intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

4
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh, Tiên Phước

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn GDCD - lớp 6-Thời gian: 45 phút Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu 4 cao Cộng Nội dung TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TL - Hiểu, lựa chọn việc làm về truyền thống gia đình và Bài 1. Tự hào về - Biết được việc làm thể hiện dòng họ. truyền thống gia truyền thống gia đình và dòng - Hiểu khái niệm và kể tên đình và dòng họ họ. một số truyền thống gia đình, dòng họ. Số câu 3 1 1 3 Số điểm 1 0.33 2 3.33 Tỉ lệ 10% 3.33% 20% 33.33% - Biết việc làm thể hiện tình - Vận dụng kiến thức lựa yêu thương con người. - Hiểu được ý nghĩa của tình chọn tình huống về tình yêu Bài 2. Yêu thương - Thế nào là yêu thương con yêu thương con người. thương con người / trái lại con người người, biểu hiện của yêu với tình yêu thương con thương con người. người. Số câu 1 1 1 3 6 Số điểm 0,33 2 0.33 1 3.66 Tỉ lệ 3,33% 20% 3.33% 10% 36.6% - Vận dụng kiến thức lựa - Biết hành động thể hiện chọn tình huống về siêng - Tình huống: Bài 3. Siêng năng, siêng năng, kiên trì. - Hiểu được ý nghĩa của năng, kiên trì / trái lại với Giải thích vì kiên trì - Biết hành vi trái lại với siêng siêng năng, kiên trì siêng năng, kiên trì. sao. năng, kiên trì - Tình huống: Học sinh xử lý tình huống. Số câu 2 1 3 1 7 Số điểm 0,66 0.33 1 1,0 3 Tỉ lệ 6,66% 3.33% 10% 10% 30% Tổng số câu 6 1 3 1 6 1 18 Tổng điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30 % 20% 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ SẢN PHẨM ĐẦU RA BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Mức độ VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU Nội dung - Hiểu, lựa chọn việc Bài 1. Tự hào làm về truyền thống gia về truyền - Biết được việc làm thể đình và dòng họ. thống gia hiện truyền thống gia đình - Hiểu khái niệm và kể đình và dòng và dòng họ. tên một số truyền thống họ gia đình, dòng họ. Số câu 3 2 - Biết việc làm thể hiện tình - Hiểu được ý nghĩa của - Vận dụng kiến thức lựa chọn Bài 2. Yêu yêu thương con người tình yêu thương con tình huống về tình yêu thương thương con - Thế nào là yêu thương con người con người / trái lại với tình yêu người người, biểu hiện của yêu thương con người. thương con người Số câu 2 1 3 - Vận dụng kiến thức lựa chọn Tình huống: Giải - Biết hành động thể hiện tình huống về siêng năng, kiên thích vì sao Bài 3. Siêng siêng năng, kiên trì. - Hiểu được ý nghĩa của trì / trái lại với siêng năng, kiên năng, kiên trì - Biết hành vi trái lại với siêng năng, kiên trì trì. siêng năng, kiên trì - Tình huống: Học sinh xử lý tình huống. Số câu 2 1 3 1
  3. TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH KIỂM TRA GIỮA KỲ I Họ và tên:…………………………….Lớp: 6/ Năm học 2023-2024 Môn: GDCD; Khối 6; Thời gian: 45’ Điểm Nhận xét của giáo viên I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5đ) *Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (mỗi câu đúng 0.33 điểm). Câu 1. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ tạo ra và được A. mua bán, trao đổi trên thị trường. B. nhà nước ban hành và thực hiện. C. đời sau bảo vệ nguyên trạng. D. truyền từ đời này sang đời khác. Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân ái của gia đình và dòng họ? A. Quảng bá nghề truyền thống. B. Tích cực giúp đỡ người nghèo. C. Sống trong sạch và lương thiện. D. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. Câu 3. Hành vi nào dưới đây không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? A. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình. B. Xóa bỏ các thói quen xấu của gia đình. C. Không coi thường danh dự của gia đình. D. Tự ti về thanh danh của gia đình mình. Câu 4. Câu ca dao “ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông” là nói đến truyền thống gì? A. Lao động B. Nghề nghiệp C. Học tập D. Đạo đức Câu 5. Phẩm chất đạo đức nào dưới đây gắn liền với biểu hiện của yêu thương con người? A. Khoan dung. B. Vô cảm. C. Nhỏ nhen. D. Ích kỷ. Câu 6. Nếu chúng ta luôn có lòng yêu thương con người thì ta sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người xa lánh. B. Mọi người yêu quý và kính trọng. C. Mọi người kính nể, khâm phục. D. Mọi người coi thường. Câu 7. Hành vi nào dưới đây không thể hiện lòng yêu thương con người? A. Quan tâm tới người khác. B. Thờ ơ khi người khác gặp hoạn nạn. C. Cảm thông với người khó khăn. D. Hi sinh vì người khác. Câu 8. Hành động đưa người già, trẻ em, người tàn tật qua bên kia đường thể hiện điều gì? A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Tình yêu thương con người. C. Tinh thần kỷ luật. D. Đức tính tiết kiệm. Câu 9. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Cùng bạn mang xe đi sửa sau đó chở bạn đến trường. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Trêu tức bạn. D. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. Câu 10: Siêng năng biểu hiện qua việc làm nào sau đây? A. Chưa làm xong bài tập Dũng đã đi chơi.
  4. B. Đến phiên trực nhật lớp, Dũng toàn nhờ bạn trực hộ. C. Sáng nào Dũng cũng dậy muộn. D. Dũng luôn cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn. Câu 11: Nhờ siêng năng, kiên trì mà cuối năm học Dũng A. học giỏi nhất lớp. B. thêm yêu đời hơn. C. được bạn bè quí mến. D. ngày một khỏe hơn. Câu 12: Muốn giải được bài tập khó mình phải A. nhờ bạn giải hộ. B. siêng năng, kiên trì làm cho được. C. bỏ qua làm bài tập khác. D. chờ cô giáo giải xong mình chép vào. Câu 13: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột I sao cho tương ứng với mỗi phẩm chất, biểu hiện ở cột II. I II a. Gặp bài toán hóc búa, Loan miệt mài tìm cách giải. 1. Ngại khó, nản chí. b. Hoa luôn học bài đúng giờ, thường xuyên. 2. Lười biếng, ỷ lại. c. Dũng bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn. 3. Siêng năng. d. Hồng hay trốn tránh việc nhà để đi chơi vì sẽ có người khác làm. 4. Kiên trì. A. a-2; b-3; c-1; d-4 B. a-4; b-2; c-1; d-3 C. a-4; b-3; c-1; d-2 D. a-1; b-3; c-4; d-2 Câu 14: Đâu là biểu hiện của học sinh thể hiện siêng năng, kiên trì? A. Học thuộc bài và soạn bài xong trước khi đến lớp. B. Không học bài cũ. C. Bỏ học chơi game. D. Đua xe trái phép. Câu 15. Câu tục ngữ/thành ngữ nào sau đây không nói về tính siêng năng, kiên trì? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim B. Năng nhặt chặt bị C. Của bền tại người. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Truyền thống gia đình dòng họ là gì? Em hãy kể một số truyền thống về gia đình và dòng họ mà em biết? Câu 2: (2 điểm) Thế nào là yêu thương con người? Nêu biểu hiện của yêu thương con người? Câu 3: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và lấy sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ". a) Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được? Bạn còn thiếu đức tính gì? b) Nếu em là bạn của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào? BÀI LÀM (Phần này học sinh dùng giấy vở để làm bài)
  5. ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): 3 câu đúng 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B D B A B B B A D A B C A C Điểm 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.33 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 II. TỰ LUẬN (5 điểm) BIỂU Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM - Khái niệm: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này 1 điểm 1 sang thế hệ khác. - Viết ra được 1 truyền thống gia đình, dòng họ được (0.25 điểm) 1 điểm - Khái niệm: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, 1 điểm hoạn nạn. 2 - Biểu hiện: Biểu hiện tình yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau; tham gia các hoạt động nhân 1 điểm đạo, từ thiện; biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác; khi cần thiết có thề hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác;... a) An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. (0,25 điểm) 0.5 điểm -Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó. (0,25 điểm) b) Nếu em là bạn của An, em sẽ khuyên An “Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết 3 quả tốt trong học tập. (0.25 điểm) Muốn có tính kiên trì thì bạn cần phải thường xuyên rèn luyện nó. Cụ thể bạn phải sống có trách 0.5 điểm nhiệm với bản thân và với người khác, không bao giờ bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách. Phải siêng năng, kiên trì mới hoàn thành mục tiêu đề ra đó bạn. (0.25 điểm) (Tùy theo cách giải thích của HS, GV ghi điểm cho phù hợp )
  6. ĐÁP ÁN DÀNH CHO HS KHUYẾT TẬT (Nếu có) I. TRẮC NGHIỆM (7.5 điểm) (1 câu đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D B D B A B B B A D A B C A C Điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 II. TỰ LUẬN (2.5 điểm) Làm câu hỏi 1 BIỂU Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM - Khái niệm: Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp (0,75đ) mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát 1.5 điểm 1 huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.(0.75đ) - Viết ra được 1 truyền thống gia đình, dòng họ được (0.5 điểm) 1 điểm Tiên Lộc, ngày 22/10/2023 DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ Phạm Văn Vinh Vũ Ngọc Bảo
  7. Tuần 9 KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 NS: 21/10/2023 Tiết 9 NG: 24/10/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Về kiến thức: Kiểm tra nội dung kiến thức của học sinh đã học trong chương trình GDCD 6 giữa học kỳ I. 2.Về kỹ năng: HS vận dụng được kiến thức đã học để làm bài kiểm tra. 3.Về thái độ: Làm tốt bài kiểm tra trong thời gian quy định. 4. Định hướng phát triển năng lực học sinh: - Năng lực xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống. - Năng lực xác định các giá trị sống đúng đắn và vận dụng vào thực tiễn. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Phát đề 3. Thu bài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0