intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập đề thi để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN GDCD LỚP 11 THỜI GIAN: 45 PHÚT Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò gì đối với sự tồn tại của xã hội? A. Là động lực. B. Là điều kiện. C. Là cơ sở. D. Là đòn bẩy. Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không phải là điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa? A. Do lao động tạo ra. B. Có sẵn trong tự nhiên. C. Có công dụng nhất định. D. Thông qua mua- bán. Câu 3: Trường hợp nào dưới đây gọi là cầu? A. Ông M mua một chiếc xe máy đã trả hết tiền. B. Chị N mua một chiếc ô tô nhưng chưa đủ tiền phải vay ngân hàng. C. Bà G mua một mảnh đất nhưng còn nợ lại một khoản tiền. D. Ông T muốn mua một cái nhà nhưng chưa đủ tiền. Câu 4: Ý nào sau đây không phải là nội dung cốt lõi của cạnh tranh? A. Mục đích của cạnh tranh. B. Tính chất của cạnh tranh. C. Điều kiện sản xuất. D. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh. Câu 5: Khái niệm cầu được gọi tắt cho cụm từ nào? A. Nhu cầu của người bán. B. Nhu cầu của người mua. C. Nhu cầu của người sản xuất. D. Nhu cầu có khả năng thanh toán. Câu 6: Ông N. Kinh doanh mặt hàng sắt thép xây dựng, thấy trên thị trường mặt hàng này đang khan hiếm, ông bỏ vốn ra gom hàng và đợi đến khi giá lên cao ông tung ra bán để có lợi nhuận cao. Việc làm trên của ông N thể hiện điều gì trong cạnh tranh? A. Giành giật khách hàng. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. D. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến cạnh tranh? A. Do điều kiện sản xuất của các chủ sở hữu khác nhau. B. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.
  2. C. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu cùng sản xuất một loại mặt hàng. D. Do tồn tại nhiều chủ sở hữu có nhiều lợi ích khác nhau. Câu 8: Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất và lưu thông căn cứ vào đâu? A. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa. B. Nhu cầu của người tiêu dùng. C. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa. D. Giá cả của hàng hóa trên thị trường. Câu 9: Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là gì? A. Quá trình tồn tại. B. Bản năng sống. C. Quá trình sản xuất. D. Sản xuất của cải vật chất. Câu 10: Chị A làm một chiếc áo mất hết 6 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm chiếc áo là 7 giờ. Vậy chị A bán chiếc áo với giá cả tương ứng với bao nhiêu giờ? A. 8 giờ. B. 5 giờ. C. 7 giờ. D. 6 giờ. Câu 11: Vì sao sức lao động giữ vai trò quan trọng, quyết định nhất trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất? A. Vì sức lao động chỉ có ở con người. B. Vì sức lao động luôn có sẵn. C. Vì sức lao động là yếu tố để phân biệt con người với con vật. D. Vì sức lao động có tính sáng tạo. Câu 12: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, " Cạnh tranh" được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào? A. Cạnh tranh chính trị. B. Cạnh tranh văn hóa. C. Cạnh tranh công nghệ. D. Cạnh tranh kinh tế. Câu 13: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hóa khi nào? A. Là đối tượng thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của con người. B. Là đối tượng để con người tồn tại. C. Là đối tượng sử dụng. D. Là đối tượng mua- bán. Câu 14: Sản phẩm nào dưới đây là hàng hóa? A. Người nông dân trồng rau để ăn. B. Người nông dân trồng lúa gạo để ăn.
  3. C. Người nông dân trồng rau để bán. D. Người nông dân nuôi gà để ăn. Câu 15: Khi cầu giảm xuống, sản xuất, kinh doanh thu hẹp, lượng cung hàng hóa giảm xuống là nội dung của biểu hiện nào trong quan hệ cung- cầu? A. Cung- cầu tác động lẫn nhau. B. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung- cầu. C. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. D. Thị trường chi phối cung- cầu. Câu 16: Cầu thường gắn với điều kiện gì? A. Tiêu dùng. B. Sản xuất. C. Kinh doanh. D. Lưu thông. Câu 17: Giá cả của hàng hóa trên thị trường biểu hiện như thế nào? A. Luôn khớp với giá trị. B. Luôn xoay quanh giá trị. C. Luôn thấp hơn giá trị. D. Luôn cao hơn giá trị. Câu 18: Yếu tố nào sau đây không phải tác động của quy luật giá trị? A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động. B. Điều tiết giá cả hàng hóa trên thị trường. C. Phân hóa giàu- nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Câu 19: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội? A. Quyết định. B. Thúc đẩy. C. Định hướng. D. Quan trọng. Câu 20: Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa được gọi là gì? A. Giá trị của hàng hóa. B. Giá trị sử dụng của hàng hóa. C. Giá trị trao đổi của hàng hóa. D. Giá trị thặng dư của hàng hóa. Câu 21: Quy luật giá trị quy định trong lưu thông tổng sản phẩm biểu hiện như thế nào? A. Tổng giá cả= tổng gía trị. B. Tổng giá cả> tổng giá trị. C. Tổng giá cả< tổng giá trị. D. Tổng giá cả ≥ tổng giá trị. Câu 22: Là toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là? A. Tư liệu sản xuất. B. Công cụ lao động. C. Sức lao động. D. Đối tượng lao động. Câu 23: Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? A. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người.
  4. B. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu mua bán của con người. C. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. D. Là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Câu 24: Lao động của con người là dạng hoạt động gì? A. Hoạt động bản năng. B. Hoạt động vô thức. C. Hoạt động có mục đích, có ý thức. D. Hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. II. TỰ LUẬN(4 ĐIỂM) Câu 1: Thế nào là thị trường, trình bày các nhân tố cơ bản và chức năng của thị trường? (2 điểm) Câu 2: Hãy trình bày nội dung và biểu hiện của của quy luật giá trị? (2 điểm) ------ HẾT ------
  5. KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ – NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN GDCD LỚP 11 Phần trắc nghiệm CÂU 101 202 303 404 1 C A B A 2 B C C B 3 A A D D 4 C B B A 5 D D A C 6 D A B D 7 B B A B 8 A D C A 9 D D C B 10 C D B A 11 D A A D 12 D B B A 13 D D A B 14 C C A B 15 A B C A 16 A C A A 17 B D A D 18 B C C B 19 A D B B 20 A B A C 21 A D B A 22 C D A B 23 D D C A 24 C A B D
  6. Phần đáp án câu tự luận: Câu 1: - Khái niệm: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hành hóa dịch vụ. - Các nhân tố của thị trường . Hàng hoá . Tiền tệ . Người mua – bán gồm: quan hệ H-T, Mua bán, Cung cầu, Giá cả - hàng hoá. *Các chức năng của thị trường - Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. + Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện. + Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản xuất và mở rộng sản xuất. - Chức năng thông tin. + Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội. + Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán. + Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp. - Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. + Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất. + Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại. + Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá. + Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại Câu 2: *Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT - Giá trị xã hội của hàng hoá = Giá trị tư liệu sản xuất + Giá trị sức lao động + lãi. * Trong lĩnh vực sản xuất.
  7. - Yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho TGLĐCB để sản xuấ ra từng hàng hóa phải phù hợp với TGLĐXHCT để sản xuấ ra từng hàng hóa. - Tổng TGLĐCB để sản xuấ ra tổng hàng hóa phải phù hợp với tổng TGLĐXHCT để sản xuấ ra tổng hàng hóa. * Trong lĩnh vực lưu thông. - Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT hoặc theo nguyên tắc ngang giá. - Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá cả hàng hoá sau khi bán bằng tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất * Trên thị trường. - Giá cả hàng hóa cao hoặc thấp hơn gí trị hàng hóa là do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung – cầu. - Trục giá cả của hàng hóa luôn xoay quanh trục giá trị hàng hóa. - Như vậy: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế chi phối sự vận động của mối quan hệ giữa TGLĐCB và TGLĐXHCT của hàng hóa trong sản xuất và lưu thông hang hóa. ------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2