intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Ngô Quyền, Duy Xuyên

  1. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: KHTN, LỚP 9 MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: tuần học thứ 8 - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao %Điểm Trắc Trắc số Tự Trắc Trắc Tự Tự Tự Trắc Tự luận nghiệ nghiệ luận nghiệm nghiệm luận luận luận nghiệm m m 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Mở đầu. Năng lượng cơ học 1 câu 3 câu 1 câu 1 4 20 (1đ) 1 câu 2. Ánh sáng 1 câu 1 câu (0,5đ) 3 câu 1 câu 3 4 30 (1đ) (0,5đ) 3. Tính chất kim loại 2 câu 2 câu 4 10 4. Dãy hoạt động của kim loại, một số 1 câu 1 câu 1 câu pp tách kim loại. 3 15 (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) 5. Khái quát về di truyền 1 câu 1 10 (1đ) 6. Các quy luật di truyền 1 câu 1 3 3 câu 12,5 (0,5đ) 7. Nucleic acid và ứng dụng 1 câu 1 2,5
  2. Số câu 3 8 2 6 2 2 2 9 16 Điểm số 2,0 2,0 1,5 1,5 1,5 0,5 1,0 6,0 4,0 10,0 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 100 BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TL TL TN (Số (Số ý) (Số ý) (Số câu) câu) 1. Mở đầu. Năng lượng cơ học Mở đầu Nhận biết Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9. Thông hiểu Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; Vận dụng Làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học Động năng, thế Nhận biết – Viết được biểu thức tính động năng của vật. 3 C1,2,3 năng, cơ năng – Viết được biểu thức tính thế năng của vật ở gần mặt đất Công, công – Nêu được cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. suất – Liệt kê được một số đơn vị thường dùng đo công và công suất. Thông hiểu – Phân tích ví dụ cụ thể để rút ra được: công có giá trị bằng lực nhân với 1 4 quãng đường dịch chuyển theo hướng của lực, công suất là tốc độ thực hiện công. Vận dụng – Vận dụng khái niệm cơ năng phân tích được sự chuyển hoá năng lượng 1 C3 trong một số trường hợp đơn giản. – Tính được công và công suất trong một số trường hợp đơn giản. Vận dụng cao - Tính được công và công suất của một số trường hợp trong thực tế đời sống, đề xuất các phương án gải quyết các vấn đề trong cuộc sống: Khi
  3. đưa một vật lên cao, khi kéo 1 vật nặng….. 2. Ánh sáng Khúc xạ ánh Nhận biết – Nêu được chiết suất có giá trị bằng tỉ số tốc độ ánh sáng trong không khí 1 3 1 5,6,7 sáng (hoặc chân không) với tốc độ ánh sáng trong môi trường. Tán sắc ánh – Vẽ được sơ đồ đường truyền của tia sáng qua lăng kính. sáng qua lăng – Nêu được các khái niệm: quang tâm, trục chính, tiêu điểm chính và tiêu kính cự của thấu kính. Phản xạ toàn – Từ kết quả thí nghiệm truyền ánh sáng qua lăng kính, nêu được khái phần niệm về ánh sáng màu. Thấu kính, – Nêu được màu sắc của một vật được nhìn thấy phụ thuộc vào màu sắc kính lúp của ánh sáng bị vật đó hấp thụ và phản xạ. Thông hiểu – Giải thích được một cách định tính sự tán sắc ánh sáng Mặt Trời qua 1 1 2 8 lăng kính. – Giải thích được nguyên lí hoạt động của thấu kính bằng việc sử dụng sự khúc xạ của một số các lăng kính nhỏ. – Mô tả được cấu tạo và sử dụng được kính lúp. Vận dụng – Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ được khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, tia sáng có thể bị khúc xạ (bị lệch khỏi phương truyền ban đầu). – Thực hiện được thí nghiệm để rút ra và phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng. – Vận dụng được biểu thức n = sini /sinr trong một số trường hợp đơn giản. – Thực hiện thí nghiệm với lăng kính tạo được quang phổ của ánh sáng trắng qua lăng kính.
  4. – Thực hiện thí nghiệm để rút ra được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần và xác định được góc tới hạn. – Tiến hành thí nghiệm rút ra được đường đi một số tia sáng qua thấu kính (tia qua quang tâm, tia song song quang trục chính). – Vẽ được ảnh qua thấu kính. – Thực hiện thí nghiệm khẳng định được: Ảnh thật là ảnh hứng được trên màn; ảnh ảo là ảnh không hứng được trên màn. – Vẽ được sơ đồ tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ. – Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế. Vận dụng cao - Đo được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng dụng cụ thực hành. 1 4 - Vận dụng kiến thức về sự truyền ánh sáng, màu sắc ánh sáng, giải thích được một số hiện tượng trong thực tế. 3. Kim loại Tính chất Nhận biết – Nêu được tính chất vật lí của kim loại. 2 9,10 Dãy hoạt động – Nêu được dãy hoạt động hoá học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, hóa học của Ag, Au). kim loại – Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoạt động hoá học của Một số pp tách chúng. kim loại – Nêu được khái niệm hợp kim. Hợp kim – Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. – Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng...) Thông hiểu – Trình bày được tính chất hoá học cơ bản của kim loại: Tác dụng với phi
  5. kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối. – Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học. – Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như: + Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide; + Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân; 1 5a + Tách kẽm khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon . – Giải thích vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim; Vận dụng – Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình 2 11,12 vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid... – Trình bày được các giai đoạn cơ bản sản xuất gang và thép trong lò cao từ nguồn quặng chứa iron (III) oxide. – Tính khối lượng kim loại thu được khi điều chế 1 5b Vận dụng cao – Giải thích trong một số trường hợp thực tiễn 1 6 4. Di truyền Nhận biết – Nêu được khái niệm di truyền, khái niệm biến dị. 1 7 Khái quát về di – Nêu được gene quy định di truyền và biến dị ở sinh vật. truyền học Thông hiểu Giải thích được vì sao gene được xem là trung tâm của di truyền học. Các quy luật di Nhận biết – Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố truyền của di truyền (gene). Mendel Thông hiểu – Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng, nêu được các thuật ngữ trong 3 13,14,1
  6. nghiên cứu các quy luật di truyền: tính trạng, nhân tố di truyền, cơ thể 5 thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu hình, kiểu gene, allele (alen), dòng thuần. – Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học (P, F1, F2, …). – Dựa vào công thức lai 1 cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Mendel, phát biểu được quy luật phân li, giải thích được kết quả thí nghiệm theo Mendel. – Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích. Dựa vào công thức lai 2 cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Mendel, phát biểu được quy luật phân li độc lập và tổ hợp tự do, giải thích 1 8 được kết quả thí nghiệm theo Mendel. Nucleic và ứng Nhận biết – Nêu được khái niệm nucleic acid, kể tên được các loại nucleic acid: dụng DNA (Deoxyribonucleic acid) và RNA (Ribonucleic acid). – Nêu được chức năng của DNA trong việc lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền. – Nêu được khái niệm gene. Thông hiểu – Thông qua hình ảnh, mô tả được DNA có cấu trúc xoắn kép, gồm các 1 16 đơn phân là 4 loại nucleotide, các nucleotide liên kết giữa 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung. – Giải thích được vì sao chỉ từ 4 loại nucleotide nhưng tạo ra được sự đa dạng của phân tử DNA.
  7. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: KHTN, LỚP 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 đ) Chọn một phương án trả lời đúng rồi ghi vào bài làm Câu 1: Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi? A. Động năng tăng gấp đôi. B. Động năng tăng gấp 4 lần. C. Động năng giảm hai lần. D. Động năng không đổi. Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của Công ? A. J (Jun ). B. Calo . C. W (oát). D. BTU . Câu 3: Công thức nào sau đây tính Thế năng? A. W = P. h. B. W = ½ m.v2. C. W = F. s. D. W = A/ t. Câu 4: Một xe tải có khối lượng gấp đôi khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nữa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô ? A. Gấp 4 lần . B. Gấp đôi. C. Bằng nhau. D. Bằng một nữa. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng? A. Chiếc bút chì đặt trong cốc nước trông như bị gãy khúc tại mặt nước. B. Ảnh của cá dưới nước trông ở gần mặt nước hơn vị trí thực tế của cá. C. Mặt trời vừa lặng xuống dưới đường chân trời nhưng bầu trời vẫn chưa tối hẳn. D. Tia nắng truyền xuyên qua khe hở nhỏ trên tường tạo nên vệt sáng trên sàn nhà. Câu 6: Sau khi chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ta thu được một dải ánh sáng màu từ đỏ đến tím. Sở dĩ như vậy là vì A. ánh sáng mặt trời chứa các ánh sáng màu. B. lăng kính chứa các ánh sáng màu. C. phản ứng hóa học giữa lăng kính và ánh sáng mặt trời sinh ra các màu. D. lăng kính làm đổi màu ánh sáng mặt trời. Câu 7: Vật có màu nào sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều nhất? A. Màu đỏ. B. màu đen. C. Màu trắng. D. Màu vàng. Câu 8: Nếu chiếu một tia sáng laser màu đỏ đến mặt bên của một lăng kính thì sau khi ló ra khỏi lăng kính… A. tia sáng đi thẳng theo phương của tia tới ban đầu. B. tia sáng bị lệch về phía đáy của lăng kính. C. tia sáng bị lệch về phía đỉnh của lăng kính. D. tia sáng biến thành màu tím. Câu 9. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lý của kim loại? A. Tính không dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Tính dẫn điện. D. Có ánh kim. Câu 10. Ở điều kiện thường, kim loại nào ở thể lỏng? A. Copper. B. Aluminium. C. Mercury. D. Iron. Câu 11. Trong thí nghiệm cho dây đồng (copper) vào dung dịch AgNO3, thấy dung dịch có hiện tượng gì? A. Không đổi màu. B. Dung dịch từ không màu thành xanh. C. Dung dịch từ không màu thành đỏ. D. Dung dịch từ không màu thành trắng đục. Câu 12. Biết sodium (Na) là kim loại phản ứng mạnh với nước có thể gây cháy nổ. Vậy để hạn chế hiện tượng đó trong thực hiện thí nghiệm chúng ta nên làm gì? A. Lấy lượng Na lớn rồi cho vào cốc nhỏ chứa ít nước. B. Lấy lượng Na rồi cho lên mẫu giấy lọc thấm nước. C. Lấy lượng Na nhỏ bằng hạt đậu rồi cho vào chậu nhiều nước. D. Không được làm thí nghiệm này.
  8. Câu 13: Tính trạng là A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình. B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 14: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng? A. Aa. B. AA và Aa. C. AA và aa. D. AA, Aa và aa. Câu 15: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. kiểu gen của tất cả các tính trạng. D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. Câu 16: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là A. A, U, G, C. B. A, T, G, C. C. A, D, R, T. D. U, R, D, C. II. TỰ LUẬN (6,0 đ) Câu 1 (0,5 đ): Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng? Câu 2 (1,0 đ): Một người mặc áo màu đỏ (khi nhìn ngoài trời sáng), đứng trên sân khấu được chiếu bởi những ngọn đèn màu lục thì khán giả nhìn thấy áo có màu gì? Vì sao? Câu 3 (1,0đ): Một vận động viên cử tạ nâng cặp tạ có trọng lượng 900 N từ mặt sàn lên độ cao1,8 m trong 0,9 s. Xem lực nâng không đổi trong quá trình nâng tạ . Tính công suất của vận động viên. Câu 4 (0,5đ): Một chất lỏng có chiết suất 1,36. Xác định tốc độ lan truyền ánh sáng trong chất lỏng này? Biết tốc độ ánh sáng trong không khí là 300 000 km/s Câu 5 (1,0đ): Quặng bauxite có thành phần chủ yếu là Al2O3 (Aluminium oxide). a) Vậy để sản xuất nhôm (Al) người ta dùng phương pháp phổ biến nào để tách lấy nhôm từ quặng trên? b) Viết phương trình hóa học và tính khối lượng nhôm thu được từ 10,2 gam Al2O3 Câu 6 (0,5đ): Vì sao các nhà khảo cổ khi khám phá thấy những đồ vật bằng vàng thường vẫn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ? Câu 7 (1,0đ): Nêu khái niệm di truyền? Cho ví dụ? Câu 8 (0,5đ): Phát biểu nội dung quy luật phân li? HS được sử dụng bảng tuần hoàn -------
  9. UBND HUYỆN DUY XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: KHTN, LỚP 9 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 đ) Chọn một phương án trả lời đúng rồi ghi vào bài làm Câu 1: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của Công ? A. W ( oát). B. Calo . C. J ( Jun ). D. BTU . Câu 2: Công thức nào sau đây tính Thế năng: A. W = A/ t. B. W = ½ m.v2. C. W = F. s. D. W = P. h. Câu 3: Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi? A. Động năng tăng gấp đôi. B. Động năng tăng gấp 4 lần. C. Động năng giảm hai lần. D. Động năng không đổi. Câu 4: Một xe tải có khối lượng gấp bốn lần khối lượng ô tô, đang chạy với tốc độ bằng một nữa tốc độ của ô tô. Động năng của xe tải bằng bao nhiêu lần động năng của ô tô ? A. Gấp 4 lần . B. Gấp đôi. C. Bằng nhau. D. Bằng một nữa. Câu 5: Nếu chiếu một tia sáng laser màu tím đến mặt bên của một lăng kính thì sau khi ló ra khỏi lăng kính A. tia sáng đi thẳng theo phương của tia tới ban đầu. B. tia sáng bị lệch về phía đáy của lăng kính. C. tia sáng bị lệch về phía đỉnh của lăng kính. D. tía sáng biến thành màu tím. Câu 6: Sau khi chiếu ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ta thu được một dải ánh sáng màu từ đỏ đến tím. Sở dĩ như vậy là vì A. lăng kính làm đổi màu ánh sáng mặt trời. B. lăng kính chứa các ánh sáng màu. C. pản ứng hóa học giữa lăng kính và ánh sáng mặt trời sinh ra các màu. D. ánh sáng mặt trời chứa các ánh sáng màu. Câu 7: Vật có màu nào sẽ hấp thụ ánh sáng nhiều nhất? A. Màu đỏ. B. Màu trắng. C. Màu đen. D. Màu vàng. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự khúc xạ ánh sáng? A. Chiếc bút chì đặt trong cốc nước trông như bị gãy khúc tại mặt nước. B. Ảnh của cá dưới nước trông ở gần mặt nước hơn vị trí thực tế của cá. C. Mặt trời vừa lặng xuống dưới đường chân trời nhưng bầu trời vẫn chưa tối hẳn. D. Tia nắng truyền xuyên qua khe hở nhỏ trên tường tạo nên vệt sáng trên sàn nhà. Câu 9. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lý của kim loại? A. Tính dẫn điện. B. Tính dẫn nhiệt. C. Rất nhẹ. D. Có ánh kim. Câu 10. Ở điều kiện thường, kim loại nào ở thể lỏng? A. Mercury. B. Aluminium. C. Copper. D. Iron. Câu 11. Trong thí nghiệm cho dây đồng (copper) vào dung dịch AgNO3, thấy dung dịch có hiện tượng gì? A. Không đổi màu. B. Dung dịch từ không màu thành vàng. C. Dung dịch từ không màu thành xanh. D. Dung dịch từ không màu thành trắng đục. Câu 12. Biết sodium (Na) là kim loại phản ứng mạnh với nước có thể gây cháy nổ. Vậy để hạn chế hiện tượng đó trong thực hiện thí nghiệm chúng ta nên làm gì? A. Lấy lượng Na lớn rồi cho vào cốc nhỏ chứa ít nước. B. Lấy lượng Na nhỏ bằng hạt đậu rồi cho vào chậu nhiều nước. C. Lấy lượng Na bất kì rồi cho lên mẫu giấy lọc thấm nước. D. Không được làm thí nghiệm này.
  10. Câu 13: Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng? A. Aa. B. AA và Aa. C. AA và aa. D. AA, Aa và aa. Câu 14: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội. C. kiểu gen của tất cả các tính trạng. D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. Câu 15: Tính trạng là A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật. C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật. D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể. Câu 16: Bốn loại đơn phân cấu tạo DNA có kí hiệu là A. A, U, G, C. B. A, T, G, C. C. A, D, R, T. D. U, R, D, C. II. TỰ LUẬN (6,0 đ) Câu 1 (0,5 đ): Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng? Câu 2 (1,0 đ): Một người mặc áo màu xanh lục (khi nhìn ngoài trời sáng), đứng trên sân khấu được chiếu bởi những ngọn đèn màu đỏ thì khán giả nhìn thấy áo có màu gì? Vì sao? Câu 3 (1,0đ): Một vận động viên cử tạ nâng cặp tạ có trọng lượng 1000 N từ mặt sàn lên độ cao1,8 m trong 0,9 s. Xem lực nâng không đổi trong quá trình nâng tạ . Tính công suất của vận động viên. Câu 4 (0,5đ): Một chất rắn có chiết suất 1,52. Xác định tốc độ lan truyền ánh sáng trong chất rắn này? Biết tốc độ ánh sáng trong không khí là 300 000 km/s Câu 5 (1,0đ): Quặng bauxite có thành phần chủ yếu là Al2O3 (Aluminium oxide) a) Vậy để sản xuất nhôm (Al) người ta dùng phương pháp phổ biến nào để tách lấy nhôm từ quặng trên? b) Viết phương trình hóa học và tính khối lượng nhôm thu được từ 5,1 gam Al2O3 Câu 6 (0,5đ): Vì sao các nhà khảo cổ khi khám phá thấy những đồ vật bằng vàng thường vẫn nguyên vẹn, không bị hoen gỉ? Câu 7 (1,0đ): Nêu khái niệm biến dị? Cho ví dụ? Câu 8 (0,5đ): Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập? HS được sử dụng bảng tuần hoàn ------
  11. UBND HUYỆN DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN MÔN: KHTN, LỚP 9 HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (4đ). Mỗi câu đúng 0,25 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 ĐỀ A B C A D D A B B A C B C D C D B ĐỀ B A D B C B D C D C A C B C D D B II. TỰ LUẬN (6đ) ĐỀ A Câu Đáp án Điểm 1 Định luật khúc xạ ánh sáng: (0,5đ) - Tia khúc xạ nằm trong mặt phảng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới 0,25đ - Đối với 2 môi trường trong suất nhất định, tỉ số giữa góc sin góc tới (sin i) 0,25 đ và sin góc khúc xạ (sin r) là một hằng số. Sin i : sin r = n 2 - Một người mặt áo đỏ khi ỏ trên sân khấu dưới ánh sáng xanh lục chiếu vào 0,5 đ (1,0đ) thì khán giả sẽ thấy có màu hơi đen. - Vì áo màu đỏ hấp thụ hết ánh sáng màu xanh lục, không có ánh sáng phản 0,5đ xạ đến mắt ta nên thấy có màu hơi đen. 3 P = 900 N, h = 1,8 m, t = 0,9 s. Tính công suất ? (1,0đ) Lực nâng của vận động viên: F = P = 900 (N) 0,25đ Công của lực nâng: A = F . s = 900. 1,8 = 1620 (J) 0,25đ Công suất = A / t = 1620/ 0,9 = 1800 (W) 0,5đ 4 n = 1,36 (0,5đ) Ta có n = c/ v => v = c/ n = 300000/ 1,36 = 220588 (km/s) 0,5đ 5 a) PP điện phân nóng chảy 0,5đ (1,0đ) b) 2Al2O3 đpnc-> 4Al + 3O2 0,2đ nAl2O3 = 0,1 (mol) => nAl = 0,2 (mol) => mAl = 0,2.27= 5,4 (g) 0,3đ 6 Vì vàng hoạt động hóa học kém, không tác dụng với nhiều chất như oxygen, 0,5đ (0,5đ) nước, acid... 7 - Di truyền là sự truyền đạt các đặc điểm từ thế hệ này sang thế hệ khác. 0,5đ (1,0đ) 0,5đ VD: Bố mẹ da ngăm đen sinh ra con có da ngăm đen. 8 Quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp nhân ố di truyền quy định. Trong (0,5đ) quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố trong cặp nhân tố di truyền phân li về 0,5đ một giao tử. Mỗi giao tử chỉ chứa một trong hai nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền. ĐỀ B Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 Định luật khúc xạ ánh sáng: (0,5đ) - Tia khúc xạ nằm trong mặt phảng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới 0,25đ - Đối với 2 môi trường trong suất nhất định , tỉ số giữa góc sin góc tới (sini) 0,25 đ
  12. và sin góc khúc xạ ( sin r) là một hằng số. Sin i : sin r = n 2 Một người mặt áo xanh lục khi ỏ trên sân khấu dưới ánh sáng đỏ chiếu vào thì 0,5 đ (1đ) khán giả sẽ thấy có màu hơi đen. Vì Áo màu xanh lục hấp thụ hết ánh sáng màu đỏ, không có ánh sáng phản xạ 0,5đ đến mắt ta nên thấy có màu hơi đen. 3 P = 1000 N, h = 1,8 m, t = 0,9 s Tính công suất ( 1đ) Lực nâng của vận động viên : F = P = 1000 (N) 0,25đ Công của lực nâng : A = F . s = 1000 . 1,8 = 1800 (J) 0,25đ Công suất = A / t = 1800 / 0,9 = 2000 (W) 0,5đ 4 n = 1,52 (0,5) Ta có n = c/ v => v = c/ n = 300000/ 1,52 = 197368 ( km/s) 0,5đ 5 a) PP điện phân nóng chảy 0,5đ (1đ) b) 2Al2O3 đpnc-> 4Al + 3O2 0,2đ nAl2O3 = 0,05 (mol) => nAl = 0,1 (mol) => mAl = 0,1.27= 2,7 (g) 0,3đ 6 Vì vàng hoạt động hóa học kém, không tác dụng với nhiều chất như oxygen, 0,5đ (0,5đ) nước, acid... 7 - Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra có một số đặc điểm không giống với bố 0,5đ (1đ) mẹ của chúng. VD: Bố mẹ bình thường, sinh con bị bệnh Đao. 0,5đ 8 - Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các cặp tính (0,5đ) trạng khác nhau phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phát sinh giao 0,5đ tử. Tổ trưởng Giáo viên ra đề Lê Văn Vỹ Lê Văn Vỹ, Nguyễn Thị Mỹ Yến, , Nguyễn Thị Ly Na Duyệt của BGH PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Văn Tám
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2