Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum
lượt xem 0
download
Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 12 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum
- TRƯỜNG THPT KONTUM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I; NĂM HỌC 2024 - 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 (Đề có 05 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề: 121 Họ, tên thí sinh:..................................................................................Số báo danh:………… PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (6 ĐIỂM) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thi sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Loại hình bảo hiểm nào dưới đây thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do Nhà nước thực hiện? A. Bảo hiểm nhân thọ. B. Bảo hiểm y tế. C. Bảo hiểm xã hội. D. Bảo hiểm thương mại. Câu 2. Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc A. giảm bớt năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. B. hạn chế tích lũy để mở rộng sản xuất, ô nhiễm môi trường. C. gây thêm nhiều khó khăn về vấn đề việc làm cho người dân. D. nâng cao trình độ, hiệu quả quản lý và sản xuất của nền kinh tế. Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự cần thiết của bảo hiểm? A. Dự phòng tuổi già, những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ. B. Giảm rủi ro trong cuộc sống, giảm bớt căng thẳng khi nằm viện. C. Giúp người tham gia bảo hiểm vượt qua khó khăn tài chính. D. Mang lại lợi nhuận với lãi suất cao hơn các ngân hàng. Câu 4. Quan hệ giữa hai nước nên dễ đạt được những thoả thuận và nghĩa vụ, ưu đãi phù hợp là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây? A. Hội nhập kinh tế toàn cầu. B. Hội nhập kinh tế đa phương. C. Hội nhập kinh tế khu vực. D. Hội nhập kinh tế song phương. Câu 5. Loại hình bảo hiểm nào dưới đây bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm, đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội? A. Bảo hiểm thương mại. B. Bảo hiểm y tế. C. Bảo hiểm nhân thọ. D. Bảo hiểm xã hội. Câu 6. Nội dung nào sau đây thể hiện chưa đúng quan niệm về hội nhập kinh tế quốc tế? A. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi. B. Nguyên tắc quan trọng, cơ sở cho việc xây dựng các mối quan hệ kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên tham gia. C. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới. D. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức. Câu 7. Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các hình thức nào dưới đây? A. Hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực và hội nhập đa phương. B. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về văn hóa. C. Hội nhập về kinh tế và hội nhập về xã hội. D. Hội nhập toàn cầu, hội nhập khu vực và hội nhập song phương. Câu 8. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng A. củng cố an ninh, quốc phòng, hạ thấp vai trò quản lí của Nhà nước. B. giàu có, tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập. C. tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. D. hạ xuống phúc lợi xã hội, phát triển văn hoá, giáo dục, thể thao. Trang 1/5 - Mã đề 121
- Câu 9. Sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội là gì? A. Phát triển kinh tế. B. Hội nhập kinh tế. C. Hội nhập kinh tế quốc tế. D. Tăng trưởng kinh tế. Câu 10. Nội dung nào sau đây không phản ảnh đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? A. Tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư. B. Gia tăng nguồn vốn, hạn chế việc làm, ép buộc người dân phải học ngoại ngữ. C. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, thúc đẩy phát triển kinh tế. D. Tạo ra cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư. Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của bảo hiểm? A. Bảo hiểm góp phần hình thành lối sống tiết kiệm của cá nhân. B. Hỗ trợ khắc phục sự cố trong quá trình kinh doanh và ổn định sản xuất. C. Giúp cá nhân ổn định cuộc sống khi gặp rủi ro, sự cố, giảm bớt gánh nặng tài chính và duy trì mức sống tối thiểu. D. Khắc phục mọi thiệt hại của tất cả mọi người để xây dựng xã hội phát triển văn minh. Câu 12. Một trong những yếu tố thể hiện sự khác biệt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là gì? A. Tổng sản phẩm quốc nội. B. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người. C. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. D. Chỉ số phát triển con người. Câu 13. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà A. khối lượng tài sản của cá nhân tạo ra trong một thời kì nhất định. B. cá nhân trong một thời kì nhất định. C. nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định. D. tài sản của xã hội trong năm nay so với năm trước. Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của bảo hiểm? A. Là một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. B. Mọi người đều có quyền mua bảo hiểm đề phòng ngừa rủi ro, bệnh tật. C. Giải quyết việc làm, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. D. Giúp ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước. Câu 15. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây? A. Hội nhập kinh tế khu vực. B. Hội nhập kinh tế toàn cầu. C. Hội nhập kinh tế song phương. D. Hội nhập kinh tế đa phương. Câu 16. Quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung là gì? A. Hội nhập văn hóa quốc tế. B. Hội nhập kinh tế khu vực. C. Hội nhập kinh tế quốc tế. D. Hội nhập văn hóa xã hội. Câu 17. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa kinh tế, A. môi trường và giáo dục. B. xã hội và bảo vệ môi trường. C. xã hội và y tế. D. giáo dục và xã hội. Câu 18. Liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hoá, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế nào dưới đây? A. Hội nhập kinh tế song phương. B. Hội nhập kinh tế khu vực. C. Hội nhập kinh tế toàn cầu. D. Hội nhập kinh tế đa phương. Câu 19. Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế? Trang 2/5 - Mã đề 121
- A. Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài. B. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần theo kịp các nước tiên tiến. C. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên. D. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững. Câu 20. Một hình thức bảo vệ mà người tham gia sẽ được hưởng các khoản trợ cấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm là gì? A. Tiền tệ. B. Bảo hiểm. C. Y tế. D. Giáo dục. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 21, 22. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 08/8/1967 với 5 thành viên. ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực liên chính phủ bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia thành viên tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, tuân thủ các quy định trong Hiến chương ASEAN. Câu 21. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập kinh tế khu vực các quốc gia thành viên phải A. xóa bỏ ranh giới quốc gia và không can thiệp vào nội bộ của nhau. B. không tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau. C. tôn trọng chủ quyền và can thiệp vào nội bộ của nhau. D. tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau. Câu 22. Thông tin trên đề cập đến cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế nào? A. Hội nhập song phương. B. Hội nhập khu vực. C. Hội nhập đa phương. D. Hội nhập toàn cầu. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 23, 24. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn. Hợp tác giữa hai nước đã góp phần thúc đẩy liên kết đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia. Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4.978 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký gần 69 tỷ USD tính đến tháng 12/2022, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Câu 23. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009, trong đó có cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn. Hoạt động đầu tư quốc tế của Nhật Bản vào Việt Nam góp phần A. xóa bỏ truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. B. hạn chế hai nước quan hệ kinh tế quốc tế với các quốc gia khác. C. tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư. D. làm mất bản sắc văn hóa, lai căng văn hóa giữa hai quốc gia. Câu 24. Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) là hội nhập kinh tế A. đa phương. B. khu vực. C. song phương. D. thế giới. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (4 ĐIỂM) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b). c). d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc thông tin và quan sát biểu đồ sau: "Theo báo cáo triển vọng phát triển châu Á (Cập nhật tháng 9/2023) được ADB công bố mới đây, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4/2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu." Trang 3/5 - Mã đề 121
- a. Nền kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng, sẽ phục hồi nhanh trong tương lai nếu tiêu dùng trong nước mạnh, lạm phát ở mức thấp, các hoạt động thương mại được cải thiện. b. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của tất cả các quốc gia trong khu vực ASEAN hạ so với hồi tháng 4/2023. c. So với báo cáo tháng 4/2023, mức tăng GDP của Việt Nam năm 2023 vẫn đứng đầu trong các nước ASEAN. d. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế. Câu 2. Đọc thông tin sau: Năm 2022, nền kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19. Trong mức tăng tổng giá trị sản phẩm của toàn bộ nền kinh tế so với năm 2021, giá trị sản phẩm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%; giá trị sản phẩm ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; giá trị sản phẩm ngành dịch vụ tăng 9,99%. a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 chủ yếu dựa vào mức tăng trưởng của ngành dịch vụ. b. Sự gia tăng đồng đều giá trị sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhau là minh chứng cho vai trò của phát triển kinh tế trong việc đa dạng hóa các ngành kinh tế. c. Tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam sau đại dịch không chịu ảnh hưởng từ mức tăng tổng giá trị sản phẩm của các ngành kinh tế. d. Sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành kinh tế chính là bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Câu 3. Đọc thông tin sau: Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. a. Phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giúp Việt Nam mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước. b. Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường giúp Việt Nam có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến. Trang 4/5 - Mã đề 121
- c. Thông tin trên đã khẳng định vai trò của hội nhập quốc tế đối với việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. d. Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam, lệ thuộc vào nền kinh tế thế giới. Câu 4. Đọc thông tin sau: Ngày 22/02/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp và xem xét báo cáo công tác dân nguyện tháng 01/2024. Báo cáo nêu bật đánh giá của cử tri về công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, cử tri và nhân dân đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, gia đình chính sách, người lao động, người có hoàn cảnh khó khăn. Công tác thăm hỏi, tặng quà, động viên của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn đã được thực hiện hiệu quả, thiết thực, bảo đảm cho người dân đón Tết đầm ấm, vui vẻ. a. Việc tích cực đẩy mạnh công tác an sinh xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với các chính sách an sinh xã hội của người dân. b. Thông tin công bố rộng rãi thể hiện Nhà nước luôn quan tâm đến quyền tiếp cận thông tin về các chính sách an sinh xã hội của nhân dân. c. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với đất nước. d. Các đối tượng được hỗ trợ, hưởng chính sách an sinh xã hội là các gia đình, người lao động có thu nhập cao. ------ HẾT ------ Trang 5/5 - Mã đề 121
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 219 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 279 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 193 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 217 | 7
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 11 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 40 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 243 | 6
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
78 p | 30 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 182 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 184 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 184 | 5
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Vật lí lớp 9 năm 2021-2022 (Có đáp án)
48 p | 28 | 3
-
Bộ 12 đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2021-2022 (Có đáp án)
69 p | 32 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 171 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 (Có đáp án)
39 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 187 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Sinh học THPT năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam
5 p | 15 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn