lấy chủ quan chính trị, bạo lực thay cho các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan trong tiến trình phát triển. Việc giải quyết các mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị hướng tới phát triển theo định hướng XHCN vừa phải tuân thủ các nguyên tắc khoa học, vừa mang tính nghệ thuật trong giải quyết các tình huống rất cụ thể với những bước đi, trình tự hợp lý, nội dung phù hợp với hoàn cảnh mỗi quốc gia và trong quan hệ kinh tế - chính trị khu vực và toàn cầu. Ở Việt Nam, từ kinh nghiệm của 23 năm đổi mới thành công (từ 1986 đến nay) là khoảng thời gian đủ cho chúng ta có thể rút ra những vấn đề quan trọng trong định hướng cơ chế giải quyết các mối quan hệ này, trong đó đặc biệt là phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước với đổi mới hệ thống chính trị.
- Năm 2003 đánh dấu những chuyển biến lớn về việc cải thiện môi trường pháp lý, tạo thuận lợi hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh. Các luật quan trọng được ban hành trong năm bao gồm Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp Nhà nước (sửa đổi), Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng số lượng doanh nghiệp mới thành lập thuộc khu vực tư nhân. Mỗi năm có hàng trăm nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong số đó đã có nhiều điển hình được nhận giải thưởng Sao đỏ, Sao vàng đất Việt. Những sửa đổi của Luật Doanh nghiệp nhà nước đã tiếp tục “cởi trói” cho các DNNN để các doanh nghiệp này có thêm điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Các luật thuế được sửa đổi theo hướng giảm bớt thuế suất, tăng thêm ưu đãi và thuận lợi cho doanh nghiệp. Hiện nay, điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì việc vận dụng nội dung pháp luật về kinh tế càng trở nên vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong kinh doanh, Pháp luật kinh tế thể chế hóa những đòi hỏi của quyền tự do kinh doanh. 1. Trong giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, phải lấy đổi mới kinh tế làm gốc. Một trong những đặc điểm nổi bật của Việt Nam là tiến lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN, tức là từ một nền kinh tế tiểu nông, nghèo nàn, lạc hậu. Đó là một sự cản trở, một khiếm khuyết, một sự thiếu hụt rất lớn, thậm chí quá lớn cả về kinh tế và trình độ dân chủ chính trị trong bước đường phát triển theo định hướng XHCN.
- Bởi vậy, không có cách nào khác, trong quá trình đổi mới chính trị định hướng lên CNXH, phải lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm trong toàn bộ công cuộc đổi mới kinh tế và chính trị. Đây là vấn đề đã xác định ngay từ đầu của quá trình đổi mới, coi đó là tiền đề, điều kiện, là trọng tâm để phát huy mọi nội lực, nhằm sớm lấp đầy lỗ hổng yếu kém kinh tế, tạo nền cho đổi mới nói chung và đổi mới chính trị nói riêng. Kết quả đối mới kinh tế, của tăng trưởng, phát triển là cơ sở của đổi mới chính trị, vạch đường cho đổi mới chính trị. Hơn hai mươi năm qua, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là viên gạch đầu tiên được đặt đúng vào đường ray của thời kỳ quá độ lên CNXH. Từ đó, nền kinh tế đất nước dần chuyển mình theo hướng từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu cao độ chuyển dần sang kinh tế thị trường, nhiều thành phần, đa dạng hóa sở hữu có sự quản lý, điều tiết của nhà nước. Nhờ đó, sức mạnh của nội lực trong xã hội, trong các thành phần kinh tế có cơ hội bung ra. Trên cả nước hiện có hàng trăm nghìn doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đang họat động. Khoa học, công nghệ có những bước tiến quan trọng trong tiến trình đi đến hoàn thành sự nghiệp này vào những năm 20 của thế kỷ XXI. Các quan hệ kinh tế, chính trị bước đầu dựa trên các quan hệ thị trường, đang hướng tới đáp ứng các yêu cầu của thị trường, chịu sự tác động của quy luật thị trường, bình đẳng trong cạnh tranh, hoạt động kinh tế trên cơ sở sự điều tiết của pháp luật. Một điểm đáng đặc biệt lưu ý là nền kinh tế thị trường rất năng động và rất đa dạng xét về chủ thể tham gia. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung của chúng ta trước đây chỉ có một số loại chủ thể ít ỏi, thì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta có nhiều loại chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Sự độc diễn của một vài loại hình doanh nghiệp dĩ nhiên không thể dẫn tới nhu cầu chuyển đổi và cũng không tạo điều kiện cho sự lựa chọn. Nền kinh tế kế
- hoạch hóa trước đây chỉ chủ yếu có doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã. Sự lựa chọn đương nhiên khó xảy ra và sự chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác cũng rất khó khăn. Tình trạng kể trên không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà vì sự cạnh tranh, tức là vì lợi nhuận và sự sống còn của mình, các doanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách thích nghi với sự biến đổi của cung và cầu. Chính vì nhu cầu thích nghi này mà các nhà đầu tư luôn mong muốn có được nhiều cơ hội lựa chọn kể cả mặt hàng, phương thức kinh doanh lẫn loại hình doanh nghiệp. Các nhà đầu tư rất muốn có một sự lựa chọn tương đối rộng rãi về loại hình doanh nghiệp và khả năng chuyển đổi dễ dàng từ loại hình doanh nghiệp, phương thức kinh doanh đã chọn sang một loại hình doanh nghiệp và phương thức kinh doanh khác khi cần phải thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế. Trong thương mại quốc tế, các điều kiện kinh doanh vận tải truyền thống như CIF, FOB, FAB đã được bổ sung thêm hàng loạt phương thức mới mà trước đây không có. Những phương thức mới này được các hệ thống pháp luật khác nhau tiếp nhận và áp dụng. Hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những bước đi quan trọng trong việc đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp nhằm tạo ra khả năng lựa chọn rộng rãi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Từ một vài loại hình doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật trước 1990, hiện nay, trong hệ thống pháp luật nước ta đã có các loại hình như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài); doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ, công ty hợp danh v.v… (trong lĩnh vực đầu tư trong nước). Tuy nhiên, so với hệ thống pháp luật của các nước thì loại hình doanh nghiệp hiện có vẫn còn đang thiếu nhiều.
- - Đòi hỏi tiếp theo liên quan đến quyền của nhà kinh doanh trong việc định đoạt các vấn đề khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế thị trường chứa đựng tính cơ hội rất lớn. Điều này có nghĩa là khi có một cơ hội kinh doanh đến, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp phải nắm bắt ngay. Sự chậm trễ trong việc nắm bắt nó đồng nghĩa với sự chuyển dịch cơ hội này sang các doanh nghiệp khác đang đón đợi. Chính vì vậy, khả năng tự quyết định các vấn đề sản xuất kinh doanh được coi là một yếu tố không thể thiếu trong địa vị pháp lý của doanh nghiệp. quyền tự chủ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có nội hàm rất rộng, khác hẳn với các doanh nghiệp trong cơ chế hoạch tập trung trước đây. Chính vì vậy, cần thoát khỏi cách tiếp cận trước đây đối với doanh nghiệp để có thể tạo ra được trong các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, một cơ chế ra quyết định thích hợp với nền kinh tế thị trường. Việc xác lập quyền tự do kinh doanh biểu hiện khá rõ nét ngay cả ở khía cạnh này. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cần được tự mình quyết định các vấn đề như: Chấm dứt, chuyển đổi, thu hẹp hay mở rộng doanh nghiệp; Sử dụng vốn, lao động căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình; Ký kết và thực hiện các hợp đồng, các liên kết kinh tế phù hợp với lợi ích của mình; Khởi kiện hoặc hòa giải đối với các vi phạm hợp đồng từ phía đối tác; Phát hành trái phiếu, cổ phiếu khi thấy cần thiết. Quyền của doanh nghiệp, của nhà đầu tư được pháp luật thể chế hóa theo những cách thức và cách tiếp cận khác nhau. Nhiều hệ thống pháp luật cho phép các doanh nghiệp tự xác định quyền của mình trong các điều lệ và quy chế của doanh nghiệp. Pháp luật coi quy chế, điều lệ của doanh nghiệp là “luật của doanh nghiệp” và Tòa án, các cơ quan bảo vệ pháp luật khi xem xét một số tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp cũng có thể coi chúng là “nguồn luật áp dụng”. Các hệ thống pháp luật này chỉ quy định những nguyên tắc chung về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Cách tiếp cận
- này có ưu điểm là tạo ra được sự năng động của doanh nghiệp. Một số hệ thống pháp luật tìm cách quy định quyền của doanh nghiệp trong các luật và nghị định. Cách tiếp cận này tạo ra được các quy định pháp luật tương đối thống nhất về quyền của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định như vậy khó phản ánh hết những đặc thù của các doanh nghiệp. Thông thường, các hệ thống pháp luật có cách tiếp cận này thường ban hành các văn bản luật về từng loại hình doanh nghiệp, ví dụ như luật về hợp tác xã, luật doanh nghiệp nhà nước, luật về công ty. Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ quyền tự do kinh doanh là quyền tự do ký kết các hợp đồng. Đây là yếu tố thể hiện khá rõ nét quyền tự chủ của doanh nghiệp mặc dù không phải là yếu tố duy nhất. Có thể nói hợp đồng là hình thức pháp lý cơ bản của việc xác lập các mối quan hệ trong doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác. Quan hệ về sử dụng lao động giữa bản thân doanh nghiệp với người lao động được xây dựng trên cơ sở hợp đồng. Mối quan hệ giữa các công ty đối vốn với cổ đông của chúng cũng hình thành trên cơ sở hợp đồng. Hợp đồng được sử dụng đặc biệt phổ biến trong quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với khách hàng. Do bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý, nên hợp đồng được coi là công cụ quan trọng của việc điều chỉnh các quan hệ kinh tế thị trường. Trong bất kỳ hệ thống pháp luật của nền kinh tế thị trường nào, hợp đồng cũng được coi là xương sống của hệ thống pháp luật kinh tế. Tuyệt đại đa số các giao dịch kinh tế thị trường đều được thực hiện thông qua các hợp đồng. Hợp đồng có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện quyền tự do kinhHợp đồng, định nghĩa một cách đơn giản nhất, là những thỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc các bên”. Thỏa thuận chính là yếu tố bản chất của hợp đồng và chính nhờ nó mà hợp đồng có vai trò lớn trong việc định đoạt lợi ích
- của các bên, đưa các bên đến những thỏa hiệp có lợi nhất cho họ. Như chúng ta đã biết, nền doanh. “kinh tế thị trường được thúc đẩy bởi động lực lợi nhuận. V ì thế, các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế. Vì vai trò quan trọng này, chế định hợp đồng đặc biệt được chú trọng trong hệ thống phải luôn tính toán để làm sao đạt được lợi nhuận tối đa. Việc đàm phán và ký kết các hợp đồng không là ngoại lệ. Bởi lẽ đó, các chủ thể phải được hoàn toàn tự do quyết định ký với ai, khi nào ký, trên những điều kiện nào họ cần ký hợp đồng. Yếu tố bản chất của hợp đồng giúp các bên có được sự lựa chọn thích hợp. Chỉ khi các chủ thể thấy lợi ích của họ có thể được đáp ứng, họ sẽ tham gia ký kết hợp đồng.pháp luật của các nước có nền kinh tế thị trường. Xây dựng được chế định hợp đồng thích hợp là một bước tiến quan trọng cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh. Trong thực tiễn của nước ta, hợp đồng cũng là chế định pháp luật rất được chú ý, đặc biệt kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, sau đó là Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại là những cố gắng của hệ thống pháp luật nước ta nhằm tạo ra những tiền đề pháp lý quan trọng cho tự do kinh doanh. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế có thể được coi là phản ứng đầu tiên của hệ thống pháp luật nước ta đối với đòi hỏi của tự do kinh doanh. Bằng việc ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, lần đầu tiên, hệ thống pháp luật nước ta đã khẳng định ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của các tổ chức kinh tế. Tiếp theo đó, với việc ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, chế định hợp đồng được hoàn thiện thêm một bước. Tuy nhiên, so với những đòi hỏi của thực tiễn thì pháp luật về hợp đồng ở nước ta cần được tiếp tục hoàn thiện. Cách tiếp cận cơ bản của pháp luật nước ta về hợp đồng nói chung và hợp đồng kinh tế nói riêng về cơ bản phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường. Những nguyên tắc chung chi phối chế định hợp đồng nước ta bao gồm: tự do hợp đồng, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí và cùng có lợi. Các quy
- định cụ thể của pháp luật hợp đồng đều hướng vào việc thể hiện các nguyên tắc này. Bên cạnh việc thể chế hóa những đòi hỏi của quyền tự do kinh doanh. Pháp luật kinh tế còn tạo ra những đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh. - Pháp luật kinh tế bảo vệ những hoạt động thúc đẩy tự do kinh doanh, đồng thời hạn chế những hoạt động xâm phạm hoặc cản trở tự do kinh doanh, những hoạt động mà pháp luật kinh tế cho phép và khuyến khích thực hiện bao gồm: Cạnh tranh lành mạnh; Hạn chế độc quyền; Quyền tự định đoạt của doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh; Tự do hợp đồng; Những hoạt động mà pháp luật kinh tế cấm hoặc hạn chế bao gồm: Độc quyền, hạn chế cạnh tranh; Vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; Vi phạm nghĩa vụ cam kết; Gian lận thương mại; Lừa đảo v.v… - Pháp luật kinh tế tạo ra cơ chế xử lý nhanh chóng các tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện quyền tự do kinh doanh phụ thuộc không chỉ vào sự đảm bảo của Nhà nước trong việc xác lập các yếu tố cần thiết của nó mà còn phụ thuộc vào thiện chí và trách nhiệm của các đối tác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhà đầu tư hay doanh nghiệp sẽ không tiến hành sản xuất kinh doanh được một cách đầy đủ nếu những hợp đồng, những giao kết kinh tế mà họ tham gia không được thực hiện đầy đủ. Thông thường, các hợp đồng, các giao kết kinh tế mà các doanh nghiệp tham gia đều nhằm vào mục đích chủ yếu là huy động vốn, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu, thuê lao động và tiêu thụ sản phẩm. Bằng các chế tài kinh tế, pháp luật kinh tế buộc các bên phải tôn trọng các hợp đồng đã ký kết. Bên cạnh đó, pháp luật còn tác động đến các chủ thể tham gia các hợp đồng trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các doanh
- nghiệp thường được xây dựng trên nguyên lý đảm bảo tự do kinh doanh kể cả trong việc lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp. Các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc khởi kiện hoặc không khởi kiện các đối tác của mình hoặc sử dụng các phương thức như hòa giải, thương lượng để giải quyết các tranh chấp. Pháp luật tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp vì chỉ có doanh nghiệp mới hiểu rõ đối tác của mình, hiểu rõ cái lợi, cái hại khi khởi kiện đối tác. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào, pháp luật vẫn để dành cho doanh nghiệp cơ hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Khi xét thấy những vi phạm từ phía đối tác có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền tự do kinh doanh của mình, doanh nghiệp hoàn toàn có đủ những biện pháp để tự bảo vệ. - Pháp luật quy định những lĩnh vực cấm và hạn chế đối với doanh nghiệp. Việc xác lập những lĩnh vực cấm hoặc hạn chế đối với kinh doanh là một hoạt động mang nặng tính chất quản lý nhà nước, song lại có ý nghĩa rất to lớn đối với việc xác lập quyền tự do kinh doanh. 2. Trong đổi mới chính trị, cấn lấy thành tựu kinh tế, tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững là thước đo thành tựu, tính hiệu quả, tính ưu việt của đổi mới chính trị. Ở Việt Nam, nhân dân là chủ thể xã hội, chủ thể của quyền lực nhà nước, do đó, phải giữ vững định hướng XHCN, nhưng đồng thời phải làm tăng hiệu quả đối với tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội: Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển các yếu tố nuôi dưỡng cho tăng trưởng kinh tế. Chính trị phải phát huy được các nguồn lực làm động lực phát triển kinh tế, phải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Giữ được định hướng XHCN, nhưng kinh tế không phát triển, đời
- sống của đa số nhân dân không được cải thiện, thì định hướng XHCN cũng chẳng có ý nghĩa gì với dân. Trong thời kỳ xây dựng, phát triển, mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế, lợi ích kinh tế. Do đó, việc phát huy các nguồn lực cho kinh tế không chỉ dựa vào động viên tư tưởng, lòng hăng hái, nhiệt tình đơn thuần. Để khơi dậy các nguồn lực, tạo động lực đòi hỏi phải có đường lối, chính sách đúng, có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để ràng buộc, điều chỉnh các hoạt động kinh tế, quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi tổ chức và mỗi công dân, bảo vệ được các lợi ích chính đáng của các thành viên tham gia thị trường. Chính trị cũng cần có tiêu chí hiệu quả, và hiệu quả của chính trị phải thể hiện ở mức độ tự do, trình độ dân chủ, ở hiệu quả kinh tế và thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Đổi mới quan điểm, đường lối của Đảng, đổi mới tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước, phải được xem xét trên quan điểm hiệu quả, lấy hiệu quả phát triển kinh tế xã hôị làm thước đo. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phải là một trong những tiêu chí hàng đầu làm thước đo, đánh giá tính hợp lý, đúng đắn, ưu việt trong tổ chức và vận hành của cả hệ thống chính trị nói chung và của nhà nước nói riêng. Ở Việt Nam trong đổi mới, có thể nói toàn bộ cơ chế vận hành của hệ thống chính trị: quan hệ giữa Đảng cộng sản cầm quyền với nhà nước, quan hệ giữa các tổ chức chính trị - xã hội với Đảng và với nhà nước là những quan hệ cốt yếu. Các nhân tố, các quan hệ trong hệ thống chính trị vừa chịu tác động lẫn nhau, vừa chịu tác động của môi trường xã hội trong và ngoài nước để cuối cùng sản phẩm của vận hành của hệ thống chính tr ị hình thành các chính sách công. Do đó, đánh giá đổi mới chính trị, đổi mới hệ thống chính trị , đánh giá tính ưu việt, hợp lý của chính trị và hệ thống chính trị không chỉ đánh giá đổi mới về tổ chức, thể chế, con người, mà điều đặc biệt quan trọng là đánh giá sản phẩm đầu ra của cả hệ thống chính trị, đó là chất
- lượng các chính sách công trên các mặt bảo tồn, phát triển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các giá trị xã hội nói chung và các nguồn lực kinh tế nói riêng. Chính trị hiệu quả đỏi hỏi phải thể hiện trong các chính sách giải quyết đúng đắn về những vấn đề then chốt của kinh tế: Những vấn đề về quan hệ sở hữu, tài chính - tiền tệ, ngân sách, phát triển cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ tích luỹ - tiêu dùng, thành thị - nông thôn, lao động - việc làm, chống quan liêu, tham nhũng... Trong tiến trình phát triển kinh tế thị trường, ở từng nơi, từng lúc có những vấn đề này hoặc vấn đề khác trở thành nổi cộm, do đó cần có sự cân nhắc để điều chỉnh thích hợp, mềm dẻo trong các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; phân phối hợp lý các giá trị vật chất, tinh thần, các nguồn lực, tài nguyên vào các trọng điểm, tạo đột phá, tạo điểm tựa cho sự phát triển kinh tế. Vẫn biết rằng đổi mới kinh tế là cái quyết định chính trị, đặt ra các yêu cầu đối với đổi mới chính trị, vạch đường cho đổi mới chính trị. Nhưng như thế không thể xem nhẹ vai trò chính trị. Trong thực tiễn, chính trị có vai trò lãnh đạo kinh tế, là một nguồn lực của kinh tế. Do đó phải biết dành cho chính tr ị những ưu tiên: quan tâm đổi mới tổ chức, thể chế và cán bộ, nhất là những lĩnh vực có liên quan đến kinh tế. Đảng cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đã có những quan điểm đúng đắn rằng, trước hết phải giữ vững sự ổn đinh chính trị - xã hội, coi đó là tiền đề, điều kiện để đổi mới kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đổi mới chính trị, hệ thống chính trị, đổi mới của nhà nước còn rất chậm, tình trạng quan liêu, bao cấp, độc quyền nhà nước còn nặng nề trên nhiều lĩnh vực, là một trong những rào cản cạnh tranh bình đẳng trên thương trường; hiệu quả kinh tế trong khu
- vực nhà nước, trong quản lý tài chính, quản lý ngân sách còn rất hạn chế; chính phủ còn ít nghe dân, ít gần dân, thậm chí có nhiều quyết định đi ngược lòng dân trong quá trình hoạch định chính sách; cuộc chiến chống tha m nhũng trong kinh tế, trong chính trị còn rất gian nan; đổi mới nền hành chính nhà nước rất chậm, chưa tương xứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi theo hướng hội nhập kinh tế thế giới. 3. Trong đổi mới kinh tế và chính trị phải phát huy dân chủ, tiến hành từng bước vững chắc. Nguyên nhân khách quan cần phát huy dân chủ là những đòi hỏi khách quan của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, bình đẳng cạnh tranh, bình đẳng kinh doanh, người dân muốn được tự do, dân chủ tham gia vào công việc nhà nước, vào hoạch định chính sách công, thậm chí nhu cầu dân chủ còn do áp lực bên ngoài, chứa đựng yếu tố địch lợi dụng. Hiện nay, kinh tế thị trường nhiều thành phần ở Việt Nam tuy đã phát triển lên một tầm mới nhưng còn non trẻ, rất yếu, khả năng cạnh tranh thấp, lại thiếu ổn định và còn mang nhiều dấu ấn tiểu nông nên các quan hệ kinh tế dễ vượt ra ngoài các chuẩn mực pháp luật, đạo đức. Mặt khác, gắn với quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đã và đang hình thành nhiều nhóm lợi ích, nhiều lực lượng, với những áp lực cả có lợi và bất lợi với cường độ cao đối với Chính phủ, với Đảng cầm quyền. Từ đây đặt ra vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa dân chủ kinh tế với dân chủ chính trị đặt ra cho nhà nước trong quá trình hình thành chính cách, cần thiết phải tuân thủ các bước của cơ chế xây dựng chính sách, trong đó phải đặc biệt phát huy dân chủ phản biện, giám sát của Đảng, của các chuyên gia, của các tổ chức chính trị- xã hội và báo chí, của công dân đối với các chính sách từ khi soạn thảo đến tổ chức thực hiện. Những năm qua, không ít chính sách của nhà nước đáp ứng được điều này nên phản ánh dúng các yêu cầu của thực tiễn khách
- quan tạo điều kiện làm xuất hiện những ngành, những lĩnh vực mũi nhọn trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và trong xuất khẩu; nhịp độ tăng trưởng khá cao trong suốt 10 năm qua. Nhưng cũng không ít các chính sách mang nặng tính chủ quan của cơ quan, của cá nhân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Vân dụng dạy học tích hợp vào phân môn vẽ kỹ thuật môn công nghệ lớp 11
15 p | 671 | 175
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình
38 p | 270 | 70
-
Đề tài: Vận dụng các chính sách marketing trong kinh doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du lịch và dịch vụ Hồng gai lao động tại Hà Nội
84 p | 316 | 65
-
Đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý chi tiêu cho các thành viên trong gia đình
34 p | 361 | 58
-
Đề tài: Xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất phô mai năng suất 3 tấn sản phẩm trên ca từ nguyên liệu sữa tươi
38 p | 280 | 52
-
Đề tài: Xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất phô mai năng suất 1,2 tấn năng lượng trên ca từ nguyên liệu sữa bột gầy và cream
68 p | 166 | 44
-
Đề tài: Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức
28 p | 179 | 41
-
Đề tài " Vận dụng cặp phạm trù "Nội dung - hình thức" để giải quyết vấn đề thương hiệu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam"
15 p | 246 | 39
-
Đề tài: Xây dựng quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng phần vận hành xe UAZ-3160
64 p | 149 | 31
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam
20 p | 164 | 28
-
Đề tài: Vận dụng kỹ thuật dạy học vi mô để bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm Vật lý phương pháp dạy học theo góc - Phùng Việt Hải, Đỗ Hương Trà
9 p | 203 | 28
-
Đề tài: Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào mặt hàng may mặc của Việt Nam
15 p | 206 | 23
-
Đề cương đề tài: Vận dụng phương pháp thống kê kinh tế để phân tích một số chỉ tiêu xuất khẩu – nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu theo từng nhóm hàng và theo từng khu vực của Việt Nam (từ năm 2000 – đến năm 2008). Dự báo tình hình xuất – nhập khẩu cho các năm 2009, 2010, 2011, 2012
7 p | 199 | 20
-
Đề tài: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới
41 p | 162 | 18
-
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài : “Vận dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm tốn Bo co ti chính tại cơng ty kiểm tốn Việt Nam (VACO)”.
3 p | 148 | 17
-
Đề tài Văn học Việt Nam: Khảo sát một số câu tục ngữ có nhiều cách hiểu
159 p | 147 | 11
-
Đề tài “Vận dụng lý luận tăng lợi nhuận để phân tích thực tế về phát triển sản xuất ở công ty Da giầy Hà Nội ”
14 p | 88 | 10
-
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Ứng dụng công nghệ kiềm co trong điều kiện tận dụng các thiết bị hiện có của công ty để nâng cao chất lượng khăn bông - KS. Trần Thị Ái Thi
109 p | 136 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn