intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Núi Thành’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Nguyễn Khuyến, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: Giáo dục công dân – Lớp 9 - Thời gian làm bài: 45 phút. I. TRẮC NGHIỆM. ( 5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Mục đích của sống có lí tưởng là gì? A. Tăng cường sức khỏe, kĩ năng sống. B. Được xã hội công nhận, tôn trọng. C. Đóng góp cho lợi ích cộng đồng, quốc gia. D. Giúp bản thân giàu có và khá giả hơn. Câu 2: Biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên là gì? A. Sợ khó trong học tập, không có động cơ tích cực. B. Luôn khắc phục mọi khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. C. Bị cám dỗ bởi các chất kích thích nguy hiểm. D. Đua đòi, chạy theo những xu hướng trên mạng xã hội. Câu 3: Câu thành ngữ nào sau đây nói về phẩm chất của người có lí tưởng sống cao đẹp? A. Dễ làm, khó bỏ. B. Phận ai người ấy lo. C. Thắng không kiêu, bại không nản. D. Nước đến chân mới nhảy. Câu 4: Biểu hiện của khoan dung là A. tính cách của người khác. B. rộng lòng tha thứ. C. sự thất bại và không chấp nhận lỗi lầm. D. sự tỏ ra thỏa hiệp mọi lúc. Câu 5: Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì? A. Có chức vị cao trong xã hội. B. Có nhiều của cải, vật chất. C. Được mọi người yêu mến, tin cậy. D. Có nhiều mối quan hệ trong xã hội. Câu 6: Hành vi nào sau đây là lòng khoan dung? A. Nhẹ nhàng chỉ bảo con cái mỗi khi con làm sai. B. Nặng lời chửi mắng em nhỏ khi em làm vỡ cốc. C. Hay chê bai, coi thường, sỉ nhục người khác. D. Hay trả đũa, căm thù, khieu khích người khác. Câu 7: Ý nghĩa của các hoạt động cộng đồng đối với cá nhân là gì? A. Giúp đỡ được các hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. B. Rèn luyện kĩ năng sống, sự trưởng thành, có trách nhiệm. C. Tạo ra sự kết nối các thành viên trong cộng đồng. D. Phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể của các lực lượng khác nhau trong cộng đồng. Câu 8: Những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân, tập thể nhằm mang lại lợi ích chung cho cộng đồng là A. hoạt động thể chất. B. hoạt động cộng đồng. C. hoạt động văn hóa. D. hoạt động tập thể. Câu 9: Đâu là hoạt động cộng đồng trong các ý sau? A. Lớp học nghệ thuật địa phương, câu lạc bộ dạy bơi. B. Cuộc thi thể thao hàng năm, phòng chống thiên tai. C. Ủng hộ quần áo, sách vở cũ cho chương trình “Tết cho trẻ em vùng cao”. D. Lớp học kĩ năng sống trên lớp, thảo luận nhóm.
  2. Câu 10: Đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Tham gia các tổ chức chống phá tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. C. Nỗ lực học tập, rèn luyện sức khỏe. D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Câu 11: Câu ca dao tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì? A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành. C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung. Câu 12: Trường hợp nào sau đây là sống hẹp hòi, ích kỉ? A. K không hay tham gia hoạt động ngoại khóa vì phải ở nhà chăm ông ốm. B. L xa lánh, không tiếp xúc với K vì K học kém hơn mình. C. H thường đưa T về nhà sau giờ học tối vì nhà T khá xa. D. Q thường thẳng thắn chỉ ra lỗi cho L để L có thể nhìn nhận và sửa chữa. Câu 13: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Yêu nước, yêu tập thể. B. Rộng lượng, chân thành. C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. Câu 14: Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H? A. Đồng tình, vì thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. B. Không đồng tình với việc làm của nhà trường, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức. C. Đồng ý, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. D. Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ cho nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. Câu 15: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này? A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa. B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác. C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này. D. Khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động cộng đồng. II. TỰ LUẬN. ( 5.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Việc sống có lí tưởng mang lại ý nghĩa như thế nào? Kể tên 4 tấm gương người Việt Nam sống có lí tưởng. Câu 2: (2.0 điểm) Để trở thành người khoan dung, mỗi chúng ta cần phải làm gì? Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Chín bỏ làm mười” Câu 3: (1.0 điểm) Tình huống: Bạn An muốn trở thành một kỹ sư giỏi để xây dựng những cây cầu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, An thường xuyên lơ là việc học, không làm bài tập và dành nhiều thời gian chơi game. Kết quả học tập của An dần giảm sút, khiến bạn ấy lo lắng. a) Theo em, hành động hiện tại của An có phù hợp với lý tưởng trở thành kỹ sư giỏi không? Tại sao? b) Nếu em là An, em sẽ làm gì để đạt được lý tưởng của mình? ---Hết---
  3. UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: Giáo dục công dân – Lớp 9 - Thời gian làm bài: 45 phút. I. TRẮC NGHIỆM. ( 5.0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là biểu hiện của khái niệm nào dưới đây? A. Sống vô ích. B. Sống tư lợi. C. Sống có lý tưởng. D. Sống có thủ đoạn. Câu 2: Người sống có lý tưởng là người xác định được mục đích sống A. cao đẹp. B. tầm thường. C. phi thường. D. tư lợi. Câu 3: Việc mỗi cá nhân xác định được mục đích sống cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Sống có lý tưởng. B. Sống vì đam mê. C. Sống có nội dung. D. Sống vì bản thân. Câu 4: Đối với bản thân, sống có lý tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành A. những kế hoạch phi thường. B. những mục tiêu đề ra của mình. C. những thủ đoạn đối với bạn bè. D. mọi dự định trong tương lai. Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc sống có lý tưởng? A. Được xã hội công nhận. B. Được mọi người tin tưởng. C. Được cấp mọi sinh hoạt phí. D. Được mọi người tôn trọng. Câu 6: Khoan dung là rộng lòng A. tha thứ. B. xử phạt. C. đòi hỏi. D. áp bức. Câu 7: Tôn trọng và thông cảm, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của người có đức tính nào dưới đây? A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Khoan dung. D. Trung thành. Câu 8: Người luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm là biểu hiện của A. giản dị. B. trung thực. C. khoan dung. D. khiêm tốn. Câu 9: Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều A. tiền bạc. B. bạn tốt. C. địa vị. D. quyền lực. Câu 10: Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức bởi các cá nhân hoặc tập thể nhằm thực hiện mục đích nào dưới đây đối với cộng đồng? A. Mục đích cá nhân. B. Mục tích tập thể. C. Mục đích nhà nước. D. Mục đích cộng đồng. Câu 11: Đối với cá nhân, hoạt động cộng đồng giúp các cá nhân phát huy được phẩm chất đạo đức nào dưới đây trong việc thực hiện các công việc chung của tập thể? A. Có tinh thần trách nhiệm. B. Có khát vọng kiếm tiền. C. Có cơ hội bổ nhiệm chức vụ. D. Có cơ hội đánh bóng bản thân.
  4. Câu 12: Nội dung nào dưới đây không thể hiện ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động cộng đồng đối với cộng đồng? A. Kết nối các lực lượng xã hội. B. Phát huy sức mạnh của tập thể. C. Góp phần phân hóa giàu nghèo. D. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Câu 13: Những chuẩn mực đạo đức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Yêu nước, yêu tập thể. B. Rộng lượng, chân thành. C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. Câu 14: Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H? A. Đồng tình, vì thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. B. Không đồng tình với việc làm của nhà trường, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức. C. Đồng ý, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. D. Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ cho nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng. Câu 15. Đâu không phải là lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay? A. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. B. Tham gia các tổ chức chống phá tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. C. Nỗ lực học tập, rèn luyện sức khỏe. D. Tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. TỰ LUẬN. ( 5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Việc sống có lí tưởng mang lại ý nghĩa như thế nào? Kể tên 4 tấm gương người Việt Nam sống có lí tưởng. Câu 2: (2.0 điểm) Để trở thành người khoan dung, mỗi chúng ta cần phải làm gì? Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Chín bỏ làm mười” Câu 3: (1.0 điểm) Tình huống: Bạn An muốn trở thành một kỹ sư giỏi để xây dựng những cây cầu lớn cho đất nước. Tuy nhiên, An thường xuyên lơ là việc học, không làm bài tập và dành nhiều thời gian chơi game. Kết quả học tập của An dần giảm sút, khiến bạn ấy lo lắng. a. Theo em, hành động hiện tại của An có phù hợp với lý tưởng trở thành kỹ sư giỏi không? Tại sao? b. Nếu em là An, em sẽ làm gì để đạt được lý tưởng của mình? ---Hết---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2